Tiểu luận Sơ lược cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí bồn trũng Cửu Long. Minh giải tướng, môi trường trầm tích và khả năng chứa của cát kết mỏ Hưng Nam – lô 01 – bồn trũng Cửu Long, qua mô tả và phân tích mẫu lõi (11,30 m) của giếng khoan HN-3T

Tiềm năng dầu khí của bồn trũng Cửu Long cho đến nay được đánh giá là khá lớn. Các mỏ dầu và khí ở đây với giá trị công nghiệp hoàn toàn được khẳng định cũng như ngày càng được phát hiện và đưa vào thẩm định, khai thác thương mại. Từ trước năm 1945, công ty Mobil (Mỹ) đã tiến hành khoan thăm dò – tìm kiếm và có phát hiện dầu khí đầu tiên trong các trầm tích Oligocene – Miocene. Sau khi đất nước thống nhất, công tác tìm kiếm thăm dò khu vực bồn trũng Cửu Long nói riêng cũng như thềm lục địa Việt Nam nói chung ngày càng được đẩy mạnh. Các hợp đồng liên doanh tìm kiếm – thăm dò, phân chia sản phẩm giữa Việt Nam với các công ty nước ngoài được ký kết. Tiếp đó là hàng loạt các mỏ dầu có giá trị thương mại được phát hiện. Trong bồn trũng Cửu Long, dầu khí không những phát hiện trong các trầm tích Oligocene – Miocene mà còn được tìm thấy trong đá móng nứt nẻ. Vào ngày 20/9/2001, tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia Petronas thông báo phát hiện thêm một mỏ dầu mới – mỏ Hưng Nam – nằm trong lô 01, thềm lục địa Việt Nam, cách Vũng Tàu khoảng 168km (cách mỏ Ruby 13km về phía Đông). Mỏ được phát hiện qua việc khoan giếng thăm dò Hưng Nam–1T, được thử vỉa ở độ sâu 1.670m. Sản lượng dầu có thể khai thác đạt 2.300 thùng/ngày, tương đương mỏ Ruby. Lô 01-02 do Petronas Việt Nam cùng đối tác là công ty thăm dò và khai thác dầu khí của Petro Việt Nam điều hành. Ngoài mỏ Ruby đang khai thác và mỏ Hưng Nam mới phát hiện, Petronas đã khoan thẩm định và phát hiện khí ở mỏ Emerald cũng trong lô này. Vì vậy, việc nghiên cứu chi tiết đặc điểm thạch học, tướng và môi trường trầm tích cũng như khả năng chứa của các đá cát kết là hết sức quan trọng. Báo cáo này nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc, bản chất tầng chứa. Đây cũng là tiền đề cho các nghiên cứu khác nhằm mục đích chính xác hoá địa chất tầng sản phẩm, hình thái, sự phân bố và tính chất chứa của chúng. Đó cũng chính là cơ sở dữ liệu cho việc tính toán trữ lượng, tính toán trong khai thác, hiệu quả thương mại đầu tư.v.v Với tầm quan trọng như vậy, tác giả đã chọn đề tài cho bài tiểu luận với nhan đề: “Sơ lược cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí bồn trũng Cửu Long. Minh giải tướng, môi trường trầm tích và khả năng chứa của cát kết mỏ Hưng Nam – lô 01 – bồn trũng Cửu Long, qua mô tả và phân tích mẫu lõi (11,30 m) của giếng khoan HN-3T.”. Nội dung bài tiểu luận gồm hai phần chính với sáu chương, kèm các bản vẽ và hình ảnh minh hoạ.

doc93 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sơ lược cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí bồn trũng Cửu Long. Minh giải tướng, môi trường trầm tích và khả năng chứa của cát kết mỏ Hưng Nam – lô 01 – bồn trũng Cửu Long, qua mô tả và phân tích mẫu lõi (11,30 m) của giếng khoan HN-3T, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieuluan.doc
  • doctrang bia.doc