Tiểu luận Quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại trên thế giới và một số bài học rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

1.Sự cần thiết của đề tài Từ nhiều thế kỉ nay, ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại luôn là định chế tài chính có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất trong nền kinh tế. Các NHTM được ví như “chất dầu nhờn” để vận hành cỗ máy kinh tế của một quốc gia. Những lợi ích mà hệ thống các NHTM đem đến cho nền kinh tế nói chung cũng như mức lợi nhuận mà nó mang lại cho những người chủ sở hữu nói riêng là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng đồng thời lại là một trong những hoạt động kinh tế mang lại nhiều rủi ro nhất và một nhà quản trị ngân hàng tốt là người phải biết làm thế nào để giảm đến mức tối thiểu những rủi ro ấy. Trong số những rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt, rủi ro thanh khoản được xem là đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ra hàng loạt những tác hại nghiêm trọng cho hoạt động ngân hàng mà tác hại lớn nhất là ngân hàng bị phá sản (bị quốc hữu hoá hoặc sáp nhập). Chính vì vậy, quản trị rủi ro thanh khoản luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý ngân hàng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở bất kì ngân hàng nào trên thế giới. Mặc dù vậy, thực tế lịch sử đã chứng minh, không phải tất cả các ngân hàng đều có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản hợp lý. Đặc biệt ở Việt Nam, phương pháp thực hiện việc quản lý thanh khoản còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập và chưa theo kịp với trình độ công nghệ, trình độ quản lý của hệ thống ngân hàng hiện đại Trước thực tế đó, là những sinh viên kinh tế có mối quan tâm đặc biệt tới ngành tài chính ngân hàng nói chung và vấn đề quản lý thanh khoản nói riêng, chúng em quyết định chọn đề tài “Quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM trên thế giới và một số bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam” 1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý thanh khoản của NHTM - Phân tích một số những ví dụ điển hình về công tác quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng nước ngoài (cả thất bại và thành công) - Phân tích thực trạng quản lý thanh khoản của các NHTM Việt Nam, đánh giá những kết quả đã đạt được, những mặt còn yếu kém và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó - Đưa ra một số bài học kinh nghiệm dành cho các NHTM Việt Nam trong công tác quản lý thanh khoản từ việc nghiên cứu hoạt động quản lý thanh khoản của các ngân hàng nước ngoài. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thanh khoản tại các NHTM Việt Nam 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là hoạt động quản lý thanh khoản tại các NHTM - Phạm vi nghiên cứu là hoạt động quản lý thanh khoản của một số ngân hàng nước ngoài và của Việt Nam 3. Phương pháp nghiên cứu Bài tiều luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, giữa nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực tiễn, phương pháp thu thập thống kê số liệu, so sánh, phương pháp mô hình hóa và hệ thống hoá 4. Kết cấu bài tiểu luận Để tìm hiểu và phân tích hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản cần phải trả lời được những câu hỏi sau: Thứ nhất, thế nào là thanh khoản, rủi ro thanh khoản và làm thế nào để quản lý rủi ro thanh khoản Thứ hai, thực tiễn hoạt động quản lý thanh khoản của các ngân hàng trên thế giới ra sao Thứ ba, hoạt động này ở các NHTM Việt Nam gần đây như thế nào Thứ tư, các NHTM Việt Nam học hỏi được gì từ các NHTM nước ngoài trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Từ những bài học đó có thể đưa ra được những đề xuất gì Trên cơ sở những câu hỏi đã đặt ra, bài tiểu luận được chia thành 4 chương. Lần lượt mỗi chương sẽ trả lời cho từng câu hỏi: Chương I: Lý luận chung về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng Chương II: Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trên thế giới Chương III: Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam Chương IV: Những đề xuất trong hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam

doc66 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại trên thế giới và một số bài học rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Ngoại thương Khoa Kinh tế và Kinh Doanh Quốc Tế  Đề tài: Quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM trên thế giới và một số bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam. Giảng viên hướng dẫn: thầy Đặng Chí Thọ. Sinh viên:Đỗ Thị Kim Cúc-25 Trần Thị Cúc -26 Bùi Mai Phương-35 STT:17 Lớp: Anh5- K46C-KTĐN Hà Nội - 2009 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH KHOẢN, RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG 8 I. KHÁI QUÁT VỀ THANH KHOẢN 8 1. Khái niệm thanh khoản 8 1.1 Tính thanh khoản của tài sản. 8 1.2 Tính thanh khoản của nguồn 8 1.3 Tính thanh khoản của ngân hàng 9 2. Cung-cầu thanh khoản, mua-bán thanh khoản 9 2.1. Cầu thanh khoản (tài khoản nợ ) 9 2.2 Cung thanh khoản ( tài khoản có ) 11 II.RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI(NHTM) 13 1.Khái niệm 13 2.Các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản. 13 2.1.Những nguyên nhân tiền đề 13 2.2.Những nguyên nhân từ hoạt động 14 3.Hậu quả của rủi ro thanh khoản 16 4.Phương pháp quản lý thanh khoản 16 4.1.Quản lý theo phương pháp truyền thống 16 4.1.1. Nội dung của phương pháp 16 4.1.2 Điều kiện áp dụng 18 4.2. Quản lý theo phương pháp hiện đại 18 4.2.1.Nội dung của phương pháp 18 4.2.2. Điều kiện áp dụng 19 CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI…... 20 I. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THẤT BẠI TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM TRÊN THẾ GIỚI 20 1. Rủi ro thanh khoản ở Argentina năm 2001 20 1.1 Vài nét về tình hình kinh tế Argentina tiền khủng hoảng 20 1.2 Diễn biến 20 1.3 Nguyên nhân 23 2. Sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock năm 2007 24 2.1. Vài nét về ngân hàng Northern Rock 24 2.2. Diễn biến 25 2.3. Nguyên nhân 28 II. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG HSBC 29 1.Vài nét về HSBC 29 2.Quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC 29 3. Tỉ lệ tiền cho vay/tiền gửi của HSBC 33 CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 36 I. CÁC VỤ RỦI RO THANH KHOẢN ĐÃ XẢY RA Ở VIỆT NAM 36 1.Rủi ro thanh khoản của NH thương mại cổ phần Á Châu (ACB) 36 1.1.Diễn biến sự việc 36 1.2.Một số nhận định 38 2.Rủi ro thanh khoản tại 38 2.1.Diễn biến sự việc 38 2.2.Một số nhận định 39 II.CĂNG THẲNG THANH KHOẢN TRÊN TOÀN HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM ĐẨU NĂM 2008 40 1.Một số sự kiện 40 2.Nguyên nhân 42 III.PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM 44 1.Đánh giá sự phù hợp của phương pháp quản trị tĩnh và động đối với các ngân hàng Việt Nam 44 2.Phương pháp quản trị thanh khoản ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay 45 2.1.Tình hình chung 45 2.2.Phương pháp quản trị thanh khoản ở ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 46 2.2.1.Những thuận lợi 46 2.2.2.Những hạn chế 49 2.2.3.Nhận xét 52 CHƯƠNG IV: NHỮNG ĐỀ XUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 53 I.NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 53 1.Những thuận lợi 53 2.Những khó khăn 53 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI 55 1.Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng thanh khoản của các NHTM Argentina 55 2.Bài học rút ra từ nghiên cứu NH Northern Rock 2007 56 3.Bài học rút ra từ nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản ở NH HSBC 57 III.MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KHÁC 58 1.Về phía chính phủ 58 2.Về phía các NHTM Việt Nam 59 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 . LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài Từ nhiều thế kỉ nay, ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại luôn là định chế tài chính có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất trong nền kinh tế. Các NHTM được ví như “chất dầu nhờn” để vận hành cỗ máy kinh tế của một quốc gia. Những lợi ích mà hệ thống các NHTM đem đến cho nền kinh tế nói chung cũng như mức lợi nhuận mà nó mang lại cho những người chủ sở hữu nói riêng là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng đồng thời lại là một trong những hoạt động kinh tế mang lại nhiều rủi ro nhất và một nhà quản trị ngân hàng tốt là người phải biết làm thế nào để giảm đến mức tối thiểu những rủi ro ấy. Trong số những rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt, rủi ro thanh khoản được xem là đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ra hàng loạt những tác hại nghiêm trọng cho hoạt động ngân hàng mà tác hại lớn nhất là ngân hàng bị phá sản (bị quốc hữu hoá hoặc sáp nhập). Chính vì vậy, quản trị rủi ro thanh khoản luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý ngân hàng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở bất kì ngân hàng nào trên thế giới. Mặc dù vậy, thực tế lịch sử đã chứng minh, không phải tất cả các ngân hàng đều có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản hợp lý. Đặc biệt ở Việt Nam, phương pháp thực hiện việc quản lý thanh khoản còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập và chưa theo kịp với trình độ công nghệ, trình độ quản lý của hệ thống ngân hàng hiện đại Trước thực tế đó, là những sinh viên kinh tế có mối quan tâm đặc biệt tới ngành tài chính ngân hàng nói chung và vấn đề quản lý thanh khoản nói riêng, chúng em quyết định chọn đề tài “Quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM trên thế giới và một số bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam” Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý thanh khoản của NHTM Phân tích một số những ví dụ điển hình về công tác quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng nước ngoài (cả thất bại và thành công) Phân tích thực trạng quản lý thanh khoản của các NHTM Việt Nam, đánh giá những kết quả đã đạt được, những mặt còn yếu kém và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó Đưa ra một số bài học kinh nghiệm dành cho các NHTM Việt Nam trong công tác quản lý thanh khoản từ việc nghiên cứu hoạt động quản lý thanh khoản của các ngân hàng nước ngoài. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thanh khoản tại các NHTM Việt Nam Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là hoạt động quản lý thanh khoản tại các NHTM Phạm vi nghiên cứu là hoạt động quản lý thanh khoản của một số ngân hàng nước ngoài và của Việt Nam Phương pháp nghiên cứu Bài tiều luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, giữa nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực tiễn, phương pháp thu thập thống kê số liệu, so sánh, phương pháp mô hình hóa và hệ thống hoá Kết cấu bài tiểu luận Để tìm hiểu và phân tích hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản cần phải trả lời được những câu hỏi sau: Thứ nhất, thế nào là thanh khoản, rủi ro thanh khoản và làm thế nào để quản lý rủi ro thanh khoản Thứ hai, thực tiễn hoạt động quản lý thanh khoản của các ngân hàng trên thế giới ra sao Thứ ba, hoạt động này ở các NHTM Việt Nam gần đây như thế nào Thứ tư, các NHTM Việt Nam học hỏi được gì từ các NHTM nước ngoài trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Từ những bài học đó có thể đưa ra được những đề xuất gì Trên cơ sở những câu hỏi đã đặt ra, bài tiểu luận được chia thành 4 chương. Lần lượt mỗi chương sẽ trả lời cho từng câu hỏi: Chương I: Lý luận chung về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng Chương II: Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trên thế giới Chương III: Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam Chương IV: Những đề xuất trong hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam Do đây là một đề tài lớn và tầm hiểu biết của chúng em về vấn đề còn hạn chế nên bải tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của thầy giáo để có thể hoàn thiện vốn kiến thức cho bản thân và cũng để rút kinh nghiệm về phương pháp làm một bài viết nghiên cứu khoa học về sau. Chúng em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH KHOẢN, RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG I. KHÁI QUÁT VỀ THANH KHOẢN 1. Khái niệm thanh khoản Với một ngân hàng tính thanh khoản được xét trên ba góc độ tính thanh khoản của tài sản , tính thanh khoản của nguồn và tính thanh khoản của ngân hàng, trong đó tính thanh khoản của ngân hàng được tạo lập với tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn . 1.1 Tính thanh khoản của tài sản. Đứng dưới góc độ tài sản, thanh khoản (Liquidity) được hiểu là khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản được đo bằng thời gian và chi phí. Chi phí ở đây được hiểu là tổn thất (giảm giá) của tài sản. Ví dụ giá trị của tài sản là 10 đơn vị, nhưng khi cần bán chỉ thu được 9 đơn vị, 1 đơn vị tổn thất được coi là chi phí để chuyển tài sản thành tiền. Một tài sản được coi là có tính thanh khoản cao nếu việc chuyển tài sản đó thành tiền mất thời gian ngắn và chi phí thấp. Ngược lại, một tài sản mất thời gian dài hoặc chi phí cao để chuyển thành tiền thì tài sản đó bị coi là có tính thanh khoản thấp. Ngân hàng nắm giữ tài sản với tính thanh khoản khác nhau. Kết cấu của tài sản với tính thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh khoản của nhóm tài sản hoặc của cả danh mục tài sản. 1.2 Tính thanh khoản của nguồn. Tính thanh khoản của nguồn là khả năng huy động, mở rộng nguồn vốn của ngân hàng, được đo bằng thời gian và chi phí mở rộng nguồn khi cần thiết. Thời gian và chi phí càng thấp thì tính thanh khoản của nguồn càng cao và ngược lại. Ví dụ, một ngân hàng có khả năng huy động vốn với khoảng thời gian và mức lãi suất hợp lý thì với ngân hàng đó tính thanh khoản của nguồn là cao. 1.3 Tính thanh khoản của ngân hàng. Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khí chúng đến hạn với một chi phí hợp lý. Đối với NHTM thì tính thanh khoản là khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán, chi trả, rút tiền và xin vay mới theo các yêu cầu cấp tín dụng hợp lệ của khách hàng. Như vậy một ngân hàng được coi là thanh khoản tốt nếu có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán chi trả phát sinh mới một chi phí hợp lý đúng vào thời điểm khách hàng hoặc đối tác có nhu cầu. Tính thanh khoản của một ngân hàng được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản mà ngân hàng đó nắm giữ và tính thanh khoản của nguồn, tức là từ tài sản hiện có( dự trữ) và nguồn vốn có thể huy động mới. Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh toán hoặc có khả năng mở rộng nguồn vốn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai điều trên. 2. Cung-cầu thanh khoản, mua-bán thanh khoản. 2.1. Cầu thanh khoản (tài khoản nợ ) Cầu thanh khoản là nhu cầu thanh toán cho các nghĩa vụ tài chính đã cam kết của ngân hàng. Nếu xếp theo thứ tự ưu tiên chi trả, các nguồn cầu về thanh khoản thường được xếp như sau: Đảm bảo dự trữ bắt buộc. Khác hàng rút tiền gửi. Thanh toán các giấy tờ có giá và hoàn trả nợ vay khi đến hạn. Thanh toán các chi phí hoạt động, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, trả cổ tức cho cổ đông, thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác. Nhu cầu tín dụng của khách hàng. Trong đó: Đảm bảo dự trữ bắt buộc theo các Quy định vvề dự trữ bắt buộc do các cơ quan quản lý tiền tệ đặt ra là nhu cầu thanh khoản đầu tiên mà các NHTM phải đáp ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của NHTW về tỷ lệ giaữ tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM bắt buộc phải ptuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng không được phét giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các NHTM phải vay them tiền mặt để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ở Việt Nam, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: (i) tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm, (ii) tiền gửi có thời hạn từ 1 đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHNN quy định và thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu , yêu cầu của chính sách tiền tệ ở từng thời kỳ. Khách hàng rút tiền gửi là nhucầu thanh khoản có tính thường xuyên , tức thời và vô điều kiện, bao gồm các laọi thuộc tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn. Trong điều kiện bình thường, tiền gửi của công chúng là nguồn vốn khá ổn định do ngân hàng có thể dựa vào những diễn biến trong cầu rút tiền gửi để ước tính lượng tiền gửi sẽ bị rút. Nhưng trong trường hợp có những diễn biến bất thường trong hoạt động ngân hàng, cầu rút tiền gửi sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm do yếu tố quyết định lượng cầu thanh khoản này là tâm lý của người gửi tiền. Thanh toán các giấy tờ có giá, hoàn trả nợ vay, thanh toán các hợp đồng đến kỳ hạn: khi một NHTM phát hành các loại giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu ngân hàng hoặc đi vay NHTW, vay các TCTD, ngân hàng đó phải có kế hoạch chuẩn bị đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi các loại giấy tờ có giá và các khoản vay đến hạn. Ngoài ra khi các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai trên các sàn giao dịch quốc tế đến hạn thì ngân hàng cũng phải sẵn sang đáp ứng. Nhu cầu tín dụng của khách hàng: Cho vay là hoạt động cơ bản của NHTM vì hoạt động này mang lại lợi nhuận cao và kéo theo các dịch vụ khác phát triển. Bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng để cho vay, bao gồm nhu cầu cấp tín dụng mới và sử dụng hạn mức tín dụng của khách hàng. Trên lý thuyết chỉ với các khoản tín dụng “cam kết giải ngân” (committed) thì ngân hàng mới phải giải ngân trong bất kỳ điều kiện nào nhưng trên thực tế, để duy trì uy tín và mối quan hệ với khách hàng, các ngân hàng thường hiếm khi từ chối giải ngân các khoản tín dụng hợp lệ đã cam kết. Cầu thanh khoản cũng phát sinh khi phải thực hiện việc thanh toán các chi phí hoạt động như tiền lương và các chế độ trợ cấp, mua sắm tài sản, chi phí sử dụng dịch vụ của các tổ chức khác, trả thuế, trả cổ tức cho các loại cổ phiếu mà ngân hàng phát hành và chi trả các nghĩa vụ tài chính khác. 2.2 Cung thanh khoản ( tài khoản có ) Cung thanh khoản là những nguồn thu của ngân hàng để đáp ứng cầu thanh khoản. Cung thanh khoản bao gồm tài kiệu sẵn có và khả năng huy động mới của ngân hàng. Tài sản hiện có Tiền mặt trong quỹ và tiền gửi tại các NHNN và các TCTD khác. Các khoản tín dụng được hoàn trả. Chứng khoán chính phủ và chứng khoán có tính lỏng cao. Các tài sản có tính lỏng khác.  Huy động mới Tiền gửi mới của khách hàng. Đi vay NHTW. Đi vay trên thị trường liên ngân hàng. Các dạng tài sản nợ khác.   Trong đó: Tiền mặt và các khoản tương đương tiền: Đây được xem là nguồn tài trợ quan trọng cho các nhu cầu thanh khoản tức thời của ngân hàng. Tuy nhiên trạng thái tiền mặt của ngân hàng chỉ trở thành nguồn cung thanh khoản khi vựot quá số dự trữ bắt buộc. Các khoản tín dụng đến hạn hoàn trả: hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng nhưng cũng chứa đựng rủi ro mất vốn, ảnh hưởng đến kkhả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng. Chứng khoán do chính phủ phát hàng: do nắm giữ tài sản tiền mặ khiến ngân hàng bị tônt thất lãi suất nên ,ột nguồn cung thanh khoản mà các ngân hàng thường chọn là các loại chứng lhoán chính phủ như tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu kho bạc. Các tài sản có tính thanh khoản khác : ví dụ như các khoản tiền mà ngân hàng đem cho vay trên thị trường tiền tệ cũng được coi là tài sản thanh khoản, miền là kỳ hạn của các khoản vay nàt phù hợp với các dự tính về cầu thanh khoản. Tiền gửi mới của khách hàng được xem là nguồn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thường xuyên. Tiền gửi mới bao gồm các loại tiền gửi mới, tiền gửi bổ sung hay kếo dài thời hạn. Đi vay trên thị trường liên ngân hàng: đây là nguồn cung thanh khoản đáp ứng nhu cầu thanh khoản lớn và tức thời. Khả năng đi vay trênm thị trường tiền tệ liên ngân hàng phụ thuộc vào uy tín và mức độ hợp tác của ngân hàng với các TCTD khác. Đi vay NHTW: khi thiếu cung thanh khoản , NHTM cũng có thể đi vay ngắn hạn NHTW với mức lãi suất chiết khấu do NHTW quy định. Nếu vay thường xuyên và nhiều thì có thể bị áp lãi phạt. II.RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 1.Khái niệm Rủi ro thanh khoản là tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vựot quá khả năng thanh toán dự kiến. Nói cách khác, rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng không thể có được đủ số vốn khả dụng để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình khi chúng đến hạn thanh toán. Trên thực tế, rủi ro thanh khoản không chỉ là nỗi lo của ngân hàng mà còn là nỗi lo của các tổ chức tài chính nói chung, nhưng rủi ro thanh khoản xảy ra với các ngân hàng là nghiêm trọng hơn cả. Thực tế này xuất phát từ đặc điểm mang tính đặc thù của bảng cân đối tài sản: ngân hàng đã dùng các nguồn vốn ngắn hạn, như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi phát hành séc, tiền gửi có kỳ hạn…Trong khi đó phần lớn các tài sản có lại có thời hạn dài hơn, như tín dụng, các khoản đầu tư, cho thuê…Ngân hàng dùng các nguồn vốn ngắn hạn bên tài sản nợ để tài trợ cho các tài sản bên tài sản có với thời hạn dài hơn. Đặt tình huống tất cả hoặc một lượng lớn nguồn vốn bên tài sản nợ đều bị rút ra thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản do không thể ngay lập tức thu hồi các tài sản bên tài sản có. 2.Các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản. 2.1.Những nguyên nhân tiền đề: Có ba nguyên nhân chính khiến cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản thường xuyên là: Nguyên nhân thứ nhất: ngân hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn, và cứ tuần hoàn chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hơn. Do đó, nhiều ngân hàng phải đối mặt với sự không trùng khớp về thời hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Thật hiếm khi luồng tiền ròng bên tài sản có lại vừa khít để trang trải luồng tiền ròng bên tài sản nợ. Thực tế là, ngân hàng thường có một tỷ lệ đáng kể tài sản nợ có đặc điểm là phải được hoàn trả tức thoời nếu người có kỳ hạn có thể rút trước hạn, tài khoản NOW…Do đó, ngân hàng luôn phải sẵn sàng thanh khoản. Nguyên nhân thứ hai: Sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi của lãi suất. Khi lãi suất tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao hơn.Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoàn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với mức lãi suất thấp đã thỏa thuận. Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến thị giá của các tài sản mà ngân hàng đem bán để tăng thanh khoản, và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ của ngân hàng. Nguyên nhân thứ ba: Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm sói mòn niềm tin của dân chũng vào ngân hàng. Chúng ta hãy hình dung những gì sẽ xảy ra với ngân hàng nếu như một buổi sang các quầy chi trả tiền hay các máy trả tiền tự động của ngân hàng đóng cửa với lý do là thiếu tiền mặt tạm thời, không thể thanh toán các tờ séc chuyển đến cũng như những khoản tiền gửi đến hạn? Một trong những công việc quan trọng đối với nhà quản lý ngân hàng là luôn liên hệ chặt chẽ với những khách hàng có số dư tiền mặt lớn và những khách hàng đang còn hạn mức tín dụng lớn chưa sử dụng để biết được kế hoạch của họ khi nào thì rút tiền và rút bao nhiêu để có phương án thanh khoản hợp lý. 2.2.Những nguyên nhân từ hoạt động Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ hoạt động bên tài sản nợ hoặc tài sản có của ngân hàng. Nguyên nhân bên tài sản nợ: Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh bất cứ khi nào khi những người gửi tiền thực hiện rút tiền ngay lập tức. Khi những người gửi tiền rút tiền đột ngột, buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc phải bán bớt tài sản (chuyển hóa tài sản có thành dạng tiền mặt) để đáp ứng khả năng thanh khoản. Trong tất cả các nhóm thuộc tài sản có, thì tiền mặt có mức độ thanh khoản cao nhất, chính vì vậy, ngân hàng sử dụng tiền mặt là phương thức đầu tiên và trực tiếp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Nhưng điều đáng tiếc là tiền mặt không mang lại thu nhập lãi suất, do đó các ngân hàng luôn có xu hướng giảm thiểu tài sản có ở dạng tiền mặt. Để thu được lãi suất, các ngân hàng phải đầu tư tiền vào các tài sản ít thanh khoản hoặc vào nh
Luận văn liên quan