Tiểu luận Quy trình sản xuất lon ba mảnh

- Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người. Thời kì sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản. Khi khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực phẩm cũng tiến những bước khá nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ xưa. Cho đến khi xuất hiện sự bổ sung những kĩ thuật chế biến để ổn định sản phẩm trong thời gian lưu trữ thì một ngành công nghiệp mới ra đời công nghiệp thực phẩm. - Những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học đã được con người áp dụng vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm. Hầu hết các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nước, đất, bụi, oxi, vi sinh vật.Vì vậy chúng phải được chứa đựng trong bao bì kín. - Theo xu hướng đi lên của xã hội, con người ngày càng có nhu cầu cao hơn về giá trị cảm quan và đòi hỏi về tính thẩm mĩ. Do đó, mẫu mã bao bì cũng dần trở thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. - Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó bao bì ra đời không chỉ với chức năng đơn thuần là bao gói và bảo vệ sản phẩm mà đã trở thành công cụ chiến lược trong quảng bá sản phẩm và gây dựng thương hiệu. - Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành cơ khí, chất dẻo, công nghệ vật liệu, bao bì kim loại ra đời. Với ưu thế vượt bậc về thời gian bảo quản và giữ hương vị sản phẩm, trong thời gian ngắn bao bì kim loại đã tạo nên bước đột phá cho công nghệ bảo quản thực phẩm. - Định nghĩa về bao bì: bao bì là một loại vật dụng để bao, gói, giữ, chứa, đựng một loại sản phẩm nào đó, trợ giúp trong việc vận chuyển và lưu trữ. Bao bì có rất nhiều chức năng khác nhau. - Những vai trò quan trọng của bao bì: + Bảo vệ tốt sản phẩm. + Kéo dài thời gian bao quản sản phẩm. + Nâng cao chất lượng của nguyên liệu hoặc thành phần. + Làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn. + Có nhiều mẫu mã để khách hang lựa chọn theo thị hiếu. + Dễ phân phối và trưng bày. + Phù hợp với các loại sản phẩm ăn liền hay sản phẩm chế biến tiếp. + Cung cấp những thông tin cần biết về sản phẩm.

docx24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5950 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy trình sản xuất lon ba mảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu tổng quát về bao bì: Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người. Thời kì sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản. Khi khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực phẩm cũng tiến những bước khá nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ xưa. Cho đến khi xuất hiện sự bổ sung những kĩ thuật chế biến để ổn định sản phẩm trong thời gian lưu trữ thì một ngành công nghiệp mới ra đời công nghiệp thực phẩm. Những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học đã được con người áp dụng vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm. Hầu hết các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nước, đất, bụi, oxi, vi sinh vật...Vì vậy chúng phải được chứa đựng trong bao bì kín. Theo xu hướng đi lên của xã hội, con người ngày càng có nhu cầu cao hơn về giá trị cảm quan và đòi hỏi về tính thẩm mĩ. Do đó, mẫu mã bao bì cũng dần trở thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó bao bì ra đời không chỉ với chức năng đơn thuần là bao gói và bảo vệ sản phẩm mà đã trở thành công cụ chiến lược trong quảng bá sản phẩm và gây dựng thương hiệu. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành cơ khí, chất dẻo, công nghệ vật liệu, bao bì kim loại ra đời. Với ưu thế vượt bậc về thời gian bảo quản và giữ hương vị sản phẩm, trong thời gian ngắn bao bì kim loại đã tạo nên bước đột phá cho công nghệ bảo quản thực phẩm. Định nghĩa về bao bì: bao bì là một loại vật dụng để bao, gói, giữ, chứa, đựng một loại sản phẩm nào đó, trợ giúp trong việc vận chuyển và lưu trữ. Bao bì có rất nhiều chức năng khác nhau. Những vai trò quan trọng của bao bì: Bảo vệ tốt sản phẩm. Kéo dài thời gian bao quản sản phẩm. Nâng cao chất lượng của nguyên liệu hoặc thành phần. Làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn. Có nhiều mẫu mã để khách hang lựa chọn theo thị hiếu. Dễ phân phối và trưng bày. Phù hợp với các loại sản phẩm ăn liền hay sản phẩm chế biến tiếp. Cung cấp những thông tin cần biết về sản phẩm. Với bao bì phù hợp, chất lượng của thực phẩm sẽ được đảm bảo, làm giảm công tái chế thực phẩm do bảo quản không tốt hay vì thực phẩm bị nhiễm bẩn. Bao gói tốt sẽ làm giảm mọi ảnh hưởng của môi trường bên ngoài… Khối lượng vận chuyển có thể bị giảm tới 40 - 50%. Việc loại bỏ các phẩm thừa giúp cho đóng gói và phân phối thực phẩm được nhiều dạng khác nhau dễ dàng, tiết kiệm được rất nhiều năng lượng cả trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Bao bì đồ hộp thực phẩm yêu cầu tương đối cao, bao bì phải kín, chịu được nhiệt độ cao, tính chất hóa học ổn định, không được tác dụng với thực phẩm, có khả năng chịu được những vụ va chạm khi vận chuyển, chịu được sự thay đổi của nhiệt độ và áp suất, bao bì phải gọn nhẹ, và giá thành hạ. Bao bì kim loại: Giới thiệu về bao bì kim loại: Bao bì kim loại được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm thịt, cá, sữa bột, sữa đặc, bánh kẹo đóng hộp và các mặt hàng giải khát. Bao bì kim loại thường có dạng hộp hình trụ hoặc hình chữ nhật. Kích thước tùy thuộc vào loại sản phẩm, mục đích sử dụng và thói quen sản xuất của từng quốc gia. Lịch sử của bao bì kim loại: Bao bì kim loại được phát triển thành một ngành công nghệ vào thế kỷ 19 và phát triển mạnh nhất vào đầu thế kỷ 20. Bao bì kim loại chứa đứng bảo quản thực phẩm trong khoảng thời gian rất dài nhằm phục vụ nhu cầu ăn liền cho những vùng xa nơi mà không thể cung cấp, không thu hoạch được thực phẩm tươi sống hoặc đáp ứng yêu cầu của một số đối tượng do điều kiện sống và điều kiện công tác không có thời gian chế biến thực phẩm. Bao bì kim loại chứa đựng thực phẩm ăn liền đã đáp ứng được yêu cầu trên, có thể bảo quản thực phẩm trong thời gian dài từ 1 – 2 năm, thuận tiện cho việc chuyên chở xa vì bao bì nhẹ và cứng vững. Ngành kỹ thuật bao bì kim loại ra đời và phát triển mạnh nhờ vào sự phát triển của ngành luyện kim và cơ khí chế tạo máy, đã chế tạo ra vật liệu kim loại tính năng cao và thiết bị đóng bao bì để cho ra các loại bao bì thực phẩm thích hợp. Hiện nay trên thế giới công nghệ đồ hộp đang ở mức ổn định, không phát triển mạnh, vì càng ngày người ta càng thích ăn thực phẩm tươi, hoặc vừa mới chế biến. Đồ hộp thực phẩm được sản xuất nhằm giải quyết vấn đề thời vụ, tránh ứ đọng và nhằm cung cấp thực phẩm ăn liền có thể được vận chuyển đi xa, có thời gian bảo quản lâu dài. Tính chất chung của bao bì kim loại : Ưu điểm: Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển. Không bị ảnh hưởng bởi sốc nhiệt nên có thể gia nhiệt, làm lạnh nhanh trong mức có thể. Đảm bảo độ kín vì thân – nắp – đáy đều có thể làm cùng một loại vật liệu nên bao bì không bị lão hóa nhanh theo thời gian. Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm. Bao bì kim loại có tính chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt cao, do đó thực phẩm các loại có thể được đóng hộp, thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế độ thích hợp đảm bảo an toàn vệ sinh. Bao bì kim loại có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể được in và tráng lớp vec – ni bảo vệ lớp in không bị trầy xước. Quy trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hóa hoàn toàn. An toàn môi trường (vì có thể thu hồi và tái sinh thành dạng nguyên liệu kim loại). Nhược điểm: Độ bền hóa học kém, hay bị rỉ và bị ăn mòn. Không thể nhìn được sản phẩm bên trong. Nặng và đắt hơn bao bì có thể thay thế nó là plastic. Tái sử dụng bị hạn chế. Yêu cầu bao bì kim loại: Ngoài những yêu cầu chung đối với bao bì thực phẩm, bao bì kim loại còn phải đáp ứng các yêu cầu: Về kĩ thuật: Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng, không gây mùi vị, màu sắc lạ cho thực phẩm. Bền đối với tác dụng của thực phẩm. Có khả năng chống thấm mùi, khí, dầu mỡ và sự xâm nhập của vi sinh vật. Chịu được sự tác động của các yếu tố hóa học, lí học. Chịu được nhiệt độ và áp suất cao. Hộp không bị rỉ, nắp hộp không bị phồng dưới mọi hình thức. Lớp vecni phải nguyên vẹn. Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ. Dễ gia công. Sử dụng, vận chuyển, bảo quản tiện lợi. Đảm bảo được các chức năng của bao bì. Về cảm quan: Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm. Phải đảm bảo hình thái, hương vị, màu sắc đặc trưng của sản phẩm theo những qui định của từng loại sản phẩm. Phải có nhãn hiệu nguyên vẹn, ngay ngắn, sạch sẽ, ghi rõ các mục: cơ quan quản lý, cơ sở chế biến, tên mặt hàng, phẩm cấp, ngày sản xuất, khối lượng tịnh và khối lượng cả bì, mã số phải được in đảm bảo bền chắc, không dễ tẩy xoá. Về kinh tế: Vật liệu dễ kiếm. Rẻ tiền. Cấu tạo của bao bì kim loại: Bao bì thép: Thành phần chính: Fe, các kim loại hoặc phi kim khác như C, Mn, Si, S, P...có tỷ lệ < 3%. Sản xuất thép lá: Thép thô ( cán nóng ( cán nguội ( xử lý nhiệt ( thép lá dạng cuộn Chiều dày: 0,14 – 0,49 mm Thành phần thép lá: C < 0,05 – 0,12 % Mn < 0,6 % P < 0,02 % Si < 0,02 % S < 0,05 % Cu < 0,2 % Bao bì thép tráng thiếc: Bao bì kim loại thép tráng thiếc: thép tráng thiếc có thành phần chính là sắt, và các phi kim, kim loại khác như cacbon hàm lượng ≤ 2,14%; Mn ≤ 0,8%; Si ≤ 0,4%; P ≤ 0,05%; S ≤ 0,05%. Có những kim loại thép có tỉ lệ cacbon nhỏ 0,15% - 0,5%. Hàm lượng cacbon lớn thì không đảm bảo tính dẻo dai mà có tính dòn (điển hình như gang). Để làm bao bì thực phẩm, thép cần có độ dẻo dai cao để có thể dát mỏng thành tấm có bề dày 0,15 - 0,5 mm. Do đó, yêu cầu tỷ lệ cacbon trong thép vào khoảng 0,2%. Lớp thiếc: Phủ bên ngoài 2 mặt lớp thép. Lớp thiếc có tác dụng chống ăn mòn. Chiều dày: 0,1 –0,3 mm, tùy thuộc vào loại thực phẩm đóng hộp. Mặt trong có thể dày hơn, có phủ sơn. Thép có màu xám đen không có độ dày bóng bề mặt, có thể bị ăn mòn trong môi trường axit, kiềm. Khi được tráng thiếc thì thiếc có bề mặt sáng bóng. Tuy nhiên thiếc là kim loại lưỡng tính (giống Al) nên dễ tác dụng với axit, kiềm, do đó ta cần tráng lớp sơn vecni. Lớp sơn vecni có những tác dụng sau: Ngăn ngừa phản ứng hóa học giữa sản phẩm và bao bì làm hỏng sản phẩm. Ngăn ngừa sự biến mùi, biến màu của thực phẩm. Ngăn sự biến màu bên trong hộp đối với sản phẩm giàu sunphua. Dẫn điện tốt trong quá trình hàn. Chất bôi trơn trong quá trình tạo thành hộp của hộp 2 mảnh. Bảo vệ lớp sơn mặt ngoài bao bì khỏi trầy xước. Yêu cầu đối với lớp sơn vecni: Không được gây mùi lạ cho thực phẩm, không gây biến màu thực phẩm. Không bong tróc khi va chạm cơ học. Không bị phá hủy khi đun nóng, thanh trùng. Có độ mềm dẻo cao để trải khắp bề mặt được phủ. Độ dày của lớp vecni phải đồng đều, không để lộ thiếc. Hình: Bao bì thép tráng thiếc Chức năng của bao bì kim loại: Bao bì thực phẩm nói chung và bao bì kim loại nói riêng là yếu tố quan trọng cấu thành sản phẩm thực phẩm hoàn chỉnh. Chức năng bảo vệ: Trong quá trình bảo quản và lưu thông hàng hóa, thực phẩm luôn luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau nên dễ bị hư hỏng. Với bao bì của thực phẩm đóng hộp bằng kim loại nó có chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi tác động của các yếu tố: Nhiệt độ môi trường, không khí ẩm, bụi và các chất gây hại ở thể khí dễ xâm nhập. Tác động cơ học trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản để sản phẩm không bị trào ra ngoài (với loại sản phẩm lỏng như bia, nước ngọt) và không bị rơi ra ngoài đối với thực phẩm thịt, cá…vì loại bao bì này có tính cơ học cao. Vì thế bao bì bằng kim loại bảo vệ sản phẩm tránh bị hư hỏng và bảo quản được trong một thời gian dài. Chức năng thông tin: Trên bao bì của tất cả các sản phẩm đóng hộp đều có cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về sản phẩm đó, bao gồm: Tên sản phẩm. Nơi sản xuất. Thành phần và hàm lượng các chất trong sản phẩm. Thời điểm sản xuất. Hạn sử dụng. Cách đóng mở nắp. Cách bảo quản. Cách sử dụng. Các kí hiệu quy ước. Mã vạch các loại sản phẩm. Hình ảnh thiết kế trên bao bì được pháp luật bảo vệ, tránh trường hợp các đối thủ cạnh tranh sao chép hay làm giả sản phẩm. Các thông tin ghi trên bao bì đều phải được viết bằng tiếng Việt do sản phẩm đang được bán trên thị trường Việt Nam, phục vụ người Việt Nam. Ngoài ra còn có một phần được dịch ra tiếng Anh. Đây là yếu tố thể hiện mong muốn mở rộng thị trường của nhà sản xuất, hướng đến đối tượng là người nước ngoài. Chức năng maketting: Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ sản phẩm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến sản phẩm, xét từ góc độ kinh doanh. Các hình thức của bao bì như: Hình dáng, kích thước bao bì, màu sắc trang trí một cách hài hòa và đầy đủ thông tin cần thiết sẽ tạo sức hút cho người tiêu dùng. Chức năng sử dụng: Dễ mở. Dễ rót ra ngoài. Kích thước phù hợp. Chức năng phân phối: Lượng sản phẩm được đựng trong hộp phải phù hợp với người tiêu dùng và thói quen. Dung tích và khối lượng của lon, hộp không quá nhiều hoặc quá ít cho người sử dụng. Chức năng sản xuất: Trên dây chuyền sản xuất, bao bì kim loại thường bị tác động bởi các yếu tố kĩ thuật vì thế bao bì phải vừa đảm bảo được hiệu quả kinh tế vừa thỏa mãn các yêu cầu kĩ thuật sau: Có độ bền cơ học phù hợp với tính năng của các loại máy móc thiết bị trên dây chuyền. Có khả năng chịu được các yếu tố công nghệ như: áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, sự ăn mòn… Chức năng môi trường: Bao bì kim loại có khả năng tái chế, sau khi sử dụng có thể làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên với chất liệu là kim loại nên dạng bao bì này chỉ được thu gom để tái chế mà không được để tự phân giải trong môi trường. Chức năng văn hóa: Chức năng văn hoá mang lại cho sản phẩm thực phẩm đặc trưng riêng và tạo cho sản phẩm có khả năng thông tin và marketing độc đáo. Thông tin trên nhãn hàng được trình bày bằng ngôn ngữ dân tộc. Trên bao bì có in những hình ảnh biểu tượng riêng của từng doanh nghiệp, công ty sản xuất cũng có thể đó là những sản phẩm mang đặc trưng riêng cho từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia. Phân loại theo công nghệ chế tạo lon: Lon hai mảnh: Lon hai mảnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân (như trường hợp ghép mí nắp lon ba mảnh). Lon hai mảnh chỉ có một đường ghép mí giữa thân và nắp, vật liệu chế tạo lon hai mảnh phải mềm dẻo, đó có thể là nhôm (Al) hoặc vật liệu thép có độ mềm dẻo cao. Nhưng công nghiệp cũng đã sản xuất các loại lon hai mảnh toàn làm bằng thép. Lon hai mảnh được chế tạo theo công nghệ kéo vuốt tạo nên thân khá mỏng so với bề dày đáy, nên có thể dễ bị đâm thủng, hoặc dễ bị biến dạng do va chạm. Lon hai mảnh là loại thích hợp chứa các loại thực phẩm có tạo áp suất dư bên trong như là sản phẩm nước giải khát có gas (khí CO2). Lon hai mảnh bằng nhôm có thể có chiều cao đến 110mm, trong khi lon hai mảnh bằng vật liệu thép có chiều cao rất thấp vì thép không có tính mềm dẻo như Al nên không thể vuốt đến chiều cao như lon nhôm. / Lon ba mảnh: Công nghệ chế tạo lon ba mảnh được áp dụng cho nguyên liệu thép. Lon ba mảnh gồm thân, đáy và nắp. Thân hộp được chế tạo từ một miếng thép chữ nhật, cuộn lại thành hình trụ và được hàn mí thân; nắp và đáy được chế tạo riêng, được ghép mí với thân (nắp được ghép mí với thân sau khi rót thực phẩm). Trên thực tế, hầu như rất ít khi thân và nắp có độ dày bằng nhau. Hiện nay ở Việt Nam đa số sắt thân dày hơn sắt nắp, mặt khác khi sử dụng thép mỏng làm thân hộp, thì nhà sản xuất có thể cán gân thêm để tăng độ cứng vững và chịu được áp lực thân hộp. Quy trình chế tạo lon 3 mảnh: Thân: Được chế tạo từ một miếng thép chữ nhật, cuộn lại thành hình trụ và được làm mí thân. Nắp và đáy: Được chế tạo riêng, được ghép mí với thân (nắp có khóa được ghép với thân sau khi rót thực phẩm). Thân, đáy, nắp có độ dày như nhau vì thép rất cứng vững không mềm dẻo như nhôm, không thể nong vuốt tạo lon có chiều cao như nhôm, mà có thể chỉ nong vuốt được những lon có chiều cao nhỏ. Quy trình chế tạo thân lon: Quy trình tổng quát: Giải thích quy trình: Lon được chế tạo từ 3 mảnh gồm 1 thân lon, 2 nắp hay 1 nắp, 1 đáy. Thân lon được nối bằng phẳng bằng kỹ thuật hàn. Ngoài ra còn có kỹ thuật dán. Tấm kim loại mảnh dùng sản xuất lon 3 mảnh có thể lấy từ cuộn kim loại: Tấm kim loại mảnh được cắt thành những dải to: ` Sơn được phết lên mặt tấm kim loại mỏng sẽ trở thành mặt trong của lon thành phẩm, có tác dụng chống sự ăn mòn và tránh tương tác giữa thực phẩm và kim loại. Những tấm kim loại đã được sơn được đem đi sấy khô trong lò sấy. Tấm kim loại mỏng to được rạch thành những tấm mỏng nhỏ, một tấm dùng làm một thân lon. Mỗi tấm mỏng được cuộn thành khối trụ. Hai đường rìa khối trụ được hàn bằng cách ép chúng vào nhau và cho dòng điện đi qua. Hơi nóng trên kim loại vừa đủ tạo thành một mối hàn, mối hàn càng mịn càng tốt vì ngoài việc tạo mối hàn phẳng đẹp còn tạo cho mối hàn thân lon được chặt khít không có khe hở. Khác với công nghệ hàn thông thường, phương pháp hàn cao tần tạo một bước sóng sau  chu kì. Hàn cao tầng được càng nhiều bán sóng trên  chu kì thì càng tạo nhiều nhân giọt hàn làm tăng độ mịn của mối hàn. Hiện nay có nhiều công nghệ hàn như: Công nghệ hàn bướm: có tầng số nhỏ khoảng 100Hz, công nghệ này có mối hàn tương đối lớn (>1mm). Công nghệ wima: có tầng số lớn hơn 100Hz, tạo mối hàn mịn hơn so với hàn bướm (<0,6mm). Công nghệ supper wima: có tầng số 400 - 800Hz có mối hàn rất mịn từ 0,4 - 0,6mm. Mặt trong mối hàn được phun sơn, sau đó làm nhẵn bằng cách thổi khí nóng lên mặt ngoài mối hàn. Trong quá trình hàn lớp thiếc ở nơi mối hàn bị chảy ra chỉ còn lại lớp sắt, do đó ta phải tráng vecni trong và ngoài mối hàn nhằm tránh sự ăn mòn của sản phẩm chứa trong nó, đồng thời chống sự oxy hóa từ bên ngoài. Lon được đưa qua máy gấp mép, tại đó đỉnh và đáy lon được gấp mép 2 lần hướng ra ngoài. Đây là giai đoạn viền miệng lon tạo gờ để chuẩn bị cho quá trình ghép mí. Lon được chuyển qua máy gấp mép tạo thành những đợt sóng trên thành lon. Ở giai đoạn này sản phẩm được làm gân nhằm tạo sự vững chắc cho bao bì sản phẩm, có thể giảm giá thành sản phẩm do dùng thép mỏng. Nếu không dùng thép tăng cứng thì thép tấm nguyên liệu cần có độ dày > 0,25mmn nhưng nếu có tạo gân thì nguyên liệu có thể có độ dày thấp hơn. Nhưng tùy theo mục đích sử dụng (sản phẩm khô hay lỏng, có thanh trùng hay không thanh trùng) và trọng lượng thực phẩm đóng hộp, thể tích hộp mà dùng nguyên liệu có độ dày thích hợp. Đáy phẳng được nối lại để làm khép kín lon. Đây là giai đoạn quan trọng trong sản xuất đồ hộp. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây phế phẩm đồ hộp. Lon thực phẩm phải được ghép mí thật kín để tạo nên bao bì kín. Nếu ghép mí không tốt thì tạo ra phế phẩm đồ hộp, việc thanh trùng sẽ không có ý nghĩa. Trong quá trình sản xuất, mức sai số không thể vượt quá giới hạn cho phép, vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do đó nhà máy cố gắng hạn chế tối đa sự cố này.Thường các sự cố là: Mối ghép thân bị lệch do sai lệch độ vuông góc của tấm sắt nguyên liệu, thường thì mức sai lệch cho phép là 2%. Lỗi này thường dẫn đến hư hỏng mối ghép mí thân và nắp đáy. Trầy xước lớp vecni: Các thiết bị máy móc ma sát với tấm sắt trong quá trình cuốn thân, ghép mí, do đó khi ghép mí đáy và thân lon lại được phủ vecni ở những vị trí mối ghép nhằm tăng tính an toàn cho lon, chống sự ăn mòn của thực phẩm và cả môi trường ngoài. Thổi khí vào mỗi lon để kiểm tra nhằm tránh những khe hở không nên có. Lon thành phẩm được chuyển đến kho hàng bằng tấm nâng hàng tự động trước khi chuyển sang nhà máy. Quy trình chế tạo nắp hoặc đáy lon ba mảnh: / Sắt nguyên liệu: Thép tấm nguyên liệu đưa váo chế tạo nắp và đáy lon thường không có cùng độ dày với thép nguyên liệu chế tạo thân lon, thân dày hơn nắp. Tráng vecni trong và ngoài: Thép tấm nguyên liệu được tráng vecni một hoặc cả 2 mặt trong và ngoài tùy theo yêu cầu. Đối với trường hợp cần phủ cả 2 mặt thì có thể tráng cùng loại hay khác loại vecni. Ở mặt ngoài người ta thường dùng vecni có độ sáng hơn nhằm tạo vẻ mĩ quan cho sản phẩm. Lớp vecni bên ngoài chống oxy hóa từ môi trường. Bảo quản bề mặt ngoài sản phẩm theo thời gian. Mặt trong của thân lon và mặt trong của nắp lon được tráng cùng 1 loại vecni. Sấy khô: Thép tấm nguyên liệu sau khi tráng vecni được sấy khô để làm bốc hơi hoàn toàn dung môi tạo lớp nhựa rắn chắc bám dính vào bề mặt thiếc. Cắt tạo nắp, đáy: Đây là giai đoạn cắt định hình.Tại đây tấm sắt nguyên liêu được cắt thành những miếng hình tròn, kích thước phù hợp với nắp và đáy đã dược thiết kế theo kích cỡ hộp. Dập: Giai đoạn dập tạo ra miếng sắt hình tròn kết hợp tạo gân và móc nắp, gân nấp để tăng độ vững chắc của nắp chống lại sự giãn nở của nắp theo sự giãn nở khí trong hộp khi thanh trùng, tiệt trùng sản phẩm. Viền: Nhằm tạo đường cong ở viền nắp giúp cho việc tạo móc nắp trong quá trình ghép mí được dễ dàng. Phun keo: Để đảm bảo độ kín hoàn toàn của lon thành phẩm sau khi đã ghép mí đáy cũng như nắp, một lớp cao su đàn hồi được phun vào viền nắp để tạo vòng đệm cho đáy hoặc nắp; sau khi ghép mí, đáy và nắp trở nên chặt khít vào thân lon. Sấy khô: Đệm cao su ở viền nắp, đáy được sấy khô ở 600C nhằm làm khô lớp đệm dày. Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình làm nắp, đáy lon. Ghép mí thân và đáy hoặc nắp: Máy ghép mí hoạt động không tốt, không đạt yêu cầu sẽ gây hư hỏng sản phẩm hàng loạt, móc thân và móc nắp không móc vào nhau, làm cho bao bì không kín tạo điều kiện nước xâm nhập của không khí, vi sinh vật – chúng phát triển sinh khối gây hư hỏng thực phẩm. Sự hư hỏng này của bao bì và thực phẩm có thể được phát hiện do rò rỉ nước thực phẩm ra khỏi bao bì khi có sự dao lắc lon, hộp hoặc trong thời gian bảo ôn, sản phẩm bị lên men thối hay lên men tạo CO2 và ethanol. Các trường hợp khuyết tật khác đều do sự cắt định hình không đúng kích thước: Trường hợp móc thân quá dài hoặc móc thân nắp quá ngắn tạo nên vàng rỗng ở phía trên và sau khi ép chặt mối ghép sẽ tạo ghờ phía trên gờ này không an toàn cho người tiêu dùng và gờ sẽ gây vở khiến đồ hộp không kín, bị hư hỏng. Trường hợp móc nắp quá dài hoặc móc thân quá ngắn đều tạo vùng rỗng phía dư