1. Đặt vấn đề:
Tin đồn là một trong những yếu tố tác động mạnh đến hình ảnh và uy tín của một cá nhân hoặc tổ chức ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Một tin đồn tích cực có thể nâng cao danh tiếng của một cá nhân hay tổ chức, và ngược lại, một tin đồn xấu có thể khiến cho hoạt động của cá nhân hay tổ chức đó bị ảnh hưởng không ít. Và hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế Việt Nam hiện tại cũng không nằm ngoài quy luật này. Một ví dụ điển hình cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của một tin đồn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam là sự cố vào năm 2003, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) bị tung tin đồn rằng giám đốc hiện thời của ACB là ông Phạm Văn Thiệt đã bỏ trốn. Tin đồn này đã không những xâm hại nghiêm trọng uy tín của ACB, mà còn tạo ra tâm lý hoang mang lo sợ trong một số khách hàng có quan hệ giao dịch với ACB, đồng thời ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù sự cố này đã được giải quyết kịp thời và nhanh chóng nhưng cũng đã để lại những thiệt hại không nhỏ đến ngân hàng ACB, khách hàng và hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu các khía cạnh của tin đồn thất thiệt đối với ngân hàng ACB, nghiên cứu tầm ảnh hưởng và hậu quả của tin đồn thất thiệt gây ra nhằm có những biện pháp và chính sách thích hợp để quản trị rủi ro tin đồn thất thiệt.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu rủi ro thanh khoản gây ra bởi tin đồn thất thiệt đối với ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu vào năm 2003.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp mô tả - giải thích, thống kê mô tả, phân tích định tính, thảo luận nhóm.
5. Kết cấu đề tài:
Phần nội dung của đề tài được chia làm 4 phần:
I. Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).
II. Những rủi ro mà ngân hàng ACB có thể gặp.
III. Phương án trên lý thuyết để quản trị rủi ro.
IV. Phương án trên thực tế để quản trị rủi ro.
36 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4960 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản trị rủi ro thanh khoản cho ngân hàng ACB trước tin đồn thất thiệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Tin đồn là một trong những yếu tố tác động mạnh đến hình ảnh và uy tín của một cá nhân hoặc tổ chức ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Một tin đồn tích cực có thể nâng cao danh tiếng của một cá nhân hay tổ chức, và ngược lại, một tin đồn xấu có thể khiến cho hoạt động của cá nhân hay tổ chức đó bị ảnh hưởng không ít. Và hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế Việt Nam hiện tại cũng không nằm ngoài quy luật này. Một ví dụ điển hình cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của một tin đồn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam là sự cố vào năm 2003, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) bị tung tin đồn rằng giám đốc hiện thời của ACB là ông Phạm Văn Thiệt đã bỏ trốn. Tin đồn này đã không những xâm hại nghiêm trọng uy tín của ACB, mà còn tạo ra tâm lý hoang mang lo sợ trong một số khách hàng có quan hệ giao dịch với ACB, đồng thời ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù sự cố này đã được giải quyết kịp thời và nhanh chóng nhưng cũng đã để lại những thiệt hại không nhỏ đến ngân hàng ACB, khách hàng và hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu các khía cạnh của tin đồn thất thiệt đối với ngân hàng ACB, nghiên cứu tầm ảnh hưởng và hậu quả của tin đồn thất thiệt gây ra nhằm có những biện pháp và chính sách thích hợp để quản trị rủi ro tin đồn thất thiệt.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu rủi ro thanh khoản gây ra bởi tin đồn thất thiệt đối với ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu vào năm 2003.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp mô tả - giải thích, thống kê mô tả, phân tích định tính, thảo luận nhóm.
Kết cấu đề tài:
Phần nội dung của đề tài được chia làm 4 phần:
I. Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).
II. Những rủi ro mà ngân hàng ACB có thể gặp.
III. Phương án trên lý thuyết để quản trị rủi ro.
IV. Phương án trên thực tế để quản trị rủi ro.
NỘI DUNG
I. Khái quát NHTM CP Á Châu (ACB):
1. Đôi nét về ACB:
1.1. Bối Cảnh Thành Lập:
Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
1.2. Tầm Nhìn:
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB
1.3. Lịch sử hình thành:
Ngan hang thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phep số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngay 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhan dan TP. HCM cấp ngay 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
27/04/1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Mastercard.
15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa.
Năm 1997 – Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Công tác chuẩn bị nhằm nhanh chóng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng đã được bắt đầu tại ACB, dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm.
Năm 2000 – Tái cấu trúc: Với những bước chuẩn bị từ năm 1997, đến năm 2000, ACB đã chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000-2004) như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ
29/06/2000 – Tham gia thị trường vốn
02/01/2002 – Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS. (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện)
14/11/2003 – Thẻ ghi nợ: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron.
10/12/2006 – Công nghệ sản phẩm cao: Đưa sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ, ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phát sinh cho khách hàng.
Năm 2009, ACB hoàn thanh cơ bản chương trinh tái cấu truc nguồn nhân lực, tai cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hinh chi nhánh theo định hướng bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh va phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thanh và áp dụng chính thức. Hệ thống bán trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tien tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn.
1.4. Sản phẩm dịch vụ chính:
Huy động vốn (nhận tiền gửi khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng
Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.
Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
Vốn điều lệ: Kể từ ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000 đồng (Bảy nghìn tám trăm mười bốn tỷ một trăm ba mươi bảy triệu năm trăm năm mươi nghìn đồng)
Mạng lưới kênh phân phối: Gồm 248 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc
1.5. Nhân sự:
Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.749 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center).
1.6. Thành tích và sự công nhận của xã hội:
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney);
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007;
Cờ thi đua của Chính Phủ;
Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008 và nhiều giải thưởng khác.
ACB đã trở thành một thương hiệu mạnh trong cũng như ngoài nước, nằm trong Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, 1 trong 2 ngân hàng nhận giải thưởng Tin & Dùng của người tiêu dùng do TBKTVN bầu chọn. Cho đến nay ACB là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong một năm (2006) nhận 3 giải thưởng quốc tế danh giá do tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, The Asian Banker và EuroMoney trao tặng.
2. Sơ nét về tình hình tài chính của ACB:
2.1 Môi trường hoạt động (2009):
Với sự can thiệp mạnh tay của chính phủ hầu hết các quốc gia trên thế giới thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi ngân sách, năm 2009 kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008.
Nằm trong xu thế chung đó, kinh tế Việt Nam cũng được cải thiện hơn. Tốc độ tăng trưởng GDP cải thiện dần qua các qu. và đạt 5,3% cả năm 2009, CPI có mức tăng dưới 1% trong suốt 10 tháng.
Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009, đặc biệt là về tín dụng. Bên cạnh đó, so với năm 2008 diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 cũng có phần ổn định hơn với chỉ 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản.
Mặc dù vậy thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến l.i biên, lợi nhuận cũng như tăng trưởng quy mô của các ngân hàng. Trong đó nổi lên là các vấn đề căng thẳng ngoại tệ; sự thay đổi chính sách từ khuyến khích tăng tín dụng đầu năm (thông qua gói cho vay hỗ trợ l.i suất 4% từ 01/02/2009) chuyển sang kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng từ cuối quí II và chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn từ cuối năm 2009; cũng như quy định chấm dứt các hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, hoạt động của các trung tâm giao dịch vàng.
2.1. Kết quả hoạt động:
Về quản lí rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của Tập đoàn cuối năm 2009 chỉ là 0,4%.
Về vốn ngân hàng, trong năm 2009 ACB đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 1.458 tỷ đồng từ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng từ các quỹ. Sau khi tăng vốn, ACB có tổng cộng 781.413.755 cổ phiếu đang lưu hành và 100% là cổ phiếu phổ thông. Đến 31/12/2009 ACB có mức vốn điều lệ 7.814 tỷ đồng, thuộc hàng lớn nhất trong nhóm các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Trong 17 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ va ổn định, nhất là giai đoạn 2004 – 2009. Điều nay được thể hiện bằng cac chỉ số tai chinh tin dụng của ACB qua cac năm như sau:
2.3. Kế hoạch hoạt động cho cả năm 2010:
Lợi nhuận trước thuế tính đến ngày 31/12/2009 2.838 tỷ
3. Phân tích SWOT:
3.1 Cơ hội và thách thức:
a. Cơ hội:
Về dài hạn ngành ngân hàng vẫn được dự báo là ngành có tiếm năng tăng trưởng tốt bình quân trên 16%/năm trong vòng 5 năm tới khi khách hàng và nhu cầu hợp tác với các ngân hàng ngày càng tăng
Năm 2009 tiếp tục dự báo là năm khó khăn chung của ngành ngân hàng đặc biệt là đối với ngân hàng vừa và nhỏ. Và đây cũng là cơ hội cho các ngân hàng lớn có tiềm lục tài chính mạnh như ACB bứt phá chiếm lĩnh thị phần. Thâu tóm sát nhập các ngân hàng có quy mô nhỏ
* Nền kinh tế Việt Nam - Hội nhập và phát triển
Với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, "Đổi mới" quá trình - Đổi mới tiếp tục được thực hiện nhiều hơn sâu sắc và toàn diện. Nằm trong khu vực năng động nhất trên thế giới, Việt Nam đã trải qua tốc độ tăng trưởng cao, chính trị ổn định; nhiều hơn nữa môi trường kinh doanh hấp dẫn đã được tập hợp lợi ích của cộng đồng nhà đầu tư quốc tế.
* Ngành công nghiệp ngân hàng Việt Nam - hiện tại và tương lai
Theo một số dự đoán, tiền gửi ngân hàng sẽ tăng từ 68% hiện hành của GDP tới 9-10% GDP của 2010/2011 và có được 90 USD tỷ đồng.
Do đó, nhu cầu cho các dịch vụ tài chính của doanh nghiệp và cá nhân sẽ được gia tăng mạnh mẽ.
b. Thách thức:
- Có các hoạt động chính đa dạng, bổ sung nhau: Khi thị trường chứng khoán đi xuống trong năm 2008 và đầu năm 2009, thị trường vàng cung cấp cho ACB một nguồn thu đáng kể.
- Kinh tế thế giới vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, khủng hoảng có thể kéo dài qua cả năm 2009 và sang 2010. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn trên thế giới có thể phải gánh chịu các qui định ngặt nghèo hơn, khiến tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bị giảm sút.
- Quy trình quản trị của các ngân hàng thương mại chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch còn thấp. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của khu vực ngân hàng nói riêng còn rất thấp.
- Các ngân hàng lớn của quốc tế và khu vực như ANZ, HSBC, Citibank sẽ hiện diện ngày càng mạnh mẽ và có cạnh tranh với các ngân hàng của Việt Nam, trong đó có ACB. Các tổ chức này có thế mạnh về sản phẩm dịch vụ, kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp và nguồn vốn tạo nên những thách thức lớn cho những tổ chức tài chính trong nước .
Năng lực chấp nhận rủi ro và quản lý rủi ro: trong các hoạt động có rủi ro vốn ACB luôn giữ nguyên tắc thận trọng. Tuy nhiên trong điều kiện mới, các cơ hội đang xuất hiện nhiều, việc chấp nhận các rủi ro cao hơn cũng như chấp nhận các loại rủi ro mới là điều cần thiết cho phát triển. Tuy nhiên việc chấp nhận rủi ro không diễn ra đơn chiều mà đòi hỏi xây dựng một hệ thống định dạng và quản lý rủi ro chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững.
Năng lực chớp thời cơ tạo ra bứt phá: Nhu cầu dịch vụ tài chính gia tăng, cổ phần hóa được đẩy mạnh, thị trường bất động sản thay đổi về chất, thị trường vốn phát triển tốc độ cao, hành vi tiêu dùng và sử dụng sản phẩm thay đổi nhanh… ACB chỉ cần tận dụng được 1 cơ hội cũng sẽ tạo ra sự tăng trưởng đột biến về cả lượng và chất. Đặc biệt cần chú ý năng lực lựa chọn, đầu tư và làm chủ công nghệ thích hợp.
Năng lực hợp tác và học tập: 2005-2015 sẽ là giai đoạn hợp tác, tạo dựng các liên minh, xây dựng và phát triển thị trường (là một phần của quá trình hội nhập)… Năng lực hợp tác và học tập để tiếp nhận các kiến thức mới sẽ là động cơ quan trọng để một ngân hàng như ACB có thể lớn lên nhanh.Năng lực cạnh tranh và đối đầu: Chấp nhận cạnh tranh trực tiếp đối đầu, đủ năng lực – bao gồm cả năng lực tài chính – để khai phá các sản phẩm mới, khách hàng mới… đòi hỏi các giải pháp phi truyền thống.
Năng lực sáng tạo và đi tiên phong: Các sản phẩm ngân hàng truyền thống hiện nay tại Việt Nam khá đơn giản, dễ bắt chước và khó tạo nên sự khác biệt. Các sản phẩm như thẻ tín dụng, cho vay mua nhà, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh hộ gia đình và dịch vụ địa ốc tạo nên sự khác biệt cho ACB thời gian qua. Việc nâng cao năng lực sáng tạo để tiếp tục duy trì vị thế là yêu cầu mang tính sống còn đối với ACB.
Năng lực thích ứng và quản lý sự thay đổi nhanh, liên tục: Việc áp dụng các thông lệ và chuẩn mực tốt nhất trong môi trường kinh doanh đang thay đổi với tốc độ chóng mặt đòi hỏi tất cả các thành viên của hệ thống ACB phải luôn tự thích ứng với các yêu cầu mới. Điều này đòi hỏi ở con người ACB sự sẵn sàng cả về tâm lý lẫn thể chất để có thể theo kịp yêu cầu của chính hệ thống.
Kinh nghiệm của hơn 13 năm hoạt động cho phép khẳng định rằng vào những thời điểm cần thiết ACB luôn có khả năng tập trung nguồn lực, vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội và phát triển bềnvững.
3.2 Điểm mạnh điểm yếu:
a. Điểm mạnh:
ACB đang có một thế đứng vững chắc trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam.
Thị phần: ACB hiện đang nắm giữ 6% thị phần huy động tiết kiệm của cả nước, trên 57% thị phẩn chủ thẻ tín dụng quốc tế, trên 55% thị phần chuyển tiền nhanh Western Union. Mạng lưới của ACB đã có mặt tại các địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước. ACB là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP, đứng thứ 5 trong toàn ngành ngân hàng.
Tăng trưởng: ACB có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững đạt gấp 2-2.5 lần tốc độ tăng trưởng của ngành trong 3 năm liên tục.
Thương hiệu: ACB đã trở thành một thương hiệu mạnh trong cũng như ngoài nước, nằm trong Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, 1 trong 2 ngân hàng nhận giải thưởng Tin & Dùng của người tiêu dùng do TBKTVN bầu chọn. Cho đến nay ACB là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong một năm (2006) nhận 3 giải thưởng quốc tế danh giá do tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, The Asian Banker và EuroMoney trao tặng.
Chất lượng tài sản Có: ACB đang sở hữu danh mục tài sản Có với giá trị hiện tại cũng như tiềm năng tăng trưởng giá trị cao. Đó là danh mục cho vay chất lượng (Nợ quá hạn<1%, đảm bảo bằng tài sản là bất động sản chiếm 85%), đầu tư hiệu quả, tài sản cố định khi định giá lại giá trị tăng ròng xấp xỉ 16 triệu USD.
Sản phẩm: ACB đang cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản (tương đương hơn 600 sản phẩm tiện ích), là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ được coi là vào loại phong phú nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam.
Khách hàng: ACB đang quản lý trên 413.000 tài khoản khách hàng cá nhân, trên 19.000 tài khoản của khách hàng doanh nghiệp. Có gần 49.000 khách hàng vay là cá nhân và hơn 2.000 khách hàng vay là doanh nghiệp.
ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp và gần 10.000 nhân viên làm việc, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Bên cạnh đó, chiến lược duy trì phát triển các chi nhánh hiện tại và tăng cường mở rộng mạng lưới sẽ tạo cho nhân viên nhiều cơ hội thăng tiến. Chính sách nhân sự của ACB ưu tiên đề bạt những nhân viên trẻ có năng lực, có lòng nhiệt huyết, và có thành tích tốt trong công việc lên các cấp quản lý cấp trung và cấp cao. Đây là điểm hẹn tuyệt vời cho những ai tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết, có ước mơ vươn lên và nhu cầu tự khẳng định mình biến ước mơ thành hiện thực.
Mục tiêu của ACB là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, do đó ngân hàng Á Châu đã không ngừng cải thiện để trở thành nhà tuyển dụng được ưu tiên chọn lựa của các bạn sinh viên xuất sắc, của những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. ACB tự hào là ngân hàng tại Việt Nam duy nhất có Trung tâm đào tạo riêng để đào tạo cho nhân viên. Nhân viên hàng năm được tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài ngân hàng để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ACB tạo điều kiện cho tiếp thu các kiến thức thực tế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các anh, chị nhân viên đi trước. Cuối mỗi năm, tất cả nhân viên đều được đánh giá thành tích công việc. Những mục tiêu phát triển nghề nghiệp mà nhân viên đã đăng ký từ đầu năm được thảo luận giữa nhân viên với trưởng đơn vị nhằm xác định những điểm cần cải thiện và những điểm nổi bật. Nhân viên sẽ cải thiện các điểm yếu thông qua nhiều hình thức đào tạo. Các điểm nổi bật sẽ được Phòng Nhân sự ghi nhận để làm căn cứ xem xét việc phát triển nghề nghiệp của nhân viên.
Nguồn nhân lực của ACB với 93% là đại học và trên đại học được tuyển chọn, đào tạo căn bản cả trong lẫn ngoài nước được coi là có chất lượng cao hiện nay. Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.749 người. (Trên Đại học: 94 người, Đại học: 5.817 người, Cao đẳng, Trung cấp: 902 người). Mức Lương Bình Quân: 8.668.000 đồng/tháng (năm 2008).
Đội ngũ lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Trong hai ngày 16 và 17/03/2008 tại Khách sạn Melia Hà Nội, trước sự chứng kiến các CEO, các nhà lãnh đạo, các chuyên gia tài chính ngân hàng và các cơ quan truyền thông của Việt Nam và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Ông Đỗ Minh Toàn – Phó Tổng Giám Đốc, kiêm Giám Đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp và Ông Bùi Tấn Tài – Phó Tổng Giám Đốc, kiêm Giám Đốc Khối Khách hàng cá nhân của Ngân hàng Á Châu (ACB) đã lần lượt nhận giải “Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007” (Promising Young Banker Award for Viet Nam 2007) và giải “Một trong 100 nhà lãnh đạo trẻ triển vọng nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Vùng Vịnh năm 2007”(One of 100 Most Promising Young Bankers in the Asia Pacific and Guft region) do The Asian Banker trao tặng. Hai ông là đại diện duy nhất của Việt Nam cùng với các nhà lãnh đạo trẻ thuộc các quốc gia khác tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã vinh dự nhận được giải thưởng này.
b. Điểm yếu:
- Hoạt động tín dụng của ngân hàng tập trung vào địa bàn TP Hồ Chí Minh là chủ yếu, trong khi nhu cầu về tín dụng của các vùng miền khác là không nhỏ.
- Thị phần huy động và cho vay của ACB chiếm phần khá nhỏ trong hệ thống ngân hàng thương mại: 4.39% và 2.43%. Qui mô nhỏ không giúp ACB có hiệu quả trên qui mô (economy of scale).
- Những yếu kém của ngân hàng trong nước nói chung và ACB nói riêng:
Chưa thực sự chú trọng vào các chính sách nhân sự nhằm thu hút và giữ người giỏi một cách hiệu quả. Bởi vì hầu hết các ngân hàng chỉ nghĩ đến việc dùng tiền để giữ người và lấy người từ các ngân hàng khác. Đây là một sai lầm cơ bản. Bởi tiền không phải là yếu tố quyết định đến việc chọn và giữ được người giỏi ở lại làm việc.
Chính sách nhân sự chưa tốt (Ví dụ : Ngân hàng Phương Nam mới gặp phải tình huống rò rỉ thông tin tín dụng và dẫn đến một bầu không khí hoảng loạn tại các chi nhánh tại thời điểm xảy ra khủng khoảng). Các ngân hàng cần có một chính sách nhân sự để làm sao cho người lao động cảm thấy ngân hàng là ngôi nhà thứ hai của họ, là nơi để nuôi sống gia đình họ. Có vậy họ mới đặt trọn niềm tin và làm việc một cách hăng say nhiệt tình. Qua đó niềm