Tiểu luận Quyền chứng khoán

Quyền chọn là một hợp đồng được ký kết giữa hai bên - bên mua và bên bán mà theo đó người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, để mua hoặc bán: - Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở. - Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai. - Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Một điều quan trọng là người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng.Vì vậy khi rủi ro xảy ra, thị trường không theo đúng hướng dự đoán của người nắm giữ quyền chọn thì lỗ lãi được tối thiểu hoá chỉ ở mức giá của hợp đồng quyền chọn. Những yếu tố cấu thành quyền chọn: - Tên hàng hoá cơ sở và khối lượng mua theo quyền. - Loại quyền (chọn mua hay chọn bán). - Thời gian đáo hạn của quyền. - Mức giá thực hiện của quyền.

pdf30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quyền chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 1 Tiểu luận Quyền chứng khoán Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 2 PHẦN NỘI DUNG 1. Tổng quan các lý thuyết về quyền chọn: 1.1 Định nghĩa quyền chọn: Quyền chọn là một hợp đồng được ký kết giữa hai bên - bên mua và bên bán mà theo đó người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, để mua hoặc bán: - Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở. - Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai. - Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Một điều quan trọng là người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng.Vì vậy khi rủi ro xảy ra, thị trường không theo đúng hướng dự đoán của người nắm giữ quyền chọn thì lỗ lãi được tối thiểu hoá chỉ ở mức giá của hợp đồng quyền chọn. Những yếu tố cấu thành quyền chọn: - Tên hàng hoá cơ sở và khối lượng mua theo quyền. - Loại quyền (chọn mua hay chọn bán). - Thời gian đáo hạn của quyền. - Mức giá thực hiện của quyền. 1.2 Phân loại quyền chọn: 1.2.1 Phân loại theo hình thức thực hiện: Quyền chọn mua (call option): Quyền chọn mua là quyền mua một tài sản, nhưng không bắt buộc, ở một mức giá cố định (giá thực hiện) trong một khoảng thời gian cụ thể. Đối với quyền chọn mua ta có người mua quyền chọn mua và người bán quyền chọn mua. Quyền chọn bán (put option): Quyền chọn bán là quyền bán một tài sản, nhưng không bắt buộc, ở một mức giá cố định trong một khoảng thời gian xác định. Đối với quyền chọn bán ta cũng có người mua quyền chọn bán và người bán quyền chọn bán. Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 3 1.2.2 Phân loại theo khả năng thực hiện trước hạn: Quyền chọn kiểu Châu Âu: chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn, chứ không được thực hiện trước ngày đó. Quyền chọn kiểu Mỹ: là loại quyền chọn có thể thực hiện vào bất kể thời điểm nào trước khi đáo hạn. 1.2.3 Phân loại theo tài sản cơ sở: Có ba dạng phổ biến là quyền chọn cổ phiếu, quyền chọn chỉ số, và quyền chọn tiền tệ: Quyền chọn cổ phiếu: là quyền chọn đối với các cổ phiếu riêng lẻ. Các quyền chọn này tồn tại đối với hàng ngàn cổ phiếu riêng lẻ, mặc dù khối lượng giao dịch có thể thấp đối với quyền chọn một số loại cổ phiếu nhất định. Quyền chọn chỉ số: Một chỉ số chứng khoán là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị của một nhóm các cổ phiếu được chỉ định. Đối với quyền chọn chỉ số; ta hiểu là các mức yết giá là giá thị trường của cổ phiếu so với một mức giá trị cơ sở, được thiết lập từ nhiều năm trước, khi chỉ số được khởi tạo. Quyền chọn tiền tệ: qui định cụ thể giá thực hiện, được thể hiện dưới dạng tỷ giá, ngày đáo hạn, định dạng tiền tệ cơ sở, qui mô hợp đồng, giá quyền chọn cùng nhiều chi tiết khác tương tự quyền chọn chỉ số & cổ phiếu. 1.3 Giá trị quyền chọn: Gọi: T là thời điểm đáo hạn; ST là giá trị thị trường của tài sản cơ sở vào lúc đáo hạn; EX là giá thực hiện; VT là g iá trị nhận được của quyền chọn và lúc đáo hạn (giá trị quyền chọn). Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 4 1.3.1 Quyền chọn mua: a) Mua quyền chọn mua Hình 1: Giá trị nhận được của quyền chọn mua Vào lúc đáo hạn: ST > EX. Nếu thực hiện quyền người mua sẽ mua tài sản cơ sở với giá EX, trong khi nếu ra thị trường thì phải mua với giá ST >EX. Khoản lợi thu được là ST – EX > 0. Như vậy, nếu ST > EX, người mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền và nhận được giá trị VT = ST - EX. ST <= EX. Nếu thực hiện quyền, người mua sẽ mua tài sản cơ sở với giá EX, trong khi hoàn toàn có thể ra thị trường để mua với giá ST < EX. Như vậy, nếu ST <= EX, người mua quyền chọn mua sẽ không thực hiện quyền và nhận được giá trị VT = 0. Tóm lại, giá trị nhận được đối với người mua quyền chọn mua vào lúc đáo hạn là: VT = max[(ST – EX);0]. Giá trị nhận được này được biểu diễn bằng được gấp khúc tô đậm trong hình trên. Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 5 b) Bán quyền chọn mua Hình 2: Giá trị nhận được của bán quyền chọn mua Vào lúc đáo hạn: ST > EX thì người mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền, tức là mua tài sản cơ sở EX. Trong trường hợp đó, người bán quyền chọn mua sẽ phải bán tài sản cơ sở cho người mua quyền ở mức giá EX, trong khi lẽ ra có thể bán ra thị trường với giá ST. Người bán quyền chọn mua bị lỗ ST – EX, hay nhận được giá trị VT = EX – ST. ST <= EX, người mua quyền chọn mua sẽ không thực hiện quyền và như vậy thì giá trị mà người bán quyền chọn mua nhận được là VT = 0. Tóm lại, giá trị nhận được đối với người bán quyền chọn mua vào lúc đáo hạn là: VT = min[(EX - ST);0]. Giá trị nhận được này được biểu diễn bằng được gấp khúc tô đậm trong hình trên.  Như vậy, vào thời điểm đáo hạn hay trong bất cứ thời điểm nào khi quyền chọn còn hiệu lực, nếu giá tài sản cơ sở lớn hơn giá thực hiện (S > EX), ta gọi quyền chọn mua là có lời (in-themoney); nếu giá tài sản cơ sở nhỏ hơn giá thực hiện (S < EX), ta gọi quyền chọn mua là không có lời (out-of-the-money); còn nếu giá tài sản cơ sở bằng giá thực hiện (S = EX), ta gọi quyền chọn mua là hòa tiền (at-the-money). Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 6 1.3.2 Quyền chọn bán a) Mua quyền chọn bán Hình 3: Giá trị nhận được của quyền chọn bán Vào lúc đáo hạn: ST >= EX. Nếu thực hiện quyền người mua quyền chọn bán sẽ bán tài sản cơ sở với giá EX, trong khi nếu ra thị trường thì sẽ bán được với giá ST >=EX. Như vậy, nếu ST >= EX, người mua quyền chọn bán sẽ không thực quyền và nhận giá trị VT = 0. ST < EX. Nếu thực hiện quyền, người mua quyền chọn bán sẽ bán tài sản cơ sở với giá EX, trong khi ra thị trường thì phải bán với giá ST < EX. Như vậy, nếu ST < EX, người mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền và nhận được giá trị VT = EX - ST. Tóm lại, giá trị nhận được đối với người mua quyền chọn bán vào lúc đáo hạn là: VT = max[(EX - ST);0]. Giá trị nhận được này được biểu diễn bằng được gấp khúc tô đậm trong hình trên. Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 7 b) Bán quyền chọn bán Hình 4: Giá trị nhận được của bán quyền chọn bán Vào lúc đáo hạn: ST >= EX, ta biết rằng người mua quyền chọn bán sẽ không thực hiện quyền và người bán quyền chọn bán cũng nhận giá trị VT = 0. ST < EX, người mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền, và người bán quyền chọn bán sẽ buộc phải mua tài sản cơ sở với giá EX trong khi lẽ ra có thể mua trên thị trường với giá ST. Như vậy, nếu ST < EX, người bán quyền chọn mua sẽ bị lỗ hay nhận được giá trị VT = ST - EX. Tóm lại, giá trị nhận được đối với người bán quyền chọn bán vào lúc đáo hạn là: VT = min[(ST - EX);0]. Giá trị nhận được này được biểu diễn bằng được gấp khúc tô đậm trong hình trên.  Như vậy, vào thời điểm đáo hạn hay trong bất cứ thời điểm nào khi quyền chọn còn giá trị, nếu giá tài sản cơ sở lớn hơn giá thực hiện (S > EX), ta gọi quyền chọn bán là không có lời (out-of-the-money); nếu giá tài sản cơ sở nhỏ hơn giá thực hiện (S < EX), ta gọi quyền chọn bán là có lời (in-the-money); còn nếu giá tài sản cơ sở bằng giá thực hiện (S = EX), ta gọi quyền chọn bán là hòa tiền (at-the-money). Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 8 1.4 Thành quả của của việc nắm giữ quyền chọn so với nắm giữ cổ phần: Xét bảng giá quyền chọn mua và quyền chọn bán của cổ phần Intel trong tháng 7/1998. Cổ phần Intel đang được giao dịch với giá thực hiện là 85$/cổ phần Bảng 1: Giá của các quyền chọn mua và quyền chọn bán cổ phần Intel trong tháng 7/1998 Ngày thực hiện Giá thực hiện Giá quyền chọn mua Giá quyền chọn bán Tháng 10/1998 80$ 8,875$ 3,25$ Tháng 01/1999 80 11,375 4,75 Tháng 01/1999 85 8,625 6,875 1.4.1 Mua quyền chọn mua, quyền chọn bán và cổ phần Hình 5: Các thành quả của chủ sở hữu của quyền chọn mua, quyền chọn bán và cổ phần (a) Thành quả có thể có của việc đầu tư vào quyền chọn mua cổ phần Intel trong tháng 1 với giá thực hiện 85$. Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 9 Thành quả này tùy thuộc vào điều gì xảy ra cho giá cổ phần. Nếu giá cổ phần vào cuối kỳ sáu tháng này trở nên thấp hơn giá thực hiện 85$, sẽ không ai chịu trả 85$ để nhận cổ phần qua quyền chọn mua, khi đó quyền chọn mua sẽ không có giá trị. Ngược lại, nếu giá cổ phần trở nên lớn hơn 85$, quyền chọn mua có trị giá bằng giá thị trường của cổ phần trừ cho 85$ phải trả để mua cổ phần. Giả sử, giá cổ phần Intel tăng lên 100$, quyền chọn mua trị giá: 100$ - 85$ = 15$. Tuy nhiên, đây không phải là tất cả lợi nhuận vì nhà đầu tư đã phải trả 8,625$ để mua quyền chọn mua. (b) Thành quả có thể có của việc đầu tư vào quyền chọn bán cổ phần Intel trong tháng 1 với giá thực hiện 85$. Nếu giá cổ phần Intel ngay trước khi quyền chọn đáo hạn trở nên lớn hơn 85$, ta sẽ có lợi nếu bán cổ phần trên thị trường và quyền chọn bán trở nên không có giá trị. Ngược lại, nếu giá cổ phần thấp hơn 85$, ta sẽ được lợi khi mua cổ phần với giá thấp và sau đó tận dụng lợi thế của quyền chọn để bán với giá 85$. Khi đó, giá trị của quyền chọn bán vào ngày thực hiện là chênh lệch giữa doanh thu 85$ và giá thị trường của cổ phần. Giả sử cổ phần trị giá 65$ thì quyền chọn bán trị giá: 85$ – 65$ = 20$. (c) Thành quả của việc mua cổ phần Intel Ta nhận thấy, giá trị của đầu tư này luôn bằng với giá thị trường của cổ phần. 1.4.2 Bán quyền chọn mua, quyền chọn bán và cổ phần Hình 6: Các thành quả của chủ sở hữu của bán quyền chọn mua, quyền chọn bán và cổ phần Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 10 (a) Thành quả của việc bán quyền chọn mua cổ phần Intel có thể thực hiện với giá 85$. Nếu vào ngày thực hiện, giá cổ phần thấp hơn giá thực hiện, người mua quyền chọn sẽ không thực hiện quyền chọn mua và người bán sẽ không phải giao số cổ phần được yêu cầu cho người mua. Ngược lại, nếu giá tăng cao hơn giá thực hiện, người mua sẽ thực hiện và người bán thiệt mất phần chênh lệch giữa giá cổ phần và giá thực hiện nhận được từ người mua. Giả sử giá cổ phần Intel là 120$, khi đó người bán buộc phải bán cổ phần trị giá 120$ chỉ với giá 85$ và có thành quả là -35$. Ở đây 35$ thua thiệt của người bán chính là lãi của người mua. Tuy nhiên, người bán cũng không quá thiệt thòi vì họ đã nhận được 8,625$ trong tháng 7 cho việc bán quyền chọn mua. (b) Thành quả của việc bán quyền chọn bán cổ phần Intel có thể thực hiện với giá 85$. Người bán quyền chọn bán đã đồng ý chi trả giá thực hiện 85$ cho cổ phần nếu người mua quyền chọn bán yêu cầu. Người bán sẽ an toàn khi nào giá cổ phần vẫn ở mức cao hơn 85$ nhưng sẽ mất tiền nếu giá cổ phần thấp hơn 85$. Điều xấu nhất có thể xảy ra là cổ phần trở nên vô giá trị. Người bán bị buộc phải chi 85$ cho một cổ phần trị giá 0$. Khi đó, giá trị của quyền chọn sẽ là -85$. (c) Thành quả của việc bán khống cổ phần Intel Người bán khống bán cổ phần mà họ chưa sở hữu, vì vậy, cuối cùng họ sẽ phải mua lại cổ phần. Người bán khống sẽ kiếm được lợi nhuận nếu giá cổ phần sụt và thua lỗ nếu giá tăng. 1.5 Lợi nhuận của quyền chọn Trong các trường hợp trên, ta thấy giá trị mà người mua quyền (chọn mua hay chọn bán) nhận được không bao giờ có giá trị âm, tức là không bao giờ bị lỗ. Còn giá trị người bán quyền nhận được không bao giờ có giá trị dương, tức là không bao giờ có lời. Điều này có vẻ như người mua quyền được lợi còn người bán quyền thì bị thiệt. Nhưng thực tế không phải như vậy. Vì quyền chọn là tài sản có giá trị đối với người nắm giữ nó nên để có được quyền, người mua quyền phải trả một khoản tiền (gọi là phí hay giá của Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 11 quyền chọn) cho người bán quyền. Mức phí này được thanh toán ngay khi ký kết hợp đồng quyền chọn. Tính cả mức g iá (C) này vào giá trị nhận được, thì 4 đồ thị mua bán quyền chọn ở trên sẽ có dạng như sau: Hình 7: Lợi nhuận của các mua – bán quyền chọn Ta có thể tóm tắt như sau: Giá trị cổ phiếu ngày đáo hạn ST EX Mua quyền chọn mua 0 0 ST - EX Giá trị nhận được - C - C ST - EX - C Lợi nhuận Bán quyền chọn mua 0 0 EX - ST Giá trị nhận được + C + C EX - ST + C Lợi nhuận Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 12 Mua quyền chọn bán EX – ST 0 0 Giá trị nhận được EX - ST - C - C - C Lợi nhuận Bán quyền chọn mua ST – EX 0 0 Giá trị nhận được ST - EX + C + C + C Lợi nhuận 2. Mối tương quan giữa các quyền chọn: 2.1 Sự kết hợp của quyền chọn trong các chiến lược đầu tư: 2.1.1 Chiến lược 1: Mua cổ phần + Bán quyền chọn mua Hình 8: Thành quả của chiến lược 1 Thành quả của việc kết hợp mua một cổ phần Intel và bán một quyền chọn mua với giá thực hiện 85$ là một chiến lược không – thắng hay còn gọi là chiến lược của những người thích đùa. Nghĩa là, khi giá cổ phần giảm thấp hơn 85$ thì nhà đầu tư thua lỗ, nhưng khi giá cổ phần cao hơn 85$, chủ sở hữu của quyền chọn mua sẽ yêu cầu được nhận số cổ phần với giá thực hiện 85$. Do đó, nhà đầu tư thua lỗ ở phần hướng xuống và từ bỏ cơ hội hưởng lợi, họ chỉ nhận được khoản phí 8,625$ là giá quyền chọn mua 6 tháng đã được trả trong tháng 7/1998. Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 13 2.1.2 Chiến lược 2: Mua cổ phần + Mua quyền chọn bán Hình 9: Thành quả của chiến lược 2 Thành quả của chiến lược này như sau: Nếu giá cổ phần Intel tăng cao hơn 85$, quyền chọn bán trở nên không có giá trị, vì vậy nhà đầu tư chỉ nhận được phần lãi từ việc mua cổ phần. Tuy nhiên, nếu giá cổ phần sụt thấp hơn 85$, nhà đầu tư thực hiện quyền chọn bán và bán với giá 85$. Như vậy, bằng cách kết hợp này, nhà đầu tư đã tự bảo vệ mình khỏi thua lỗ. Bên cạnh đó thì chi phí của chiến lược này số tiền 6,875$ mà nhà đầu tư đã trả để có quyền chọn bán cổ phần Intel với giá thực hiện 85$. 2.1.3 Chiến lược 3: Ký thác cho ngân hàng + Mua quyền chọn mua Hình 10: Thành quả của chiến lược 3 Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 14 Việc ký thác hiện giá của 85$ vào ngân hàng cho thấy bất kể điều gì xảy đến cho giá cổ phần Intel, ký thác ngân hàng cũng sẽ thanh toán đủ 85$ cho nhà đầu tư. Việc kết hợp trong chiến lược này, mang đến cho nhà đầu tư thành quả là cho dù giá cổ phần có sụt thấp hơn 85$ thì vẫn còn 85$ trong ngân hàng, ngược lại, khi giá tăng cao hơn 85$, nhà đầu tư sẽ có 85$ trong ngân hàng và nhận thêm được phần giá trị của quyền chọn mua. Giả sử, giá cổ phần Intel tăng lên 100$, nhà đầu tư có 85$ và 15$. Như vậy, trong chiến lược này nhà đầu tư đã dự phần đầy đủ vào bất kỳ sự gia tăng nào trong giá cổ phần, trong khi được bảo vệ hoàn toàn trước bất kỳ sự sụt giá nào. Từ chiến lược 2 và 3, các nhà giả kim tài chính cho ta thấy, có sự tương quan giữa một quyền chọn mua và một quyền chọn bán. Không kể đến giá cổ phần tương lai, cả hai chiến lược đầu tư đều cho thành quả tương tự. Vì vậy, nếu ta cam kết nắm giữ quyền chọn trong 2 chiến lược này đến ngày thực hiện cuối cùng, thì ta có mối tương quan cơ bản giữa các quyền chọn theo kiểu Châu Âu: Giá trị quyền chọn mua + Hiện giá của giá thực hiện = Giá trị của quyền chọn bán + Giá cổ phần Nghĩa là: Mua quyền chọn mua và đầu tư hiện giá của giá thực hiện vào tài sản an toàn sẽ cho thành quả tương tự như Mua quyền chọn bán và mua cổ phần. Dựa vào tương quan này, ta có thể tìm được các cặp chiến lược đầu tư khác cũng cho thành quả tương tự nhau. Ví dụ như: Giá trị quyền chọn bán = Giá trị quyền chọn mua + Hiện giá của giá thực hiện – Giá cổ phần Nghĩa là: Mua quyền chọn bán sẽ cho thành quả tương tự như Mua quyền chọn mua, tư hiện giá của giá thực hiện vào tài sản an toàn và bán cổ phần. Hay nói cách khác, nếu không có sẵn quyền chọn bán, nhà đầu tư có thể tạo ra chúng bằng cách mua các quyền chọn mua, gửi tiền mặt vào ngân hàng và bán cổ phần. 2.2 Vận dụng mối tương quan quyền chọn trong thực tiễn: Trên thực tế, chúng ta sẽ thấy rằng, bất cứ khi nào một công ty vay tiền, công ty tạo ra một quyền chọn. Lý do là người vay không bị bắt buộc phải trả nợ khi đáo hạn. Nếu giá trị Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 15 tài sản công ty thấp hơn số nợ, công ty sẽ chọn giải pháp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ và các trái chủ sẽ thu giữ tài sản công ty. Như vậy, khi công ty vay tiền, nhà cho vay trên thực tế thụ đắc công ty và các cổ đông được quyền chọn để mua lại công ty bằng cách thanh toán hết nợ. Điều này có nghĩa là tất cả những điều mà các quyền chọn được giao dịch cũng được áp dụng tương tự cho nợ doanh nghiệp. Xét tình huống của công ty Circular File, công ty đã vay 50$ mỗi cổ phần. Không may doanh nghiệp rơi vào khó khăn và giá trị thị trường của tài sản công ty sụt xuống còn 30$. Trái phiếu Circular còn 25$ và giá cổ phần là 5$. Bảng cân đối kế toán lúc này là: Công ty Circular File ( Giá trị thị trường) Giá trị tài sản 30$ 25$ Trái phiếu 5$ Cổ phần 30$ 30$ Giá trị doanh nghiệp Theo lập luận ở trên thì trên thực tế các cổ đông đã mua một quyền chọn mua tài sản của doanh nghiệp, các trái chủ đã bán cho họ quyền chọn mua này. Như vậy có thể diễn tả lại bảng cân đối như sau: Công ty Circular File ( Giá trị thị trường) Giá trị tài sản 30$ 25$ Giá trị trái phiếu = Giá trị tài sản - giá trị quyền chọn mua 5$ Giá trị cổ phần = Giá trị quyền chọn mua 30$ 30$ Giá trị doanh nghiệp = Giá trị tài sản Ở đây, giá trị cổ phần thường của công ty chính là giá trị của một quyền chọn mua đối với tài sản của doanh nghiệp với giá thực hiện là 50$ Hình 11: Giá trị tương lai của tài sản Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 16 Nếu giá trị tương lai của tài sản nhỏ hơn 50$, công ty sẽ không thực hiện nghĩa vụ và cổ phần sẽ không còn giá trị. Nếu giá trị của tài sản nhiều hơn 50$, các cổ đông sẽ nhận giá trị tài sản trừ số tiền 50$ đã trả cho các trái chủ. Do đó, từ tương quan giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán: Giá trị quyền chọn mua + Hiện giá của giá thực hiện = Giá trị của quyền chọn bán + Giá cổ phần - Ta diễn dịch lại như sau: Giá trị quyền chọn mua + Hiện giá của chi trả hứa hẹn cho trái chủ = Giá trị của quyền chọn bán + Giá trị tài sản - Bây giờ ta có thể tính được giá trị trái phiếu của công ty như sau: Giá trị trái phiếu = Giá trị tài sản - Giá trị quyền chọn mua = Hiện giá của chi trả hứa hẹn cho trái chủ - Giá trị quyền chọn bán Từ đó, ta thấy các trái chủ của Circular trên thực tế đã mua một trái phiếu an toàn đó chính là cam kết chi trả 50$ cho trái chủ;Và cho các cổ đông quyền chọn bán cho các trái chủ tài sản của công ty với giá bằng số nợ đã vay nghĩa là cho các cổ đông quyền chọn nhận lại 50$ để đổi lấy tài sản công ty, khi giá trị doanh nghiệp thấp hơn 50$, các cổ đông sẽ thực hiện quyền chọn bán. Khi đó, trái phiếu rủi ro của công ty sẽ bằng trái phiếu an toàn trừ cho giá trị quyền chọn không trả nợ. Quyền chọn không trả nợ bằng với quyền chọn bán tài sản doanh nghiệp. Hình 12: Giá trị tương lai của trái phiếu/ quyền chọn Quyền chọn chúng khoán GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 6 – Đêm 4 – Khóa 21 17  Hình vẽ trên cho ta thấy thành quả của các trái chủ của Circular là nếu tài sản của công ty cao hơn 50$, các trái chủ được thanh toán nợ đầy đủ; nếu giá trị của tài sản thấp hơn 50$, doanh nghiệp không trả nợ và các trái chủ nhận được giá trị của t
Luận văn liên quan