Tiểu luận Quy chế về đầu tư quốc tế gián tiếp tại Việt Nam

Đầu tư quốc tế hiện đang là một xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia trong vòng xoáy của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế xu hướng chung của đầu tư quốc tế ngày nay là đa phương hoá quan hệ đầu tư và đa dạng hoá loại hình đầu tư. Hiện nay, bên cạnh loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài -đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu thuế và các khoản nộp ngân sách thì loại hình đầu tư gián tiếp quốc tế cũng đang nổi lên với tỷ lệ quỹ đầu tư ngày càng nhiều, hay thị trường chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn dần lên. Dòng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế này không chỉ mang lại vốn m à còn có vai trò quan trọng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp Tuy nhiên, để thu hút được và thực hiện có hiệu quả dòng vốn này thì Việt Nam còn gặp khá nhiều khó khăn bởi những tác động của hoạt động đầu tư gián tiếp quốc tế mang lại. Mặt khác dòng vốn này cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn nước ngoài khác. Chính vì vậy, thúc đẩy thu hút đầu tư gián tiếp quốc tế ổn định và tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát trin thị trường vốn và nền kinh tế Việt Nam đang là vấn đề được các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp quan tâm. Để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề đầu tư quốc tế tại Việt Nam, trong bài viết sẽ trình bày thành 4 chương : - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đầu tư quốc tế đầu tư - Chương 2: Quy chế về đầu tư quốc tế gián tiếp tại Việt Nam - Chương 3: Thực trạng đầu tư gián tiếp quốc tế vào Việt Nam trong thời gian qua -Chương 4: Giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài trong mối quan hệ với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt nam.

pdf29 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy chế về đầu tư quốc tế gián tiếp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Quy chế về đầu tư quốc tế gián tiếp tại Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU Đầu tư quốc tế hiện đang là một xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia trong vòng xoáy của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế xu hướng chung của đầu tư quốc tế ngày nay là đa phương hoá quan hệ đầu tư và đa dạng hoá loại hình đầu tư. Hiện nay, bên cạnh loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài -đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu thuế và các khoản nộp ngân sách thì loại hình đầu tư gián tiếp quốc tế cũng đang nổi lên với tỷ lệ quỹ đầu tư ngày càng nhiều, hay thị trường chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn dần lên. Dòng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế này không chỉ mang lại vốn mà còn có vai trò quan trọng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp… Tuy nhiên, để thu hút được và thực hiện có hiệu quả dòng vốn này thì Việt Nam còn gặp khá nhiều khó khăn bởi những tác động của hoạt động đầu tư gián tiếp quốc tế mang lại. Mặt khác dòng vốn này cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn nước ngoài khác. Chính vì vậy, thúc đẩy thu hút đầu tư gián tiếp quốc tế ổn định và tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát trin thị trường vốn và nền kinh tế Việt Nam đang là vấn đề được các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp quan tâm. Để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề đầu tư quốc tế tại Việt Nam, trong bài viết sẽ trình bày thành 4 chương : - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đầu tư quốc tế đầu tư - Chương 2: Quy chế về đầu tư quốc tế gián tiếp tại Việt Nam - Chương 3: Thực trạng đầu tư gián tiếp quốc tế vào Việt Nam trong thời gian qua -Chương 4: Giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài trong mối quan hệ với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt nam. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 1. Khái niệm đầu tư quốc tế gián tiếp: Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá trị khác, thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp quốc tế: Cũng là các khoản đầu tư gián tiếp nhưng do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện để phân biệt với đầu tư trong nước do các nhà đầu tư trong nước thực hiện, cũng thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu…định chế tài chính trung gian như đầu tư gián tiếp nói chung. 2. Đặc điểm của đầu tư gián tiếp quốc tế: - Đầu tư gián tiếp quốc tế là đầu tư tài chính thuần tuý trên thị trường tài chính hay nói cách khác là chỉ đầu tư bằng tiền - Thông qua các thị trường tài chính để chuyển ra nước ngoài - Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. 3. Sự khác biệt giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và đầu tư gián tiếp quốc tế Theo mức độ tham gia quản lý của các nhà đầu tư vào đối tượng bỏ vốn, đầu tư quốc tế có thể xem xét theo những quan điểm khác nhau tuỳ theo vị trí của nhà đầu tư: Đầu tư trực tiếp: Theo quan điểm vĩ mô: Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp đưa vốn và kỹ thuật vào nước nhận đầu tư; tổ chức sản xuất kinh doanh, trên cơ sở thuê mướn, khai thác các yếu tố cơ bản ở nước sở tại (như tài nguyên, sức lao động, cơ sở vật chất…) Theo quan điểm vi mô: Chủ đầu tư góp vốn với tỷ lệ đủ lớn, trực tiếp tham gia vào quản lý, điều hành đối tượng bỏ vốn. Đầu tư gián tiếp: Theo quan điểm vĩ mô: Nước chủ nhà nhận vốn từ nước ngoài dưới hình thức vay vốn hoặc nhận viện trợ của một tổ chức quốc tế hoặc một nước nào đó. Nước chủ nhà sử dụng vốn vay để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế và kinh tế xã hội quốc gia, sau một thời gian phải hoàn trả cả gốc và lãi dưới hình thức tiền tệ hay hàng hoá. Hoặc chính phủ bán trái phiếu ra nước ngoài để huy động ngoại tệ từ nước ngoài. Nói cách khác đầu tư gián tiếp là một hình thức đầu tư của chính phủ. Nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong FDI. Theo quan điểm vi mô: Chủ đầu tư góp vốn với tỷ lệ nhỏ, họ không được quyền tham gia trực tiếp vào việc điều hành, chi phối hoạt động của đối tượng mà chỉ đơn thuần là góp vốn để được nhận một phần lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn. Chương 2: Quy chế về đầu tư quốc tế gián tiếp tại Việt Nam Nội dung: - Quy chế về thành lập công ty chứng khoán - Quy chế về thành lập quỹ đầu tư. - Quy chế về nhà đầu tư nướng ngoài được phép mua cổ phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, của các công ty Việt Nam. 1. Quy chế về thành lập công ty chứng khoán: Ngày 24-4-2007 Bộ Tài chính đã có quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán. Nội dung cơ bản: * Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán thành lập tại Việt Nam. Các thuật ngữ: 1. Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. 2. Tổ chức kinh doanh chứng khoán là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty quản lý tài sản, ngân hàng đầu tư thực hiện các nghiệp vụ theo quy định tại Điều 60, Điều 61 Luật Chứng khoán. 3. Người hành nghề chứng khoán là người làm việc tại các vị trí nghiệp vụ chuyên môn trong công ty chứng khoán và có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp. * Điều kiện thành lập: - Về phương tiện vật chất (hữu hình) tối thiểu: Theo quyết định, điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán gồm: Có trụ sở đảm bảo các yêu cầu: quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu một năm, trong đó diện tích làm sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150 m2, có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, bao gồm: sàn giao dịch phục vụ khách hàng, thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán, trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng, hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác và lưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán... - Về điều kiện đối với cá nhân, pháp nhân góp vốn: Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ thực góp ban đầu của công ty chứng khoán. Phần vốn góp ban đầu của cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập không được chuyển nhượng trong vòng ba 3 năm kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phù hợp với điều lệ công ty. Báo cáo tài chính năm gần nhất tính đến thời điểm cam kết góp vốn thành lập công ty chứng khoán phải được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập. - Về điều lệ công ty, các quy trình về nghiệp vụ: công ty chứng khoán muốn thành lập phải có dự thảo điều lệ công ty đã được các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán thông qua, phương án hoạt động kinh doanh trong ba 3 năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 2. Quy chế về thành lập quỹ đầu tư: Ngày 15-05-2007 Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC về “Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ”: Theo quy chế này, Công ty quản lý quỹ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán sau đây: Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán; Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ phải bảo đảm vốn kinh doanh dành cho hoạt động đầu tư tài chính của Công ty phải là từ nguồn vốn thực góp của Công ty, không bao gồm các nguồn vốn vay, vốn ủy thác hoặc vốn chiếm dụng từ các tổ chức, cá nhân khác. Quy chế này cũng đã đưa ra các quy định khá cụ thể vể điều kiện được cấp phép thành lập và hoạt động của Công ty quản lý quỹ. Cụ thể là, để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Công ty quản lý quỹ phải có quyền sử dụng trụ sở Công ty thời hạn tối thiểu 1 năm và trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của Công ty; Công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam. Đồng thời, Công ty Quản lý quỹ phải đảm bảo có đủ số lượng nhân viên có Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ theo phương án kinh doanh, trong đó tối thiểu phải có 5 nhân viên được cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ tại trụ sở chính,.. Về điều kiện tài chính đối với cổ đông, thành viên góp vốn, Quy chế này quy định: Các cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn thành lập Công ty quản lý quỹ chỉ được phép sử dụng vốn của chính mình, không bao gồm các nguồn vốn ủy thác đầu tư, vốn chiếm dụng từ các cá nhân, tổ chức khác. Đối với trường hợp cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức, nguồn vốn góp phải là nguồn vốn hợp pháp và được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận. Các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua, góp vốn sở hữu ít nhất 20% vốn điều lệ của Công ty quản lý quỹ và cam kết nắm giữ toàn bộ phần vốn góp hoặc số cổ phần đó trong thời hạn ít nhất 3 năm sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác... Về nhà đầu tư nước ngoài, Quy chế này quy định: công ty quản lý quỹ có trách nhiệm đảm bảo việc đầu tư tài sản của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư, hoạt động quản lý quỹ thành viên có nhà đầu tư nước ngoài tham gia, tuân thủ theo các quy định pháp luật về hạn chế tỷ lệ sở hữu, trực tiếp hoặc gián tiếp, tại các doanh nghiệp Việt Nam. 3. Quy chế về nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam: 3.1 Quy chế về nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam: * Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực ngân hàng: Về tham gia cổ phần, Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hoá như mức tham gia cổ phần của các ngân hàng Việt Nam. Đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có qui định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Về danh mục hạn chế đầu tư nước ngoài đã được khống chế ngay tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006. Những lĩnh vực này gọi là lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Có 14 lĩnh vực trong đó có ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, các dịch vụ liên quan đến tài chính, hàng hải, quảng cáo, kinh doanh bất động sản... được quy định hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Những lĩnh vực này hoàn toàn phù hợp với cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như trong hiệp định song phương. Lĩnh vực ngân hàng liên quan đến đầu tư tài chính thì Việt Nam phải nắm một phần để đảm bảo an ninh tài chính nên phải hạn chế tỷ lệ tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài. Quy chế về nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Ngày 20-4-2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam. Căn cứ pháp lý dựa trên: - Các cam kết quốc tế của Việt Nam: Cam kết với WTO, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA), các hiệp định song phương, đa phương với các nước. - Luật tổ chức chính phủ, Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán. Theo đó, quy định: Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Nội dung cụ thể: 1. Nghị định này quy định việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam (sau đây gọi tắt là ngân hàng Việt Nam) chưa được niêm yết chứng khoán. 2. Khi ngân hàng Việt Nam niêm yết chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và phải tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 4 Nghị định này. Đối tương áp dụng: 1. Các ngân hàng Việt Nam bao gồm: a) Ngân hàng thương mại Nhà nước được cổ phần hoá; b) Ngân hàng thương mại cổ phần. 2. Nhà đầu tư nước ngoài. 3. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam. 1. "Nhà đầu tư nước ngoài" bao gồm: a) "Tổ chức nước ngoài" là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài và hoạt động, kinh doanh tại nước ngoài hoặc/và tại Việt Nam; b) "Cá nhân nước ngoài" là người mang quốc tịch nước ngoài, cư trú tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam. 2. "Tổ chức tín dụng nước ngoài" là tổ chức nước ngoài, bao gồm: - Ngân hàng nước ngoài; - Công ty tài chính nước ngoài;- - Các tổ chức tài chính nước ngoài khác hoạt động chủ yếu và thường xuyên trong lĩnh vực ngân hàng. 3. "Cổ đông nước ngoài hiện hữu" là nhà đầu tư nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép mua cổ phần và đã sở hữu cổ phần tại các ngân hàng thương mại cổ phần trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông nước ngoài hiện hữu được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 4. "Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài" là tổ chức tín dụng nước ngoài có uy tín, có năng lực tài chính và khả năng hỗ trợ ngân hàng Việt Nam trong phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành và áp dụng công nghệ hiện đại; có lợi ích chiến lược phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí cụ thể do ngân hàng Việt Nam quy định. 5. Người có liên quan của một tổ chức, cá nhân bao gồm: a) Công ty mẹ của tổ chức đó, công ty có cùng công ty mẹ với tổ chức đó; b) Người hoặc tổ chức quản lý công ty mẹ, người hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ của tổ chức đó; c) Công ty trực thuộc hoặc công ty con của tổ chức đó; d) Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, người hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của tổ chức đó; đ) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên của tổ chức đó; e) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị em ruột (và vợ, chồng của những người này) của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên của tổ chức đó; g) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột (và vợ, chồng của những người này) của cá nhân đó; h) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản này đối với chính những người uỷ quyền và đối với người liên quan của người uỷ quyền và người được uỷ quyền. Nguyên tắc sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài: (điều 4 nghị định) 1. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. 2. Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. 3. Mức sở hữu cổ phần của một tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của tổ chức tín dụng nước ngoài đó không vượt quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. 4. Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó vượt quá 15%, nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. 5. Trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, khi chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này. 6. Tổng mức sở hữu cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại một ngân hàng thương mại nhà nước được cổ phần hoá như tổng mức sở hữu cổ phần của các ngân hàng Việt Nam tại ngân hàng thương mại nhà nước đó. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định này. 7. Ngân hàng Việt Nam quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng nhưng không vượt quá các tỷ lệ quy định tại Điều này. Tham gia quản trị tại ngân hàng Việt Nam 1. Một tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại một ngân hàng Việt Nam. 2. Một tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được tham gia Hội đồng quản trị tại không quá hai ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra Ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện: vốn điều lệ tối thiểu đạt 1.000 tỷ đồng; có tình hình tài chính lành mạnh; có bộ máy quản trị, điều hành, hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu quả; không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt do vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng trong thời gian 24 tháng đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét. Đồng thời, tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện: có tổng tài sản có tối thiểu tương đương 20 tỷ USD vào năm trước năm đăng ký mua cổ phần; có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng; được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi; đối với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định trên, phải có văn bản cam kết về việc hỗ trợ ngân hàng Việt Nam trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành và áp dụng công nghệ hiện đại… Bên cạnh đó, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 5 năm kể từ khi trở thành là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân hàng Việt Nam. 3.2 QUY CHẾ GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngày 11-3-2003, Chính phủ ban hành Quyết định 36/2003 về quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Quy chế nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, đồng thời huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp của nước ngoài và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Mức góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam theo Điều 3 Quy chế này tối đa bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 29 tháng 9 năm 2005, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ra QUYẾT ĐỊNH 238/2005/QĐ-TTg Về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Quyết định này thay thế Quyết đị
Luận văn liên quan