Tiểu luận Quy chế dân chủ làng xã , quy chế dân chủ cơ sở

Đảng và chính phủ ta luôn đề cao phương châm: “Xây dựng một nước Việt Nam công bằng, dân chủ và văn minh”. Vậy để biết được dân chủ là gì? Và việc thực hiện quy chế dân chủ ở nước ta như thế nào? Đặc biệt là dân chủ làng xã ,và dân chủ cơ sở

pdf35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3362 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy chế dân chủ làng xã , quy chế dân chủ cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận QUY CHẾ DÂN CHỦ LÀNG XÃ , QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ 1 Đảng và chính phủ ta luôn đề cao phương châm: “Xây dựng một nước Việt Nam công bằng, dân chủ và văn minh”. Vậy để biết được dân chủ là gì? Và việc thực hiện quy chế dân chủ ở nước ta như thế nào? Đặc biệt là dân chủ làng xã ,và dân chủ cơ sở . Sau đây nhóm chúng tôi xin đi vào nghiên cứu cụ thể như sau: 1. Dân chủ là gì? - Theo từ điển: Dân chủ là chính phủ được thành lập bởi nhân dân trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đạ diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do. - Theo Abraham Lincoln, dân chủ là một chính phủ “của dân , do dân và vì dân”. Dân chủ thực tế là một tập hợp các thông lệ và các thủ tục đã được đúc kết lại từ quá trình lâu dài, thường không bằng phẳng của lịch sử. Một cách ngắn gọn, dân chủ là sự thể chế hóa tự do. Trên cơ sở này chúng ta có thể định rõ được các nguyên tắc cơ bản đã được thử thách qua thời gian. Đối với một chính phủ lập hiến thì vấn đề phân quyền, vấn đề bình đẳng trước pháp luật mà bất cứ một xã hội nào được gọi là dân chủ theo đúng nghĩa của nó cũng cần phải có. Còn đối với nhà nước Việt Nam, dân chủ là bản chất của chế độ Nhà nước ta. Đảng và nhà nước ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra sức mạnh to lớn, góp phần quyết định vào thành công của Cách mạng. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực đã được ghi trong Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật của Nhà nước. Ví dụ: Điều 11 trong hiến 2 pháp có quy định: “Công dân thực hiện quyền làm chủ cơ sở của mình bằng cách tham gia vào công việc của nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng. Dân chủ, hiểu theo nghĩa truyền thống, là người dân làm chủ mọi quyền lực xã hội; hay nói cách khác, dân chủ là quyền lực xã hội thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Lịch sử nhân loại đã chứng minh một thực tiễn mang tính chân lý: dân chủ là khát vọng lớn lao, là đòi hỏi bức xúc của con người, là một nhu cầu đặc biệt quan trọng mà con người mong muốn vươn tới; đồng thời, dân chủ cũng là một động lực quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển. Sự phát triển của dân chủ đánh dấu những nấc thang tiến bộ của xã hội loài người. Dân chủ là bản chất của chế độ Nhà Nước ta .Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ,tạo ra sức mạnh to lớn trên mọi lĩnh vực. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta, đã khẳng định rõ quan điểm về dân chủ trong việc xây dựng Nhà nước Việt Nam là: "NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân".(1) Đồng thời, Người luôn đề cao vai trò quyết định của nhân dân đối với vận mệnh của đất nước, bởi dân là gốc của nước, của cách mạng. Người khẳng định: "Cho nên việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt. Các đồng chí ở Quảng Bình nói rất đúng: Dễ mười lần không dân cũng chịu, 3 Khó trăm lần dân liệu cũng xong".(2) Ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30 CT-TW về việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Việc ban hành Chỉ thị quan trọng này chính là để tiếp tục mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý, kiểm soát Nhà nước, khắc phục tình trạng quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng. Đảng và Nhà nước ta chỉ ra là: "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", và điều đó cũng có nghĩa: quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định thắng lợi của cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn xác định: việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là nguyên tắc quan trọng trong hoạt động của mình. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định: việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới. Để dân chủ đi vào thực tế của đời sống xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ: muốn phát huy sức mạnh và sự sáng tạo vô địch của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải tạo ra được những thể chế, chủ trương, chính sách thích hợp để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi quyền làm chủ của người dân được tôn trọng và bảo đảm, sẽ tạo nên nền tảng, cơ sở vững chắc để các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả trong thực tế. Muốn thực hiện được điều đó, việc dân chủ hóa mọi hoạt động của Đảng và của cả hệ thống chính trị nhằm tập hợp được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội, đóng góp trí tuệ và vật chất để xây dựng, bảo vệ đất nước sẽ là một quan điểm hết sức đúng đắn, sáng suốt. Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã được thể hiện trong nhiều văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và được thể chế thành pháp luật của Nhà nước. 4 NỘI DUNG CỦA QUY CHẾ DÂN CHỦ Chương 1:Những quy định chung về quy chế dân chủ. Chương 2:Những việc cần thông báo để nhân dân biết của cấp có thẩm quyền ở cơ sở.Nội dung của chương trình này quy định 14 loại công việc mà nhân dân cần được thông báo rõ khi cần thiết,có liên quan đến người dân.Và 6 điều nữa về các hình thức tiến hành thông báo đến nhân dân. Chương 3:Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.Trong chương này nêu 6 khoan mà nhân dân cần được tham gia trực tiếp đóng góp ý kiến của mình.Những phần hoạt động này liên quan đến các hoạt động sống trực tiếp của các cộng đồng XH trong thôn,làng,ấp, bản.Nhân dân còn được bàn những khoan họ cần đóng góp để xây dựng cho quê hương mình.Để thực hiện được những điều đó Quy chế đã đề ra các cách thức tổ chức thực hiện để phát huy cao nhất sự đóng góp của nhân dân,qua đó cũng thể hiện sự lãnh đạo sâu sát của Đảng và chính quyền với hoạt động của làng xóm. Chương 4 của Quy chế đề cập đến quy phạm thực hiện những mối liên hệ của nhân dân đối với các cơ quan chính quyền cấp trên.Những quy định cụ thể này quan tâm đến mọi suy nghĩ,hành động của Đảng đối với quần chúng nhân dân. Chương 4 đề cập đến những quy định để xây dựng các cộng đồng trong nông thôn.Trong đó quan trọng nhất là những quy định dành cho xây dựng hương ước ( những quy định của cộng đồng làng,thôn,ấp ,bản),xác định những vị trí XH chủ chốt trong cơ cấu XH của xóm thôn.Những quy định này đã trở thành định hướng quan trọng chỉ đạo việc thể chế hóa luật pháp vào cộng đồng làng xã,khắc phục tình trạng giữa Nhà nước,XH và công dân có 1 “khoang” ngăn cách như trong cách thức tổ chức nông thôn trong thời kì trước đổi mới. 5 I : QUY CHẾ DÂN CHỦ LÀNG XÃ 1 : KHÁI NIỆM: A :LÀNG , XÃ LÀNG Làng là một từ chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng hoàn chỉnh của người nông dân Việt. Làng là một đơn vị của xã hội nông thôn ,nó là một sân khấu thể hiện mức độ tự diễn ra của đời sống nông thôn và các chức năng của nó ( Tô Duy Hợp ) Khi nói đến làng với tư cách cộng đồng xã hội, làng thường được quan niệm như là “một đơn vị cộng cư” có một vùng đất cvhung của cư dân nông nghiệp ( Trần Quốc Vượng ) XÃ Xã là từ chỉ đơn vị hành chính thấp nhất ở các vùng nông thôn Việt Xã có thể bao gồm nhiều làng hoặc cũng chỉ có duy nhất một làng Có thể coi làng xã như một đơn vị tụ cư ,đơn vị kinh tế ,đơn vị sinh hoạt văn hoá cộng đồng nhằm tái duy trì truyền thống công xã nông thôn ,khẳng định bản sắc truyền thống dân tộc Vì thế có thể hiểu dân chủ làng xã chính là quyền làm chủ của nhân dân trong làng xã đó. II : DÂN CHỦ LÀNG ,XÃ LÀNG XÃ VIỆT NAM TRƯỚC – ĐƠN VỊ CAI TRỊ CƠ SỞ Người đứng đầu là viên trưởng làng hay lý trưởng .Và chủ yếu có 2 hình thức để chọn ra người đứng đầu làng :chỉ định và bầu cử 6 Nhiều học giả nhấn mạnh nhân vật xã trưởng từ khoảng thế kỉ XV do dân hàng xã (hay một tổ chức cổ truyền đại diện cho dân hàng xã ) bầu lên .Giới nghiên cứu gọi đó là nên “dân chủ làng mạc” Tuy nhiên những nhân vật nắm quyền hành cai trị trong xã hội đều thuộc về các tầng lớp trên .Hôi đồng làng gồm các dân làng thuộc “giai cấp thượng lưu” Cơ cấu chính trị ở cấp xã dưới triều Nguyễn cho tới tận buổi đầu của chế độ thuộc địa ,gồm 3 bộ phận :dân hàng xã (nam giới 18 tuổi trở lên có trách nhiệm đóng thuế thực hiện lao dịch và binh dịch .Dân hàng xã có quyền bầu cử và tham gia bàn việc làng việc nước ở cấp xã .) , hội đồng kì mục (những người có điền sản có chức vụ hay phẩm hàm ,có chức trách đè ra các chủ trương và biện pháp cai trị ), lý dịch (là chức viên cấp xã của chính quyền ,đứng đầu là lý trưởng .Lý dịch thực hiện những chủ trương của hội đồng kì mục và chịu trách nhiệm về việc làng trước chính quyền Trung Ương) Có thể thấy dân hang xã có quyền bầu cử ,hội đồng kì mục có quyề đại diện và lý dịch có quyền “hành pháp” .Đó là nguyên tắc phân quyền nổi tiếng làm cơ sở cho việc tổ chức Nhà nước của các nền dân chủ hiện đại. Tuy vậy dưới con mắt của chính quyền quân chủ ,lý dịch những viên chức của chính quyền vẫn không chiếm được vị trí cao trong hệ thống ngôi thứ làng xã .Phần lớn lý dịch trong các làng Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ thường chỉ là trung nông lớp trên nếu không thì cũng chỉ là địa chủ nhỏ .Các bô lão cao tuổi nhát còn được trọng vọng hơn cả lý dịch . Vậy là đén thế kỉ XIX khi mà chế độ quân chủ Việt Nam đạt tới đỉnh cao với triều Nguyễn ,thì Nhà nước vẫn phải tôn trọng “nền dân chủ làng mạc” (Nguyễn Từ Chi ,1996) Có thể nói làng Việt Nam trong xã hội truyền thống là hiện thân của tổ chức chính trị nông thôn vị trí xã hội trong làng được sắp đặt theo chế độ tự quản .chính vì thế có tổ chức chính trị xã hội ,đồng thời là tổ chức chính trị của 7 xóm làng .Do tính chất tự quản nên trong làng đôi khi có những quy định trái ngược với pháp luật của chính quyền .Chính vì thế ngoài phép nước trong các l;àng còn có lệ làng .Và mỗi làng là 1 thế giới xã hội tương đối độc lập. “Phép vua thua lệ làng” là vậy LÀNG XÃ VIỆT NAM HIỆN NAY VỚI QUY CHẾ DÂN CHỦ Sau khi cách mạng thành công nông thôn Việt nam có hệ thống chính trị mới ,các hội đồng làng và trên làng bị giải tán .Thay vào đó là tổ chức chính trị của người dân nông thôn đó là hệ thống tổ chức của Đảng và các đoàn thể xã hội Từ khi có nhà nước dân chủ nhân dân (8-1945) xã luôn là cấp cuối cùng của cơ quan quyền lực Nhà nước ,là đơn vị hành chính kiểm soát hộ khẩu và thực thi ,chịu trách nhiệm với xã hội về mọi mặt hoạt động của đia phương mình .Vì thế quyền lực xã hội phần nào tập trung về xã .Nhưng xã không nắm trực tiếp dân mà phải nắm qua hệ thống cảu các ban xóm làng .Đây là biểu hiện của sự tập trung dân chủ thong qua đại diện của xóm làng .Trong làng ,khi có công việc cần làm ,dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng ,các ban chức năng được lập ra để theo dõi và chịu trách nhiệm với làng .Ban quản lý làng chịu trách nhiệm điều hành các thành viên trong làng thực thi những nghĩa vụ cảu các thành viên trong cộng đồng lanbgf xóm .Họ thực thi theo các quy định của làng (hương ước mới) . Trong các cộng đồng làng xã có các tổ chức đoàn thể như:Đoàn Thanh Niên,Hội bảo thọ,Hội cựu chiến binh,Hội người cao tuổi,Hội nông dân,Hội phụ nữ,các phường hội khác nhau mang màu sắc truyền thống…Trong thời kì đổi mới,các hội,đoàn có vai trò XH nhất định trong hệ thống các tổ chức XH ở nông thôn. Hoạt động của các tổ chức chính trị ở nông thôn còn chịu sự ảnh hưởng và chi phối của truyền thống,đặc biệt là truyền thống của thiết chế làng xã.Để tăng cường dân chủ trong nông thôn,Đảng và Chính phủ đã triển khai Quy chế 8 dân chủ ở xã theo Nghị định số 29/1998 ngày 11/5/1998.Nhờ vào quy chế này quyền làm chủ,sức sáng tạo của nhân dân ở xã được phát huy.Quy chế này động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân để phát triển kinh tế,ổn định chính trị ,XH,tăng cường đoàn kết nông thôn,cải thiện dân sinh,nâng cao dân trí,xây dựng Đảng bộ,chính quyền và các đoàn thể trong sạch,vững mạnh;ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái,quan liêu,tham nhũng,góp phần vào sự nghiệp dân giàu,nước mạnh,XH công bằng,văn minh,theo định hướng XHCN. Quy chế dân chủ đã tạo ra trong nông thôn Việt Nam một thiết chế chính trị mới-một thiết chế dân chủ thực sự.Mọi tổ chức XH,các đoàn thể đều chuyển đổi hoạt động của mình sao cho phù hợp với việc coi trọng ý kiến của dân.Một lần nữa Quy chế dân chủ ở xã đã đặt người dân nông thôn vào trung tâm của đối tượng tác động của thiết chế chính trị dân chủ dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của ĐCS VN Hướng dẫn áp dụng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đối với phường và Thị trấn Điều 2 Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã quy định: "Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Quy chế này đối với phường và thị trấn". Xã, phường, thị trấn là đơn vị Hành chính cơ sở cùng cấp, có cùng chức năng, nhiệm vụ, Quyền hạn. Tuy nhiên, phường và thị trấn là loại hình đơn vị hành chính đô thị, có những đặc thù khác với xã, nên ngoài những quy định trong "Quy chế thực hiện dân chủ ở xã", Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn áp dụng một số điểm sau đây: 9 I. QUY ĐỊNH CHI TIẾT ĐIỀU 4: Chính quyền địa phương có trách nhiệm thông tin kịp thời và công khai để nhân dân biết những công việc chính sau: 1. Chính sách, Pháp luật của Nhà nước. 2. Các quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về Thủ tục hành chính giải quyết các công việc liên quan đến dân. 3. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của phường, thị trấn. 4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của phường, thị trấn. 5. Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các quyết định của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn và của cấp trên liên quan đến phường, thị trấn. 6. Dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm của phường, thị trấn. 7. Dự toán và quyết toán, thu, chi các quỹ, dự án, các khoản huy động đóng góp Xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của phường, thị trấn. 8. Các công trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho phường, thị trấn. 9. Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển Sản xuất, xoá đói giảm nghèo. 10. Điều chỉnh địa giới hành chính phường, thị trấn và các đơn vị hành chính liên quan. 11. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ phường, thị trấn. 12. Công tác văn hoá, xã hội, phòng chống tệ nạn, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội. 13. Sơ kết, tổng kết của Hội đồng, Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn. 10 14. Các quy định về quản lý đô thị; mức thuế của các hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 15. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị liên quan đến phường, thị trấn. 16. Những công việc triển khai trên địa bàn phường, thị trấn: làm mới, Sửa chữa điện, đường, cấp - thoát nước, điện thoại, chặt tỉa cây xanh. 17. Những việc khác mà chính quyền thấy cần thiết và nhân dân yêu cầu được thông báo. II. QUY ĐỊNH CHI TIẾT ĐIỀU 6: Nhân dân ở phường, thị trấn, cụm dân cư, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp các công việc chủ yếu sau: 1. Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (đường, ngõ, hẻm; các điểm vui chơi, giải trí và sinh hoạt văn hoá). 2. Lập, thu, chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật. 3. Xây dựng quy ước cụm dân cư, tổ dân phố về nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh đường phố, bài trừ mê tín, dị đoan và các tệ nạn xã hội. 4. Các công việc trong nội bộ cụm dân cư, tổ dân phố phù hợp với pháp luật của Nhà nước. 5. Biện pháp thực hiện những quy định của chính quyền các cấp về quản lý đô thị. 6. Thành lập Ban giám sát Công trình xây dựng do dân đóng góp. 7. Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh. III. QUY ĐỊNH CHI TIẾT ĐIỀU 9: 11 Những việc chủ yếu đưa ra nhân dân bàn hoặc tham gia ý kiến trước khi Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn quyết định (hoặc trình cấp có Thẩm quyền quyết định) gồm có: 1. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, hàng năm của phường, thị trấn; phương án phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm cho Người lao động. 2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của phường, thị trấn. 3. Dự thảo quy hoạch khu dân cư; kế hoạch và dự án huy động các khoản đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng do phường, thị trấn quản lý. 4. Dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính phường, thị trấn. 5. Dự thảo kế hoạch triển khai các Chương trình quốc gia về y tế, Nước sạch, vệ sinh Môi trường. 6. Chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng. 7. Giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường, thị trấn. 8. Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quy định của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn về quản lý đô thị. 9. Những việc khác Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thấy cần thiết. IV. QUY ĐỊNH CHI TIẾT ĐIỀU 11: Những việc nhân dân ở phường, thị trấn giám sát, kiểm tra gồm có: 1. Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn. 2. Kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn. 3. Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân phường, thị trấn, của cán bộ Uỷ ban nhân dân và cán bộ, Công chức Nhà nước hoạt động tại địa phương. 12 4. Giải quyết các Khiếu nại, tố cáo của công dân. 5. Dự toán và quyết toán ngân sách phường, thị trấn. 6. Kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho phường, thị trấn. 7. Quản lý và sử dụng đất đai. 8. Thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân. 9. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ phường, thị trấn. 10. Việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với nước, chính sách Bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội. 11. Tham gia giám sát quá trình triển khai các công trình do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho phường, thị trấn. 12. Giám sát hoạt động của các cơ quan đóng trên địa bàn trong việc chấp hành luật pháp và các quy định về trật tự an toàn xã hội, và vệ sinh môi trường. V. CHƯƠNG VI: Xây dựng Cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản: 1. Chương này áp dụng cho tổ dân phố của phường và thị trấn. 2. Tổ trưởng dân phố là đại diện cho nhân dân của tổ dân phố, chịu sự quản lý và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn, do nhân dân trong tổ bầu trực tiếp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn Công nhận. Do mức độ đô thị hoá khác nhau, do điều kiện thực tế của từng vùng khác nhau, dựa vào "Quy chế thực hiện dân chủ ở xã" và Thông tư hướng dẫn của Ban Tổ 13 chức - Cán bộ Chính phủ, Hội đồng nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có những quy định chi tiết, cụ thể, vận dụng sát hợp với đặc điểm của phường và thị trấn ở địa phương./. Quy chế này quy định cụ thể những việc hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân xã (sau đây gọi là chính quyền xã) phải thông tin kịp thời và công khai để dân biết; những việc dân bàn và quyết định trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan nhà nước quyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện Quy chế dân chủ ở xã. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân