Trong một xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hóa lớn xã hội nhỏ (doanh nghiệp) cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng biệt.
Trên con đường hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình một nét văn hóa doanh nghiệp đặc trưng và nhất quán,để từ đó điều chỉnh mọi hoạt động của doanh nghiệp. Và thông qua nó,chẳng những mục tiêu kinh doanh được đảm bảo hơn mà còn thể hiện cái tâm của Ban Giám đốc đối với từng con người trong doanh nghiệp,công bố các chiến lược,phương hướng hoạt động,triết lý kinh doanh của doanh nghiệp khẳng định vị trí trong tâm trí khách hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa doanh nghiệp là một trong những tiêu chí đánh giá doanh nghiệp góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.Mặt khác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu của và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế quốc tế.
Vì vậy xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp có thể coi là xu hướng phát triển tất yếu mà mỗi doanh nghiệp cần đạt được, là kim chỉ nam cho sự phát triển tất yếu của doanh nghiệp trong thể chế thị trường hiện nay. Một doanh nghiệp mạnh phải có nền văn hóa mạnh và bản sắc văn hóa riêng biệt của doanh nghiệp mình.
Nắm được tầm quan trọng của vấn đề này tập đoàn FPT đã không ngừng lỗ lực xây dựng, nâng cao và ngày một hoàn thiện hơn bản sắc văn hóa riêng của doanh nghiệp mình.
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8218 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Rủi ro về văn hóa của FPT và thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 3
1.1. Văn hóa của tổ chức là gì? 3
1.2. Phạm vi văn hóa của tổ chức. 3
1.3. Các đặc tính căn bản về văn hóa của một tổ chức. 3
1.4. Văn hóa và nhân sự của tổ chức 4
1.5. Ích lợi của văn hóa doanh nghiệp 5
1.6. Các yếu tố trong môi trường văn hóa 5
2. TẬP ĐOÀN FPT 6
2.1. Về kinh doanh 6
2.2. Về nhân sự 7
2.3. Về cơ cấu tổ chức 7
2.4. Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT 8
2.5. Giới thiệu về văn hóa FPT 10
3. RỦI RO VỀ VĂN HÓA CỦA FPT. 11
3.1. Rủi ro về ngôn ngữ 11
3.2. Rủi ro về văn hóa đồng phục 13
3.3. Rủi ro về văn hóa ứng xử trong tổ chức 16
3.4. Rủi ro về văn hóa thẩm mỹ 19
3.5. Rủi ro về văn hóa giáo dục. 22
4. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 24
KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT 27
LỜI MỞ ĐẦU
Trong một xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hóa lớn xã hội nhỏ (doanh nghiệp) cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng biệt.
Trên con đường hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình một nét văn hóa doanh nghiệp đặc trưng và nhất quán,để từ đó điều chỉnh mọi hoạt động của doanh nghiệp. Và thông qua nó,chẳng những mục tiêu kinh doanh được đảm bảo hơn mà còn thể hiện cái tâm của Ban Giám đốc đối với từng con người trong doanh nghiệp,công bố các chiến lược,phương hướng hoạt động,triết lý kinh doanh của doanh nghiệp khẳng định vị trí trong tâm trí khách hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa doanh nghiệp là một trong những tiêu chí đánh giá doanh nghiệp góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.Mặt khác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu của và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế quốc tế.
Vì vậy xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp có thể coi là xu hướng phát triển tất yếu mà mỗi doanh nghiệp cần đạt được, là kim chỉ nam cho sự phát triển tất yếu của doanh nghiệp trong thể chế thị trường hiện nay. Một doanh nghiệp mạnh phải có nền văn hóa mạnh và bản sắc văn hóa riêng biệt của doanh nghiệp mình.
Nắm được tầm quan trọng của vấn đề này tập đoàn FPT đã không ngừng lỗ lực xây dựng, nâng cao và ngày một hoàn thiện hơn bản sắc văn hóa riêng của doanh nghiệp mình.
1. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.
1.1. Văn hóa của tổ chức là gì?
Văn hóa của tổ chức được xem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ chức chứ không phải trong một cá nhân. Vì vậy, các cá nhân có những nền tảng văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trong một tổ chức, có khuynh hướng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng một cách hoặc ít nhất có một mẫu số chung.
Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó.
Đồng thời, văn hóa của tổ chức chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất của tổ chức đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra. Hình ảnh đó có thể do nhiều yếu tố cấu thành nên. Vì thế, chỉ cần một yếu tố có sự thay đổi, thì về lý thuyết, hình ảnh về tổ chức đó sẽ bị khác đi. Do đó, trên phương diện lý thuyết, sẽ không có tổ chức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm.
1.2. Phạm vi văn hóa của tổ chức.
Văn hóa của tổ chức bao gồm các nhận thức và phép ứng xử cả ở bên trong và bên ngoài tổ chức đó.
1.3. Các đặc tính căn bản về văn hóa của một tổ chức.
- Sự tự quản của các cá nhân trong tổ chức (trách nhiệm, tính độc lập, ứng xử, phong cách làm việc...).
- Các cơ chế của tổ chức đó (các qui tắc, quy chế, điều lệ… riêng).
- Sự hỗ trợ của các nhà quản lý với nhân viên.
- Tinh thần đoàn kết và thể hiện tinh thần đồng đội trong tổ chức.
- Sự xem xét, khen thưởng, cách khen thưởng và những căn cứ, cơ sở của nó.
- Xung đột, sức chịu đựng và cách giải quyết những xung đột.
- Các rủi ro có thể có và sự chịu đựng những rủi ro có thể có.
1.4. Văn hóa và nhân sự của tổ chức.
Văn hóa của tổ chức phụ thuộc vào mỗi nhân viên nên công tác nhân sự đặc biệt quan trọng, có liên quan trực tiếp và mạnh mẽ nhất trở lại văn hóa của tổ chức.
Có thể thấy các tác động đó ngay khi điều động một nhân viên bất kỳ. Khi điều động nhân viên từ bộ phận này qua bộ phận khác, cán bộ nhân sự cũng cần xem xét tính thích hợp với nền văn hóa chung của cộng đồng và tác động khi có nhân viên mới đó hay không. Ngược lại, cũng cần xem xét văn hóa của cộng đồng mới có thích hợp với người mới đến hay không.
Tương tự, khi tuyển dụng nhân viên hay cán bộ quản lý mới, người ta cũng cần tính đến sự phù hợp lẫn nhau giữa nhân viên mới đến và nhóm cộng đồng mới của người đó.
Trong việc tuyển nhân viên từ ngoài vào tổ chức, người ta không chỉ cần tìm người làm việc giỏi mà còn phải cân nhắc việc tuyển mộ những nhân viên đó có phù hợp với văn hóa hiện tại của tổ chức không. Các nhân viên mới sẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa hiện có của tổ chức đó, nên nếu không phù hợp, nhân viên đó sẽ rời bỏ tổ chức sớm. Thường thì chiều tác động chủ yếu của văn hóa của tổ chức là từ tổ chức đến cá nhân và chỉ một số ít trường hợp (thường là cán bộ lãnh đạo)mới có ảnh hưởng ngược lại với văn hóa của tổ chức đó.
1.5. Ích lợi của văn hóa doanh nghiệp.
• Ích lợi lớn nhất là văn hóa doanh nghiệp có khả năng tạo ra sự cố kết các thành viên trong doanh nghiệp, tạo ra tính thống nhất cao, hướng tới những mục tiêu đã cố kết bằng những hành động tự nguyện, nhịp nhàng như một nguồn nội lực riêng có của doanh nghiệp…
• Tạo ra nét độc đáo trong lối kinh doanh và lối đáp ứng khách hàng của doanh nghiệp, trong đó các sáng tạo của cá nhân có cơ may ráp nối một cách êm ái vào trong không gian sáng tạo chung của tập thể doanh nghiệp.
• Trong khuôn khổ văn hóa doanh nghiệp, các mô thức hành vi có tính "di truyền" và có thể sống lâu dài như một truyền thống của doanh nghiệp.
• Tuy nhiên, trong các dạng hợp tác, liên doanh với các đối tác có truyền thống văn hóa doanh nghiệp không giống nhau, các bên hữu quan cần quan tâm xử lý tính không tương thích trong việc quản trị một môi trường kinh doanh đa văn hóa.
1.6. Các yếu tố trong môi trường văn hóa.
Muốn hiểu được bản chất văn hóa và những rủi ro trong môi trường văn hóa gây ra, thì trước hết cần tìm hiểu về các yếu tố văn hóa:
Ngôn ngữ.
Tôn giáo.
Giá trị và thái độ.
Cách cư xử và phong tục.
Các yếu tố vật chất.
Thẩm mỹ.
Giáo dục.
2. TẬP ĐOÀN FPT.
Thành lập ngày 13/09/1988, FPT đã liên tục phát triển và trở thành một trong những Tập đoàn Kinh tế - Công nghệ hàng đầu Việt Nam, lấy đội ngũ cán bộ công nghệ làm nền tảng, đội ngũ cán bộ kinh doanh làm động lực, bằng lao động sáng tạo và sự tận tụy, tạo ra các giá trị gia tăng cho khách hàng. Trong nhiều năm qua, FPT đã gặt hái được nhiều thành công quan trọng trong các lĩnh vực như: Phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và điện thoại di động; Tích hợp hệ thống; Giải pháp và xuất khẩu phần mềm; dịch vụ ERP; Cung cấp các giải pháp - dịch vụ viễn thông và Internet; Lắp ráp máy tính; Cung cấp dịch vụ truyền thông và giải trí; Đào tạo nguồn nhân lực…
2.1. Về kinh doanh: Kết thúc năm tài chính 2009, với những nỗ lực trong kinh doanh, quản trị, doanh số toàn tập đoàn đạt mức 18.751 tỷ đồng (tương đương trên 1 tỷ USD), đạt 109,8% kế hoạch đề ra, tăng 11,6% so với năm 2008.
Lãi trước thuế đạt trên 1.702,2 tỷ VND, vượt 12,3% so với kế hoạch năm và tăng 37,3 % so với cùng kỳ năm 2008. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt gần 1.061,8 tỷ VND, so với năm 2008 đã tăng 17,3%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu bình quân là 7.486,5 đồng trên một cổ phiếu, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2008.
Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của FPT như: Tích hợp hệ thống; Xuất khẩu phần mềm; Viễn thông; Đào tạo và Phân phối sản phẩm công nghệ viễn thông vẫn đạt được kết quả tích cực.
Các lĩnh vực này đã hoàn thành kế hoạch đề ra về lợi nhuận trong năm 2009 lần lượt là 108%; 87,5%; 101,9%; 102,8% và 105,1%.
2.2. Về nhân sự: Tính tới 31/12/2009, số lượng cán bộ nhân viên làm việc tại FPT đã đạt tới con số 10.163.
2.3. Về cơ cấu tổ chức: FPT hiện có:
- 11 công ty thành viên: Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System); Công ty Cổ phần Thương mại FPT(FPT Trading Group); Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom Corporation); Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT; Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT; Đại học FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghệ cao Hoà Lạc FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT (FPT Land); Công ty Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online).
-3 Công ty liên kết: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities), Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong.
- Có mặt tại 9 quốc gia trên thế giới và các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
2.4. Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT.
- Công nghệ Thông tin và Viễn thông: Tích hợp hệ thống, Giải pháp phần mềm, Dịch vụ nội dung số, Dịch vụ dữ liệu trực tuyến, Dịch vụ Internet băng thông rộng, Dịch vụ kênh thuê riêng, Điện thoại cố định, Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông, Sản xuất và lắp ráp máy tính, Dịch vụ tin học, Lĩnh vực giáo dục-đào tạo, Đào tạo công nghệ.
- Đầu tư: Giải trí truyền hình, Dịch vụ tài chính-ngân hàng, Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản, Nghiên cứu và phát triển.
FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMi cho phát triển phần mềm.
Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên 1,000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới.
Các dịch vụ giá trị gia tăng của FPT luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đối tác. Đến nay, FPT đã giành được niềm tin của hàng nghìn doanh nghiệp và hàng triệu người tiêu dùng.
Trong suốt những năm qua, FPT liên tục được bạn đọc tạp chí PC World Việt Nam bình chọn là Tập đoàn tin học uy tín nhất Việt Nam. Nhiều năm nhận giải thưởng “Đối tác doanh nghiệp xuất sắc nhất năm” của Cisco, IBM, HP… và đạt được các giải thưởng: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu FPT; Giải thưởng Sao Khuê; Các giải thưởng, cúp, huy chương tại các triển lãm, cuộc thi như Vietnam Computer World Expo, IT Week, Vietgames…
Sản phẩm và dịch vụ của FPT luôn giành được những giải thưởng cao nhất của Hội Tin học Việt Nam, Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam. Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tin học và viễn thông nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, FPT đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2003.
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.
Chiến lược “Vì công dân điện tử”: Chiến lược của Tập đoàn FPT cho giai đoạn từ nay đến năm 2015 mang tên “ Vì Công dân điện tử ” (E-citizen). Chiến lược có thể tóm tắt như sau:
FPT phấn đấu trở thành Tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT.
Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc Thế giới và là cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu thiết yếu của con người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng những nhu cầu này đã, đang và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ là những phương tiện quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc sống.
Những tổ chức và những người tiêu dùng này được FPT đặt tên là những Công dân điện tử (E-citizen). Và chiến lược của FPT là tạo ra hệ thống giá trị gia tăng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của các Công dân điện tử.
2.5. Giới thiệu về văn hóa FPT
Khó lòng định nghĩa văn hóa công ty ngoài đặc tính văn hóa của nó, đó là: sự chia sẻ chung những niềm tin, giá trị, tính cách, hành động, tiêu chuẩn của các thành viên FPT. Văn hóa công ty được khởi nguồn từ văn hóa STC. STC được viết tắt từ chữ Sáng tác Company, là tên một tổ chức không có thật nhưng hiện hữu trong lòng mỗi thành viên FPT. Văn hóa STC thể hiện bằng những bài hát, thơ, kịch và các hình thức khác mang tính sáng tạo và hài hước. Văn hóa STC còn thể hiện ở cách ứng xử giữa người với người trong FPT, một cách ứng xử chân thành, gắn bó thân thiết như ruột thịt. Với văn hóa STC người FPT hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn.
3. RỦI RO VỀ VĂN HÓA CỦA FPT.
3.1. Rủi ro về ngôn ngữ.
Tập đoàn FPT Việt Nam có đội ngũ quản lý, kỷ sư, lao động đến từ các nước khác nhau nên bất đồng về ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân mà chính bản thân nó đã chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn do các bên liên quan không thể hiểu hoặc hiểu không đúng về nhau. Nguyên nhân này dẫn đến hậu quả là công việc bị kéo dài hoặc sai lệch, làm phát sinh và thậm chí làm trầm trọng hơn các mâu thuẩn. Những lý do này đồng nghĩa với việc đánh mất cơ hội kinh doanh và làm phức tạp thêm các tình huống.
Những rủi ro tiềm ẩn về việc bất đồng ngôn ngữ mà tập đoàn FPT Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt:
1. Thông tin bị sai lệch: do không hiểu ngôn ngữ của nhau khó khăn trong khâu giao tiếp, bàn bạc giữa các cấp trong công ty dẫn đến thông tin bị sai lệch. Có lúc lãnh đạo đưa ra những chiến lược không đúng hoặc không sát với tình hình thực tế công ty; nhân viên không hiểu rõ hoặc hiểu sai ý của lãnh đạo nên thực hiện công việc không hiệu quả đi ngược lại chiến lược của công ty; hoạt động nhóm cũng gặp khó khăn; các kỷ sư của FPT phần lớn là người Nhật nên việc hướng dẫn về kỷ thuật cho các công nhân găp nhiều bất lợi.
2. Các nhà lãnh đạo FPT khó có thể quan tâm động viên nhân viên của mình: chính vì giữa lãnh đạo và nhân viên có sự bất đồng về ngôn ngữ nên lãnh đạo không thể nào hiểu rõ những vướng mắt của cấp dưới trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vì thế lãnh đạo đã không kịp thời hổ trợ nên nhân viên làm việc không hiệu quả và có thể vì lý do khó khăn trong cuộc sống đã từ bỏ công việc tại công ty.
Biện pháp:
Xin trích dẫn lời tâm sự của một người Nhật để thấy rằng nhịp cầu ngôn ngữ có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động kinh doanh:“Các bạn (chỉ người Việt Nam) đều là những người rất cởi mở, nồng nhiệt và dễ tiếp xúc. Các tính cách này sẽ tạo cho các bạn rất nhiều cơ hội và đều rất cần thiết cho hoạt động của các thương nhân. Nhưng mặt khác, tôi lại thường thấy một số trong các bạn ít tự tin. Điều này có thể do sự bất đồng ngôn ngữ. Các bạn có thể không thể sử dụng được tiếng Nhật cũng như tôi không thể nói được tiếng Việt nhưng chúng ta cần phải hiểu nhau và vì vậy, cần có những cầu nối cho sự thông hiểu đó”. Vì vậy tìm cách giải quyết các trở ngại về ngôn ngữ là một trong những biểu hiện hướng tới tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp và có nhiều cách để thực hiện điều đó như :
Việc đầu tư cho “cầu nối ngôn ngữ” không đơn thuần chỉ là việc đầu tư tiền bạc mà quan trọng hơn hết còn là đầu tư vào nhân sự nên công ty cần phải tuyển nhân viên phải thông thạo ngoại ngữ kể cả Tiếng Anh và Tiếng Nhật.
Sử dụng thông dịch viên trong công ty. Nhưng để sử dụng có hiệu quả, doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp sau đây:
Trao đổi trước các nội dung sẽ thảo luận và cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu có liên quan để thông dịch viên nghiên cứu và chuẩn bị.
Nên lặp lại các nội dung cần nhấn mạnh hoặc các điểm chính nếu đổi tượng nghe chưa thực sự thấu hiểu hoặc thông dịch viên công ty chưa truyền đạt đúng.
Không nên sử dụng từ ngữ có nhiều nghĩa, từ ngữ quá bóng bẩy, từ ngữ mang tính chuyên môn cao, nếu không thực sự cần thiết.
3.2. Rủi ro về văn hóa đồng phục.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại. Ngày nay, văn hóa đồng phục đã trở thành một thứ “mốt” không chỉ trong các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước mà còn trong rất nhiều các doanh nghiệp. Nó thể hiện nét đặc trưng cho môi trường làm việc, tính chất công việc hoặc thương hiệu... của đơn vị hay doanh nghiệp đó. Cũng như logo, đồng phục công sở thuộc về lớp văn hóa “tầng bề mặt” của cơ quan, doanh nghiệp. Tuy nhiên nó lại có một tầm quan trọng nhất định trong việc góp phần tạo nên đẳng cấp và thương hiệu doanh nghiệp.
Trong thời đại văn minh công nghiệp hiện nay, văn hóa đồng phục, có thể coi là một trong những nét đẹp thể hiện bản sắc và đặc trưng của thời đại mới, thời đại của nền kinh tế thị trường sôi động, của văn hóa doanh nghiệp thời hội nhập với những nhu cầu mạnh mẽ và bức thiết trong việc thể hiện cá tính và thương hiệu của mình. Chính vì lí do đó mà sự chú trọng nhiều hơn đến hình thức của các doanh nghiệp là hết sức dễ hiểu. Trang phục phản ánh lịch sử xã hội nhiều khi còn chính xác hơn các phương tiện khác. Do đó sự góp mặt của đồng phục chính là một “cánh cửa mở” của con đường văn hóa, của một xã hội văn minh và hiện đại.
Đồng phục trong mỗi doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là “sự lặp lại giống nhau”, ngược lại, ẩn chứa bên trong sự “giống nhau” ấy còn rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó là sự thể hiện của tinh thần hòa đồng, đoàn kết và tính chuyên nghiệp, đóng vai trò tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao. Chỉ cần nhìn vào bộ đồng phục của một công ty, một đơn vị nào đó người ta có thể “nhận diện” ra được bạn là ai, tính chất công việc của bạn ra sao, môi trường làm việc như thế nào, hoặc doanh nghiệp của bạn làm ăn phát đạt hay thua lỗ …
Không chỉ như vậy, đồng phục đẹp còn cho thấy trình độ văn hóa cũng như thẩm mỹ của cán bộ nhân viên một doanh nghiệp, nó là “diện mạo” tạo nên ấn tượng tốt cho hình ảnh doanh nghiệp đó, đồng thời đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của họ. Thiết kế đồng phục cho nhân viên là một cuộc đầu tư có lãi đối với doanh nghiệp, bởi họ chính là những công cụ quảng bá thương hiệu hữu hiệu nhất và có sức thuyết phục nhất. Khoác trên mình bộ đồng phục mang “thương hiệu” của công ty, nhân viên đi tác nghiệp khắp nơi và bất kể đến môi trường nào anh ta cũng được “nhận diện”, và nhờ đó mà doanh nghiệp ấy sẽ có thêm nhiều đối tác, khách hàng mới.
Một doanh nghiệp cùng với việc đi xây dựng những giá trị văn hóa “tầng gốc, tầng sâu…” như triết lí kinh doanh, niềm tin, chuẩn mực đạo đức, hành vi … thì việc chú trọng vào các giá trị thuộc “tầng bề mặt” cũng vô cùng cần thiết và quan trọng, bởi vì nó là yếu tố “tiệm nhãn” giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quảng bá và khẳng định bản sắc, truyền thống cũng như thương hiệu của mình.
Tuy nhiên xây dựng văn hóa đồng phục trong doanh nghiệp sao cho “đặc trưng” “phân biệt” nhưng phù hợp với “cái chung” của văn hóa cộng đồng, không hề là một việc đơn giản. Nhiều doanh nghiệp trong sự cố gắng tạo ra hình ảnh riêng, độc đáo lại vô tình biến mình thành “những biểu tượng lập dị”, điều đó hoàn toàn gây nên tác dụng phụ, nhiều khi làm xấu đi hình ảnh thương hiệu. Hoặc nhiều công ty lại thể hiện sự “khác người” bằng cách thường xuyên thay đổi đồng phục hoặc đính vào đồng phục những biểu tượng logo không phù hợp với tiêu chí và tính chất sản xuất hoặc kinh doanh của mình, do đó tạo sự mất ổn định về phong cách, làm giảm uy tín và độ tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu. Đối với tập đoàn FPT sự sáng tạo được khuyến khích không những trong công việc mà sự sáng tạo trong trang phục cũng khá đặc sắc. Nhân viên cố tình hiểu sai hoặc không tuân theo quy tắc ăn mặc của công ty. Đối với những người thích thay đổi thì trang phục công sở truyền thống và ít kiểu cách sẽ nhanh chóng khiến họ cảm thấy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VAN HOA FPT.doc
- VAN HOA DOANH NGHIEP1.ppt