Tiểu luận Quỹ hedge fund

Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người được coi là “ông tổ” của loại quỹ này là Alfred W. Jones, xuất thân là một nhà báo và nhà xã hội học. Alfred W. Jones thấy rằng việc nắm bắt xu thế của thị trường để đầu tư là rất khó khăn, vì vậy ông đã lập ra một loại quỹ đầu tư với chiến lược đầu tư dựa trên vị thế dài hạn (long position - vị thế mua) và ngắn hạn (short position - vị thế bán), có sử dụng hiệu quả đòn bẩy để nhằm đa dạng hoá rủi ro và đạt mức lợi nhuận tối đa, một loại quỹ đầu tư mới đã ra đời như vậy và có tên là Hedge Fund. Trong thực tế, việc nghiên cứu về quỹ “Hedge Fund” gây trở ngại cho những thành viên trong nhóm, tìm kiếm thông tin, bắt nguồn từ việc quỹ “Hedge Fund” vẫn còn rất là mới lạ ở VN, những tài liệu liên quan đến quỹ HF được diễn đạt hầu hết bằng tiếng nước ngoài, nhiều thuật ngữ chưa được giải thích sát nghĩa. Bài làm này được trình bày với mục đích giúp người đọc hiểu thêm về quỹ HF và có một cái nhìn tổng quát về những quỹ đang có mặt tại Việt Nam, nội dung nhấn mạnh đến các mục đích, chiến lược và sản phẩm của quỹ HF thường dùng. Bài tập này được biên soạn bởi tập thể sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM bao gồm: SV. Bùi Đăng Khoa, SV. Nguyễn Thị Kim Thảo, SV. Vân Tú, SV. Nguyễn Thị Tuyết. Nhóm chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Cô ThS. Phan Quỳnh Trang khoa Tài Chính – Ngân Hàng, Trường ĐH Mở

docx39 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quỹ hedge fund, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ-QUẢN LÝ CÔNG TIỂU LUẬN NHÓM 8 “QUỸ HEDGE FUND” Ngày 14 tháng 12 năm 2016 Mục Lục Lời nói đầu Hedge Fund đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1949 tại Mỹ. Một trong những người được coi là “ông tổ” của loại quỹ này là Alfred W. Jones, xuất thân là một nhà báo và nhà xã hội học. Alfred W. Jones thấy rằng việc nắm bắt xu thế của thị trường để đầu tư là rất khó khăn, vì vậy ông đã lập ra một loại quỹ đầu tư với chiến lược đầu tư dựa trên vị thế dài hạn (long position - vị thế mua) và ngắn hạn (short position - vị thế bán), có sử dụng hiệu quả đòn bẩy để nhằm đa dạng hoá rủi ro và đạt mức lợi nhuận tối đa, một loại quỹ đầu tư mới đã ra đời như vậy và có tên là Hedge Fund. Trong thực tế, việc nghiên cứu về quỹ “Hedge Fund” gây trở ngại cho những thành viên trong nhóm, tìm kiếm thông tin, bắt nguồn từ việc quỹ “Hedge Fund” vẫn còn rất là mới lạ ở VN, những tài liệu liên quan đến quỹ HF được diễn đạt hầu hết bằng tiếng nước ngoài, nhiều thuật ngữ chưa được giải thích sát nghĩa. Bài làm này được trình bày với mục đích giúp người đọc hiểu thêm về quỹ HF và có một cái nhìn tổng quát về những quỹ đang có mặt tại Việt Nam, nội dung nhấn mạnh đến các mục đích, chiến lược và sản phẩm của quỹ HF thường dùng. Bài tập này được biên soạn bởi tập thể sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM bao gồm: SV. Bùi Đăng Khoa, SV. Nguyễn Thị Kim Thảo, SV. Vân Tú, SV. Nguyễn Thị Tuyết. Nhóm chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Cô ThS. Phan Quỳnh Trang khoa Tài Chính – Ngân Hàng, Trường ĐH Mở Mặc dù được biên soạn và biên tập cẩn thận, tài liệu của nhóm không thể tránh khỏi các thiếu sót, mong được góp ý của bạn đọc để ngày một hoàn thiện hơn; Thư từ góp ý xin gửi về: SV. Bùi Đăng Khoa Gmail: buidangkhoa30794@gmail.com TẬP THỂ BIÊN SOẠN I/ PHẦN BÀI DỊCH 1/ Bản dịch “Sơ bộ tình hình kinh doanh 1.1” QUỸ ĐẦU TƯ PHÒNG NGỪA (HEDGE FUNDS) Các quỹ đầu tư phòng ngừa đã và đang trở thành những khách hàng then chốt, chủ yếu về chứng khoán phát sinh cho việc lập nghiệp vụ bảo đảm, đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá. Họ hoạt động như các “quỹ tương hỗ”, trong đó: Họ đại diện cho khách hàng để đầu tư, tuy nhiên, họ chỉ chấp nhận huy động vốn từ những khách hàng cao cấp và không công khai chào giá chứng khoán của họ. Các quỹ tương hỗ phải chịu phụ thuộc vào các quy định: Yêu cầu các cổ phần có thể được hoàn trả bất cứ lúc nào. Các chính sách đầu tư được công khai. Việc sử dụng phương pháp đầu cơ vay nợ bị giới hạn. Không có bán khống nào được tiếp nhận, v.v. Các quỹ đầu tư phòng ngừa khá thoải mái với những quy định này, điều này mang lại cho họ rất nhiều sự tự do để phát triển các chiến lược đầu tư cao cấp, độc đáo. Các chi phí do người quản lí quỹ đầu tư phòng ngừa thu, phụ thuộc vào sự hoạt động của nguồn vốn và tương đối cao, thường 1 đến 2% tổng số tiền được đầu tư cộng thêm 20% lợi nhuận. Các quỹ đầu tư phòng ngừa ngày càng phổ biến rộng rãi, với khoảng 1 nghìn tỉ đô la đang được đầu tư trên toàn thế giới; Nguồn vốn của quỹ, đã và đang được thiết lập, để đầu tư vào một danh mục đầu tư của quỹ đầu tư. Chiến lược đầu tư được một nhà quản lý quỹ đầu tư tuân theo, thường liên quan đến sử dụng chứng khoán để thiết thập một vị thế đầu cơ, hoặc vị thế kinh doanh chênh lệch giá. Một khi chiến lược được xác định, người quản lí quỹ đầu tư phải: Đánh giá các rủi ro mà nguồn vốn đưa ra Quyết định những rủi ro nào có thể chấp nhận được và những rủi ro nào sẽ được bảo hộ. Đặt ra những chiến lược (thường liên quan đến chứng khoán) để bảo hộ những rủi ro không thể chấp nhận được. Đây là một vài ví dụ về các chiến lược được sử dụng cho các quỹ đầu tư cùng với các giao dịch đi kèm: Những chiến lược mua/bán khống tài sản: mua vào các tài sản có khả năng tăng trưởng giá trị và bán khống các tài sản được kỳ vọng là sẽ giảm giá trị. Kinh doanh lệch giá có thể chuyển đổi được: Giữ một “vị thế mua” trong trái phiếu, có thể chuyển đổi được kết hợp với một “vị thế bán” trong vốn cổ phần. Mua các chứng khoán của công ti sắp phá sản: Mua các chứng khoán được các công ty đang hoặc sắp bị phá sản phát hành. Thị trường mới nổi: Đầu tư vào các khoản nợ, hoặc vốn cổ phần của các công ty ở những nước đang phát triển, hoặc mới nổi, và đầu tư vào khoản nợ của nước mình. Vĩ mô toàn cầu: Tiến hành các giao dịch, phản ánh các xu hướng “kinh tế vĩ mô” toàn cầu đã dự kiến. Chiến dịch kinh doanh chênh lệch giá hợp nhất: Giao dịch sau một sự sáp nhập, hoặc mua lại được thông báo, để tạo ra lợi nhuận; nếu việc thỏa thuận được báo trước xảy ra 2/ Mục đích sử dụng các chiến lược 2.1/ Những chiến lược mua /bán khống tài sản Chiến lược mua/bán khống tài sản là một chiến lược đầu tư thường được áp dụng bởi các quỹ thanh khoản linh hoạt. Cách thức cơ bản của chiến lược này là mua vào các tài sản có khả năng tăng trưởng giá trị và bán khống các tài sản được kỳ vọng là sẽ giảm giá trị. Ví dụ Một hedge fund có thể đồng thời bán khống cổ phiếu của một công ty hoạt động trong ngành sản xuất xe hơi và mua vào cổ phiếu của một công ty khác cũng hoạt động trong ngành này, Chẳng hạn bán khống 1 tỷ VNĐ Vinaxuki và mua vào 1 tỷ VNĐ cổ phiếu Trường Hải. Với vị thế sau khi thực hiện giao dịch, bất kỳ sự kiện nào gây giảm giá với các cổ phiếu ngành sản xuất xe hơi sẽ đều đem lại lợi nhuận với lượng đầu tư vào Vinaxuki và lượng lỗ tương ứng với cổ phiếu Trường Hải. Tình trạng tương tự cũng xảy ra khi có sự kiện làm tăng giá đồng loạt các cổ phiếu trong ngành xe hơi, vị thế của quỹ sẽ không bị thay đổi nhiều. Giả sử quỹ đó đã bán cổ phiếu của Vinaxuki và mua vào cổ phiếu Trường Hải với dự báo của ban quản lý quỹ là Trường Hải sẽ có hiệu quả vận hành tốt. Nếu dự báo này là đúng, quỹ sẽ thu được lợi nhuận mà không chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường và biến động ngành. 2.2/ Kinh doanh lệch giá có thể chuyển đổi được Người quản lý nắm giữ vị thế mua của trái phiếu chuyển đổi và thực hiện bán khống cổ phiếu của công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi đó nhằm tận dụng chênh lệch giá tạm thời đó để thu lợi nhuận. Ví dụ: Mua quyền chọn mua: là 1 chiến lược tăng giá, có mức lỗ giới hạn (là phí quyền chọn) và mức lợi nhuận tiềm năng không giới hạn. Bán quyền chọn mua: Là chiến lược kinh doanh giá xuống và mang lại lợi nhuận có giới hạn, chính là phí quyền chọn, nhưng mức lỗ thì vô hạn. 2.3/ Mua các chứng khoán của công ti sắp phá sản Là chứng khoán của một công ty sắp phá sản hoặc đang trong quá trình làm thủ tục phá sản. Phá sản xảy ra do công ty không có khả năng trả các nghĩa vụ tài chính. Khi gặp phải hoành cảnh này, các công cụ tài chính của công ty đã phải chịu suy giảm lớn trong giá trị, tài chính có thể bao gồm: cổ phiếu phổ thông và ưu đãi, nợ ngân hàng, nợ thương mại, và trái phiếu công ty. Do những suy giảm trong giá trị, loại chứng khoán này thường trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư đang tìm kiếm các món hời và bằng lòng chấp nhận rủi ro. Khi doanh nghiệp phá sản thì các cổ phiếu phổ thông được coi là có giá trị thấp nhất (cũng do cổ đông nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng lợi sau cùng và thường không còn gì sau khi công ty đã phát mại tài sản) nên những nhà đầu tư vào cổ phiếu distressed thường quan tâm hơn đến những công cụ khác như nợ ngân hàng, nợ thương mại và trái phiếu. Lí do có các nhà đầu tư vào loại chứng khoán này là do có niềm tin rằng tình hình của doanh nghiệp không xấu như thị trường tưởng, hoặc công ty sẽ "sống sót" hoặc các tài sản bán đi sau khi phát mại sẽ đủ để chi trả các khoản đầu tư ban đầu. 2.4/ Thị trường mới nổi Mục đích là để đầu cơ chờ đợi khi thị trường phát triển mạnh, giá chứng khoán tăng, nhằm bán ra kiếm lời. Vd: Mexico, Brazil, VN.Nơi mà thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển, nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm. 2.5/ Vĩ mô toàn cầu Người quản lý đầu tư vào các khu vực mà họ cho rằng ở đó có nhiều cơ hội để thu được lợi nhuận. Trong trường hợp này, họ sử dụng hiệu quả đòn bẩy cao. 2.6/ Chiến dịch kinh doanh chênh lệch giá hợp nhất Giao dịch sau một sự sáp nhập, hoặc mua lại được thông báo, để tạo ra lợi nhuận; nếu việc thỏa thuận được báo trước xảy ra II/ CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TẠI VIỆT NAM A/ CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯNG KHOÁN SÀI GÒN (SSI - HOSE) 1/ Giới Thiệu Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI - HOSE) là định chế tài chính hàng đầu và uy tín trên thị trường Việt Nam. Với tiềm lực tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ hùng hậu, chuyên nghiệp, SSI luôn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ vượt trội và luôn đảm bảo tối đa lợi ích cổ đông. SSI là công ty chứng khoán có mạng lưới hoạt động rộng tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Vũng Tàu.  SSI thu hút được không những sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước, mà còn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài danh tiếng. Một số khách hàng tiêu biểu của SSI là Morgan Stanley, HSBC, Vinamilk, Hoàng Anh Gia Lai, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex, Credit Suisse, BIDV, ANZ, Tập đoàn C.T Group, Prudential VN, Deutsche Bank, ...  Bên cạnh đó, SSI luôn là cửa ngõ vào thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế với nhiều họat động kết nối. Đặc biệt, hội nghị Gateway to Vietnam - sự kiện thường niên của SSI luôn là sự kiện tài chính gây tiếng vang lớn trong giới tài chính trong nước, quốc tế, quy tụ đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và hàng trăm nhà đầu tư trong và ngoài nước.  Đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống công nghệ thông tin trong ngành tài chính, SSI cũng đã có những bước chuyển mình cơ bản để nhanh chóng đối mặt với những thách thức, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai như tái cấu trúc về công nghệ để duy trì hệ thống hạ tầng ổn định, bảo mật, an toàn đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các hoạt động kinh doanh hàng ngày.  Nhận thức rất rõ những khó khăn trong thời gian tới, SSI luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức và nắm bắt, hiện thực hóa các cơ hội để công ty tiếp tục phát triển lớn manh. 2/ Các Chứng Chỉ Quỹ 2.1/ ETF SSIAM HNX30 A/ Mục tiêu đầu tư Mục tiêu đầu tư của Quỹ ETF SSIAM HNX30 là hướng tới đạt hiệu quả đầu tư bám sát mức sinh lời thực tế của Chỉ Số HNX30 trong tất cả các giai đoạn. Công Ty Quản Lý Quỹ có trách nhiệm đảm bảo mức sai lệch so với Chỉ Số HNX30 liên tục trong 3 tháng gần nhất không vượt quá mức sai lệch tối đa theo quy định của HNX là 15%. B/ Chiến lược đầu tư Quỹ sẽ áp dụng chiến lược đầu tư thụ động với mục tiêu lợi nhuận bám sát tỷ lệ lợi nhuận của Chỉ Số HNX30 và không chủ động lựa chọn cổ phiếu dựa trên các nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô, phân tích ngành và phân tích công ty. Tùy vào từng thời điểm, Quỹ sẽ áp dụng phương pháp đầu tư mô phỏng toàn bộ hoặc một phần rổ cổ phiếu HNX30 để giảm thiểu mức sai lệch so với Chỉ Số Tham Chiếu C/ Phân bổ tài sản Phương pháp đầu tư mô phỏng toàn bộ Đối với phương pháp này, Quỹ sẽ đầu tư vào toàn bộ hoặc gần như toàn bộ vào các cổ phiếu nằm trong rổ cổ phiếu HNX30 theo đúng tỷ trọng của các cổ phiếu trong rổ HNX30. Khi Chỉ Số Tham Chiếu có sự thay đổi tại các kỳ xem xét định kỳ hoặc bất thường thì Quỹ sẽ điều chỉnh Danh Mục Đầu Tư, tỷ trọng các mã tương ứng với sự thay đổi của Chỉ Số Tham Chiếu. Phương pháp đầu tư mô phỏng một phần Trong trường hợp các Người Điều Hành Quỹ nhận định phương pháp đầu tư mô phỏng toàn bộ nêu trên không phải là phương pháp đầu tư hiệu quả nhất để đạt được tỷ lệ lợi nhuận của chỉ số hoặc do các biến động trong các kỳ xem xét Chỉ Số Tham Chiếu thường lệ hoặc các đợt xem xét bất thường, phương pháp đầu tư mô phỏng một phần có thể được sử dụng. Trong phương pháp này, Quỹ sẽ đầu tư vào một số lượng nhất định các cổ phiếu trong rổ HNX30, hoặc tỷ trọng từng mã sẽ có thay đổi so với tỷ trọng từng mã trong Chỉ Số Tham Chiếu, và có thể đầu tư vào một số cổ phiếu không nằm trong rổ HNX30 nhưng nằm trong danh mục chứng khoán dự phòng của Chỉ Số HNX30. THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ QUỸ ETF SSIAM   HNX30 Tên Quỹ Quỹ ETF SSIAM HNX30 Tên viết tắt SSIAM-HNX30 Loại hình Quỹ Quỹ hoán đổi danh mục Thời gian hoạt động Không giới hạn Ngày thành lập 10/12/2014 Niêm yết Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) Công ty Quản Lý Quỹ Công ty TNHH Quản Lý Quỹ SSI (SSIAM) Ngân hàng giám sát Ngân Hàng TNHH MTV Standard Chartered (Việt Nam) Đại lý chuyển nhượng Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam (VSD) Công ty kiểm toán Công Ty TNHH Ernst & Young Việt Nam / Công ty TNHH KPMG (Việt Nam) Ngày Giao Dịch Hoán Đổi Thứ Tư hàng tuần Hạn nộp lệnh giao dịch hoán đổi 14:30 Ngày Giao Dịch Hoán Đổi Phí Phí phát hành trọng đợt IPO: 0% trên giá trị giao dịch của Lô Chứng Chỉ Quỹ Phí phát hành các lần giao dịch sau IPO: 0% trên giá trị giao dịch của Lô Chứng Chỉ Quỹ Phí mua lại: 0,1% trên giá trị giao dịch của Lô Chứng Chỉ Quỹ. *Nhà đầu tư vui lòng tham khảo Bản Cáo Bạch và Điều lệ họat động của Quỹ để biết thêm chi tiết Trước khi đưa ra quyết định đầu tư, Nhà đầu tư cần đọc và hiểu rõ nội dung Bản Cáo Bạch và Điều Lệ Quỹ và các tài liệu liên quan, nghiên cứu và cân nhắc kỹ các rủi ro, các loại phí giao dịch Chứng Chỉ Quỹ Nhà đầu tư phải trả, các loại chi phí hoạt động của Quỹ D/ QUY TRÌNH GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ QUỸ ETF SSIAM HNX30 TRONG GIAI ĐOẠN IPO (27/10/2014 – 21/11/2014) Quy trình góp vốn thành lập chứng chỉ quỹ ETF SSIAM HNX30 Sơ đồ giao dịch góp vốn Bước 1: Đăng ký góp vốn Thời gian đăng ký góp vốn: Từ 09:00 ngày 27/10/2014 đến 14:30 ngày 17/11/2014. Thành Viên Lập Quỹ/Nhà Đầu Tư đăng ký góp vốn thành lập Quỹ bằng Danh Mục Chứng Khoán Cơ Cấu: Đối với Thành Viên Lập Quỹ: Chứng Khoán Cơ Cấu thực hiện góp vốn: bao gồm các chứng khoán đang sẵn có trên tài khoản giao dịch của Thành Viên Lập Quỹ và các chứng khoán đi vay qua hệ thống vay và cho vay của VSD với mục đích thực hiện giao dịch hoán đổi đang nằm trên tài khoản tạm giữ. Đối với Nhà Đầu Tư: Chứng Khoán Cơ Cấu thực hiện góp vốn: là các chứng khoán có sẵn trên tài khoản lưu ký của Nhà Đầu Tư. Góp vốn một phần bằng tiền mặt: - Phát sinh chênh lệch giữa giá trị Danh Mục Chứng Khoán Cơ Cấu và Giá Phát Hành Lô Chứng Chỉ Quỹ ETF; - Mã chứng khoán nằm trong Danh Mục Chứng Khoán Cơ Cấu mà Thành Viên Lập Quỹ bị hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc mã chứng khoán đó là cổ phiếu quỹ mà Thành Viên Lập Quỹ chưa thực hiện thủ tục giao dịch cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật; Thành Viên Lập Quỹ có trách nhiệm thông báo cho Công Ty Quản Lý Quỹ các mã chứng khoán thuộc diện nêu trên để Công Ty Quản Lý Quỹ tính toán số tiền nộp thay thế - Bản sao chứng thực các loại giấy tờ liên quan đến thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp (nếu có); Đăng ký đặt mua Chứng Chỉ Quỹ ETF phát hành lần đầu - Nhà Đầu Tư gửi “Giấy Đăng Ký Góp Vốn Lập Quỹ ETF SSIAM HNX30” theo mẫu cho Thành Viên Lập Quỹ/Đại Lý Phân Phối nơi mình mở tài khoản giao dịch chứng khoán. - Thời gian Thành Viên Lập Quỹ/Đại Lý Phân Phối nhận “Giấy Đăng Ký Góp Vốn Lập Quỹ ETF SSIAM HNX30” là từ 09:00 đến 16:30 các ngày làm việc từ ngày 27/10 – 16/11/2014 và từ 09:00 đến 14:30 ngày 17/11/2014 trong Thời Hạn Đăng Ký Góp Vốn. Thành Viên Lập Quỹ/Đại Lý Phân Phối kiểm tra tính chính xác của Giấy Đăng Ký Góp Vốn Lập Quỹ. - Nhà Đầu Tư/Thành Viên Lập Quỹ có thể sửa/hủy Giấy Đăng Ký Góp Vốn bằng cách điền vào Giấy Đăng Ký Sửa/Hủy theo mẫu, và chuyển về Thành Viên Lập Quỹ/Đại Lý Phân Phối nơi Nhà Đầu Tư đăng ký góp vốn trước thời điểm kết thúc Thời Hạn Đăng Ký Góp Vốn. Bước 2: Thực hiện góp vốn Thông báo danh mục Chứng Khoán Cơ Cấu góp vốn chính thức được công bố trên trang điện tử của SSIAM trước 9:00 ngày 18/11/2014 Thời Gian Thực Hiện Góp Vốn: Từ 09:00 ngày 18/11/2014 đến 14:30 ngày 21/11/2014. Nhà Đầu Tư nộp cho Thành Viên Lập Quỹ/Đại Lý Phân Phối các tài liệu sau: Giấy đề nghị phong tỏa và chuyển quyền sở hữu Chứng Khoán Cơ Cấu góp vốn Bảng kê Chứng Khoán Cơ Cấu góp vốn Văn bản xác nhận số dư của Công Ty Chứng Khoán nơi Nhà Đầu Tư có tài khoản sử dụng Chứng Khoán Cơ Cấu để góp vốn Tài liệu xác nhận đã chuyển tiền góp vốn vào tài khoản phong tỏa của Quỹ ETF (trường hợp có góp vốn bằng tiền). Trường hợp nộp tiền bổ sung Nhà Đầu Tư/ Thành Viên Lập Quỹ phải đảm bảo số tiền nộp bổ sung trong trường hợp có góp vốn bằng tiền được ghi nhận vào tài khoản của Quỹ tại Ngân hàng giám sát chậm nhất vào ngày 21/11/2014 Trường hợp phát sinh sự kiện doanh nghiệp dưới sự giám sát của Ngân Hàng Giám Sát, Công Ty Quản Lý Quỹ SSI sẽ tính toán và thông báo cho Thành Viên Lập Quỹ và Nhà Đầu Tư về số tiền cần nộp bổ sung trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi Chứng Khoán Cơ Cấu góp vốn được chuyển quyền sở hữu sang tài khoản của Quỹ ETF. Trường hợp Thành Viên Lập Quỹ phải góp vốn một phần bằng tiền mặt Quỹ ETF sẽ thực hiện việc mua các mã chứng khoán mà Thành Viên Lập Quỹ được góp bằng tiền trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ khi Quỹ ETF được thành lập. Phong tỏa/ Giải tỏa Chứng Khoán Cơ Cấu góp vốn Toàn bộ Danh Mục Chứng Khoán Cơ Cấu của Nhà Đầu Tư/Thành Viên Lập Quỹ sẽ được VSD phong tỏa theo đúng danh mục chứng khoán, tỷ lệ, số lượng Chứng Khoán Cơ Cấu mà Nhà Đầu Tư/Thành Viên Lập Quỹ đã đăng ký góp vốn hợp lệ. Thời gian phong tỏa: Từ thời điểm VSD xác nhận phong tỏa cho đến khi chứng khoán được chuyển sang tài khoản lưu ký của Quỹ trong trường hợp đợt phát hành thành công hoặc cho đến khi được giải tỏa theo thông báo của Công Ty Quản Lý Quỹ. Giải tỏa Chứng Khoán Cơ Cấu: Chứng Khoán Cơ Cấu chỉ được giải tỏa trong trường hợp đợt phát hành không thành công hoặc trong trường hợp đặc biệt của Nhà Đầu Tư được Công Ty Quản Lý Quỹ xem xét chấp thuận. Hồ sơ, trình tự và cách thức thực hiện phong tỏa, giải tỏa Chứng Khoán Cơ Cấu được thực hiện theo quy định của VSD. Xác nhận góp vốn hợp lệ/không hợp lệ Trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ khi kết thúc thời hạn góp vốn, Công Ty Quản Lý Quỹ hoặc Tổ Chức Cung Cấp Dịch Vụ sẽ gửi đến Nhà Đầu Tư, Thành Viên Lập Quỹ xác nhận góp vốn vào Quỹ. Trường hợp số lượng Chứng Khoán Cơ Cấu góp vốn và phần tiền chênh lệch góp vốn không đủ so với số lượng Lô Chứng Chỉ Quỹ ETF đã đăng ký đặt mua nhưng lớn hơn một (1) Lô Chứng Chỉ Quỹ ETF thì: - Số lượng Lô Chứng Chỉ Quỹ ETF đăng ký đặt mua của Nhà Đầu Tư, Thành Viên Lập Quỹ sẽ được làm tròn xuống tương ứng với số lượng Chứng Khoán Cơ Cấu góp vốn và tiền mặt thực góp vào tài khoản của Quỹ. - VSD sẽ thực hiện phong tỏa trên số lượng Chứng Khoán Cơ Cấu thực tế tương ứng với số Lô Chứng Chỉ Quỹ ETF đã điều chỉnh. Giao dịch góp vốn được coi là không hợp lệ khi: - Giao dịch đăng ký góp vốn không đủ Chứng Khoán Cơ Cấu theo danh mục tương ứng với một (1) Lô Chứng Chỉ Quỹ ETF hoặc không nộp đủ tiền theo quy định - Nhà Đầu Tư/Thành Viên Lập Quỹ không nộp hồ sơ đề nghị phong tỏa chứng khoán. Đối với các giao dịch không hợp lệ, chứng khoán sẽ duy trì trong tài khoản của Nhà Đầu Tư và tiền mặt sẽ được chuyển trả vào tài khoản ngân hàng đăng ký của Nhà Đầu Tư trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ khi kết thúc Thời Hạn Thực Hiện Góp Vốn. Phí chuyển tiền sẽ được trừ vào số tiền chuyển trả này. Bước 3: Đăng ký, lưu ký Chứng Chỉ Quỹ ETF, chuyển quyền sở hữu Chứng Khoán Cơ Cấu góp vốn Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ do UBCKNN cấp có hiệu lực, Công Ty Quản Lý Quỹ SSI sẽ thực hiện việc đăng ký Chứng Chỉ Quỹ ETF SSIAM HNX30 phát hành lần đầu với VSD. Số Lô Chứng Chỉ Quỹ ETF mà Nhà Đầu Tư/Thành Viên Lập Quỹ đã đăng ký góp vốn hợp lệ sẽ được tự động lưu ký và phân bổ vào tài khoản lưu ký của Nhà Đầu Tư/ Thành Viên Lập Quỹ Quyền sở hữu của Nhà Đầu Tư, Thành Viên Lập Quỹ đối với số Chứng Chỉ Quỹ ETF nêu trên được xác lập từ thời điểm VSD lưu ký, phân bổ chứng chỉ quỹ vào tài khoản lưu ký. Ngày hiệu lực đối với Chứng Chỉ Quỹ ETF phát hành lần đầu đồng thời là ngày hiệu lực đăng ký chứng chỉ Quỹ ETF SSIAM HNX30 của VSD Việc đăng ký, lưu ký Chứng Chỉ Quỹ ETF và chuyển quyền sở hữu Chứng Khoán Cơ Cấu góp vốn sang tài khoản của Quỹ ETF SSIAM HNX30 được thực hiện theo quy định tại Quy Chế Hoạt Động Giao Dịch Hoán Đổi, Đăng Ký, Lưu Ký, Bù Trừ và Thanh Tán Chứng Chỉ Quỹ Giao Dịch Hoán Đổi do VSD ban hành.. Chuyển quyền sở hữu Chứng Khoán Cơ Cấu góp vốn: Số lượng Chứn
Luận văn liên quan