Cuộc đại khủng hoảng kinh tế tài chính trên toàn cầu từ kéo theo tình hình kinh tế
thế giới đầy biến động phức tạp đã làm cho giá cả hàng hóa diễn biến khó lường cùng với
sự biến động tỷ giá và lãi suất làm cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp rơi vào tình cảnh
khó khăn, điêu đứng. Bị ảnh hưởng không nhỏ bởi khủng hoảng thế giới do chính sách mở
cửa và những tồn tại yếu kém từ lâu trong nền kinh tế trong nước, nền kinh tế Việt Nam
vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, mọi ngành kinh tế đều bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong hoàn cảnh đó, việc đầu tư sản xuất cho các ngành sản xuất trong nước thực sự thay
vì phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết.
Nông sản là một trong những mặt hàng sản xuất và xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam hiện nay, tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các
điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, đất đai , nguyên liệu đâu vào phụ thuộc nhiều vào
nhập khẩu; bên cạnh đó người nông dân thường rơi vào tình trạng được mùa thì giá lại rớt.
Nền kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro bỏi những biến động bất thường của giá cả, lãi suất và tỷ
giá như hiện nay đòi hỏi người nông dân và doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản cần
phải có những biện pháp phòng ngừa thiệt hại về tài chính đối với mặt hàng của mình.
Mặc dù những nghiên cứu về quản trị rủi ro về phái sinh đã xuất hiện từ rất lâu trên
thế giới và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người sản xuất và kinh doanh, nhưng ở Việt
Nam, do thị trường phái sinh còn chưa phát triển rộng rãi, các công cụ này vẫn chỉ được
sử dụng chủ yếu với những sản phẩm tài chính như vàng, ngoại tệ và hạn chế đối với
mặt hàng nông sản. Trước những nguy cơ thiệt hại của mặt hàng nông sản do rủi ro tài
chính, đặc biệt là giá cả gây nên trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế và thị trường diễn biến
phức tạp như hiện nay, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tìm hiểu đề tài: “Quản trị rủi ro tài
chính về biến động giá đối với mặt hàng nông sản tại Việt Nam”.
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3819 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản trị rủi ro tài chính về biến động giá đối với mặt hàng nông sản tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
-----o0o-----
TIỂU LUẬN
MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO
Đề tài:
“Quản trị rủi ro tài chính về biến động giá đối với mặt hàng
nông sản tại Việt Nam”
Giáo viên hướng dẫn : TS. Mai Thu Hiền
Lớp : TCNH 19A
Sinh viên thực hiện : :Tr ần Thị Quỳnh Chi (STT 10)
Trần Kim Chung (STT 12)
Phạm Thu Giang (STT 18)
Phạm Thu Hòa (STT 28)
Đặng Thị Thu Hương (STT 32)
Nguyễn Huyền Linh (STT 41)
Nguyễn Thị Thùy Linh (STT 42)
Hà Nội, tháng 10-2013
Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 1
Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 4
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................ 4
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................. 5
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................. 5
5. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU ĐỀ TÀI: ............................................................................ 5
CHƯƠNG I – RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN ................ 6
1.1. Các yếu tổ rủi ro tài chính tác động đến mặt hàng nông sản .................................. 6
1.1.1. Rủi ro giá cả hàng hóa................................................................................................ 6
1.1.2. Rủi ro lãi suất ............................................................................................................ 6
1.1.3. Rủi ro tỷ giá................................................................................................................. 6
1.2 Các chính sách bảo hộ hàng nông sản .............................................................................. 7
1.3. Các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro................................................................ 7
a) Hợp đồng kỳ hạn (Forward)...................................................................................... 8
b) Hợp đồng tương lai (Futures).................................................................................... 8
c) Hợp đồng quyền chọn (Option).................................................................................... 8
d) Hợp đồng hoán đổi (Swap) ....................................................................................... 8
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÀI CHÍNH TÁC
ĐỘNG ĐẾN GIÁ HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM ...................................................... 9
2.1. Thực trạng mặt hàng nông sản Việt Nam ................................................................. 10
2.2. Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động trong lĩnh vực nông nghiệp ............ 11
2.2.1. Tác động đến người nông dân.......................................................................... 11
2.2.2. Tác động đến doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản ............................. 13
CHƯƠNG III – THỰC TRẠNG ĐỐI PHÓ VỚI RỦI RO TÀI CHÍNH Ở MẶT
HÀNG NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM ............................................................................. 14
3.1. Cách đối phó của người sản xuất ............................................................................... 14
3.2. Thực trạng quản trị ở các doanh nghiệp đối với rủi ro giá cả hàng hóa ................. 16
Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 2
Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền
3.2.1. Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh..................................................... 17
3.2.2. Thực trạng phát triển sàn giao dịch nông sản ở Việt Nam ............................. 20
3.3. Các chính sách của chính phủ về sản phẩm phái sinh.............................................. 22
CHƯƠNG IV – MỘT SỐ BIỆN PHÁ P QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI
VỚI MẶT HÀ NG NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM ............................................................. 24
4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính đối với hàng nông sản ở một số quốc gia .. 24
4.1.1. Mỹ ......................................................................................................................... 24
4.1.2. Brazil..................................................................................................................... 25
4.1.3. Thái Lan ............................................................................................................... 26
4.2. Một số biện pháp phát triển thị trường phái sinh ...................................................... 26
4.2.1. Phát triển các sở giao dịch hàng nông sản ..................................................... 26
4.2.2. Phát triển các sản phẩm phái sinh.................................................................... 27
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 31
Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 3
Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế tài chính trên toàn cầu từ kéo theo tình hình kinh tế
thế giới đầy biến động phức tạp đã làm cho giá cả hàng hóa diễn biến khó lường cùng với
sự biến động tỷ giá và lãi suất làm cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp rơi vào tình cảnh
khó khăn, điêu đứng. Bị ảnh hưởng không nhỏ bởi khủng hoảng thế giới do chính sách mở
cửa và những tồn tại yếu kém từ lâu trong nền kinh tế trong nước, nền kinh tế Việt Nam
vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, mọi ngành kinh tế đều bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong hoàn cảnh đó, việc đầu tư sản xuất cho các ngành sản xuất trong nước thực sự thay
vì phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết.
Nông sản là một trong những mặt hàng sản xuất và xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam hiện nay, tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các
điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, đất đai…, nguyên liệu đâu vào phụ thuộc nhiều vào
nhập khẩu; bên cạnh đó người nông dân thường rơi vào tình trạng được mùa thì giá lại rớt.
Nền kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro bỏi những biến động bất thường của giá cả, lãi suất và tỷ
giá như hiện nay đòi hỏi người nông dân và doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản cần
phải có những biện pháp phòng ngừa thiệt hại về tài chính đối với mặt hàng của mình.
M ặc dù những nghiên cứu về quản trị rủi ro về phái sinh đã xuất hiện từ rất lâu trên
thế giới và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người sản xuất và kinh doanh, nhưng ở Việt
Nam, do thị trường phái sinh còn chưa phát triển rộng rãi, các công cụ này vẫn chỉ được
sử dụng chủ yếu với những sản phẩm tài chính như vàng, ngoại tệ… và hạn chế đối với
mặt hàng nông sản. Trước những nguy cơ thiệt hại của mặt hàng nông sản do rủi ro tài
chính, đặc biệt là giá cả gây nên trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế và thị trường diễn biến
phức tạp như hiện nay, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tìm hiểu đề tài: “Quản trị rủi ro tài
chính về biến động giá đối với mặt hàng nông sản tại Việt Nam”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu thực trạng và phân tích những ảnh hưởng của rủi ro tài chính về biến
động giá đối với người nông dân doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản ở Việt Nam.
- Phân tích thực trạng đối phó với với rủi ro tài chính của người nông dân, người
kinh doanh nông sản và Chính phủ. Tìm hiểu nguyên nhân tại sao quản trị rủi ro đối với
mặt hàng nông sản tại Việt Nam chưa hiệu quả.
- Đề ra những biện pháp về tài chính nhằm giúp người nông dân và doanh nghiệp
kinh doanh nông sản có thể chủ động đối phó với rủi ro.
Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 4
Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chủ y ếu nghiên cứu về lĩnh vực nông sản bao gồm mặt hàng gạo và cà p hê
do sự biến động giá của 2 mặt hàng này ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị xuất khẩu của
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở Việt Nam và một số nước xuất khẩu nông sản như
Brazil, M ỹ, Thái Lan…
4. PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp suy luận logic, phương pháp so sánh đối
chiếu,
5. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU ĐỀ TÀI:
Đề tài gồm 4 chương lớn
Chương I: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản
Chương II: Phân tích thực trạng và các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng
nông sản Việt Nam.
Chương III: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính ở mặt hàng nông sản trong tại
Việt Nam
Chương IV: Một số biện pháp quản trị rủi ro tài chính đối với mặt hàng nông sản
tại Việt Nam
Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 5
Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền
CHƯƠNG I – RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN
1.1. Các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến mặt hàng nông sản
1.1.1. Rủi ro giá cả hàng hóa
Rủi ro giá cả hàng hóa xuất hiện khi giá sản phẩm xuống thấp do yếu tố thị trường
hay giá đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, giống…) tăng sau khi người sản xuất đã quyết
định đầu tư. Rủi ro về giá hầu như xuất hiện ở mọi lĩnh vực kinh doanh, vì giá cả do cung
cầu quyết định. Tuy nhiên, khác với những loại hàng hóa khác, trong hoạt động xuất khẩu
nông sản, giá cả còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết của quốc gia xuất khẩu nông sản
lớn.
Đối với người sản xuất, rủi ro giá cả là loại rủi ro đáng lo ngại và ảnh hưởng nhiều
nhất đến thu nhập của họ. Người nông dân đứng trước một mâu thuẫn là khi được mùa thì
giá rớt dẫn tới lỗ, mất mùa thì giá cao nhưng không có hàng để bán. Ở trường hợp nào đi
chăng nữa thì người nông dân luôn phải chịu thiệt thòi nhiều nhất. Giá đầu vào có xu
hướng ngày càng tăng trong khi giá nông sản đầu ra lên xuống thất thường. Rủi ro đánh
giá thường được đo lường bằng biến động giá nông sản và có thể được giảm nhẹ bằng các
biện pháp trợ giá.
1.1.2. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động không mong muốn của lãi suất. Loại
rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng, theo đó ngân hàng hoặc công ty có những
khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến cho chi
phí trả lãi tăng theo. Ngược lại, nếu cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường
xuống thấp khiến thu nhập lãi vay giảm. Rủi ro lãi suât đặc biệt quan trọng khi nào chúng
ta có khoản vay hoặc đầu tư tài chính khá lớn theo lãi suất thả nổi trên thị trường.
Có hai loại lãi suất: thả nổi và cố định. Thông thường khi đi vay doanh nghiệp
muốn vay lãi suất cố định nhằm tối ưu hóa hạch toán chi phí vốn để dự án đạt hiệu quả
cao nhưng ngân hàng lại chỉ mong muốn doanh nghiệp vay với lãi suất thả nổi do ngân
hàng chỉ huy động được nguồn vốn với lãi suất thả nổi và ngắn hạn. Mặc dù ý muốn của
doanh nghiệp là vậy nhưng thực tế, lãi suất luôn biến động với bất kỳ một đồng tiền nào.
1.1.3. Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá xuất hiện do biến động tỷ giá hối đoái khi chi phí đầu vào và nguồn
thu từ đầu ra bằng các đồng tiền khác nhau. Rủi ro này xảy ra với người xuất khẩu hoặc có
nguồn phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái tại thời điêm thu hoạch hoặc bán sản phẩm. Hay có
thể hiểu rủi ro tỷ giá xảy ra khi có sự chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay tương lai so với tỷ
giá kỳ vọng.
Trong các loại rủi ro, rủi ro tỷ giá là rủi ro thường gặp và đáng lo ngại nhất đối với
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nó làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản phải thu
chi ngoại tệ trong tương lai, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các
Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 6
Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền
doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngoài ra những thay đổi trong tỷ giá còn tạo ra những đối
thủ mạnh mới.
1.2. Các chính sách bảo hộ hàng nông sản
Bảo hộ nông nghiệp là những biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ sản
xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trong nước và đối phó với hàng
hóa nhập khẩu có thể gây “thiệt hại” cho nền kinh tế hoặc cho những sản phẩm nông
nghiệp của quốc gia nhập khẩu. Bảo hộ nông nghiệp thường được thực hiện bởi 2 cách:
một là các rào cản về thương mại hàng nông sản như thuế quan và phi thuế quan; hai là
các biện pháp “hỗ trợ trong nước” bao gồm: trợ cấp giá đầu vào, thu mua và bán hàng,
cho vay để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm… nhằm tăng vị thế cạnh tranh của sản phẩm.
Bản chất của bảo hộ không phải là chỉ tạo ra những rào cản ngăn chặn sự xâm
nhập của hàng hóa nước ngoài vào trong nước mà, hoặc trợ cấp dưới mọi hình thức cho
sản xuất nông nghiệp, mà quan trọng hơn, là phân bổ nguồn lực một cách hợp lý hướng
tới nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
Điều này cũng có nghĩa là không nên bảo hộ cho những ngành sản xuất không có tiền đồ
phát triển và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. (Xem phụ lục 1)
Tóm lại, các chính sách can thiệp vào thị trường nông sản của Chính phủ nhằm
điều chỉnh giá nông sản đều dựa trên nguyên tắc căn bàn là làm cho đường cầu, đường
cung hoặc cả hai dịch chuyển. Trong thực tế, tùy vào đặc điểm của mỗi nước ở từng giai
đoạn phát triển, Chính phủ các nước sẽ áp dụng phối hợp đồng thời một số chính sách để
đạt được hiệu quả cao trong thực hiện chính sách.
1.3. Các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro
Trong 30 năm qua các công cụ phái sinh đã ngày càng trở nên quan trọng trong tài
chính. Các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ngày nay được giao dịch tích cực
tại nhiều sở giao dịch trên toàn thế giới. Rất nhiều dạng khác nhau của hợp đồng phái sinh
lần lượt được giao dịch bởi các định chế tài chính, nhà quản lý quỹ và các qũy hợp tác trên
thị trường thứ cấp. Chúng ta đang đạt đến giai đoạn mà bất cứ ai làm việc liên quan đến
tài chính đều cần phải biết các công cụ phái sinh hoạt động, được sử dụng và được định
giá như thế nào.
M ột công cụ phái sinh có thể được định nghĩa là một công cụ tài chính mà giá của
nó phụ thuộc vào (hoặc sinh ra/phái sinh từ) giá trị của những tài sản khác. Thông thường
các tham số phụ thuộc của công cụ phái sinh là giá của tài sản đang được giao dịch. Ví dụ,
một hợp đồng phái sinh mặt hàng lúa gạo, là hợp đồng phái sinh mà phụ thuộc vào giá
gạo. Tuy nhiên, các công cụ phái sinh có thể phụ thuộc hầu hết vào bất cứ biến số nào, từ
giá gạo cho đến lượng mưa tại một vùng trồng café nào đó.
Có hai dạng hợp đồng phái sinh cơ bản: Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền
chọn. Hợp đồng kỳ hạn là dạng hợp đồng có ràng buộc pháp lý giữa các bên, buộc một
hoặc tất cả các bên phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đã cam kết tại một thời điểm trong
Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 7
Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền
tương lai với mức giá/lãi suất/tỷ giá thỏa thuận tại hợp đồng. Hợp đồng kỳ hạn bao gồm
hợp đồng tương lai, kỳ hạn và hoán đổi. Hợp đồng quyền chọn là một cam kết tùy ý mà
tại thời điểm đáo hạn, người mua quyền chọn có quyền thực hiện hoặc không thực hiện
hợp đồng.
Có hai thị trường phái sinh: sở giao dịch hàng hóa và thị trường thứ cấp (giao dịch
qua quầy hay thị trường OTC). Sở giao dịch là thị trường mà tại đó các cá nhân giao dịch
những hợp đồng tiêu chuẩn do sở giao dịch quy định. Thị trường sở giao dịch không tồn
tại rủi ro tín dụng. Thị trường OTC là dạng thị trường mà tại đó hợp đồng được đo lường
bởi tổng giá trị giao dịch Thị trường OTC lớn hơn thi trường sở giao dịch. Nó là một
mạng lưới kết nối những người giao dịch bởi điện thoại và máy tính. Những hợp đồng
được thực hiện tại thị trường OTC thường do hai bên hoặc cùng một bên thứ ba tự thỏa
thuận các điều khoản, và thường không được đảm bảo, không có tiêu chuẩn hợp đồng như
trên sở giao dịch.
a) Hợp đồng kỳ hạn (Forward)
Hợp đồng kỳ hạn là những thỏa thuận giữa hai bên tham gia mà tại đó, một bên,
người mua, đồng ý mua từ bên còn lai, tức người bán một tài sản cơ sở tại một thời điểm
trong tương lai với mức giá đươc quy định từ khi bắt đầu hợp đồng. Bên mua (long) buộc
phải nhận tài sản cơ sở và trả tại mức giá kỳ hạn khi đáo hạn hợp đồng. Bên bán (short)
buộc phải giao hàng và bán hàng với mức giá kỳ hạn khi đáo hạn hợp đồng. Hợp đồng kỳ
hạn xảy ra khi bên bán kỳ vọng giá sản phẩm sẽ giảm trong tương lai và bên mua giá sẽ
tăng trong tương lai. Như vậy hợp đồng kỳ hạn được thiết lập do hai bên có kỳ vọng khác
nhau. Một bên có thể kết thúc hợp đồng trước khi đáo hạn bằng cách tham gia vào một
hợp đồng có vị thế ngược lại.
b) Hợp đồng tương lai (Futures)
Là một dạng của hợp đồng kỳ hạn mà yêu cầu người tham gia phải giao một lượng
tài sản tiêu chuẩn tại một thời điểm, địa điểm và mức giá cố định trong tương lai. Hợp
đồng tương lai thường sử dụng cho hàng hóa như gia súc, gỗ, tiền gửi sinh lãi, vàng…
c) Hợp đồng quyền chọn (Option)
Quyền chọn là những hợp đồng đưa cho người mua quyền, quyền mua hoặc bán
một loại hàng hóa nào đó tại giá cả chỉ định gọi là giá thực hiện hợp đồng trong một
khoảng thời gian đến ngày đáo hạn. Người mua có quyền không thực hiện quyền chọn, và
mất phí quyền chọn. Người bán được phí quyền chọn và buộc phải thực hiện mua hoặc
bán hàng hóa nếu người mua thực hiện quyền chọn của mình. Có hai loại hợp đồng quyền
chọ: quyền chọn kiểu Mỹ có thể thực hiện tại bât kỳ thời gian nào cho tới ngày đáo hạn
của hợp đồng, quyền chọn theo kiểu châu Âu chỉ thực hiện hợp đồng tại ngày đáo hạn.
d) Hợp đồng hoán đổi (Swap)
Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên nhằm hoán đổi một chuỗi những
dòng tiền tương lai (hay một chuỗi những hợp đồng kỳ hạn). Hợp đồng hoán đổi là các
Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 8
Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền
giao dịch đàm phán trực tiếp giữa hai phía đối tác hay thông qua trung gian, đồng ý trao
đổi một loạt những thanh toán được tính trên những cơ sở khác: thanh toán giá cả hàng
hóa/tiền tệ/lãi suất với mức cố định (fixed) được hoán đổi cho mức giá thả nổi (floating),
thanh toán dựa trên chỉ số giá hàng hóa A thay bằng chỉ số giá hàng hóa B, mua hoặc bán
hàng hóa A thay vì mua hoặc bán hàng hóa B và ngược lại, mua hàng ở mức giá cơ bản
giao ngày và bán ở mức giá kỳ hạn…. Có ba dạng hợp đồng hoán đổi cơ bản: hoán đổi
tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi hàng hóa.
Nhóm 1 – Lớp 19A – Tài Chính Ngân hàng 9
Tiểu luận môn Quản trị rủi ro GVHD: TS. Mai Thu Hiền
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÀI CHÍNH TÁC
ĐỘNG ĐẾN GIÁ HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM
Nông nghiệp vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Tuy
nhiên việc sản xuất và kinh doanh nông sản lại gánh chịu nhiều rủi ro tài chính do biến
động giá gây nên…Vậy những yếu tổ rủi ro tài chính tác động như thế nào đến người
nông dân, các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam?
2.1. Thực trạng mặt hàng nông sản Việt Nam
Trong cuộc suy thoái kinh tế hiện nay, nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản, đảm
bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội, đóng vai trò hỗ trợ ngành công nghiệp và dịch vụ
để kìm chế đà suy giảm. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, ngành nông nghiệp đang đối
mặt với muôn vàn khó khăn do tác động của những yếu tố bên trong và bên ngoài. M ặt
hàng nông sản hiện nay mang những đặc điểm như: diện tích trồng trọt tăng nhưng tốc độ
tăng trưởng thấp, thị trường bị phân tán, số lượng xuất khẩu lớn song giá trị thấp, thông
tin không minh bạch…. Cụ thể:
M ức độ tăng trưởng ì ạch của các quốc gia trên thế giới và tốc độ tái cơ cấu diễn ra
chậm cũng làm cho tăng trưởng của Việt Nam bị chậm lại. Nền kinh tế Việt Nam đang rơi
vào thời kỳ tăng trưởng chậm kéo dài nhất kể từ khi bắt đầu