Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động ngân hàng không những chịu
áp lực về kinh tế mà còn chịu áp lực ngày càng gia tăng của các tội phạm liên quan
đến hoạt động ngân hàng, trong đó có tội phạm rửa tiền. Ngoài việc phải đối phó với
các khoản tiền bất hợp pháp được tẩy rửa trong nước, hiện nay hệ thống ngân hàng
Việt Nam đang phải đối phó với nguy cơ từ các tổ chức tội phạm quốc tế sử dụng Việt
Nam như nơi rửa tiền của các hoạt động bất hợp pháp.
Với những hạn chế vốn có trong hoạt động phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam,
ngành ngân hàng cần phải nhanh chóng có những giải pháp để đương đầu với vấn nạn
rửa tiền và thực hiện phòng, chống rửa tiền có hiệu quả cao nhất. Đó cũng là lý do
nhóm chọn đề tài: “Rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam”. Kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát về rửa tiền rửa tiền và phòng chống rửa tiền.
Chương 2 : Thực trạng về “rửa tiền” và phòng, chống “rửa tiền” ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị
31 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4933 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1
1
Tiểu luận
Rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam
GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN . 3
1.1 Khái niệm rửa tiền .............................................................................................. 3
1.2 Nguồn gốc của tiền “bẩn” ................................................................................... 5
1.3 Sơ lược về lịch sử của “rửa tiền” và tổ chức phòng, chống “rửa tiền” trên thế
giới ...................................................................................................................... 5
1.3.1 Sơ lược về rửa tiền ............................................................................................. 5
1.3.2 Tổ chức phòng, chống rửa tiền trên thế giới ....................................................... 6
1.4 Qui trình rửa tiền ............................................................................................... 6
1.4.1 Đầu tư phân tán ................................................................................................. 7
1.4.2 Phân tán lòng vòng ............................................................................................ 7
1.4.3 Hợp nhất ............................................................................................................ 7
1.5 Một số hoạt động rửa tiền thường phát sinh trong thực tế ............................... 8
1.6 Các phương thức chính của rửa tiền ................................................................. 9
1.7 Ảnh hưởng của vấn nạn “rửa tiền” ................................................................... 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN Ở
VIỆT NAM ............................................................................................................. 11
2.1 Thực trạng về rửa tiền và phòng, chống rửa tiền trên thế giới ...................... 11
2.1.1 Rửa tiền – phòng chống rửa tiền tại Mỹ ........................................................... 11
2.1.2 Rửa tiền – phòng chống rửa tiền tại Anh .......................................................... 13
2.1.3 Rửa tiền – phòng chống rửa tiền tại một số nước khác ..................................... 14
2.2 Vấn nạn rửa tiền và phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam ............................... 15
2.2.1 Các phương thức rửa tiền chủ yếu tại Việt Nam ............................................... 15
2.2.2 Thực trạng rửa tiền và phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam .............................. 15
2.2.3 Đánh giá về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam................................................ 19
2.2.4 Một số thách thức lớn ...................................................................................... 20
2.2.5 Những tồn tại ................................................................................................... 22
2.3 Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN ........... 24
3.1 Định hướng về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam và trên thế giới ................ 24
3.2 Giải pháp về phòng chống rửa tiền .................................................................. 25
3.2.1 Đối với nhà nước ............................................................................................. 25
3.2.2 Đối với ngân hàng nhà nước ............................................................................ 27
3.2.3 Đối với ngân hàng thương mại ......................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 30
GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động ngân hàng không những chịu
áp lực về kinh tế mà còn chịu áp lực ngày càng gia tăng của các tội phạm liên quan
đến hoạt động ngân hàng, trong đó có tội phạm rửa tiền. Ngoài việc phải đối phó với
các khoản tiền bất hợp pháp được tẩy rửa trong nước, hiện nay hệ thống ngân hàng
Việt Nam đang phải đối phó với nguy cơ từ các tổ chức tội phạm quốc tế sử dụng Việt
Nam như nơi rửa tiền của các hoạt động bất hợp pháp.
Với những hạn chế vốn có trong hoạt động phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam,
ngành ngân hàng cần phải nhanh chóng có những giải pháp để đương đầu với vấn nạn
rửa tiền và thực hiện phòng, chống rửa tiền có hiệu quả cao nhất. Đó cũng là lý do
nhóm chọn đề tài: “Rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam”. Kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát về rửa tiền rửa tiền và phòng chống rửa tiền.
Chương 2 : Thực trạng về “rửa tiền” và phòng, chống “rửa tiền” ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị.
GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1
4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG,
CHỐNG RỬA TIỀN
1.1 Khái niệm “rửa tiền”:
Lần đầu tiên vấn nạn rửa tiền xuất hiện trên báo chí Mỹ vào năm 1973 trong vụ
bê bối tài chính Watergate nổi tiếng nước Mỹ nhưng phải đợi 5 năm sau đó thuật ngữ
"rửa tiền" mới chính thức được sử dụng trong một số văn bản pháp lý của tòa án Mỹ.
Thuật ngữ này được sử dụng nhiều hơn trong những thập kỉ gần đây bởi tính phổ biến
và những ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền. Chính vì vậy, rửa tiền được định nghĩa
dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể:
Theo FATF: Rửa tiền là toàn bộ những hoạt động được tiến hành nhằm cố ý
hợp thức hóa những khoản tiền, tài sản có nguồn gốc từ các hành vi phạm tội.
Theo Công ước Vienna (1988) và Công ước Palermo (2000) của Liên hợp quốc,
khái niệm rửa tiền được nhiều quốc gia đồng thuận nhất là: “Việc sử dụng (nghĩa là
với bất cứ hình thức nào của cả hành động cho và nhận) bất cứ tài sản nào mà nó
được cho là có nguồn gốc từ hoạt động hoàn toàn hay một phần của phạm tội mà có
hoặc từ hoạt động che đậy, trá hình nhằm giúp đỡ người phạm tội đó thoát khỏi pháo
luật”.
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): “Rửa tiền là quá trình chuyển đổi
qua nhiều giai đoạn khoản tiền kiếm được từ những hoạt động bất hợp pháp hoặc tội
phạm để nó có vẻ được phát sinh từ các quỹ hợp pháp”
Theo quan điểm của các nhà tội phạm học: “Rửa tiền là hoạt động mà bọn tội
phạm tiến hành để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của những đồng tiền tội lỗi. Hoạt
động rửa tiền là hành vi hợp thức hoá những khoản tiền thu được từ hoạt động tội
phạm”.
Theo Tổ chức chống rửa tiền quốc tế (Finance Action Task Force) đã định
nghĩa hoạt động của rửa tiền là:
o Việc giúp đỡ đối tượng phạm pháp lẩn tránh sự trừng phạt của
pháp luật;
o Việc cố ý che giấu nguồn gốc, bản chất, việc cất giấu, di chuyển
hay chuyển quyền sở hữu tài sản phạm pháp;
o Việc cố ý mua, sở hữu hay sử dụng tài sản phạm pháp.
GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1
5
Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-
NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ Công an - Bộ
Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Viện kiểm sát nhân dân
tối cao - Tòa án nhân dân tối cao:
“Điều 3. Về tội rửa tiền (Điều 251 Bộ luật hình sự)
1. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc
giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của
tiền, tài sản là việc thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực
hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi dưới đây nhằm che dấu nguồn gốc bất
hợp pháp của tiền, tài sản đó:
a) Gửi tiền và mở tài khoản tại ngân hàng;
b) Cầm cố, thế chấp tài sản;
c) Cho vay, ủy thác, thuê, mua tài chính;
d) Chuyển tiền, đổi tiền;
đ) Mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
e) Phát hành chứng khoán;
g) Phát hành các phương tiện thanh toán;
h) Bảo lãnh và cam kết tài chính, kinh doanh ngoại hối, các công cụ thị trường
tiền tệ, chứng khoán có thể chuyển nhượng;
i) Quản lý danh mục đầu tư của cá nhân, tập thể;
k) Quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán thanh khoản thay mặt cho cá nhân, tập
thể;
l) Đầu tư vốn hoặc tiền cho cá nhân, tập thể;
m) Tiến hành các hoạt động bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến các
khoản đầu tư khác;
n) Những hoạt động nhằm tạo sự chuyển đổi, chuyển dịch hoặc thay đổi quyền
sở hữu đối với tiền, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.”
Như vậy, rửa tiền (money laundering) là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm
cách tạo ra vẻ bên ngoài hợp pháp cho các khoản tiền hoặc tài sản khác có được từ
hành vi phạm tội. Hiện nay, rửa tiền đã thật sự trở thành vấn nạn nghiêm trọng mang
tính quốc tế, được cộng đồng thế giới rất quan tâm. Bởi vì nó gây ra những hậu quả
GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1
6
kinh tế, xã hội nghiêm trọng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và uy tín quốc tế của quốc
gia, làm suy yếu nền kinh tế, cũng như cải tổ nền kinh tế.
Rửa tiền không chỉ giúp cho tội phạm che giấu được nguồn gốc của những
khoản tiền bất hợp pháp mà còn tạo ra cơ sở cho chúng hưởng thụ và sử dụng những
đồng tiền đã được tẩy rửa để phục vụ cho những hoạt động tội phạm khác.
Theo thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa (Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát phòng
chống tội phạm, Bộ Công an): Rửa tiền “tác động đến nền kinh tế thuần khiết và nền
tảng hoạt động của ngân hàng, tài chính. Thực tế, tội phạm tham nhũng, buôn bán vũ
khí, buôn bán ma túy... tất cả đều liên quan tội phạm rửa tiền. Loại tội phạm này đang
bắt đầu "du nhập" vào Việt Nam và chúng ta phải đương đầu với nó.”
1.2 Nguồn gốc của tiền “bẩn”:
Hoạt động rửa tiền có mục đích là tạo ra một khoảng cách xa nhất giữa tài sản
bất hợp pháp và chủ sở hữu những tài sản đó. Như vậy, hình thức biểu hiện lợi nhuận
có được ban đầu thông thường là tiền “bẩn”. Sau các giai đoạn chuyển đổi để hợp pháp
hoá, tiền “bẩn” sẽ có các hình thức biểu hiện khác như: thẻ tín dụng, bất động sản, các
khoản đầu tư hợp pháp, …Và nguồn gốc tiền “bẩn” thường từ các hoạt động sau:
- Buôn lậu ma tuý, vũ khí, mại dâm và các hàng hoá bị cấm mua bán, trao đổi.
- Tiền tham nhũng, nhận hối lộ
- Tiền có được do lợi dụng chức vụ, địa vị trong bộ máy nhà nước nhằm trục lợi
- Tiền của các tổ chức tội phạm có được do làm tiền giả, tống tiền, tổ chức đánh
bạc.
- Tiền có được do hoạt động chuyển giá giữa các công ty thuộc cùng một tập
đoàn hoặc công ty mẹ - con hoặc tiền có được do trốn thuế.
1.3 Sơ lược về lịch sử của “rửa tiền” và tổ chức phòng, chống “rửa tiền” trên thế
giới:
1.3.1 Sơ lược về lịch sử của “rửa tiền”:
Trong quá khứ, rửa tiền đã được áp dụng chỉ cho những giao dịch tài chính có
quan hệ với tổ chức tội phạm. Ngày nay, hoạt động này được mở rộng hơn bởi những
người nắm giữ điều khiển chính phủ. Để từ đó họ có thể kiểm tra bất kỳ giao dịch tài
chính nào mà phát sinh tài sản hay một giá trị như kết quả của một hành vi phạm pháp
bao gồm như hoạt động trốn thuế hay kế toán sai.
Cho đến bây giờ thì hoạt động rửa tiền bất hợp pháp được xem như là hoạt động
tiềm năng của những cá nhân, doanh nghiệp lớn và nhỏ, những viên chức hư hỏng,
GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1
7
những thành viên của tổ chức phạm tội có tổ chức (như người phân phối ma túy hay tổ
chức mafia hay thờ cúng,…), thậm chí là các cơ quan đầu não thông qua một mạng
doanh nghiệp phức tạp đó là vỏ bọc của những công ty là trung tâm tài chính bên
ngoài có mức thuế thấp.
1.3.2 Tổ chức phòng, chống “rửa tiền” trên thế giới: “Lực lượng đặc nhiệm trong
lĩnh vực tài chính (FATF)”:
Mốc son đánh dấu sự ra đời của Lực lượng đặc nhiệm trong lĩnh vực tài chính
(FATF: Financial Action Task Force) là vào năm 1989, lúc đó chỉ bao gồm các nước
G7. FATF được xem như là một công cụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền.
Tổ chức này tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Truyền bá các thông điệp về phòng, chống rửa tiền cho các quốc
gia trên toàn thế giới.
- Theo dõi việc thực thi các khuyến nghị trong phòng, chống rửa
tiền do chính FATF ban hành.
- Xem xét và công bố những xu hướng biến đổi của hành vi rửa
tiền và đưa ra các biện pháp để đối phó với vấn nạn này.
Hiện nay, FATF đã ban hành 40 khuyến nghị về phòng, chống rửa tiền và 9
khuyến nghị đặc biệt về hoạt động rửa tiền với việc tài trợ cho khủng bố.
FATF có nhiệm vụ đánh giá, giám sát các biện pháp phòng, chống rửa tiền, theo
dấu các hoạt động rửa tiền ở các quốc gia thành viên và không phải là tổ chức thành
viên của tổ chức này. Hiện nay có hơn 130 quốc gia và lãnh thổ - đại diện cho khoảng
85% dân số thế giới và khoảng 90% sản lượng kinh tế toàn cầu – đã thực hiện những
cam kết chính trị để thực hiện các khuyến nghị của FATF. Việt Nam vẫn chỉ mới là
quan sát viên chứ chưa phải là thành viên chính thức của FATF
Ngoài ra FATF còn có nhiệm vụ nữa là công bố danh sách những nước và vùng
lãnh thổ không cam kết hoặc không hưởng ứng tích cực chống lại nạn rửa tiền. Đây là
một trong những cảnh cáo cho những quốc gia nào không có thiện chí trong nỗ lực
hợp tác quốc tế chống lại rửa tiền và khủng bố và tất nhiên con đường hội nhập vào
nền kinh tế thế giới của các quốc gia không phải thành viên cũng sẽ gặp phải những
trở ngại tương xứng.
Quy trình “rửa tiền”:
Một quy trình rửa tiền tiêu biểu thông qua hệ thống ngân hàng thường bao gồm
ba giai đoạn sau:
- Đầu tư phân tán (Placement)
- Phân tán lòng vòng (Layering)
GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1
8
- Hợp nhất (Intergration)
Đầu tư phân tán (placement):
Tội phạm tìm cách đưa các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ
thống tài chính để chuẩn bị thực hiện bước tiếp theo. Giai đoạn này là giai đoạn dễ bị
phát hiện nhất trong quy trình rửa tiền.
Phân tán lòng vòng (layering):
Các khoản tiền đã được đưa vào hệ thống tài chính sẽ được chuyển đổi qua lại
giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án, mua bán qua lại... nhằm che
giấu nguồn gốc của tài sản.
Hợp nhất (integration):
Các khoản tiền chính thức nhập vào nền kinh tế hợp pháp và có thể sử dụng cho
tất cả các mục đích.
Các thủ đoạn tẩy rửa tiền bẩn ngày càng đa dạng, tinh vi và có tổ chức hơn nhằm
qua mặt các cơ quan chức năng. Về lý thuyết, việc tẩy rửa tiền có thể rất phức tạp,
thông qua nhiều bước khác nhau với nhiều giao dịch và chủ thể khác nhau đồng thời
liên quan đến nhiều tổ chức tài chính và các công ty … để làm mất đi nguồn gốc tội
phạm của tiền, tài sản của các cá nhân, tổ chức do phạm tội mà có. Thông thường, tiền
được tẩy rửa qua 3 bước như sau:
Bước 1: Nhập tiền bẩn vào hệ thống kinh tế tài chính:
Mục đích của bước này là biến đổi hình thái ban đầu của các khoản thu nhập
phạm pháp và tách chúng khỏi tổ chức tội phạm nhằm tránh sự phát hiện của các cơ
quan chức năng. Một số thủ đoạn phổ biến là chia nhỏ tiền bất chính để gửi vào các
ngân hàng nhiều lần để số lượng mỗi lần không đến mức phải khai báo, mua các công
cụ tiền tệ hay hàng hóa xa xỉ đắt tiền, chuyển lậu tiền ra nước ngoài, ...
Bước 2: Quay vòng tiền:
Trong giai đoạn này, những kẻ rửa tiền sử dụng tiền bẩn để thực hiện càng nhiều
giao dịch tài chính càng tốt, đặc biệt là các giao dịch xuyên quốc gia, nhằm tạo ra một
mạng lưới giao dịch chằng chịt, phức tạp và khó lần dấu vết. Tiền có thể được chuyển
đổi thành chứng khoán, séc du lịch hoặc qua các ngân hàng khác nhau.
Bước 3: Hội nhập tiền đã rửa vào hệ thống kinh tế:
Dù tiền bẩn có được quay vòng qua bao nhiêu giao dịch thì đích đến cuối cùng
vẫn là tổ chức tội phạm ban đầu. Một số thủ đoạn tiêu biểu là làm sai lệch hóa đơn
trong giao dịch xuất nhập khẩu, chuyển tiền qua một ngân hàng hợp pháp thông qua
GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1
9
một ngân hàng trá hình hay công ty ma ở nước ngoài... Sau đó những kẻ rửa tiền sẽ
đầu tư tiền này vào các hoạt động kinh tế hợp pháp.
Yêu cầu cơ bản để việc rửa tiền được thành công là phải khéo léo xóa được mọi
dấu vết giấy tờ giao dịch. Tránh khai báo hải quan, xâm nhập cài người vào hệ thống
ngân hàng, trì hoãn cung cấp chứng từ là những thủ đoạn phổ biến giúp bọn tội phạm
đạt mục đích này.
Hình: Sơ đồ quy trình rửa tiền điển hình.
Một số hoạt động “rửa tiền” thường phát sinh trong thực tế:
Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm
cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự
hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà
có.
Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do
phạm tội mà có.
Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử
dụng, vận chuyển qua biên giới về tiền và tài sản do phạm tội mà có.
Cung cấp các giải pháp kỹ thuật hoặc trợ giúp gián tiếp các hoạt động phạm tội.
GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1
10
Các phương thức chính của hoạt động “rửa tiền”:
Các phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất phong phú đa dạng, gắn liền với khe hở
trong hệ thống pháp luật mỗi nước, nhất là pháp luật hình sự, pháp luật về tài chính,
ngân hàng, …:Điển hình là một số phương thức sau:
- Rửa tiền qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt. Đây là phương thức rửa tiền
truyền thống và chủ yếu của bọn tội phạm, như đổi từ đồng tiền nước này sang đồng
tiền nước khác để tiêu thụ.
- Rửa tiền thông qua việc mua vàng, kim cương, … là những tài sản gọn nhẹ, có
giá trị cao, có thể mua đi bán lại ở mọi nơi, mọi thời điểm trên thế giới. Đây là phương
thức rửa tiền được bọn tội phạm sử dụng nhiều nhất do cách thức đơn giản, dễ thực
hiện, nhưng lại dễ bị cơ quan điều tra phát hiện.
- Rửa tiền thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu. Bọn tội
phạm sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua tín phiếu, trái phiếu, … làm cho đồng
tiền nằm im trong một thời gian. Sau đó, người gửi tiền có thể rút ra toàn bộ gốc và lãi
hoặc rút một phần, biến số tiền đó thành tiền hợp pháp.
- Rửa tiền thông qua hoạt động đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp. Hiện
tượng này thường xảy ra ở những quốc gia đang phát triển, có nhu cầu vốn đầu tư để
phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường tài chính ở các quốc gia này kém phát triển,
khả năng quản lý kém sẽ tạo điều kiện cho tội phạm rửa tiền phát triển.
Ảnh hưởng của vấn nạn “rửa tiền”:
Rõ ràng, loại hình tội phạm này có tác động, ảnh hưởng tiêu cực bao trùm lên
nhiều lĩnh vực của đời sống như kinh tế xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng.... và
thậm chí tầm ảnh hưởng của nó đã vươn ra ngoài phạm vi một quốc gia. Chỉ xin đề
cập đến ảnh hưởng của rửa tiền đến nền kinh tế vĩ mô:
• Sự lưu chuyển các luồng tiền trong thế giới ngầm gây ra những đột biến trong
cầu tiền tệ và bất ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái
• Hoạt động kinh tế ngầm tác động xấu đến hướng đầu tư, chuyển từ các khoản
đầu tư cẩn trọng sang đầu tư rủi ro cao làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
• Hoạt động rửa tiền làm giảm tính hiệu quả của các công cụ tiền tệ của chính
phủ, kích thích các hành vi tội phạm kinh tế như trốn thuế, thâm ô, mua bán nội gián,
gian lận thương mại, tăng tính bất ổn của nền kinh tế.
• Các giao dịch ngầm làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dịch hợp pháp,
gây mất lòng tin đối với thị trường.
GVHD: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm 3.2 – Lớp K22 NH Đêm 1
11
• Hệ thống ngân hàng tài chính bị suy yếu, thậm chí có thể bị thao túng bởi các
băng nhóm tội phạm.
• Các con số thống kê bị bóp méo, gây khó khăn cho việc hoạch định chính sách
và giảm hiệu quả đ