Từ xa xưa khi người Tây Âu đến khám phá những vùng đất thuộc địa ở Châu Á và Châu Mỹ La tinh họ đã rất ưa thích cây gia vị bản địa như hồ tiêu, ớt, quế, hồi, hành, những cây gia vị này đã tạo nên sự khác biệt rất riêng cho các món ăn ở nơi đây. Trong số những cây gia vị trên hành xuất hiện khá phổ biến ở các món ăn và ở các thực phẩm đồ hộp dành cho xuất khẩu. Ngoài những giá trị về ẩm thực như các cây gia vị khác, cây hành còn được sử dụng như một loại thuốc với rất nhiều tác dụng.Ở các nước phát triển họ rất quan tâm đến việc phát triển các cây gia vị với nhiều mùi vị khác nhau, các giống khác nhau. Nhưng ở Việt Nam loại cây này phần lớn là lấy giống địa phương và chưa có một chương trình cụ thể, quy mô để chọn tạo cây gia vị trong đó có cây hành.Từ những giá trị mà cây hành mang lại ta có thể thấy đây là cây sẽ trở thành một cây trồng quan trọng trong hệ thống canh tác của nước ta và cần có sự quan tâm đúng mức hơn.Từ những lý do trên mà chúng tôi quyết định nghiên cứu và có những đề xuất về phương pháp chọn tạo giống đối với cây hành.
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy trình chọn tạo giống hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬNCHỌN GIỐNG RAU – HOAQUY TRÌNH CHỌN TẠO GIỐNG HÀNH NHÓM SINH VIÊN: BÙI HUYỀN TRANG NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG ĐẶT VẤN ĐỀTừ xa xưa khi người Tây Âu đến khám phá những vùng đất thuộc địa ở Châu Á và Châu Mỹ La tinh họ đã rất ưa thích cây gia vị bản địa như hồ tiêu, ớt, quế, hồi, hành,… những cây gia vị này đã tạo nên sự khác biệt rất riêng cho các món ăn ở nơi đây. Trong số những cây gia vị trên hành xuất hiện khá phổ biến ở các món ăn và ở các thực phẩm đồ hộp dành cho xuất khẩu. Ngoài những giá trị về ẩm thực như các cây gia vị khác, cây hành còn được sử dụng như một loại thuốc với rất nhiều tác dụng.Ở các nước phát triển họ rất quan tâm đến việc phát triển các cây gia vị với nhiều mùi vị khác nhau, các giống khác nhau. Nhưng ở Việt Nam loại cây này phần lớn là lấy giống địa phương và chưa có một chương trình cụ thể, quy mô để chọn tạo cây gia vị trong đó có cây hành.Từ những giá trị mà cây hành mang lại ta có thể thấy đây là cây sẽ trở thành một cây trồng quan trọng trong hệ thống canh tác của nước ta và cần có sự quan tâm đúng mức hơn.Từ những lý do trên mà chúng tôi quyết định nghiên cứu và có những đề xuất về phương pháp chọn tạo giống đối với cây hành. Giới thiệu chung về cây hành:Đặc điểm thực vật học và điều kiện canh tác:Cây hành có tên khoa học: Allium fistulosum L.Họ Hành (Alliacea)Số lượng NST 2n=16Những tên thường gọi: Welsh onion, green onion (hành lá), bunching onion (hành bụi) và scallion (hành tươi)Hành lá là loại gia vị, không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày, mặc dù vốn đầu tư và công lao động cao hơn các loại rau gia vị khác, nhưng vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao. Hành thân thảo, cây sống lâu năm, có mùi thơm đặc biệt. Có 5-6 lá, lá hình trụ rỗng, dài 30-50 cm, phía gốc lá phình to, trên đầu thuôn nhọn. Hoa tự mọc trên ống hình trụ, rỗng. Hoa tự dạng hình xim, có ngấn thành hình tán giả trông tựa hình cầu. Quả nang, tròn. KỸ THUẬT TRỒNG* Thời vụ: hành lá có thể được trồng quang năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn vào mùa mưa. Thời gian sinh trưởng 45-50 ngày. Trồng hành trong mùa nắng chú ý sâu xanh da láng, mùa mưa thì bệnh khô đầu lá. * Chuẩn bị đất- Yêu cầu: đất nhiều mùn, thoát nước, ít chua, pH thích hợp từ 6,0-6,5, nếu pH thấp hơn 5,0 cần bón thêm vôi và tro bếp.- Đất trồng hành cần được phơi ải. Kỹ thuật lên luống hành thay đổi tùy chân đất và tập quán canh tác. Lên luống vồng cao 35-45 cm, chân luống rộng 1 m, khoảng cách giữa hai luống là 30 cm để thoát nước và đi lại chăm sóc. - Xử lý đất: tiến hành xử lý đất ở 3 ngày trước trồng, sử dụng 1 kg Mocap/1000 m2. Rải thuốc lên luống rồi đảo đều lớp đất mặt.- Tủ rơm kín mặt luống ngay trước khi trồng* Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng x cây cách cây: 20 x 10 cm* Phân bónTổng lượng phân dùng cho 1.000 m2: phân chuồng hoai 1-2 tấn + 30 kg tro + 12,5 kg urea, 28 kg super lân, 8 kg kali.Dạng phân có thể sử dụng Urea, DAP, NPK, có thể tăng cường sử dụng thêm các chế phẩm vi lượng (muối borat), chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá để tăng cường dinh dưỡng cho hành và giảm hiện tượng cháy đầu lá. Trong trường hợp hành sinh trưởng xấu có thể dùng Super hume để phun lên hành.Bón lót: 1-2 tấn phân chuồng hoai + 30 kg tro + 28 kg super lân + 5 kg kali Bón thúc: - Nguyên tắc bón phân thúc: hòa nước, tưới bằng thùng vòi hoa sen. Tưới phân đầu tiên khi hành hồi xanh (khoảng 7 ngày sau trồng), 7 ngày tưới phân 1 lần (khoảng 4-5 lần/vụ) tùy theo sinh trưởng của hành và tùy theo mùa vụ. Thời gian cách ly là 10 ngày trước khi thu hoạch.Có thể sử dụng khuyến cáo sau (nếu sử dụng khuyến cáo này thì không bón lót phân lân):+) Lần 1 (7 NST): 4,5 kg urea+) Lần 2 (14 NST): 14 kg DAP + 1,5 kg KCl+) Lần 3 (21 NST): 19 kg NPK 16-16-8 + 1,5 kg KCl+ ) Lần 4 (28 NST): 17 kg DAP + 2,5 kg KCl+ ) Lần 5 (nếu có, 35 NST): 4,5 kg urea- Phân bón lá và vi lượng (nếu có) có thể phun kết hợp khi phun thuốc bảo vệ thực vật. Khuyến cáo không nên lạm dụng các chất điều hòa tăng trưởng (ProGib,..) dễ dẫn đến hiện tượng rã bẹ, cây vóng, yếu. Có thể sử dụng chế phẩm EM hoặc Crop-master cho hành lá. Nếu dùng Super hume phun 3 lần (lần 2, 4, 5) thì có thể giảm 1/3 lượng đạm dùng cho hành và hạn chế hiện tượng vàng lá, tăng sức đề kháng cho hành. * Chăm sóc- Chú ý làm cỏ kịp thời, không để cỏ chụp hành- Tưới đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt. - Để tận dụng và tăng hiệu quả sử dụng đất, có thể trồng xen mùi tàu, cải xanh hoặc cải ngọt quanh mép luống * Phòng trừ sâu bệnh:- Các đối tượng sâu bệnh hại chính: +) Sâu xanh da láng Spodoptera exigua (xuất hiện rất sớm và gây hại đến cuối vụ), +) Dòi đục lá (xuất hiện muộn)+) Sâu ăn tạp (Spodoptera litura)+) Bù lạch (Thrips tabaci) +) Bệnh cháy đầu lá +) Biện tượng rã bẹ+) Bệnh đốm tím Alternaria pori... - Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, bắt sâu trưởng thành, sâu non, ngắt bỏ ổ trứng, kết hợp làm cỏ bón phân, phun thuốc vào lúc trời mát.- Nguyên tắc phòng trừ sâu hại bằng thuốc hóa học, sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học, lưu ý dùng đúng thuốc, đúng thời điểm, ưu tiên sử dụng các thuốc vi sinh, điều hòa sinh trưởng, gốc cúc tổng hợp. Bắt đầu phun khi có sâu hại. Đảm bảo thời cách ly 7-10 ngày. - Khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu xanh da láng hại hành lá thì không thể dùng một loại thuốc cho mỗi lần phun mà phải dùng hỗn hợp theo khuyến cáo sau (thường phun kết hợp trừ sâu xanh da láng và các đối tượng khác). + ) Lần 1: Atabron 5EC+) Lần 2: Cascade 5EC + Mimic 20F+ ) Lần 3: Dipel 3.2WP + Cascade 5EC+) Lần 4: Mimic 20F + SeNPV+) Lần 5: Dipel 3.2 WP + SeNPV- Không sử dụng Furadan 3H trên hành lá và hạn chế sử dụng Padan.- Nếu có bệnh đốm tím, bệnh khô đầu lá thì dùng Antracol 50WP, Dithan M45. * Thu hoạchTiến hành thu họach khi hành đủ tuổi (42-45 ngày sau trồng) tùy tình hình sinh trưởng và sâu bệnh. Trường hợp hành xấu có thể lưu thêm và ngày, nhưng không nên kéo dài quá. Hành lá khi đưa ra thị trường phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Giá trị của cây hành:Giá trị dinh dưỡng: Thành phần hóa học: acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu: chủ yếu có chất kháng sinh alicine C6H10OS2 hòa tan trong nước, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh đối với Staphylococus, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu, vi khuẩn thối.Chất alicine sẽ chóng mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm, acid nhẹ ít bị ảnh hưởng hơn. Alicine dễ kết hợp với acid amin có gốc SH (cystein).Thành phần dinh dưỡng: hàm lượng caroten và acid ascorbic khá phong phú. Có chứa chất có sulfur nên dễ bay hơi và làm hành có vị cay đặc trưng. Hành được sử dụng như một vị thuốc:Tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa những mụn nhọt mưng mủ; hành giả nát ngân trong nước sôi xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi.Do có tính giải độc nên được dùng chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ.Do hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên làm bài tiết mồ hôi tương đối mạnh.Có chứa fitoncidin có tác dụng diệt khuẩn. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng.Có tác dụng tăng cường hoạt tính hòa tan fibrin và hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tim mạch.Hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí… điều hòa kinh mạch và tạng phủ nên không bệnh. Thị trườngCây hành ngày càng có giá trị kinh tế ở nước ta, trên thị trường hiện nay giá hành tươi là 10000-15000/1kg, hành củ khô là 25000-30000/1kg. Hành được trồng nhiều ở nước ta, nhưng các vùng có diện tích trồng hành lớn phải kể đến là Vùng chuyên trồng hành lá Tân Thới (xã Tân Bình, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long), xã Vĩnh Hải huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Tại Tân Thới, tính đến hết năm 2006, toàn vùng đã có 60 hộ trồng hành trên diện tích 15 ha. Tuy nằm trong vùng hẻo lánh nhưng đây được coi là nơi trồng hành tốt nhất huyện bởi chất lượng của nó hơn hẳn những nơi khác và được người dân rất ưa chuộng. Theo những người trồng hành lâu năm tại địa phương, hành ở Tân Thới là một trong những loại rau lấy lá dễ trồng và mau thu hoạch nhất, khoảng 65-70 ngày sau khi trồng. Ước tính mỗi năm, vùng màu Tân Thới sản xuất từ 720- 780 tấn hành, doanh thu từ 2,3- 3 tỷ đồng (lợi nhuận 1,2- 1,5 tỷ đồng). - Tại xã Vĩnh Hải, hành ta là cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng với vùng đất nơi đây. Mặc dù giá cả bấp bênh nhưng năng suất luôn ổn định, do vậy từ nhiều năm nay nông dân xã Vĩnh Hải huyện Ninh Hải luôn gắn bó với loại cây trồng này.Theo kế hoạch, vụ mùa năm nay nông dân xã Vĩnh Hải sẽ xuống giống 80 ha cây hành ta, tăng 40 ha so với vụ Hè Thu năm 2007. - Tại huyện Lý Sơn có trên 62% số hộ dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Khác với nhiều địa phương khác, đồng đất, thổ nhưỡng, khí hậu và thời tiết của Lý Sơn rất thích hợp cho việc thâm canh, canh tác cây hành, tỏi và một số cây xen canh nông sản khác như: Bắp, đậu xanh, dưa hấu... Do đó cây hành, tỏi được xem như cây trồng chủ lực và là nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân Lý Sơn. Mục tiêu chọn tạo giống hành:Các giống được dùng chủ yếu hiện nay:Sử dụng giống địa phương, có hai loại gốc thân trắng và gốc thân đỏ có đặc điểm sinh trưởng tương đương nhau, thời gian sinh trưởng 42-50 ngày. +) Hành Hương: lá nhỏ, bụi nhỏ, có mùi thơm, năng suất 1 tấn/1.000 m2, dễ nhiễm bệnh vàng lá.+) Hành Trâu: lá to, bụi lớn, năng suất 1-1,5 tấn/1.000 m2, thị trường rất ưa chuộng.+) Hành Đá: lá, bụi thuộc dạng trung gian, năng suất 1-1,5 tấn/1.000 m2, trồng phổ biến, thị trường rất ưa chuộng, thích hợp trồng dày. Mục tiêu cụ thể: - Chọn tạo nhiều giống hành sinh trưởng tốt- Chọn tạo các giống có tính kháng với sâu bệnh.- Chọn lá không quá dài và quá to có mùi vị nhẹ nhàng, không hăng quá. Phương pháp chọn tạo giống hành:Sản xuất và phân tích những gen của hành lá với những nhiễm sắc thể lớn từ những loài hoang dại(tác giả: Y. Tashiro, M. Tsutsumi, M. Shigyo)Để sản xuất những dòng hành lá (2n=16, FF) với những nhiễm sắc thể cộng thêm từ những dòng hành hoang dại A. galathum (GG), A. oschaninii (OO), v à A. vavilovii (VV), lai thuận nghịch cho những con lai tam bội (2n=21˜24, FFG, FFO, FFV) số lượng nhiễm sắc thể của cây trồng từ hạt trong phạm vi từ 16 đến 24.Những cây thể bội không hoàn chỉnh (2n=18 – 23) được lai lại với A.fistolusum. Phân tích kiểu nhân và trog giảm phân của 23 cây trồng từ hạt từ các dòng có nhiễm sắc thể lẻ từ đó đem đi sản xuất. 18 nhiễm sắc thể cộng thêm trong số 23 cây được nhận biết có các kiểu gen: 1 cây FF+6G, 1 cây FF+7O, 7 cây FF+4V và 9 cây FF+7V - Hơn thế nữa, enzim đồng tính, 5S ribosomal DNA và chỉ thị RAPD được thành lập giữa 3 loài hoang dại và A. fistulosum. Sau đó, những chỉ thị này được kiểm tra trong 18 cây với những nhiễm sắc thể cộng thêm đã được nhận biểt. Tất cả những enzim đồng tính có trong 18 cây và chỉ thị 5S ribosomal DNA đặc trưng với những nhiễm sắc thể cho: FF+6G, Adh-1 v à Got-2; FF+7O, 5S-Rdna-04; FF+4V, Mdh-1 v à Pgm-1; v à FF+7V, 5S-Rdna-V2. Một vài chỉ thị RAPD của những nhiễm sắc thể cho cũng đ ược nhận biết ở trong những cây này.- Như vậy, vị trí của một vài gen của enzim đồng tính và chỉ thị DNA của 3 loài hoang dại đã được xác định rõ trong nghiên cứu này. KẾT LUẬNTrên đây chúng tôi đã cùng các bạn có những hiểu biết rõ hơn về các đặc điểm, cách chọn tạo và nhân giống hành.Hiện nay ở nước ta các giống hành rất kém đa dạng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và chế biến nhất là trong chế biến thực phẩm đóng hộp xuất khẩu. Bên cạnh đó việc chọn tạo còn đang bị bỏ ngỏ, ít nhà nghiên cứu để ý tới. Chính vì vậy công tác chọn tạo giống hành có thể nói là con đường mới và đầy triển vọng dành cho các nhà chọn giống tương lai.Qua phần tìm hiểu về cây hành chúng tôi hy vọng cây hành sẽ được phát triển tối đa những tiềm năng vốn có của nó, công việc này không chỉ phụ thuộc vào việc chọn tạo giống mà cần có những quy hoạch vùng cụ thể và chuyên canh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây hành.Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên phần bài viết của chúng tôi sẽ không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy và các bạn để bài viết này được hoàn chỉnh hơn.Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! NHÓM THỰC HIỆN