Tiểu luận So sánh tự nhiên quan của Nho Gia và tự nhiên quan của Đạo Gia
Nho- Phật- Đạo là ba hệ tư tưởng cấu thành trụ cột của tinh thần văn hoá truy ền thống Trung Quốc, trong đó Nho - Đạo là các hệ tư tưởng nội sinh, còn Phật giáo là hệ tư tưởng ngoại lai du nhập. Trong lĩnh vực văn nghệ đây c ũng là ba hệ tư tưởng đ ã đ ề xuất những quan niệm văn nghệ cốt yếu và những quan niệm n ày thống ngự trong hàng m ấy nghìn n ăm ở Trung Quốc. Tuy nhiên các quan niệm văn nghệ của Nho - Phật- Đ ạo, do có cơ sở triết học khác nhau, cách hình dung “thiên v ăn” và “nhân văn” khác nhau nên c ũng có nhiều điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Nh ưng sự khác nhau này là c ần thiết, một sự bổ sung cho nhau không thể thiếu được, nếu thiếu sự khác nhau này chắc chắn diện mạo văn nghệ Trung Quốc nói riêng và cả v ùng Đông Á nói chung vốn đ ã rất cằn cỗi c àng tr ở nên c ằn cỗi hơn. Ch ỉ ra đ ược những nét khác biệt, bổ sung cho nhau n ày là m ột công việc khó khăn, phức tạp. Lí do th ì có nhi ều, nhưng m ột trong những lí do chính đó là do: trong khi tư tư ởng văn nghệ của Nho giáo đ ã được lí luận hoá, cụ thể hoá từ thời Khổng Tử v à nó luôn đư ợc các tín đồ của nó bổ sung, điều chỉnh cho ph ù hợp với từng thời kì - mặc d ù những nét cơ b ản do Khổng Tử đề xuất vẫn đ ược bảo lưu- thì t ư tưởng văn nghệ của Đạo gia và Phật giáo “tuy h àm chứa những tiềm năng lớn về cảm quan m ỹ học, nhưng lại ch ưa được lí luận hoá thành những khái niệm th ực thụ” ( 1) . Vì th ế, theo chúng tôi để có một cái nh ìn toàn di ện và khoa học về sự khác nhau trong tư tưởng văn nghệ của Nho - Phật- Đ ạo, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải cụ thể hoá từ thực tiễn sáng tác văn học nghệ thuật qua các th ời k ì v ề sự ảnh hưởng của Đạo gia và Phật giáo thành những khái niệm, những phạm trù, từ đó mới có đ ược nội h àm so sánh cụ thể với tư tư ởng văn nghệ của Nho giáo. Với ý t ưởng đó, trong b ài viết này chúng tôi xu ất phát từ thực tiễn th ơ viết về thiên nhiên đi so sánh tự nhiên quan của Nho gia v à tự nhiên quan của Đạo gia. (1) Trần Ngọc Vương. Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, NX