Tri Tôn là một huyện miền núi, dân tộc của tỉnh An Giang, nằm ở trung tâm
của vùng tứ giác Long Xuyên. Huyện sở hữu 4 ngọn núi của dãy Thất Sơn huyền
bí là Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Nước (Thủy Đài
Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), có nhiều hang động ăn sâu vào lòng núi. Có
nhiều Chùa, Miếu thờ tự của đồng bào dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Đồng thời Tri
Tôn cũng là vùng căn cứ cách mạng qua các thời kỳ kháng chiến chống Pháp và
Mỹ. Huyện có 05 xã, thị trấn và 09 cá nhân được tặng danh hiệu anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân. Huyện có rất nhiều di tích lịch sử cách mạng, văn hóa
hình thành, xây dựng gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Trong này
nhiều di tích được công nhận cấp quốc gia như đồi Tức Dụp, Ô Tà Sóc, nhà mồ Ba
chúc,. Với những đặc điểm này đã tạo nên các loại hình du lịch phong phú như
du lịch sinh thái, dã ngoại, văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng.
Tri Tôn được thừa
hưởng những gì tốt đẹp
nhất mà thiên nhiên ban
tặng, nhiều danh lam thắng
cảnh còn hoang sơ như hồ
Soài So, đồi Tà Pạ. Một
quần thể núi rừng trãi dài
giữa đồng bằng mênh
mông. Trên núi có nhiệt độ
thấp hơn dưới đồng bằng
khoảng vài ba độ. Với khí
hậu ôn hòa mát mẽ, cảnh
quan tuyệt đẹp như một bức
tranh thủy mặc nên thơ là Núi Cô Tô
nơi lý tưởng cho du khách đến du lịch. Ngoài ra, những nét riêng trong ngôn ngữ,
trang phục, phong tục tập quán, kết hợp với các lễ hội dân gian, tín ngưỡng như lễ
hội đua bò Bảy Núi, lễ Dâng Y của dân tộc Khmer, giỗ tập thể Nh à Mồ Ba Chúc,
hay các đặc sản như cháo bò, tung lò mò, thốt nốt, gạo Nàng Nheng Bảy Núi, đã
tạo cho Tri Tôn những điều kiện tốt để phát triển các loại hình du lịch.
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3899 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
A. MỞ ĐẦU
1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tri Tôn là một huyện miền núi, dân tộc của tỉnh An Giang, nằm ở trung tâm
của vùng tứ giác Long Xuyên. Huyện sở hữu 4 ngọn núi của dãy Thất Sơn huyền
bí là Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Nước (Thủy Đài
Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), có nhiều hang động ăn sâu vào lòng núi. Có
nhiều Chùa, Miếu thờ tự của đồng bào dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Đồng thời Tri
Tôn cũng là vùng căn cứ cách mạng qua các thời kỳ kháng chiến chống Pháp và
Mỹ. Huyện có 05 xã, thị trấn và 09 cá nhân được tặng danh hiệu anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân. Huyện có rất nhiều di tích lịch sử cách mạng, văn hóa
hình thành, xây dựng gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Trong này
nhiều di tích được công nhận cấp quốc gia như đồi Tức Dụp, Ô Tà Sóc, nhà mồ Ba
chúc,... Với những đặc điểm này đã tạo nên các loại hình du lịch phong phú như
du lịch sinh thái, dã ngoại, văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng.
Tri Tôn được thừa
hưởng những gì tốt đẹp
nhất mà thiên nhiên ban
tặng, nhiều danh lam thắng
cảnh còn hoang sơ như hồ
Soài So, đồi Tà Pạ. Một
quần thể núi rừng trãi dài
giữa đồng bằng mênh
mông. Trên núi có nhiệt độ
thấp hơn dưới đồng bằng
khoảng vài ba độ. Với khí
hậu ôn hòa mát mẽ, cảnh
quan tuyệt đẹp như một bức
tranh thủy mặc nên thơ là Núi Cô Tô
nơi lý tưởng cho du khách đến du lịch. Ngoài ra, những nét riêng trong ngôn ngữ,
trang phục, phong tục tập quán, kết hợp với các lễ hội dân gian, tín ngưỡng như lễ
hội đua bò Bảy Núi, lễ Dâng Y của dân tộc Khmer, giỗ tập thể Nhà Mồ Ba Chúc,
hay các đặc sản như cháo bò, tung lò mò, thốt nốt, gạo Nàng Nheng Bảy Núi,…đã
tạo cho Tri Tôn những điều kiện tốt để phát triển các loại hình du lịch.
Về vị trí Tri Tôn, phía bắc giáp huyện Tịnh Biên, phía nam giáp huyện Hòn
Đất (Kiên Giang), đông giáp huyện Châu Thành và Thoại Sơn, tây giáp huyện
Kiên Lương và thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Mặt khác, Tri Tôn nằm ở phía tây
nam của tỉnh An Giang, là trục đường chính nối kết TP. Châu Đốc – Long Xuyên –
Rạch giá và thị xã Hà Tiên, với 5 cửa ngõ ra vào bằng hệ thống đường thủy – bộ.
Có đường biên giới Việt Nam – Campuchia dài trên 17km, có vị trí rất thuận lợi
trong giao lưu kinh tế của khu vực. Đường thủy có kênh Mặc Cần Dưng, kênh
Tám Ngàn, kênh Vĩnh Tế. Đường bộ có 4 cửa ngõ ra vào Tri Tôn như quốc lộ N1,
Châu Huy Phong – Lớp B69 1/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
tỉnh lộ 55B, tỉnh lộ 941, tỉnh lộ 943. Với một vị trí như vậy, có thể nói Tri Tôn là
một trung điểm trong các tuyến du lịch của các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.
Tuy nhiên thực tế thời gian qua Tri Tôn vẫn chưa thu hút được lượng du
khách đến tham quan du lịch và nghỉ dưỡng. Có phải khách thường ghé tham quan
rồi đi không hẹn ngày quay lại. Hay nguyên nhân do du lịch của Tri Tôn nghèo nàn
không hấp dẫn? Sản phẩm các tour du lịch đơn điệu? Hay du lịch Tri Tôn chưa
được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên nhiều người
không biết đến?
Tri Tôn là một trong 2 huyện nghèo nhất tỉnh An Giang, đời sống nhân dân
còn nhiều khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu của bà con nhờ vào nông nghiệp như
trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ và làm thuê mướn theo thời vụ, thiếu việc làm ổn định,
lực lượng lao động thừa nhiều (nhưng không có trình độ). Phát triển du lịch ở Tri
Tôn là điều kiện thuận lợi để giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ dân trí,
giảm tỉ lệ bỏ học, nâng chất lượng cuộc sống cho nhân dân, nhất là đồng bào dân
tộc khmer.
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp rất lớn vào GDP đối với nhiều
quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó tìm giải pháp quảng
bá để vực dậy du lịch ở huyện Tri Tôn đang là mối quan tâm lớn của lãnh đạo địa
phương.
2- GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
- Cung cấp thông tin tìm năng về du lịch huyện miền núi biên giới Tri Tôn,
tỉnh An Giang.
- Cảnh báo sự yếu kém của cách làm du lịch và quảng bá du lịch hiện nay tại
Tri Tôn.
- Góp phần phát triển ngành du lịch huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang ổn định
và bền vững.
3- KẾT CẤU ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu và kiến nghị, kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương,
tập trung một số vấn đề như:
- Giới thiệu khái quát về vấn đề kinh tế và phát triển du lịch theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác Lê Nin và Đảng, nhà nước ta.
- Giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế xã hội huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang.
- Khảo sát thực trạng cách làm du lịch và quảng bá du lịch tại Tri Tôn thời
gian qua. Thăm dò ý kiến của khách tham quan cũng như nhà quản lý du lịch.
- Tìm nguyên nhân của các vấn đề hạn chế về phát triển du lịch Tri Tôn và
đề ra những giải pháp khắc phục.
4 – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng các phương pháp:
- Phân tích
- Tổng hợp
- Logic
- Minh họa
Châu Huy Phong – Lớp B69 2/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH:
1.1- MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
Du lịch là các hoạt động thường xuyên có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội được đặc trưng bởi sự tăng nhanh
về số lượng, mở rộng phạm vi và cơ cấu dân cư tham gia vào quá trình du lịch ở
từng nước.
Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh được tổ chức nhằm đáp ứng
các nhu cầu của con người.
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du
lịch.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử,
văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác
được sử dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Đây là yếu tố cơ bản để hình thành
các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, với ưu thế về tài nguyên
du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung
cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ, đường hàng không.
Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu
trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán, chương trình
được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết
thúc chuyến đi.
Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động, nhằm tìm
kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.
Ngành kinh tế du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, bao gồm các hoạt
động tổ chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, nhằm đáp
ứng các nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, lưu trú, thăm quan, giải trí, tìm hiểu,
lưu niệm... của du khách.
1.2- QUAN ĐIỂM MÁC – LÊ NIN VÀ ĐẢNG TA VỀ DU LỊCH:
a - Quan điểm của mác Lê Nin về du lịch:
Dù hoạt động trong lĩnh vực nào và ở giai đoạn lịch sử nào thì con người
cũng cần có thức ăn, quần áo, nhà ở, v.v, để duy trì sự tồn tại của con người và các
phương tiện vật chất cho hoạt động. Muốn có các của cải vật chất đó, con người
phải không ngừng sản xuất. Sản xuất càng được mở rộng, số lượng của cải vật chất
ngày càng nhiều, chất lượng càng tốt, hình thức, chủng loại... càng đẹp và đa dạng,
Châu Huy Phong – Lớp B69 3/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
không những làm cho đời sống vật chất được nâng cao mà đời sống tinh thần như
các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch... cũng được mở rộng và phát
triển. Quá trình sản xuất của cải vật chất cũng là quá trình làm cho bản thân con
người ngày càng hoàn thiện. Kinh nghiệm và kiến thức của con người được tích
luỹ và mở rộng, các phương tiện sản xuất được cải tiến. Các lĩnh vực khoa học,
công nghệ ra đời và phát triển giúp con người khai thác và cải biến các vật thể tự
nhiên ngày càng có hiệu quả hơn. Chính vì vậy C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra
rằng, sản xuất của cải vật chất là cơ sở, là điều kiện tiên quyết, tất yếu và vĩnh viễn
của sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.
Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, cơ cấu kinh tế có sự biến đổi, lĩnh vực sản xuất phi vật thể (dịch vụ, du lịch)
phát triển mạnh mẽ sẽ đóng góp một tỷ trọng lớn trong thu nhập quốc dân. Các
ngành sản xuất phi vật thể (dịch vụ, du lịch) phát triển và ở nhiều nước, tạo ra
nguồn thu nhập ngày càng lớn so với các ngành sản xuất khác, góp phần quan
trọng cho sự tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Một
là khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Hai là cải thiện và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho dân cư như: tăng tuổi thọ, giảm suy dinh dưỡng, giảm bệnh tật, phát
triển giáo dục, văn hóa, thể thao, v.v. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để
tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân.
Như vậy, giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển du lịch có mối quan hệ biện
chứng. Phát triển du lịch tốt tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện có nguồn vốn đầu tư
vào các lĩnh vực hoạt động sản xuất vật chất khác, tạo thêm nhiều việc làm nâng
chất lượng cuộc sống của người dân và quan trọng hơn là phát triển về giao lưu
văn hóa.
b - Quan điểm của Đảng về du lịch:
Nước ta bước vào thời kì đổi mới, đại hội VI của Đảng cũng đã khẳng định
“Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội,
nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế”- (văn kiện
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, trang 86).
Kế thừa thành công của đại hội VI, các đại hội sau của Đảng, như trong văn
kiện đại hội X, Đảng khẳng định “kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã
hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, ở địa phương, thực hiện tốt các chính
sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và
hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế xã hội.”
(trang 101). Đảng xác định rõ phương hướng phát triển du lịch gắn với phát triển
kinh tế là ngành dịch vụ tạo nguồn ngoại tệ. Để ngành du lịch phát triển thì phải
“Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm
và các loại hình du lịch” .
Văn kiện đại hội đảng XI xác định “Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là
dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng
cao. Phấn đấu khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng GDP và
gấp ít nhất 1,3 lần tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất sản phẩm vật chất.
tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân 5 năm đạt 8 - 8,5%/năm”.
Châu Huy Phong – Lớp B69 4/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Nền kinh tế nước ta hiện nay, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn còn khá cao,
nhất là vùng nông thôn. Do đó để phát triển kinh tế vùng này, Dảng ta xác định
mục tiêu là Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng
giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng
sản phẩm và lao động nông nghiệp. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy
hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường đầu tư ngân
sách Nhà nước và đa dạng hoá các nguồn vốn để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng
nông thôn, phát huy nguồn lực con người, chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc
làm cho nông dân và lao động ở nông thôn. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn
có việc làm tại chỗ và ngoài nông thôn, kể cả ở nước ngoài. Ứng dụng rộng rãi
thành tựu khoa học và công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
phát huy lợi thế của từng vùng, bảo vệ môi trường. Để làm được như vậy phải dựa
vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát
huy tiềm năng của các thành phần kinh tế. Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và
xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nâng
cao đời sống vật chất và văn hoá của người dân nông thôn, nhất là đồng bào các
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn truyền thống văn hoá và thuần phong
mỹ tục.
Nghị quyết số 11 của ban chấp hành đảng bộ tỉnh An Giang khóa IX ngày
18/01/2013 về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020 quan điểm “Phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên
nghiệp, hiện đại, có trọng tâm. Tập trung các nguồn lực phát triển tuyến du lịch
trọng điểm của tỉnh là Núi Sam - Núi Cấm - Khu siêu thị Tịnh Biên. Trong đó ưu
tiên đầu tư phát triển khu du lịch Núi Sam nhằm tạo nền tảng đột phá, thúc đẩy các
khu, điểm du lịch khác phát triển như rừng tràm Trà Sư, Núi Tô, Ba Chúc, Ô Tà
Sóc…”. “Phát triển du lịch là nhiệm vụ lâu dài, gắn phát triển du lịch với các
ngành kinh tế khác để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững,
đảm bảo an sinh xã hội…” “Phấn đấu đưa An Giang vào vùng trọng điểm du lịch
quốc gia, xây dựng và hoàn thành thương hiệu du lịch An Giang.”
Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công tác xúc tiến,
quảng bá và hợp tác phát triển du lịch: “Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá
du lịch với nhiều hình thức phong phú, đa dạng trên các phương tiện truyền thông
trong và ngoài nước nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch An Giang. Chủ động liên kết,
hợp tác với du lịch các tỉnh nhằm nâng cao vị thế và gắn An Giang vào chuổi sản
phẩm du lịch liên vùng”. “Tổ chức duy trì các lễ hội truyền thống và phát triển các
loại hình văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc kinh, hoa, chăm, khmer hàng năm.”
1.3 – CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH:
a- Nội dung cơ bản của luật du lịch:
Luật du lịch năm 2005 gồm 11 chương 88 điều được Quốc hội ban hành quy
định: Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng
đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào một số lĩnh vực trong du lịch; làm rõ hơn các
lĩnh vực Nhà nước thực hiện và những lĩnh vực Nhà nước hỗ trợ để phát triển du
lịch. Trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến, quảng bá quốc
gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; cho phép thành lập quỹ hỗ trợ phát triển
du lịch...
Châu Huy Phong – Lớp B69 5/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
Trong Luật Du lịch có những nội dung mới góp phần nâng cao tính hấp dẫn
của sản phẩm du lịch. Cụ thể, quy định chi tiết hơn việc xác định tài nguyên du
lịch và vấn đề quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch nhằm bảo đảm
nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Nội dung quy hoạch du lịch được đưa vào
Luật để khẳng định sự phát triển du lịch phải theo quy hoạch, bảo đảm tính hiệu
quả của đầu tư du lịch trong phạm vi toàn quốc và của mỗi địa phương. Ngăn ngừa
tình trạng xây dựng lộn xộn, mất mỹ quan, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh
thái tại các khu du lịch, điểm du lịch.
Vấn đề xã hội hoá trong lĩnh vực du lịch, sử dụng du lịch như một công cụ
hữu hiệu để xoá đói, giảm nghèo được quan tâm hơn thông qua các chính sách
khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích cộng
đồng dân cư tham gia và được hưởng lợi ích từ các hoạt động du lịch. Có phần
kinh doanh du lịch, để nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng các dịch vụ du
lịch, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch.
Luật Du lịch khẳng định tài nguyên du lịch dù thuộc sở hữu của nhà nước,
Tổ chức hay cá nhân nhưng đều phải được bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý để phát
huy hiệu quả, sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Tổ chức, cá nhân sở
hữu tài nguyên du lịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về
du lịch có thẩm quyền trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch cho các
mục tiêu kinh tế khác, nhưng bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên
du lịch.
Luật Du lịch cũng khẳng định các khu du lịch phải thành lập ban quản lý, trừ
trường hợp khu du lịch được giao cho một chủ đầu tư, thì chủ đầu tư chịu trách
nhiệm quản lý khu du lịch. Như vậy, các khu du lịch, nơi tập trung nhiều tài
nguyên du lịch, nơi diễn ra nhiều hoạt động du lịch trong một môi trường du lịch
đã có chủ thể quản lý, việc chỉ đạo và phối hợp hoạt động giữa chính quyền địa
phương với các Ban quản lý khu du lịch sẽ nhịp nhàng và đồng bộ hơn.
b- Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030:
Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg
phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030". Nội dung chủ yếu của Chiến lược bao gồm quan điểm, mục tiêu, giải
pháp và chương trình hành động.
Về mục tiêu tổng quát, đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối
đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu,
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và
thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch
phát triển.
Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ
2011 - 2020 đạt 11,5 - 12%/năm. Năm 2015: Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt
khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách
du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số
390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc
làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2020: Việt Nam đón 10 -
10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa;
Châu Huy Phong – Lớp B69 6/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp”
tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; tạo
ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch.
Những giải pháp chủ yếu bao gồm phát triển sản phẩm du lịch, phát triển hệ
thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực du lịch; phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du
lịch; đầu tư và chính sách phát triển du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch, quản lý nhà
nước về du lịch.
c – Chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020:
Ngày 18/2/2013 thủ tướng chính phủ ký quyết định 321 phê duyệt chương
trình quốc gia về du lịch. Trong đó phấn đấu đến năm 2020, phát triển du lịch cơ
bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp; các sản phẩm du lịch
có chất lượng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được
với các nước trong khu vực và thế giới. Mục tiêu chung là góp phần đạt được chỉ
tiêu về lượng khách và tổng thu từ khách du lịch đã đề ra trong Chiến lược phát
triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Cùng với đó, phấn đấu xây dựng được hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên
lợi thế về tài nguyên theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ,
phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch của các vùng miền, đảm bảo nguyên
tắc phát triển du lịch bền vững. Phát triển được