Tiểu luận Quy mô của Chính phủ, Nợ công và Tăng trưởng kinh tế thực: Một phân tích bằng dữ liệu bảng

Mục đích: Bài nghiên cứu này xem xét tác động của quy mô của Chính phủ và nợ công đến tăng trưởng kinh tế thực thông qua phân tích bằng dữ liệu bảng của 175 nước trên thế giới. Phương pháp: Bài nghiên cứu này sử dụng hồi quy theo 02 phương pháp fixed-effect (hiệu ứng cố định) và random-effect (hiệu ứng ngẫu nhiên). Phát hiện: Kết quả cho thấy cả 02 yếu tố quy mô của Chính phủ và sự gia tăng mức nợ công có tác động ngược chiều (tiêu cực) đến tăng trưởng kinh tế. Ứng dụng thực tế: Điều này cho thấy các nhà chức trách phải thực hiện các biện pháp cần thiết để cắt giảm chi tiêu Chính phủ quá mức và nợ công nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giá trị: Sự đóng góp của bài nghiên cứu này là bằng cách sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng thông qua 02 phương pháp fixed-effect (hiệu ứng cố định) và random-effect (hiệu ứng ngẫu nhiên) vào 175 nước trên thế giới, bài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế thực với quy mô của Chính phủ và nợ công

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy mô của Chính phủ, Nợ công và Tăng trưởng kinh tế thực: Một phân tích bằng dữ liệu bảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy mô của Chính phủ, Nợ công và Tăng trưởng kinh tế thực: 2010 Một phân tích bằng dữ liệu bảng TÓM TẮT Mục đích: Bài nghiên cứu này xem xét tác động của quy mô của Chính phủ và nợ công đến tăng trưởng kinh tế thực thông qua phân tích bằng dữ liệu bảng của 175 nước trên thế giới. Phương pháp: Bài nghiên cứu này sử dụng hồi quy theo 02 phương pháp fixed-effect (hiệu ứng cố định) và random-effect (hiệu ứng ngẫu nhiên). Phát hiện: Kết quả cho thấy cả 02 yếu tố quy mô của Chính phủ và sự gia tăng mức nợ công có tác động ngược chiều (tiêu cực) đến tăng trưởng kinh tế. Ứng dụng thực tế: Điều này cho thấy các nhà chức trách phải thực hiện các biện pháp cần thiết để cắt giảm chi tiêu Chính phủ quá mức và nợ công nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giá trị: Sự đóng góp của bài nghiên cứu này là bằng cách sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng thông qua 02 phương pháp fixed-effect (hiệu ứng cố định) và random-effect (hiệu ứng ngẫu nhiên) vào 175 nước trên thế giới, bài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế thực với quy mô của Chính phủ và nợ công. LỜI GIỚI THIỆU Trong thế kỷ trước, quy mô của Chính phủ xu hướng ngày càng gia tăng. Trong những năm gần đây, quy mô nợ công cũng tăng lên. Nợ công ngày càng trở thành một mối quan tâm lớn đối với các quốc gia trên thế giới, cuộc tranh luận về quy mô nợ Chính phủ phù hợp bắt đầu xuất hiện. Hy Lạp là minh chứng hùng hồn khi nước này đang đứng trên bờ vực vỡ nợ và sự lo lắng của các nền kinh tế lớn liên quan đến nợ công. Hoa Kỳ, một chủ nợ lớn nhất thế giới, hiện cũng đang ngập trong nợ nần. Gánh nặng nợ của Chính phủ Hoa Kỳ có thể cản trở sự phát triển kinh tế của nước này, và các quốc gia khác cũng vậy, điều này đòi hỏi các quốc gia cần có chính sách tài khóa phù hợp. Sự gia tăng quy mô của Chính phủ và các khoản nợ công có thể tác động đến nền kinh tế. Bài nghiên cứu này tập trung vào kiểm tra xem có một mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của Chính phủ hay không, thứ hai là, kiểm tra xem có một mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô nợ công hay không. Hai mối quan hệ này có thể có liên hệ với nhau. Đó có thể là mối quan hệ nghịch biến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế giải thích cho mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô của Chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu này được thực hiện theo một khung lý thuyết dựa trên một số đề xuất và kết quả hợp lý. Đầu tiên, bài nghiên cứu chỉ ra rằng có một chữ U ngược (hoặc chữ V ngược) trong mối quan hệ (quan hệ Armey) giữa quy mô của Chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, bài nghiên cứu cho rằng sự gia tăng đáng kể quy mô của Chính phủ trong thế kỷ qua và trong những thập kỷ gần đây đã đẩy quy mô của Chính phủ của hầu hết các nước vượt quá giá trị tăng trưởng kinh tế tối ưu của họ. Dựa vào hai mệnh đề đầu tiên, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, hiện nay, có một mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của Chính phủ. Tương tự, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng có một mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô nợ công. Cũng như trong trường hợp của quy mô của Chính Nhóm 12 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 – Khóa 22 1 Quy mô của Chính phủ, Nợ công và Tăng trưởng kinh tế thực: 2010 Một phân tích bằng dữ liệu bảng phủ, mặc dù tăng trưởng kinh tế và quy mô nợ công về tổng thể có mối quan hệ hình một chữ U ngược (hoặc V ngược), sự gia tăng nợ công ồ ạt đã làm cho nợ công của các quốc gia vượt qua mức độ vay nợ an toàn. Cũng tương tự như vậy, một mối quan hệ nghịch biến có thể tồn tại ở thời điểm hiện tại giữa quy mô thuế và tăng trưởng kinh tế. Định đề Đường cong Laffer là một chữ U ngược (hoặc chữ V ngược) thể hiện mối quan hệ giữa quy mô thuế) và tăng trưởng kinh tế, nhưng tác giả cũng cho rằng thuế đã vượt quy mô tối ưu. Kết quả là, một lần nữa, lại làm xuất một mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô thuế. Có nghĩa là việc mở rộng quy mô của Chính phủ quá mức và việc nợ công vượt quá ngưỡng vay nợ an toàn là có tương quan với nhau. Bên cạnh việc trực tiếp in tiền, 02 trong những nguồn chính của tài chính công là thuế và phát hành nợ (tức là trái phiếu). Để có nguồn tài chính mạnh hơn, Chính phủ cần có nguồn tài trợ từ chính nước đó. Nếu xảy ra trường hợp một trong hai nguồn tài chính trên gia tăng quá mức (tức là gia tăng thuế hoặc gia tăng nợ) thì mỗi nguồn tài chính là một nguyên nhân tiềm ẩn gây ra mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của Chính phủ. Khi thuế vượt quá mức tối ưu thì quy mô của Chính phủ tăng lên tuy nhiên lại làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất, sáng tạo và kết quả là tăng trưởng kinh tế thấp. Khi nợ vượt quá ngưỡng vay nợ an toàn, thì việc tăng quy mô của Chính phủ thông qua vay nợ sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế do chèn lấn khu vực công sang khu vực tư. Nhìn chung, các chức năng tích cực của Chính phủ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như việc cung cấp hàng hóa công, xây dựng cơ sở hạ tầng, an ninh quốc phòng, và các quy định của pháp luật, một khi quy mô của Chính phủ vượt quá một ngưỡng nhất định thì việc cung cấp tràn ngập là yếu tố gây tăng trưởng âm. Một số các yếu tố tăng trưởng tiêu cực tiềm ẩn bao gồm - chi phí cơ hội cao hơn từ việc phân bổ lại các nguồn lực từ khu vực tư nhân cho khu vực công khi khu vực này thu hút các nguồn lực từ các dự án đầu tư với lợi nhuận ngày càng cao, hậu quả của các sáng kiến và sự đổi mới là do quá phụ thuộc vào Chính phủ và một khi thói quen phụ thuộc ngày càng lớn thì sự vô hiệu ngày càng tăng do sự bóp méo các chính sách, mức hiệu quả sử dụng vốn thấp, gia tăng việc khai thác thông qua hoạt động tập thể và sự phát triển của bộ máy công chức không cần thiết và không hiệu quả). Bài nghiên cứu này gồm 5 phần. Phần đầu tiên chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của Chính phủ. Phần thứ hai trình bày một mô hình lý thuyết chính thức. Phần thứ ba thảo luận về các nguồn dữ liệu của các biến khác nhau có trong bảng dữ liệu. Phần thứ tư cho kết quả ước tính từ mô hồi quy dữ liệu bảng của tăng trưởng kinh tế thực theo quy mô của Chính phủ và quy mô của nợ công. Phần cuối cùng là kết luận. 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT TRƯỚC ĐÂY Phần này tóm tắt ngắn gọn một số bài nghiên cứu quan trọng trong lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của Chính phủ nhằm cung cấp một số luận điểm lý thuyết về đề tài này. Tổng quan lý thuyết về sự gia tăng quy mô của Chính phủ được tìm thấy trong phụ lục bài nghiên cứu của Chobanov và Mladenova (2009). Nhóm 12 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 – Khóa 22 2 Quy mô của Chính phủ, Nợ công và Tăng trưởng kinh tế thực: 2010 Một phân tích bằng dữ liệu bảng Ở Mỹ, Vedder và Gallaway (1998) đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ đường cong Armey (hình chữ U ngược) giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của Chính phủ. Họ sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường trên số liệu hàng năm của Mỹ với quy mô của Chính phủ, và bình phương dữ liệu quy mô của Chính phủ được xem là biến độc lập. Theo dự báo trên cơ sở đường cong phi tuyến Armey, họ tìm thấy những hệ số hồi quy vào quy mô của Chính phủ Mỹ là dương và có ý nghĩa, và các hệ số về bình phương quy mô của Chính phủ Mỹ là âm và có ý nghĩa. Ghali (1998) sử dụng dữ liệu theo quý từ quý I năm 1970 đến quý III năm 1994 cho 10 nước OECD để kiểm tra các mối quan hệ nhân quả (Granger) giữa quy mô của Chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Ông phát hiện ra rằng quy mô của Chính phủ là nguyên nhân Granger - tăng trưởng kinh tế. Ông cũng phát hiện quy mô của Chính phủ có tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư và thương mại quốc tế. Pevcin (2004) sử dụng dữ liệu cho 12 quốc gia Đông Âu trong giai đoạn 1950- 1996 để xem xét mối quan hệ giữa quy mô của Chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Pevcin chạy mô hình hồi quy dữ liệu bảng cho tất cả 12 quốc gia, và hồi quy chuỗi thời gian lần lượt 8 trong số 12 quốc gia. Tương tự các nghiên cứu khác, ông sử dụng dữ liệu quy mô của Chính phủ và bình phương của nó như các đối số trong hồi quy về tăng trưởng. Kết quả từ dữ liệu bảng và hồi quy của từng quốc gia cho thấy sự xuất hiện của tăng quy mô của Chính phủ quá mức. Kết quả từ các phương trình hồi quy của từng quốc gia cho thấy, bảy trong số tám quốc gia được chọn mẫu có quy mô của Chính phủ thực tế lớn hơn rất nhiều so với mức quy mô tối ưu.Mặc dù, nhìn chung, đã có sự gia tăng về số liệu trung bình quy mô của Chính phủ trong suốt thời gian từ thế kỷ XX cho đến nay, các nền kinh tế chuyển đổi lại đại diện cho một nhóm duy nhất các nước thuộc tập hợp đặc biệt có quy mô của Chính phủ giảm xuống. Gupta và công sự (Guptaet al, 2003.) đã đưa ra các xu hướng và sự thay đổi quy mô của Chính phủ đối với các nền kinh tế chuyển đổi. Họ cho rằng, việc giảm quy mô của Chính phủ trong các nền kinh tế chuyển đổi là không phải do mục tiêu của chính sách, mà đúng hơn, là do các nước không có khả năng tài chính để đạt được quy mô lớn hơn. Chen và Lee (2005), ngoài việc đưa ra một tài liệu nghiên cứu xuất sắc về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của Chính phủ, đã sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng trên dữ liệu hàng quý của Đài Loan từ quý I năm 1979 đến quý III năm 2003 để kiểm tra sự hiện diện của một ngưỡng quy mô của Chính phủ mà tại đó nó không còn tác động tích cực, mà tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Họ sử dụng ba thước đo quy mô của Chính phủ khác nhau trong mô hình hồi quy và trên cơ sở những thông số kỹ thuật từ mô hình lý thuyết đã chú ý đến những ngoại tác tích cực trong sản xuất từ khu vực công đến khu vực tư. Nhìn chung, họ tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một ngưỡng quy mô của Chính phủ, chứng minh đường cong Avery hình chữ U ngược thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của Chính phủ, dưới ngưỡng này quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của Chính phủ là cùng chiều, trên ngưỡng này quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô của Chính phủ là ngược chiều. Về lý thuyết, trên quan điểm đường cong Armey (hình chữ U ngược) thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng và quy mô của Chính phủ, Chobanov và Mladenova (2009) đã ước lượng thực nghiệm quy mô tối ưu của Chính phủ đối với tăng trưởng Nhóm 12 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 – Khóa 22 3 Quy mô của Chính phủ, Nợ công và Tăng trưởng kinh tế thực: 2010 Một phân tích bằng dữ liệu bảng kinh tế (mức quy mô của Chính phủ sẽ tối đa hóa tăng trưởng kinh tế). Họ ước lượng hai mô hồi quy dữ liệu bảng riêng biệt. Trong mỗi hồi quy, họ sử dụng một thước đo quy mô của Chính phủ khác nhau. Mẫu của mô hồi quy dữ liệu bảng đầu tiên bao gồm 28 quốc gia OECD trong giai đoạn 1970-2007. Chobanov và Mladenova ước lượng hồi quy dữ liệu bảng đầu tiên bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường với các yếu tố tác động cố định theo thời gian lên các thông số có nguồn gốc từ hàm sản xuất Cobb-Douglas trong đó đã đưa quy mô của Chính phủ vào làm biến giải thích. Kết quả chỉ ra rằng quy mô chi tiêu tối ưu Chính phủ là khoảng 25% GDP. Với bảng dữ liệu riêng biệt này, tổng chi tiêu Chính phủ được sử dụng làm thước đo quy mô của Chính phủ. Đây là thước đo toàn diện bao gồm tất cả các chi tiêu của các cấp chính quyền. Trong mô hồi quy dữ liệu bảng thứ hai, họ sử dụng một bảng dữ liệu hàng năm trên 81 quốc gia trong giai đoạn 1961-2005. Họ ước lượng bảng dữ liệu bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất theo thời gian với dữ liệu chéo và các tác động cố định trên thông số bậc hai gồm quy mô của Chính phủ và bình phương Chính phủ xem như là các biến giải thích. Họ nhận ra rằng quy mô tối ưu của Chính phủ (đo bằng tỷ lệ phần trăm mức tiêu dung của Chính phủ trên GDP) xấp xỉ 10.8%. 2. KHUNG LÝ THUYẾT Mô hình bao gồm một phương trình duy nhất cùng với dấu dự đoán của hai hai đạo hàm riêng. Phương trình với các đạo hàm riêng được đưa ra dưới đây gọi là phương trình (1): Trong phương trình (1), R là tốc độ tăng trưởng kinh tế thực, S là thước đo quy mô của Chính phủ, L là thước đo mức độ phát triển kinh tế, và D là thước đo quy mô nợ công. Được diễn giải là, mô hình chỉ đơn giản nói rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô của Chính phủ, nợ công, và mức độ phát triển kinh tế. Đạo hàm riêng của quy mô của Chính phủ và quy mô nợ công được dự đoán mang dấu âm. Lý do gồm hai yếu tố. Đầu tiên là quy mô tối ưu của Chính phủ và quy mô tối ưu của nợ Chính phủ cách xa quy mô của Chính phủ và quy mô của nợ Chính phủ làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Thứ hai là xu hướng mạnh mẽ của các Chính phủ hiện đại đã vượt quá quy mô tối ưu của Chính phủ và quy mô tối ưu của nợ công. Các chính trị gia nhận thấy khi họ chi tiêu một cách hào phóng vào việc bầu cử và đẩy việc thanh toán cho thế hệ tương lai thông qua các khoản nợ tài chính là một sự thuận lợi cho sự nghiệp của họ. Việc tăng trưởng âm từ chính sách như vậy có thể ít gây ra những quan ngại trong công chúng, hay các tác động của việc tăng trưởng âm chưa được công chúng nhìn nhận, hoặc vì những lợi ích hiện tại khu vực công mang lại mà công chúng không nhận ra điều đó. Ngoài ra, với một chế độ xã hội phức tạp, rất khó để định lượng được những yếu tố có khả năng gây ra sự thay đổi trong phát triển. 2A đặc điểm kỹ thuật kinh tế lượng. Nghiên cứu này sử dụng cả hai mô hình fixed-effect và random-effect để ước lượng phương trình (1) Các mô hình được đưa ra bởi các biểu thức sau đây: Nhóm 12 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 – Khóa 22 4 Quy mô của Chính phủ, Nợ công và Tăng trưởng kinh tế thực: 2010 Một phân tích bằng dữ liệu bảng Trong đó Y là biến phụ thuộc (tăng trưởng kinh tế thực), x đại diện cho một vector của các biến giải thích (trong trường hợp này là quy mô của Chính phủ, phát triển kinh tế, và quy mô nợ công), i đại diện cho các nước trong mẫu (i ¼ 1, 2, 3, 4, 5,. .., 175), t là thời gian điều tra (t ¼ 1977, 1978, 1979, 1980,. .. 2008) µit là sai số. Mô hình tác động cố định bắt nguồn từ phương trình (2) với các ký hiệu được sử dụng trong nghiên cứu này như sau: Trong đó R đại diện cho tăng trưởng kinh tế thực; S là thước đo quy mô của Chính phủ, L là thước đo mức độ phát triển kinh tế, và D là thước đo quy mô của các khoản nợ công, µit là sai số. Trong phương trình (3), αi bao gồm các tác động riêng biệt đến quốc gia chưa quan sát được giả định cố định theo thời gian. Những cái “year-effect” đại diện bởi δi được đưa vào tài khoản cho những cú sốc được phổ biến đến tất cả các nước trong mẫu. Từ phương trình (2), chúng tôi lại lấy được những tác động ngẫu nhiên mô hình như sau: Các biến R, S, L vẫn như được xác định trong phương trình (3). Trong phương trình (4) µ: phần sai số, hi đại diện cho đất nước ảnh hưởng ngẫu nhiên trong khi γ: trung bình của các hệ số vector. Độ dốc các hệ số được phép thay đổi ngẫu nhiên giữa các quốc gia, theo mô hình random-effect. Hầu hết các quốc gia nghiên cứu trước đó áp dụng phương pháp ước lượng bình quân nhỏ nhất OLS để xem xét tác động của quy mô của Chính phủ và nợ công lên tăng trưởng kinh tế. Bằng cách thực hiện kỹ thuật OLS, các nghiên cứu cho rằng các biến bị bỏ qua là độc lập với các biến giải thích, tuy nhiên giả thiết này có thể dẫn đến kết luận sai lệch nếu đặt trong quốc gia cụ thể có những đặc điểm nổi bật, chẳng hạn như chiến tranh, thay đổi chính sách; chế độ chính trị và chính sách thuế mặc dù có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nhưng không được xem xét. Hsiao (1996) lập luận rằng phương pháp OLS đưa ra những kết quả ước lượng không phù hợp, đặc biệt là khi các biến các quốc gia đặc biệt bị bỏ qua được tương quan với các biến giải thích. Cách tiếp cận bảng dữ liệu cung cấp một giải pháp mà qua đó các quốc gia đặc biệt (cho dù quan sát hoặc không quan sát được) có thể được đưa vào nghiên cứu xuyên quốc gia để tránh những thành kiến do các thiếu sót của các biến có liên quan. Bài nghiên cứu này áp dụng cả mô hình fixed-effect và random-effect. Mô hình fixed- effect mang lại ước tính khách quan và phù hợp khi các biến quốc gia đặc biệt bị bỏ qua được tương quan với các biến giải thích. Tuy nhiên, mô hình random-effect sẽ thích hợp khi nhiều hơn một mẫu dân số được xem xét. Kích thước bảng dữ liệu (175 quốc gia) đủ lớn để đảm bảo việc áp dụng cả hai phương pháp. Tuy nhiên, phương pháp kiểm định Hausman (1978) được thực hiện để lựa chọn mô hình thích hợp nhất. Hausman kiểm định giả thuyết H0: trung bình có điều kiện của các số dư xáo trộn là 0. Các mô hình fixed-effect sẽ phù hợp hơn mô hình random-effect nếu giả thuyết H0 bị từ chối. Tuy nhiên, mô hình random-effectsẽ phù hợp hơn mô hình fixed-effect nếu giả thuyết H0 được chấp nhận. Nhóm 12 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 – Khóa 22 5 Quy mô của Chính phủ, Nợ công và Tăng trưởng kinh tế thực: 2010 Một phân tích bằng dữ liệu bảng 3. NGUỒN DỮ LIỆU Chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm nợ công/GDP (D) được lấy từ Bộ dữ liệu mới về nợ công được nghiên cứu bởi Jaimovich và Panizza (2010). Chỉ tiêu phần trăm chi tiêu Chính phủ/GDP (S) và chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người thực theo Đôla Mỹ năm 2000 (L) được tham khảo từ Báo cáo về các chỉ số phát triển của Ngân hàng Thế giới năm 2009. Đối với tốc độ tăng trưởng thực của các quốc gia qua các năm, tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm của GDP thực theo Đôla Mỹ năm 2000 được tính từ thu nhập bình quân đầu người thực theo Đôla Mỹ năm 2000 của Ngân hàng Thế giới. Dữ liệu bảng được lấy từ 175 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1997 đến 2008. 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Tác giả bắt đầu nghiên cứu thực nghiệm bằng việc đánh giá kết quả của thử nghiệm Hausman nhằm lựa chọn mô hình phù hợp giữa mô hình fixed-effect và mô hình random-effect. Thử nghiệm Hausman được trình bày ở Bảng 1 nhận định rằng mô hình fixed-effect phù hợp hơn mô hình random-effect. Trong mỗi trường hợp, kiểm định thống kê đề xuất giả thuyết H0 rằng trung bình có điều kiện các số dư xáo trộn bằng 0 nên được bác bỏ tại mức ý nghĩa 1%. Mặc dù mô hình tác động cố định được ưu tiên sử dụng, nhưng tác giả vẫn trình bày kết quả từ mô hình tác động ngẫu nhiên nhằm mục đích so sánh. Bảng 1 trình bày kết quả từ mô hình fixed-effect của chỉ số tăng trưởng kinh tế thực theo Đôla Mỹ năm 2000 dựa trên quy mô Chính phủ được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm của chi tiêu của Chính phủ/GDP. Dữ liệu nghiên cứu được tập hợp từ dữ liệu hàng năm của 175 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1997 đến 2008. Cột đầu tiên của bảng 1 liệt kê các biến giải thích với nhiều giá trị thống kê. Thống kê mô tả bao gồm R2, thống kê Durbin Watson (DW), kiểm định F-value (đo lường tổng quan về chất lượng của mô hình), kiểm định Hausman, số lượng các quốc gia trong nguồn dữ liệu, X2 đại diện cho tác động chéo, và tổng số quan sát bao gồm các quốc gia và theo thời gian (quan sát). Ba cột phía sau thống nhất với cột đầu tiên cho từng khoản mục với kết quả hồi quy riêng biệt. Nhằm dễ nhận biết, ba phương trình hồi quy được đánh số thứ tự tại dòng đầu tiên. Số đầu tiên tại những ô trong những phần chính của bảng thể hiện hệ số ước tính của các biến số trong phương trình. Những số trong dấu ngoặc đơn thể hiện kiểm định-t đối với các hệ số hồi quy. Nếu xuất hiện *, ** ở mỗi kiểm định, hệ số có giá trị với mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% hoặc lớn hơn trong phương trình. Bảng 1: Kết quả ước lượng bằng mô hình Fixed-effect (Biến phụ thuộc: Tăng trưởng kinh tế thực) Nhóm 12 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 – Khóa 22 6 Quy mô của Chính phủ, Nợ công và Tăng trưởng kinh tế thực: 2010 Một phân tích bằng dữ liệu bảng Phương trình đầu tiên (1) đề cập trong bảng là hồi quy tăng trưởng kinh tế thực chỉ được đo lường dựa trên quy mô Chính phủ, tỷ lệ phần trăm của chi tiêu Chính phủ/GDP (S). Phương trình thứ hai (2) điều chỉnh mức độ tăn
Luận văn liên quan