Tiểu luận So sánh địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm trong từng giai đoạn của thủ tục phá sản. Qua đó cho biết luật phá sản 2004 bảo vệ quyền lợi chủ thể nào triệt để hơn

há sản là một hiện tượng tất y ếu tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nó hiện hữu như một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải trong chính nền kinh tế đó, bất kể đó là nền kinh tế thị trường của các nước phát triển trên thế giới hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi vậy , Việt Nam cũng như hầu hết các nư ớc trên thế giới đều quan tâm xây dựng chế định pháp luật phá sản với mục tiêu hạn chế th ấp nhất những hậu quả do phá sản gây ra, bảo vệ quy ền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ kinh tế trước rủi ro kinh doanh, từ đó góp phần ổn định trật tự đời sống kinh tế của xã hội. Để làm được điều này, đầu tiên, pháp luật phá sản hướng đến là bảo vệ cho quy ền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ - những người sẽ chịu tác động trực tiếp từ việc phá sản một doanh nghiệp, hợp tác xã là con nợ cuả họ. Trong thủ tục phá sản, các chủ nợ đều bình đẳng với nhau về quy ền lợi. Tuy nhiên ko phải chủ nợ nào cũng có quyền lợi giống nhau. Việc phân loại chủ nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì mỗi giai đo ạn của thủ tục giải quy ết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã các chủ nợ khác nhau sẽ có quy ền lợi khác nhau. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm sẽ đi vào tìm hiểu và so sánh các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của luật phá sản năm 2004 và những nghị định hướng dẫn thi hành.

pdf15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3859 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm trong từng giai đoạn của thủ tục phá sản. Qua đó cho biết luật phá sản 2004 bảo vệ quyền lợi chủ thể nào triệt để hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So sánh địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong thủ tục phá sản 1 Tiểu luận So sánh địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm trong từng giai đoạn của thủ tục phá sản. Qua đó cho biết luật phá sản 2004 bảo vệ quyền lợi chủ thể nào triệt để hơn? Vì sao? So sánh địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong thủ tục phá sản 2 So sánh địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm trong từng giai đoạn của thủ tục phá sản. Qua đó cho biết luật phá sản 2004 bảo vệ quyền lợi chủ thể nào triệt để hơn? Vì sao? Phá sản là một hiện tượng tất yếu tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nó hiện hữu như một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải trong chính nền kinh tế đó, bất kể đó là nền kinh tế thị trường của các nước phát triển trên thế giới hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi vậy, Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm xây dựng chế định pháp luật phá sản với mục tiêu hạn chế thấp nhất những hậu quả do phá sản gây ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ kinh tế trước rủi ro kinh doanh, từ đó góp phần ổn định trật tự đời sống kinh tế của xã hội. Để làm được điều này, đầu tiên, pháp luật phá sản hướng đến là bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ - những người sẽ chịu tác động trực tiếp từ việc phá sản một doanh nghiệp, hợp tác xã là con nợ cuả họ. Trong thủ tục phá sản, các chủ nợ đều bình đẳng với nhau về quyền lợi. Tuy nhiên ko phải chủ nợ nào cũng có quyền lợi giống nhau. Việc phân loại chủ nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì mỗi giai đoạn của thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã các chủ nợ khác nhau sẽ có quyền lợi khác nhau. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm sẽ đi vào tìm hiểu và so sánh các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của luật phá sản năm 2004 và những nghị định hướng dẫn thi hành. Theo quy định tại luật phá sản 2004, khái niệm chủ nợ được phân thành ba loại: chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm. Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người thứ ba (khoản 1 điều 6 LPS 2004). Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 điều 40 LPS 2004 thì chủ nợ có bảo đảm còn là người chủ tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuê mượn tài sản mà tài sản đã được chuyển nhượng cho người khác. Và theo khoản 1 điều 57 LPS 2004 người bị đình chỉ thi hành án dân sự có tài sản kê biên mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án cũng có thể được coi là chủ nợ có bảo đảm. Đối với chủ nợ có bảo đảm một phần, loại chủ nợ này bao gồm những chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó (khoản 2 điều 6 LPS 2004) và những chủ nợ chuyển hóa từ loại chủ nợ có bảo đảm thành chủ nợ có bảo đảm một phần vì tài sản bảo đảm bị suy giảm giá trị ban đầu. Song song bên cạnh đó, LPS 2004 cũng quy định rõ ràng những đối tượng thuộc vào nhóm chủ nợ không có bảo đảm. Theo khoản 3 điều 6 LPS 2004 thì chủ nợ không có bảo đảm là So sánh địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong thủ tục phá sản 3 những chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hay người thứ ba. Cũng như hai loại chủ nợ trên, LPS 2004 cũng quy định những chủ nợ chuyển hóa từ chủ nợ có bảo đảm hay chủ nợ có bảo đảm một phần; những người là một bên bị thiệt hại trong hợp đồng bị đình hoặc đối tượng của hợp đồng là tài sản không còn (điều 47 LPS 2004); những người bị đình chỉ thi hành án dân sự không kê biên tài sản (điều 57 LPS 2004); những người được thực hiện nghĩa vụ tài sản trong vụ án bị đình chỉ (điều 58 LPS 2004); người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản (khoản 3 điều 62 LPS 2004) đều được coi như chủ nợ không có bảo đảm. Đặc biệt, tại khoản 4 điều 14 quy định: “Sau khi nộp đơn, đại diện cho người lao động hoặc đại diện công đoàn được coi là chủ nợ” và khoản 2 điều 62 LPS “đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ” có thể khảng định, người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được xem như một chủ nợ không có bảo đảm đặc biệt. Vì người lao động đã đem sức lực của mình làm hàng hóa để trao đổi với doanh nghiệp và tiền lương chính là nguồn sống của bản thân họ và gia đình họ mà không có một khoản bảo đảm nào. Khi doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì họ là những người bị thiệt hại nhiều nhất, không có lương, nguy cơ thất nghiệp đe dọa. . Như vậy, khái niệm về các loại chủ nợ không chỉ bó hẹp trong phạm vi quy định tại điều 6 LPS 2004 mà nó còn bao gồm nhiều đối tượng được quy định trong những điều luật khác. Từ việc phân loại các chủ nợ theo những nhóm khác nhau và nghiên cứu xuyên suốt quá trình tiến hành thủ tục đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, ta có thể thấy những điểm giống và khác nhau giữa các loại chủ nợ này về địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) qua từng giai đoạn một cách cụ thể. I.Giai đoạn nộp đơn và mở thủ tục phá sản: Giai đoạn này có thể chia làm ba giai đoạn nhỏ: 1. Nộp đơn đến trước thụ lý : Trong giai đoạn này, điểm nổi bật cho sự giống và khác nhau về quyền và nghĩa vụ của các loại chủ nợ xuất phát từ quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền và nghĩa vụ giống nhau. Theo điều 13 LPS 2004 thì “khi nhận thấy doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó”. Pháp luật phá sản trao quyền nộp đơn này chỉ cho chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mà không cho phép chủ nợ có bảo đảm thực hiện nó. Quy định này xuất phát từ quan điểm cho rằng quyền đòi nợ của các chủ nợ có bảo đảm luôn được ưu tiên bằng tài sản có bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba. Vì vậy, nếu quy định cho các chủ nợ có So sánh địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong thủ tục phá sản 4 quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là không cần thiết. Quyền nộp đơn này chỉ dành cho chủ nợ không bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần để giúp họ có cơ hội lựa chọn một thủ tục thích hợp nhằm bải vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.( Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều 27 LPS 2004 thì việc xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm, trừ trường hợp được pháp luật cho phép, sẽ bị về tạm đình chỉ từ ngày tòa thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Với quy định này, dù pháp luật có cho phép thì cũng không chủ nợ có bảo đảm nào sẽ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình). Đây là điểm khác biệt lớn nhất và kéo theo những điểm khác về quyền cũng như nghĩa vụ giữa các nhóm chủ nợ trong cả giai đoạn. Những chủ nợ không có bảo đảm hay có bảo đảm một phần đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có “nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu do pháp luật quy định và theo yêu cầu của Toà án trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản. Pháp luật phá sản 2004 đã loại bỏ những quy định về nghĩa vụ của chủ nợ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải cung cấp các giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nợ thực hiện quyền nộp đơn của mình. Tuy nhiên nếu người họ nộp đơn “không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” (điều 19 LPS 2004). Quy định này nhằm mục đích đề cao trách nhiệm của người nộp đơn khi pháp luật đã ngày càng mở rộng cho họ quyền được nộp đơn. Ngoài ra họ còn có nghĩa vụ “phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản theo quyết định của Toà án” (điều 21 LPS 2004) và họ có quyền được khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với Chánh án tòa án nơi họ đã nộp đơn yêu cầu (điều 25 LPS 2004). 2. Giai đoạn từ khi thụ lý đến khi ra quyết định mở thủ tục phá sản: Đây là giai đoạn đã có những điểm chung cho cả ba loại chủ nợ. Điểm giống đầu tiên là “quyền yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng” đang có hiệu lực và được thực hiện hoặc chưa được thực hiện ( điều 45 LPS 2004). Đây là quyền xuyên suốt trong cả quá trình tiến hành thủ tục phá sản. Quyền lợi của các bên được xử lý theo điều 47. Tuy nhiên, để có được quyền này, chủ nợ phải làm văn bản yêu cầu Tòa án ra quyết định (khỏan 1 điều 46 LPS) kèm theo đó là các giấy tờ tài liệu làm căn cứ cho việc khảng định đình chỉ hợp đồng là có lợi hơn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, hợp tác xã (theo quy định tại nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP). Các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản còn có quyền đòi nợ bất kỳ chủ thể nào trong nghĩa vụ liên đới và quyền được thực hiện nghĩa vụ trong So sánh địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong thủ tục phá sản 5 trường hợp bảo lãnh quy định tại điều 39 LPS. Họ còn có quyền “được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với những giao dịch được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản” theo các nguyên tắc quy định tại điều 48 LPS. Đây là một quy định mới trong LPS phù hợp với quy định về bù trừ nghĩa vụ trong BLDS 2005 ( điều 380 và Điều 381) và thông lệ trong pháp luật phá sản của nhiều nước. Quy định này cũng tạo điều kiện nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ. Giữa con nợ và các chủ nợ có những khoản nợ lẫn nhau nên việc bù trừ là hoàn toàn có thể. Trong thủ tục phá sản, chủ nợ được bù trừ có lợi thế hơn chủ nợ khác. Tuy nhiên, quy định này còn mâu thuẫn với quy định về các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản (Điểm b K1 Đ31): “kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm con nợ thanh toán nợ không có bảo đảm”. Vì thực chất phần chênh lệch mà con nợ thanh toán cho chủ nợ này chính là một khoản nợ không có bảo đảm. Trong khi các chủ nợ không có quyền bù trừ nghĩa vụ, phải chờ mở thủ tục phá sản thì các chủ nợ có quyền này đã thu hồi xong khoản nợ, quyền lợi của họ không bị ảnh hưởng gì từ việc mở thủ tục phá sản đối với con nợ. Quy định này phải chăng đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa các chủ nợ với nhau? Bên cạnh các quyền thì các chủ nợ còn có thể rơi vào khả năng có các giao dịch bị coi là vô hiệu đối với việc thanh toán nợ chưa đến hạn trong thời gian 3 tháng trước khi thụ lý ( điều 43 LPS). Do đặc điểm của từng loại chủ nợ khác nhau nên bên cạnh những điểm chung, giữa các loại chủ nợ có những khác biệt. Khác với chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có khả năng giao dịch của họ có thể bị tuyên bố vô hiệu đối với biện pháp bảo đảm bằng tài sản xác lập trong thời hạn 3 tháng trước khi thụ lý (điểm d khoản 1 điều 43 LPS). Đồng thời, hai loại chủ nợ này sẽ bị tạm đình chỉ xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nợ trừ trường hợp được Tòa án cho phép (Khoản 3 điều 27 LPS). Những trường hợp được Tòa án cho phép là những trường hợp có đầy đủ các điều kiện được quy định cụ thể tại mục II.2.3 Nghị quyết 03/2005 NQ/HĐTP bao gồm:  Tài sản có yêu cầu xử lý là tài sảm bảo đảm cho khoản nợ đến hạn.  Việc xử lý tài sản bảo đảm đó không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hợp tác xã.  Người yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm có đơn yêu cầu, trong đó trình bày các lý do của việc xin xử lý tài sản bảo đảm và xét thấy các lý do đó là chính đáng, việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp đối với họ là cần thiết. Việc tạm đình chỉ yêu cầu này của chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần nhằm mục đích đợi kết quả xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của tòa án. Nếu tòa án không ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mà người nộp đơn không có khiếu nại hoặc có khiếu nại nhưng chánh án tòa án giữ nguyên quyết định thì các yêu cầu trên sẽ được tiếp tục giải quyết. Ngược lại, nếu tòa So sánh địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong thủ tục phá sản 6 án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp hợp tác xã thì các yêu cầu trên được giải quyết theo cách thức được quy định tại điều 35, 57, 58 luật phá sản. Tuy nhiên, chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần không có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu như chủ nợ không có bảo đảm (điều 44 LPS: “Trong quá trình Toà án tiến hành thủ tục phá sản, chủ nợ không có bảo đảm, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này là vô hiệu”). 3. Giai đoạn từ khi ra quyết định đến khi mở thủ tục phá sản: Pháp luật phá sản đã quy định cho các chủ nợ có nhiều điểm giống nhau về quyền và nghĩa vụ hơn những giai đoạn trước. Cả ba loại chủ nợ đều có quyền được thông báo về quyết định mở thủ tục phá sản ( điều 29). Đây là quyền được thông tin nhằm giúp các chủ nợ có thể tham gia vào quá trình giải quyết phá sản để bảo vệ quyền lợi của mình. Sau khi danh sách chủ nợ do tổ quản lý và thanh lý tài sản công bố, nếu không đồng ý, chủ nợ có quyền khiếu nại với Tòa án về danh sách chủ nợ theo quy định tại điều 52 LPS. LPS 2004 còn quy định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để quản lý có đại diện của chủ nợ (điều 9 LPS) Điều này cho thấy LPS luôn bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, tạo sự an tâm cho các chủ nợ khi tham gia vào quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhằm đảm bảo cho khối tài sản của con nợ được sử dụng một cách hợp lý đúng pháp luật, ngoài ra còn hạn chế hành vi tẩu tán tài sản của con nợ nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, các doanh nghiệp hợp tác xã cũng như bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội. Dù là chủ nợ có bảo đảm hay là chủ nợ có bảo đảm một phần hay chủ nợ không có bảo đảm thì các chủ nợ đều có quyền khiếu nại báo cáo kết quả thực hiện phương án phân chia tài sản của tổ quản lý thanh lý tài sản theo điều 30 nghị định 67/2006/NĐ-CP. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày báo cáo kết quả thực hiện phương án phân chia tài sản được niêm yết, chỉ khi không có chủ nợ nào khiếu nại thì thẩm phán mới được ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản và ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, các chủ nợ còn chung quyền nhận giấy triệu tập tham gia hội nghị chủ nợ theo khoản 3 điều 61 LPS.Đi kèm với giấy triệu tập tham gia hội nghị chủ nợ thì các chủ nợ được quyền nhận chương trình và nội dung hội nghị cũng như các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan. Tất cả các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ đều có quyền tham gia hội nghị chủ nợ theo điều 62 LPS.Chủ nợ nào cũng có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ thay mình, và người được ủy quyền này có quyền và nghĩa vụ như chủ nợ đó. Đây là quy định bảo đảm cho các chủ nợ có thể nắm thông tin và tham gia xuyên suốt quá trình tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. Ngoài điểm giống nhau về các quyền đã nêu ở trên thì các chủ nợ còn giống nhau ở nghĩa vụ gửi giấy đòi nợ cho Tòa án theo quy định tại điều 51 LPS. Song, đây không phải là quyền tuyệt đối vì chủ nợ chỉ có quyền gửi giấy đòi nợ trong So sánh địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong thủ tục phá sản 7 một khoảng thời gian luật định: “ Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Toà án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ”. Việc đòi nợ là quyền của chủ nợ nhưng tất cả các chủ nợ đều có nghĩa vụ thực hiện quyền này vì thủ tục giải quyết phá sản là thủ tục tư pháp đặc biệt thể hiện ở việc đòi nợ tập thể và thanh toán nợ tập thể. Nếu chủ nợ không gửi giấy đòi nợ trong thời hạn luật đã quy định coi như từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình. Căn cứ để Tòa án xác định rằng doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có mắc nợ chính là giấy đòi nợ và những tài liệu chứng minh khoản nợ đó của các chủ nợ gửi tới Tòa án. Vì vậy, chủ nợ phải nắm vững những quy định của pháp luật phá sản để tự bảo vệ mình trên cơ sở sự bảo vệ của luật. Ngoài những điểm giống nhau trong quyền và nghĩa vụ thì từ khi có quyết định mở thủ tục phá sản đến khi tiến hành mở thủ tục phá sản, các chủ nợ cũng có những điểm khác biệt trong địa vị pháp lý của mình. Điểm khác đầu tiên là chỉ có chủ nợ không bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp hợp tác xã mới có quyền được thông báo về quyết định thành lập tổ quản lý thanh lý tài sản theo quy định tại điều 16 nghị định 67/2006/NĐ- CP. Những chủ nợ không có bảo đảm hay có bảo đảm một phần không nộp đơn yêu cầu và chủ nợ có bảo đảm không có quyền này. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 điều 67 LPS thì chỉ chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần đã nộp đơn còn có khả năng làm phát sinh việc đình chỉ thủ tục phá sản khi họ rút lại đơn yêu cầu. Tuy nhiên, tất cả họ rút đơn mới được phát việc đình chỉ thủ tục phá sản, còn nếu chỉ một hay một số người rút đơn thì Tòa án vẫn tiến hành thủ tục phá sản. Điểm khác thứ hai được suy luận từ điều 27 và điều 31 LPS. Theo quy định của hai điều luật này thì các chủ nợ có quyền được thanh toán nợ không phải bằng cách xử lý tài sản bảo đảm đối với chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm. Điều này được hiểu, ở giai đoạn này pháp luật không cấm chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần được thanh toán nợ có bảo đảm không bằng tài sản bảo đảm (tức là bằng tiền hay bằng tài sản khác không dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ đó). Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp chứng khoán, doanh nghiệp tài chính khác thì không được thanh toán cho chủ nợ đồng thời là con nợ của doanh nghiệp đó theo quy định tại điểm d khoản 3 điều 12 nghị định 114/2008/NĐ-CP. Điểm khác thứ ba trong giai đoạn này về quyền và nghĩa vụ của các chủ nợ thể hiện trong việc tiến hành hội nghị chủ nợ. Sự có mặt của chủ nợ không bảo đảm là một trong những điều kiện cho việc tiến hành hội nghị chủ nợ hợp lệ (điều 65 LPS: “Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: 1. Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia”). Trong hội nghị chủ nợ, thì So sánh địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong thủ tục phá sản 8 chỉ có chủ nợ không có bảo đảm mới có quyền hoãn hội nghị chủ nợ theo điều 66 LPS: “1. Hội nghị chủ nợ có thể được hoãn một lần nếu có một trong các trường hợp sau đây: a) Không đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia; b) Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị chủ nợ biểu quyết đề nghị hoãn Hội nghị chủ nợ”. Chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ có