Mẫu gồm 268 bảng câu hỏi được thu thập từ khách hàng sử dụng dịch vụ của năm
ngân hàng lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh [Ngân hàng Á Châu (ACB), Đông Á (DongA
Bank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)], để kiểm tra các mô
hình lý thuyết.
Phân tích nhân tố được sử dụng để điều chỉnh quy mô đo lường. Để kiểm tra mối
tương quan giữa các biến ảnh hưởng như thế nào đến mô hình nghiên cứu, tác giả dựa vào
sự khác biệt chi bình phương giữa mô hình bị giới hạn và mô hình không bị giới hạn. Mô
hình cấu trúc SEM được sử dụng để kiểm định sự hợp lý giữa mô hình và dữ liệu thu thập
được
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Service personal values and customer loyalty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI NGHIÊN CỨU:
“Service personal values and
customer loyalty”
A study of banking services in a transitional economy
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 1
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Mục tiêu
Bài viết này nhằm mục đích sử dụng khái niệm giá trị dịch vụ cá nhân để dự đoán
sự hài lòng của khách hàng và lòng trung thành đối với dịch vụ ngân hàng.
Ngoài ra cũng xác nhận ba thành phần của giá trị dịch vụ cá nhân.
1.2. Thiết kế/phương pháp/cách tiếp cận
Mẫu gồm 268 bảng câu hỏi được thu thập từ khách hàng sử dụng dịch vụ của năm
ngân hàng lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh [Ngân hàng Á Châu (ACB), Đông Á (DongA
Bank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)], để kiểm tra các mô
hình lý thuyết.
Phân tích nhân tố được sử dụng để điều chỉnh quy mô đo lường. Để kiểm tra mối
tương quan giữa các biến ảnh hưởng như thế nào đến mô hình nghiên cứu, tác giả dựa vào
sự khác biệt chi bình phương giữa mô hình bị giới hạn và mô hình không bị giới hạn. Mô
hình cấu trúc SEM được sử dụng để kiểm định sự hợp lý giữa mô hình và dữ liệu thu thập
được.
1.3. Những phát hiện
Với sự hài lòng của khách hàng như là một phần cấu trúc trung gian, kết quả cho thấy
giá trị dịch vụ cá nhân có thể giải thích một phần quan trọng sự hài lòng của khách hàng
và một phần đáng kể lòng trung thành của khách hàng.
Dữ liệu cũng xác định ba thành phần của giá trị dịch vụ cá nhân cụ thể là: giá trị cho
một cuộc sống an lạc, cuộc sống được xã hội công nhận và giá trị cho sự hội nhập xã hội.
1.4. Hạn chế/khuyến nghị của nghiên cứu
Cần nghiên cứu tiếp mức độ tham gia trong quá trình mua bán, việc tháo dỡ các rào
cản và/hoặc hình ảnh của công ty, các biến này nên được bổ sung như các biến trung hòa
trong nghiên cứu tiếp theo.
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 2
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Cần nghiên cứu sâu hơn tác động của từng thành phần trong giá trị dịch vụ cá nhân đối
với sự hài lòng và lòng trung thành.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Giá trị cá nhân của khách hàng có thể khác nhau bởi văn hóa và các đặc điểm nhân
khẩu học xã hội. Cung cấp một dịch vụ nâng cao giá trị cá nhân là một chìa khóa để thành
công.
1.6. Giá trị của nghiên cứu
Nghiên cứu này mở rộng sự hiểu biết về sự hài lòng và lòng trung thành của khách
hàng.
Hơn nữa, nó là một trong số rất ít nghiên cứu được tiến hành trong một nền kinh tế
chuyển tiếp.
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT
2.1. Tổng quan lý thuyết
2.1.1. Các nghiên cứu trước và lỗ hổng nghiên cứu
Taylor và Baker, Năm 1994; Kang và James, 2004; Cheng et al, 2008: hành vi của
người tiêu dùng đối với các dịch vụ
Patterson et al, 1997; Chaudhuri và Ligas, 2009; Faullant et al, 2008: những yếu tố
quyết định sự hài lòng của khách hàng và lòng trung thành trong nhiều ngành dịch
vụ.
Young và Feigi, 1975; Olson và Reynolds, 1983: thuộc tính chức năng của các
dịch vụ.
Parasuraman et al, 1988; Cronin và Taylor, Năm 1992; Taylor và Baker, 1994:
chất lượng dịch vụ.
Zeithaml, 1988; Cronin và cộng sự, 1997: giá trị dịch vụ.
Zeithaml, 1988: mô hình phân cấp bốn cấp độ.
Anana và Nique, 2007; Schiffman và Kanuk (1997); Kamakura và Novak, 1992;
Lages và Fernandes, 2005; Liu et al., 2009: giá trị cá nhân.
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 3
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Durgee (1996); Carlson, 2000; Gutman, 1990; Corfman et al., 1991; McCarty và
Shrum, 1993; McCarty và Shrum, 1993; Allen et al., 2002; Koo et al., 2008: Sự tác
động của giá trị cá nhân lên hành vi người tiêu dung
Parasuraman et al., 1988; Cronin and Taylor, 1992; Cronin et al., 1997; Lages and
Fernandes, 2005; Cheng et al., 2008; Spreng and Singh, 1983; Oliver, 1980: sự
thỏa mãn.
Bowen và Chen, 2001; Cooil et al., 2007; Pleshco and Baqer, 2008; Shankar et al.,
2003; Bigne´ et al., 2008; Han et al., 2008; Martin-Consuegra et al., 2007;
Henning-Thurau et al., 2002; Wong and Zhou, 2006; Story and Hess, 2006;
Reichheld, 2003; Pleshco and Baqer, 2008; Cheng et al., 2008; Mittal and
Kamakura, 2001; Oliver, 1999: Sự trung thành.
Marandi (2006); Lages và Fernandes (2005): Mối liên hệ giữa giá trị cá nhân với
lòng trung thành.
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề giá trị dịch vụ cá nhân, sự hài lòng và
lòng trung thành. Nhưng các nghiên cứu trước đây chưa chú trọng vào sự tác động qua lại
giữa các khái niệm này.
Mặt khác, vào thời điểm đó, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tương tự. Vì vậy
việc tiến hành nghiên cứu này là cần thiết.
2.1.2. Cơ sở lý thuyết
Giá trị dịch vụ cá nhân
Nhận thức của người tiêu dùng khi ra quyết định mua hay không mua dịch vụ sẽ được
lặp lại trong đầu họ theo bốn cấp mang tính hệ thống:
+ Thuộc tính của dịch vụ
+ Chất lượng dịch vụ
+ Gía trị dịch vụ
+ Gía trị cá nhân
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 4
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mô hình 3 yếu tố của giá trị dịch vụ cá nhân:
+ Giá trị cho cuộc sống an lạc:
Một dịch vụ có giá trị với một người tiêu dùng cá nhân nếu nó mang lại cho cuộc sống
của họ sự thích thú, an lạc hơn, an toàn và/hoặc hạnh phúc.
+ Giá trị để được xã hội thừa nhận:
Một dịch vụ sẽ nâng cao nhận thức của cá nhân về giá trị cho sự thừa nhận của xã hội
bằng cách tìm kiếm sự tôn trọng từ những người khác, củng cố địa vị xã hội, hoặc cố gắng
đạt được một cuộc sống đầy đủ hơn, thú vị hơn.
+ Giá trị cho sự hòa nhập cộng đồng:
Dịch vụ sẽ mang lại cho người tiêu dùng những giá trị cá nhân liên quan đến sự hòa
nhập cộng đồng, nếu nó giúp cải thiện những mối quan hệ của họ với gia đình, bạn bè, và
xã hội.
Giá trị cho một cuộc sống
an lạc
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 5
Giá trị cho hội nhập Các giá trị dịch vụ
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Giá trị cho một
cuộc sống an lạc
Sự hài lòng
H1
H2
Giá trị cho hội Các giá trị
nhập xã hội dịch vụ cá
nhân
H3
Lòng trung
Giá trị cho sự thành
công nhận của
xã hội
Từ mô hình cho thấy, tác giá muốn kiểm định giá trị cá nhân giải thích cho sự hài lòng
và lòng trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ như thế nào. Ngoài ra có sự tác động
của sự hài lòng lên lòng trung thành của khách hàng. Và biến giá trị dịch vụ cá nhân bao
gồm 3 thành phần.
Các khái niệm trong bài nghiên cứu:
Khái niệm 1:
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 6
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giá trị cá nhân: Giá trị cá nhân được Rokeach (1973) định nghĩa như một niềm tin nội
tại của mỗi cá nhân về một trạng thái tồn tại mà cá nhân đó hướng đến. Hệ thống giá trị cá
nhân của mỗi người sẽ quy định cách sống của họ, làm cơ sở tham chiếu để họ phán quyết
cái gì là quan trọng – không quan trọng.
Khái niệm 2:
Giá trị cho cuộc sống an lạc: “Một dịch vụ có giá trị với một người tiêu dùng cá nhân
nếu nó mang lại cho cuộc sống của họ sự thích thú, an lạc hơn, an toàn và/hoặc hạnh
phúc. Nó bảo vệ hoặc giúp người tiêu dùng tránh được những mối đe dọa hoặc áp lực tới
cuộc sống của họ”.
Khái niệm 3:
Giá trị để được xã hội thừa nhận: “Nâng cao nhận thức của cá nhân về giá trị cho sự
thừa nhận của xã hội bằng cách tìm kiếm sự tôn trọng từ những người khác, củng cố địa
vị xã hội, hoặc cố gắng đạt được một cuộc sống đầy đủ hơn, thú vị hơn”.
Khái niệm 4:
Giá trị cho sự hòa nhập cộng đồng: “Dịch vụ sẽ mang lại cho người tiêu dùng những
giá trị cá nhân liên quan đến sự hòa nhập cộng đồng, nếu nó giúp cải thiện những mối
quan hệ của họ với gia đình, bạn bè, và xã hội. Những mối quan hệ này sẽ được sẽ giúp
các cá nhân hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng (Lages và Fernandes, 2005)”.
Khái niệm 5:
Hành vi người tiêu dung: Người tiêu dùng xem xét và ra quyết định mua hay không
mua dịch vụ, nhận thức của họ về dịch vụ sẽ được lặp lại trong đầu họ theo bốn cấp mang
tính hệ thống như sau:
(1) Thuộc tính của dịch vụ.
(2) Chất lượng dịch vụ.
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 7
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(3) Gía trị dịch vụ.
(4) Gía trị cá nhân.
Khái niệm 6:
Sự thỏa mãn: Một người tiêu dùng sẽ quyết định mua hoặc sử dụng một dịch vụ nếu
họ cảm thấy dịch vụ này giúp họ nâng cao giá trị cá nhân (Lages and Fernandes, 2005).
Chuỗi những yếu tố gồm giá trị – thái độ – hành vi cũng được thấy ở hành vi trước khi
mua dịch vụ, ví dụ sự thỏa mãn khách hàng. Sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ
là một cảm giác sau khi sử dụng một dịch vụ mà bản thân họ đã đánh giá trước (Cheng et
al., 2008; Spreng and Singh, 1983; Oliver, 1980). Bằng cách sử dụng dịch vụ, khách hàng
đánh giá dịch vụ dựa trên giá trị cá nhân đối với họ, và nó sẽ tồn tại lâu dài và bền vững
hay không là tùy thuộc vào mỗi cá nhân người tiêu dùng. Kết quả của sự đánh giá này sẽ
dẫn tới sự gia tăng sự thỏa mãn khách hàng (Lages và Fernandes, 2005).
Khái niệm 7:
Lòng trung thành: Lòng trung thành của khách hàng liên quan đến xu hướng duy trì sở
thích của khách hàng đối với dịch vụ/sản phẩm và thực hiện hành vi tiếp tục mua hoặc sử
dụng dịch vụ/sản phẩm (Bowen và Chen, 2001). Ngoài hành vi tiếp tục mua hàng, sự
trung thành có thể khiến khách hàng dễ chấp nhận đối với một nhãn hàng hay một cửa
hàng khi mà đôi lúc họ không được thỏa mãn như mong muốn (Shankar et al., 2003).
2.2. Các giả thuyết
Giá trị cá nhân đã gợi ý một cách tiếp cận để giải thích hành vi người tiêu dùng, sự
thỏa mãn đối với dịch vụ.
Bằng cách sử dụng dịch vụ, khách hàng đánh giá dịch vụ dựa trên giá trị cá nhân đối
với họ, và nó sẽ tồn tại lâu dài và bền vững hay không là tùy thuộc vào mỗi cá nhân người
tiêu dung.
Nghiên cứu đặt ra giả thuyết H1 như sau:
H1. Có một tác động tích cực của giá trị dịch vụ cá nhân vào mức độ thỏa mãn của
khách hàng đối với dịch vụ.
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 8
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nghiên cứu này muốn đề xuất và kiểm định mối quan hệ giữa sự thỏa mãn và sự trung
thành; và một mối quan hệ khác là giữa giá trị cá nhân và sự trung thành. Vì vậy nghiên
cứu đặt ra giả thuyết H2 và H3 như sau:
H2. Có một tác động tích cực từ sự thỏa mãn của khách hàng tới sự trung thành
đối với một dịch vụ.
H3. Có một tác động tích cực từ giá trị dịch vụ cá nhân tới sự trung thành của
khách hàng đối với một dịch vụ.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Xây dựng thang đo
3.1.1. Các biến quan sát
Các khái niệm nghiên cứu: Giá trị cá nhân, giá trị cho cuộc sống an lạc, giá trị để được
xã hội thừa nhận, giá trị cho sự hòa nhập cộng đồng, sự thỏa mãn, sự trung thành đã được
sử dụng trong nghiên cứu này.
Giá trị cá nhân: bao gồm ba thành phần (giá trị cho cuộc sống an lạc, giá trị để được
xã hội thừa nhận, giá trị cho sự hòa nhập cộng đồng). Thước đo đối với ba yếu tố của giá
trị cá nhân đã được điều chỉnh và phát triển từ những nghiên cứu của Lages và Fernandes
(2005) và Liu et al. (2009
Sự hài lòng: Thước đo sự hài lòng của một khách hàng đã được điều chỉnh bởi Taylor
và Baker (1994).
Lòng trung thành: Thước đo lòng trung thành của khách hàng được chuyển thể từ
Cheng et al. (2008) và Musa (2005).
3.1.2. Loại thang đo:
Tất cả các biến được xác định bởi thang đo khoảng bao gồm 7 điểm của Likert. Thang
đo Likert 7 điểm từ (1) là hoàn toàn không đồng ý đến (7) là hoàn toàn đồng ý do
Parasuraman và cộng sự (1985) đề nghị và được kiểm định bởi nhiều nhà nghiên cứu
trong các nghiên cứu sử dụng thang đo SERVQUAL.
3.2. Chọn lọc thang đo (chọn lọc biến):
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 9
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trong nghiên cứu thị trường thuần tuý, thông thường người ta sẽ thiết kế thang đo với
5 cấp độ, từ 1 --> 5, chỉ có một vài nghiên cứu đặc biệt, khi tác giả muốn nghiên cứu sâu
hơn về hành vi của khách hàng, hay trong những nghiên cứu hàn lâm, người ta có thể
thiết kế tới 7 cấp hoặc thậm chí 9 cấp
Số điểm càng cao càng làm tăng độ chính xác, ví dụ 3 điểm độ chính xác sẽ cao hơn 2,
và giảm độ gián đoạn (vì lý thuyết xử lý thống kê là biến liên tục nhưng trong thực tiễn
nghiên cứu là gián đoạn).
Kiểm định thực tiễn cho thấy nên dùng từ 5 điểm trở lên (nhưng nhiều quá sẽ làm cho
người trả lời khó trả lời hơn và cũng liên quan đển độ nhạy và sự khác biệt các số đo).
Thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha và được điều chỉnh bởi phân
tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA.
Kết quả điều chỉnh: Trong 22 biến gốc, có 8 biến đã được loại trừ do hệ số tác động
thấp hoặc tác động chéo.
3.3. Chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, kích thước mẫu là 268.
Trong đó người trả lời là đa dạng, thuộc các ngành nghề, nhóm tuổi, giới tính và tần
suất sử dụng khác nhau.
Bảng câu hỏi khảo sát được áp dụng cho khách hàng sử dụng dịch vụ cá tại 5 ngân
hàng lớn của TP.HCM [Ngân hàng Á Châu (ACB), Đông Á (DongA Bank), Ngân hàng
Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank),
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)].
CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích số liệu.
Có 268 bảng câu hỏi được thu thập từ khách hàng của năm ngân hàng như Ngân hàng
Á Châu (ACB), Đông Á (DongA Bank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank),
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank).
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả ta được kết quả như sau:
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 10
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 2: Các đặc tí nh mẫu
Ngân hàng %
ACB 19.4
VietinBank 11.6
EAB 18.3
SacomBank 11.9
VietcomBank 21.6
Khác 17.2
T ổng cộng 100
Vị trí %
Quản lý 20.9
Nhà Kinh doanh 16
Công nhân viên 25.4
Sinh viên 18.3
Khác 19.4
Tổng cộng 100
Giới tí nh %
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 11
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nam 64.9
Nữ 35.1
Tổng cộng 100
Số lần giao dịch trong 3 tháng gần nhất %
Ít hơn 10 lần 67.2
T ừ 10 đến 20 lần 23.9
Hơn 20 lần 8.9
Tổng cộng 100
Độ tuổi %
18 -24 26.1
25-34 39.9
35-45 20.5
T rên 45 13.5
T ổng cộng 100
Quy mô đã được điều chỉnh và xác nhận bằng phương pháp phân tích nhân tố khám
phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA).
Kiểm tra về tính hợp lệ phân biệt thước đo lường sự hài lòng và lòng trung thành đã
được thực hiện bằng cách sử dụng thử nghiệm sự khác biệt chi bình phương giữa mô hình
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 12
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
bị giới hạn và mô hình không bị giới hạn (Joreskog, 1971 được trích dẫn trong Anderson
và Gerbing, 1988).
Các mô hình lý thuyết sau đó đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng các mô hình
phương trình cấu trúc tuyến tính SEM với phần mềm Amos 5,0 (Arbuckle và Wothke
năm 1999; Byrne, 2001).
Các khái niệm đơn hướng trong mô hình là: giá trị cho một cuộc sống an lạc, giá trị
cho hội nhập xã hội, giá trị cho sự công nhận của xã hội, sự hài lòng và lòng trung thành.
Giá trị cho một cuộc sống an lạc được đo lường bằng 3 biến (biến “hài hòa và ổn
định hơn” – loại bỏ).
Giá trị cho hội nhập xã hội được đo lường bằng 3 biến ( biến “củng cố mối quan hệ
bạn bè” – loại bỏ).
Giá trị cho sự công nhận của xã hội được đo lường bằng 2 biến (3 biến “cảm thấy
thế giới gần gũi hơn, nhiều trạng thái hơn, cuộc sống phiêu lưu mạo hiểm hơn” –
loại bỏ).
Sự hài lòng được đo lường bằng 3 biến (2 biến “trên tất cả, dịch vụ này đáp ứng
được các nhu cầu của tôi, tôi rất vui với dịch vụ ngân hàng này trong tương lai” –
loại bỏ).
Lòng trung thành được đo lường bằng 3 biến (biến “tôi chỉ tập trung vào ngân
hàng này” – loại bỏ).
Khái niệm đa hướng trong mô hình là: Giá trị cá nhân bao gồm ba thành phần( giá
trị cho một cuộc sống an lạc, giá trị cho hội nhập xã hội, giá trị cho sự công nhận của xã
hội).
Trong 22 biến gốc, có 8 biến đã được loại trừ do hệ số nhân tố tác động thấp hoặc tác
động chéo.
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) có hệ số nhân tố tác động trong mức
đánh giá nhân tố từ 0.653 đến 0.792, chỉ ra rằng khái niệm nghiên cứu này cũng phù hợp
với dữ liệu, mặc dù các dữ liệu biểu hiện sai lệch nhẹ so với phân phối bình thường. Các
nhân tố tổng hợp độ tin cậy từ 0.746 đến 0.797.
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 13
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Những kết quả này chỉ ra rằng tất cả các thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu
đơn hướng và các thành phần của các khái niệm nghiên cứu đa hướng đều biểu thị sự hội
tụ thích hợp (sự nhất quán nội tại).
4.2. Kết quả của bài nghiên cứu.
Các bảng phân phối của các biến cho thấy tất cả các biến có giá trị độ nhọn trong
khoảng (-0,805 đến + 0.482). Chỉ số độ lệch trong khoảng (-0,527 đến -0,197). Mặc dù
các dữ liệu biểu hiện sai lệch nhẹ so với phân phối bình thường, nó thích hợp để ước tính
khả năng tối đa được áp dụng bởi vì tất cả các giá trị tuyệt đối ít hơn 3,0 cho độ lệch và
10.0 cho độ nhọn (Kline, năm 1998).
Kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến ở mức tin cậy 95% các biến có độ tương
quan từ 0.318 đến 0.960, thấp đáng kể so với giá trị phân biệt 1.0 (Steenkamp và Van
Trijp,1991). Tuy nhiên, mức tương quan cao giữa mức độ thỏa mãn và độ trung thành là
0.845 và giữa giá trị cuộc sống an lạc và giá trị hội nhập xã hội là 0.756, dẫn đến yêu cầu
khảo sát thêm.
Bằng cách sử dụng thử nghiệm sự khác biệt chi bình phương giữa mô hình bị giới hạn
và mô hình không bị giới hạn (Joreskog, 1971 được trích dẫn trong Anderson và Gerbing,
1988). Kết quả chỉ ra rằng, khi không có sự tương quan giữa sự hài lòng và lòng trung
thành, giá trị cuộc sống an lạc và giá trị cho hội nhập xã hội sẽ tốt hơn.
Thêm vào đó hệ số hồi quy β=0.28 với p=0.044 thể hiện giá trị dịch vụ cá nhân ảnh
hưởng trực tiếp đến lòng trung thành của khách hàng. Giá trị dịch vụ cá nhân có dóng góp
đáng kể đến mức độ thỏa mãn của khách hàng (β=0.69, p=0.004). Do đó có thể nói giá trị
cá nhân ảnh hưởng đến lòng trung thành (trực tiếp và gián tiếp qua sự hài lòng (β=0.73,
p=0.003)). Sự thỏa mãn cũng ảnh hưởng đến lòng trung thành (β=0.66, p=0.008).
Kết luận:
H1,H2,H3 đều hỗ trợ cho việc thiết lập dữ liệu của bài nghiên cứu.
Ba biến (giá trị cho cuộc sống an lạc, giá trị hội nhập xã hội, giá trị xã hội thừa nhân)
quyết định giá trị cá nhân là hợp lý (với hệ số hồi quy tương ứng 0.91 (p=0.005), 0.73
(p=0.005) và 0.83 (p=0.005)).
NHÓM 12 – ĐÊM 3 – KHÓA 22 Trang 14
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHƯƠNG V: THẢO LUẬN
Nghiên cứu này giúp nâng cao sự hiểu biết của chúng ta về giá trị dịch vụ cá nhân. Cụ
thể, nó mở rộng sự hiểu biết về tác động của giá trị cá nhân đến sự hài lòng và lòng trung
thanh tại các ngân hàng của TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Ở Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng cá nhân không thịnh hành, mọi người sử dụng
dịch vụ ngân hàng cá nhân nếu như họ nghĩ nó giúp họ hòa đồng với nhóm của họ hoặc /
và giúp họ được công nhận bởi những người khác, lúc họ đang hướng đến một địa vị cao
hơn, trong vài trường hợp vì sự an toàn trong giao dịch..
Giá trị cá nhân là rất quan trọng vì nó tác động đến lòng trung thành.
Bài nghiên cứu củng cố thêm ý tưởng về việc xây dựng mô hình với biến sự thỏa mãn
là biến trung gian giữa hệ số giá trị cá nhân và lòng trung thành của khách hàng với dịch
vụ.
Mặt khác ảnh hưởng lớn của sự hài lòng lên lòng trung thành có thể đã bị thổi phồng
do mối tương quan giữa hai nhân tố này.
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN
6.1. Khuyến nghị về mặt quản trị
Bài nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm những nền tảng cơ bản cho hoạt động thực tế
trong lĩnh vực ngân hàng.
Cung cấp một bằng ch