Tiểu luận Quy hoạch du lịch tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là vùng đất nằm ở vùng đất Nam Tây Nguyên nhiều hứa hẹn, nằm ở độ cao trung bình từ 800 – 1000m so với mặt nước biển. với khí hậu mát mẻ và hàng loạt những địa điểm du lịch đầy hấp dẫn như “tiểu paris” Đà lạt, cao nguyên langbiang, V.v. Đây còn là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc anh em với hơn 40 dân tộc . Lâm đồng không chỉ phù hợp cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng mà còn có thể phát triển du lịch văn hóa một cách song song. Thông qua bài tiểu luận, hi vọng rằng Lâm Đồng có thể có những quy hoạch đúng đắn cho sự phát triển của tỉnh. Để Lâm Đồng có thể trở thành tỉnh dẫn đầu vê loại hình du lịch nghỉ dưỡng và văn hóa ở Việt Nam

docx24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4763 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy hoạch du lịch tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC TÓM TẮT 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG 4 1. Mục tiêu tổng quát 4 2. Mục tiêu cụ thể: 4 II. KIỂM KÊ VÀ PHÂN TÍCH TÀI NGUYÊN 5 1. Vị trí địa lý 5 2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 6 2.1. Địa hình 7 2.2. Khí hậu 8 2.3. Tài nguyên nước 8 2.4. Tài nguyên sinh vật 9 3. Tài nguyên du lịch nhân văn 10 3.1. Di tích lịch sử 10 3.2. Lễ hội 11 3.3. Làng nghề thủ công 12 3.4. Di sản văn hóa 12 III. HIỆN TRẠNG DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN 12 1. Phân tích nguồn khách du lịch đến tỉnh Nghệ An 13 2. Doanh thu 14 3. Cơ sở vật chất – hạ tầng phục vụ du lịch 16 4. Lao động 17 5. Phân tích các điểm, tuyến, khu du lịch, tiểu vùng du lịch 17 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 PHỤ LỤC 22 TÓM TẮT Lâm Đồng là vùng đất nằm ở vùng đất Nam Tây Nguyên nhiều hứa hẹn, nằm ở độ cao trung bình từ 800 – 1000m so với mặt nước biển. với khí hậu mát mẻ và hàng loạt những địa điểm du lịch đầy hấp dẫn như “tiểu paris” Đà lạt, cao nguyên langbiang, V.v. Đây còn là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc anh em với hơn 40 dân tộc . Lâm đồng không chỉ phù hợp cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng mà còn có thể phát triển du lịch văn hóa một cách song song. Thông qua bài tiểu luận, hi vọng rằng Lâm Đồng có thể có những quy hoạch đúng đắn cho sự phát triển của tỉnh. Để Lâm Đồng có thể trở thành tỉnh dẫn đầu vê loại hình du lịch nghỉ dưỡng và văn hóa ở Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU “Ngươi là tượng trưng cho cái đẹp, còn ta, còn ta chỉ là tượng trưng cho sự sắp đặt của tự nhiên mà thôi. Khi ta chết mọi người sẽ quên ta nhưng sẽ mãi mãi nhớ về ngươi” – đó là câu nói mà vua phổ đã nói khi nắm tay Moza mà nói trước khi ông qua đời, thật vậy chỉ có những cái gì thuộc về cái đẹp thì mới tồn tại mãi mãi trong cái thế giới trường cửu này bằng cách di vào lòng người và lấy đi tâm hồn của họ. Hỏi ai đã thực sự tận hưởng hết cái đẹp, cái quý giá của mảnh đất “rừng vàng biển bạc” này. Trải qua bao thăng trầm từ chiến tranh đến cả công cuộc xây dựng đất nước, Việt Nam đã và đang vươn lên để xây dựng một đất nước hiện đại, văn minh để từ đó có thể trở thành một “điều đẹp đẽ” tồn tại trong mỗi du khách khi đặt chân đến Việt Nam. Cuộc sống càng trở nên bận rộn, con người càng muốn hướng về thiên nhiên hơn để tìm lại những điều bình yên mà họ không có được trong cuộc sống bận rộn hàng ngày. Với tiềm năng du lịch văn hóa vô cùng to lớn thông qua một bề dầy lịch sử vẻ vang, nước ta hiện nay còn đang phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng hướng về thiên nhiên và các vùng núi, cao nguyên là hợp hơn cả với khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ dường như đang trở thành một loại hình du lịch ưa thích cho cả du khách nước ngoài và cả các du khách nội địa khi lựa chọn địa điểm du lịch. Bài tiểu luận sẽ tập trung mô tả về các giá trị, hiện trang du lịch của một vùng thuộc phía Nam Tây Nguyên đầy hứa hẹn của nước ta với những cảnh quan hùng vĩ, khí hậu dễ chịu và hàng loạt các đặc sản khác. Lâm Đồng đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nền du lịch nước nhà. Bài tiểu luận gồm những phần cơ bản sau: phân tích tài nguyên, hiện trạng ngành du lịch và các mục tiêu đề xuất để phát triển du lịch cho tỉnh Lâm Đồng. Tôi hi vọng sẽ mang đến cho độc giả một cái nhìn tổng quát về các đặc trưng du lịch, hiện trạng về tài nguyên cũng như đưa ra những mục tiêu khả thi nhằm góp phần duy trì và phát triển du lịch tại vùng đất đầy những điều kì thú này. Với mong muốn tìm hiểu về văn hóa và du lịch tỉnh Lâm Đồng, hy vọng tiểu luận sẽ đem lại một cái nhìn mới mẻ hơn và cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho độc giả. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG Mục tiêu tổng quát Khai thác triệt để tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, tận dụng các lợi thế về vị trí địa lý, kết cấu cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẵn có của tỉnh, đẩy nhanh phát triển du lịch với tốc độ cao và hiệu quả, để có thể đạt tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế.  Tiến tới năm 2020, đẩy mạnh cơ cấu kinh tế ngành du lịch, đưa du lịch trở thành ngành có cơ cấu kinh tế chủ đạo trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Đưa du lịch Lâm Đồng trở thành một ngành kinh tế quan trọng với các bước phát triển mạnh mẽ và bền vững. Tiến tới sự bền vững trong du lịch. Phấn đấu đến năm 2020, đưa Lâm Đồng trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng du lịch Tây Nguyên và là một trong những vùng trọng điểm về du lịch của cả nước, với các sản phẩm du lịch đặc trưng và độc đáo của Tây Nguyên. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch và hiệu quả kinh doanh du lịch.Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường hướng tới loại hình du lịch bền vững đồng thời giữ vững đa dạng về tài nguyên.Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đổi mới phương pháp quản lý về du lịch để đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch tốt nhất. Phát triển du lịch phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển văn hoá, nhất là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy nét đặc sắc của hơn 40 dân tộc anh em Mở rộng và kết hợp các loại hình du lịch (sinh thái, văn hoá lịch sử, tâm linh, vui chơi giải trí…) nhằm tạo sự đa dạng trong hoạt động du lịch; tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, từng bước tạo dựng thương hiệu riêng trong mắt bạn bè quốc tế và cả các du khách nội địa. Mục tiêu cụ thể Năm 2020 tăng doanh thu khai thác du lịch lên gấp 3 lần so với năm 2010. Năm 2015 đạt 4 - 4,5 triệu lượt khách du lịch, tăng doanh thu du lịch tăng bình quân 20 - 25%/năm. Đến năm 2020, đạt 6 - 6,5 triệu lượt khách du lịch, doanh thu du lịch tăng bình quân 17 - 18%/năm. Tiến tới năm 2020, tăng doanh thu của ngành du lịch Lâm Đồng lên gấp đôi, năm 2020 là hơn 10000 tỉ Đến năm 2015 thu hút trên 10.000 lao động, năm 2020 thu hút trên 15.000 lao động trực tiếp vào ngành du lịch, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch, tìm ra các chiến lược phát triển du lịch mới nhằm tập trung các loại hình du lịch cùng loại vào một nhóm, phát triển du lịch văn hóa kết hợp nghỉ dưỡng, thể thao kết hợp mạo hiểm. tuần trăng mật với thể thao mạo hiểm. Xác định đối với thị trường khách nội địa, đối tượng nào sẽ là thị trường khách hàng mục tiêu. Đối với thị trường quốc tế, cần đề ra các biện pháp xúc tiến và quảng bá thế nào để tăng cường thu hút khách du lịch nước ngoài. Mở rộng thị trường khách du lịch châu Âu, đặc biệt là các cựu chiến binh Pháp. Tạo dấu ấn đặc sắc về hình ảnh Lâm Đồng nói chung và thương hiệu du lịch Lâm Đồng nói riêng trong nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế trên cơ sở đẩy mạn hxây dựng một số sản phẩm du lịch đặc thù và có lợi thế cạnh tranh cao trên cơ sở phát triển mạnh các loại hình du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm đưa du lịch Đà Lạt – Bảo Lộc trở thành cụm du lịch gắn với tour du lịch quốc gia, quốc tế. Mở rộng, phát triển các điểm du lịch hồ xuân hương, các khu vực thác… đồng thời tạo thêm một số điểm du lịch mới, hấp dẫn như: chinh phục Langbiang, săn bắn thể thao tại rừng nguyên sinh Pangpá, ròng rọc xuyên rừng V.v. KIỂM KÊ VÀ PHÂN TÍCH TÀI NGUYÊN Nguồn tài nguyên của Lâm Đồng bao gồm cả tự nhiên và nhân văn là vô cùng phong phú với hàng loạt những danh lam thắng cảnh, không khí mát lạnh của vùng cao nguyên hay nét văn hóa độc đáo của hơn 40 dân tộc anh em vì vậy Lâm Đồng rất phù hợp cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa và sinh thái Vị trí địa lý Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Với địa hình núi cao và nhiều cao nguyên như vậy Lâm Đồng có khí hậu vô cùng dễ chịu và trong sạch phù hợp cho những ngưởi muốn tham gia một chuyến du lịch nghỉ dưỡng hoàn hảo. Bên cạnh đó Lâm Đồng còn giáp với nhiều tỉnh thành khác ví dụ như: Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc Đây là điều kiện vô cùng thuận tiện cho việc phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói chung và các vùng lân cận nói riêng khi có thể triển khai nhiều tour du lịch liên tỉnh với giao thông thuận tiện. Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi  gia súc. Đó là lợi thế vô cùng quan trọng để tiếp tục phát triển du lịch – dịch vụ với điều kiện kinh tế của vùng vô cùng năng động như vậy. Về du lịch thì ta Lâm Đồng hiện nay được chia làm 2 trọng điểm chính: Trung tâm du lịch phía Bắc bao gồm thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận Trung tâm du lịch phía Nam gồm thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận Tài nguyên du lịch tự nhiên Địa hình Lâm  Đồng nằm ở vùng đất Nam Tây Nguyên nhiều hứa hẹn, nằm ở độ cao trung bình từ 800 – 1000m so với mặt nước biển. Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam. - Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m). - Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m). - Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên. Vì địa hình chủ yếu là núi cao, cao nguyên và các thung lung nhỏ nên Lâm Đồng được bao bọc với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng là các cao nguyên, dẫy núi nổi tiếng. Điều này hoàn toàn phù hợp để Lâm Đồng tiếp tục phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới như là du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm. Để tìm hiểu thông tin cụ thể các dãy núi, cao nguyên ở Lâm Đồng. Sau đây là một số núi, cao nguyên, đồi đang là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Lâm Đồng Loại Đặc điểm Đồi Cù Ngay từ năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực "Bất khả xâm phạm" nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà lạt, hiện nay đồi cù đã được cải tạo thành sân gôn 18 lỗ để phục vụ du khách. Đồi mộng mơ Có người nói rằng: Đồi Mộng Mơ là Đà Lạt thu nhỏ, Tây Nguyên thu nhỏ điều đó quả thực không sai. Đây là khu du lịch khép kín với những ngôi biệt thự vườn, nghệ thuật đá chen hoa, hồ nước, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu bán đồ lưu niệm … Đó là nét nổi bật rất riêng của Đồi Mộng Mơ, một địa điểm du lịch độc đáo của Thành phố Đà Lạt. Núi Langbiang Núi Lang Bian còn được gọi là Núi Mẹ, gồm 2 ngọn, có độ cao 2.167m. Đây là địa điểm thích hợp cho các nhà dân tộc học, cho các du khách yêu văn hoá truyền thống đến nghiên cứu văn hoá của các dân tộc Nam Tây Nguyên. Thung lũng tình yêu Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía bắc, chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biếc. Đã trải qua 3 tên gọi thung lũng tình yêu là tên gọi cuối cùng. Khí hậu Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, màu khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C,biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 0C. Thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Khí hậu gió mùa tây nam (từ tháng 5 đến tận tháng 10) gây ra mưa nhiều và khí hậu gió mùa đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 4) đem lại thời tiết khô ráo. 90% lượng mưa của cả năm được ghi lại là vào mùa mưa, với lượng mưa từ 1600 - 2700 mm/ năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ. Dựa vào lợi thế địa hình cùng với khí hậu mát mẻ, ôn hòa quanh năm có thể sơ qua như thành phố Đà Lạt (tiểu Paris), Cao nguyên Langbiang. Lâm Đông là địa điểm lý tưởng để cả du khách quốc tế và nội địa đến để tận hưởng một kì nghỉ yên bình và tận hưởng không khí trong lành, nơi đây còn phù hợp với những cặp đôi những người muốn tận hưởng chuyến đi của mình với không khí lành lạnh của vùng cao nguyên sẽ làm họ xích lại gần nhau hơn. Với khí hậu này thì Lâm Đồng nên tiếp tục phát triển du lịch nghỉ dưỡng và loại hình du lịch tuần trăng mật. Tài nguyên nước Lâm Đồng là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn, nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng.Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Nhờ đó mà Lâm Đồng có rất nhiều thác nổi tiếng đẹp và hùng vĩ. Sau đây ta có thể kể qua một số sông, hồ và thác có tiềm năng khai thác du lịch ở khu vực tỉnh Lâm Đồng. Nguồn nước Đặc điểm Sông Các sông lớn của tỉnh Lâm Đồng thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: + Sông Đa Dâng (Đạ Đờng) + Sông La Ngà + Sông Đa Nhim Hồ Hồ Xuân Hương: rộng 38ha, có độ sâu trung bình 1,5m, nằm trên độ cao 1478m, là trái tim của thành phố Đà Lạt. Hồ Than Thở rộng 8,5ha. 1 số hồ có giá trị du lịch ở Lâm Đồng: hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh, hồ Đa Nhim, hồ Tuyền Lâm, Hồ Đankia-Suối vàng… Thác Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách huyện lỵ 20km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt 50 km. Trên quốc lộ 20 Đà Lạt - Sài Gòn Thác Cam Ly là ngọn thác Ngọn thác hùng vĩ gắn với quang cảnh của các đồi thông bao quanh đã tạo nên một thắng cảnh khó quên trong lòng du khách khi tới Đà Lạt. Thác Voi là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ với chiều cao hơn 30m, rộng chừng 15m. Bên cạnh đó còn rất nhiều thác nổi tiếng khác: thác hang cọp, thác Đamb’ri, thác Pernn Đánh giá: Với những kì quan thiên nhiên kể trên, tiềm năng sông nước của Lâm Đồng để áp dụng vào du lịch là hoàn toàn không hề kém cạnh với các tỉnh khác mà còn có phần vượt trội với hàng loạt hồ, thác nổi tiếng vô cùng phù hợp cho ai muốn thử cảm giác của một tour mạo hiểm hay lãng mạn giữa các cặp đôi nơi hồ xuân hương, than thở. Với tiềm năng sông nước mạnh mẽ như vậy. Các tour du lịch mạo hiểm nhất là du lịch mạo hiểm sông nước. Tài nguyên sinh vật Tỉnh Lâm Đồng nằm ở vùng Nam Tây Nguyên, nên đây có thể được coi là một điều may mắn khi Lâm Đồng cũng được thừa hưởng những gì đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên nhất là một hệ sinh thái đầy đa dạng. Điều này vô hình trung đã tạo nên tiềm năng du lịch vô cùng lớn cho Lâm Đồng. Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam.Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước. Các cây dược liệu quí được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng,... và các cây thuốc quí có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung... Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Có tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi... Hiện nay Lâm Đồng có hai khu rừng quốc gia: vườn quốc gia Bidup Núi Bà và 1 phần vườn quốc gia Cát Tiên. Với hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng: 128 họ động vật thuộc 31 bộ bao gồm nhóm côn trùng, lưỡng thể, bò sát, chim, thú và hơn 2000 loại thực vật, trong đó có hơn 400 loại gỗ quý khác nhau. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông, suối, hồ, đập, thác nước,... rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước từ đó Lâm Đồng có thể khai thác các loại hình du lịch như học tập, nghiên cứu sinh thực vật có thể kể qua một số địa điểm nổi tiếng như: vườn quốc gia cát tiên, nhưng vẫn phải hướng tới du lịch bền vững và lãnh đạo tỉnh cần có những chính sách đúng đắn để có thể vừa thu lợi những vẫn cần bảo tồn tài nguyên quý giá này. Tài nguyên du lịch nhân văn Di tích lịch sử Không chỉ có những cảnh quan thiên nhiên kì vĩ, không khí trong lành mà tỉnh Lâm Đồng còn có hàng loạt những di tích lịch sử đang là điểm đến yêu thích khách du lịch trong nước và ngoài nước. Sau đây ta có thể liệt kê ra một số danh lam thắng cảnh đang là điểm đến yêu thích của du khách. Di tích Đặc điểm Nhà thờ Nhà thờ Con Gà là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của Đà Lạt. Nhà thờ Cam Ly có một kiến trúc độc đáo theo lối nhà rông của đồng bào Tây Nguyên. Dinh Dinh I nguyên là nhà của một viên chức người Pháp, ông Robert Clément Bourgery, sau đó được Bảo Đại mua lại Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền Dinh III là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam Chùa Chùa Linh Phước hay còn gọi là chùa ve chai vì ở đây có con rồng dài 49m, vây được đắp bằng các mảnh vỡ của 50 nghìn vỏ chai bia. Chùa Linh Sơn được xây theo xây theo lối kiến trúc Á Đông, giản dị và hài hòa. Trước sân là tượng Bồ-tát Quan Thế Âm đứng trên đài sen, bên trái là một bảo tháp bát giác 3 tầng. Chung quanh chùa có nhiều cụm giả sơn và những hàng cây thông, bạch đàn, cây sao cao vút. Ga Ga Đà Lạt được xây dựng vào đầu thế kỉ XX là ga cổ nhất còn lại của Việt Nam Đánh giá: Còn rất nhiều địa danh ta có thể kể tên như thiền viện trúc lâm, chùa thiên vương cổ sát V.v. Ngoài những loại hình du lịch là thế mạnh của Lâm Đồng như nghỉ dưỡng, mạo hiểm thì Lâm Đồng cũng nên phát triển song song loại hình du lịch văn hóa và tâm linh và có thể kết hợp nghỉ dưỡng và tâm linh để trở thành một tour du lịch ăn khách cho du khách nội địa Lễ hội Với hơn 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, Lâm Đồng còn có tiềm năng du lịch lễ hội vô cùng to lớn. Với rất nhiều lễ hội của các dân tộc mà ta có thể kể sơ qua đây như lễ hội đâm trâu, cúng cơm mới, cồng chiêng V.v. Trong đó 2 lễ hội hàng năm thu hút được nhiều du khách quốc tế và nội địa nhất: Festival Hoa Đà lạt Lễ hội văn hóa trà Những điểm này có thể là nét chấm phá, thêm thắt cho địa danh nhiều điều kì thú, hùng vĩ này mà từ đó có thể thu hút nhiều khách du lịch hơn, du khách vừa có thể nghỉ ngơi vừa nhâm nhi tách trả ở lễ hội văn hóa trà hay ngắm các bông hoa thi nhau đua nở. Từ đó sẽ lấy được lòng không chỉ các du khách quốc tế mà cả du khách nội địa, những người muốn trải nghiệm những điều mới mẻ. Làng nghề thủ công Cùng với những lễ hội văn hóa, Lâm Đồng còn có những làng nghể thủ công truyền thống và đa dạng mà có thể đưa vào khai thác làm sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng đặc biệt ở Lâm Đồng hiện nay nhiều nghề thủ công bị thất truyền đang được khôi phục. ta có thể kể qua một số làng nghề thủ công truyền thống nơi có thể áp dụng để bổ sung thêm cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng như Nghề dệt thổ cẩm (huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Cát Tiên, Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc), đan thêu móc (thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, Bảo Lâm); ươm tơ, dệt lụa (huyện Lâm Hà, Di Linh, thành phố Bảo Lộc) hay thất truyền như: nghề chạm bút lửa (Đà Lạt); xâu chuỗi hạt cườm đá (Lạc Dương); đúc vò
Luận văn liên quan