Cho đến nay, cà phê vẫn luôn giữ vài trò là một trong những ngành hàng xuất
khẩu chủ lực của nước ta. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc phát triển ngành cà
phê khá bấp bênh. Tính chất giá cà phê của nước ta là phụ thuộc vào giá cả của thị
trường thế giới, chỉ một vụ rớt giá mạnh cũng khiến cho người trồng cà p hê và các nhà
kinh doanh cà phê gánh chịu rủi ro lớn, có khi dẫn đến phá sản.
Chính vì vậy trên thế giới, để bảo hộ giá cả cho nhà sản xuất xuất khẩu nông
sản, các nước thường sử dụng thành công một biện pháp là xây dựng thị trường giao
dịch hợp đồng tương lai hàng hóa nông sản để các chủ thể có thể là nhà sản xuất, xuất
khẩu nông sản tham gia giao dịch để san sẻ rủi ro về giá cả hàng hóa cho đối tác khác
trên thị trường đó và cho thị trường quốc tế. Các hợp đồng này thực hiện thông qua
các trung tâm giao dịch hàng hoá tập trung lớn như tại Luân Đôn (LIFFE), New York
(NYBOT). Vì vậy không lý do gì Việt Nam không áp dụng hình thức này khi mà sự
phát triển sản phẩm giao dịch cho các hàng hoá Việt Nam là điều tất yếu và cần thiết
tương ứng với giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập hiện nay.
Sự biến động bất thường của giá các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung
và ngành hàng cà phê nói riêng đã ảnh hưởng đến sự tình hình kinh doanh của toàn
ngành cũng như Công ty FONEXIM Hồ Chí Minh, đặt ra yêu cầu bức thiết đó là cần
có những công cụ bảo hiểm trong kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu
dài và hình thức mà công ty đã và đang áp dụng đó là sử dụng hợp đồng tương lai
(Futures Contract) để phòng ngừa rủi ro về giá.
Trước khi tham gia giao dịch này, FONEXIM Hồ Chí Minh chỉ thực hiện các
hợp đồng uỷ thác từ những đối tác đã có sẵn nguồn hàng, các đối tác này gửi hàng cho
công ty nhờ công ty thực hiện xuất khẩu thu trước 70% tiền hàng và sau khi chốt giá
nhờ thu tiếp 30% tiền hàng còn lại, lợi nhuận thu được từ khoảng chênh lệch và hoa
hồng uỷ thác. Hợp đồng dạng này được gọi là Diffirentials Contract, trong đó giá được
hai bên thống nhất giữ một khoảng cách biệt so với thị trường LIFFE, mà thường thấp
hơn nên gọi nôm na là hợp đồng “trừ lùi”.
Với phương thức này, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói chung và FONEXIM
Hồ Chí Minh nói riêng phần nhiều thua thiệt do chênh lệch giữa giá chào bán cà phê
Việt Nam với giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn London khá lớn, luôn ở mức trên
100USD/tấn. Nay thì, nhờ giao dịch trực tiếp trên thị trường kỳ hạn London, doanh
nghiệp không còn bị thua thiệt về chênh lệch giá như đã nói trên, thay vào đó doanh
nghiệp chỉ phải chịu một khoản phí không đáng kể cho nhà môi giới (Techcombank).
Trường Đại h ọc Ngoại thươn g Tiểu luận Quản trị rủi ro tài chính
Nh óm 3- Lớp cao học TCNH 1 9A 3
Khoản phí này là 10 USD/tấn cho mỗi giao dịch dưới 200 lot (lot là đơn vị tính cho
mỗi hợp đồng 5 tấn cà phê nhân) và trên 1000 lot phí giảm còn 2 USD/tấn.
Nhận thấy tầm quan trọng của thị trường này, năm 2011, công ty tiến hành
tham gia giao dịch hợp đồng tương lai đối với cà phê Robusta tại thị trường kỳ hạn
Luân Đôn (LIFFE), ký kết xuất khẩu với khách hàng nước ngoài và tiến hành thu mua
cà phê trực tiếp từ những nơi trồng cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng Sau một năm
tham gia giao dịch, công ty đã đạt được những thành công bước đầu, bên cạnh đó vẫn
có nhiều khó khăn và hạn chế nhất định do mới chập chững bước vào thị trường này.
Nghiên cứu hợp đồng tương lai, lợi ích, khó khăn và kỹ thuật vận hành của thị
trường này nhằm giúp cho công ty phần nào có được cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn
về hình thức giao dịch này trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay cùng với những
giải pháp để công ty có thể thực hiện tốt hơn nữa những giao dịch này trong tương lai.
Trong khuôn khổ môn học Quản trị rủi ro tài chính, nhóm em xin chọn đề tài: “Sử
dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro do biến động giá cà phê Công ty
Fonexim Hồ Chí M inh”. Nội dung chính của tiểu luận gồm:
Phần I: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai
Phần II: Ứng dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà
phê tại Công ty Fonexim Hồ Chí Minh
Phần III: Đề xuất giải pháp trong việc sử dụng hợp đồng tương lai để phòng
ngừa biến động giá cà phê tại Công ty.
Vì điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm em
không tránh khỏi những sai sót. Chúng em mong nhận được ý kiến đóng góp của cô
giáo để bài tiểu luận hoàn thiện hơn!
37 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro do biến động giá cà phê Công ty Fonexim Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜ NG ĐẠI HỌ C NGOẠI THƯƠ NG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
BÀI TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro do
biến động giá cà phê Công ty Fonexim Hồ Chí Minh
Giảng viên : TS. Mai Thu Hiền Nhóm thực hiện: 03
Lớp: Cao học TC NH 19A
1. Hà Thị Tốt - 80
2. Vũ Phương Thảo - 75
3. Ngô Tú O anh - 59
4. Đỗ Thu Thủy - 77
Trường Đại h ọc Ngoại thương Tiểu luận Quản trị rủi ro tài chính
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI TRONG KINH DOANH.... 4
I. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH (DERIVATIVES) ....................................................... 4
1. Khái n iệm: .............................................................................................................................. 4
2. Các sản phẩm hàng hóa phái sinh ........................................................................................... 4
II. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ( FUTURES CONTRACT) ....................................................... 5
1. Khái n iệm, đặc điểm, mục đích sử dụng hợp đồn g tương lai: (Futures Contract) ................. 5
2.Các chủ thể trên thị trường tương lai ....................................................................................... 6
3.Cơ chế vận hành của giao dịch hợp đồng tương lai................................................................. 6
4. Lợi ích của hợp đồng tương lai............................................................................................... 8
5. Các rủi ro khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai ............................................................ 8
C HƯƠNG II – ỨNG DỤNG HỢP ĐỒ NG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO
DO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ TẠI CÔ NG TY FONEXIM HỒ CHÍ MINH ................ 10
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY FONEXIM HCM ................................................................. 10
II. QUY TRÌNH GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CỦA CÔNG TY ......................... 11
III. GIAO DỊCH BUÔN BÁN CÀ P HÊ BẰNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI:......................... 14
1. Tiềm năng sản xuất và tiêu thụ cà phê.................................................................................. 14
2. Biến động giá cà phê tron g giai đoạn hiện nay..................................................................... 18
3. Mua bán cà phê Robusta bằng hợp đồng tương lai qua LIFFE ............................................ 19
III. ỨNG DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI TRONG GIAO DỊCH KINH DOANH CÀ PHÊ
TẠI CÔNG TY ......................................................................................................................... 23
IV. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY................................................................................................................................. 25
V. KẾT LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN
ĐỘNG GIÁ CẢ ........................................................................................................................ 26
C HƯƠNG III – ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG
TƯƠ NG LAI ĐỂ PHÒ NG NGỪA RỦI RO DO BIẾN ĐỘ NG GIÁ CÀ PHÊ TẠI C ÔNG
TY FONEXIM HC M.............................................................................................................. 27
I. DỰ BÁO NHU CẦU CÀ PHÊ CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG CUNG
CẤP CỦA VIỆT NAM............................................................................................................. 27
1. Nhu cầu cà phê của thị trường thế giới:................................................................................ 27
2. Khả năng cung cấp cà phê của Việt Nam ............................................................................. 28
II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG TƯƠNG
LAI CÀ PHÊ NÓI RIÊNG TẠI VIỆT NAM ........................................................................... 30
1. Thị trường tương lai tại Việt Nam ........................................................................................ 30
2. Thị trường tương lai cà phê .................................................................................................. 30
II. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ KHI THAM GIA GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG
TƯƠNG LAI CỦA CÔNG TY. ............................................................................................... 31
1. Khó khăn............................................................................................................................... 31
2. Hạn chế ................................................................................................................................. 32
III. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY...................................................................................... 32
IV. KIẾN NGHỊ NHÀ NƯỚC ................................................................................................. 33
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 36
Nhóm 3- Lớp cao học TCNH 19A 1
Trường Đại h ọc Ngoại thương Tiểu luận Quản trị rủi ro tài chính
PHẦN MỞ ĐẦU
Cho đến nay, cà phê vẫn luôn giữ vài trò là một trong những ngành hàng xuất
khẩu chủ lực của nước ta. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc phát triển ngành cà
phê khá bấp bênh. Tính chất giá cà phê của nước ta là phụ thuộc vào giá cả của thị
trường thế giới, chỉ một vụ rớt giá mạnh cũng khiến cho người trồng cà phê và các nhà
kinh doanh cà phê gánh chịu rủi ro lớn, có khi dẫn đến phá sản.
Chính vì vậy trên thế giới, để bảo hộ giá cả cho nhà sản xuất xuất khẩu nông
sản, các nước thường sử dụng thành công một biện pháp là xây dựng thị trường giao
dịch hợp đồng tương lai hàng hóa nông sản để các chủ thể có thể là nhà sản xuất, xuất
khẩu nông sản tham gia giao dịch để san sẻ rủi ro về giá cả hàng hóa cho đối tác khác
trên thị trường đó và cho thị trường quốc tế. Các hợp đồng này thực hiện thông qua
các trung tâm giao dịch hàng hoá tập trung lớn như tại Luân Đôn (LIFFE), New York
(NYBOT). Vì vậy không lý do gì Việt Nam không áp dụng hình thức này khi mà sự
phát triển sản phẩm giao dịch cho các hàng hoá Việt Nam là điều tất yếu và cần thiết
tương ứng với giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập hiện nay.
Sự biến động bất thường của giá các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung
và ngành hàng cà phê nói riêng đã ảnh hưởng đến sự tình hình kinh doanh của toàn
ngành cũng như Công ty FONEXIM Hồ Chí Minh, đặt ra yêu cầu bức thiết đó là cần
có những công cụ bảo hiểm trong kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu
dài và hình thức mà công ty đã và đang áp dụng đó là sử dụng hợp đồng tương lai
(Futures Contract) để phòng ngừa rủi ro về giá.
Trước khi tham gia giao dịch này, FONEXIM Hồ Chí Minh chỉ thực hiện các
hợp đồng uỷ thác từ những đối tác đã có sẵn nguồn hàng, các đối tác này gửi hàng cho
công ty nhờ công ty thực hiện xuất khẩu thu trước 70% tiền hàng và sau khi chốt giá
nhờ thu tiếp 30% tiền hàng còn lại, lợi nhuận thu được từ khoảng chênh lệch và hoa
hồng uỷ thác. Hợp đồng dạng này được gọi là Diffirentials Contract, trong đó giá được
hai bên thống nhất giữ một khoảng cách biệt so với thị trường LIFFE, mà thường thấp
hơn nên gọi nôm na là hợp đồng “trừ lùi”.
Với phương thức này, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói chung và FONEXIM
Hồ Chí Minh nói riêng phần nhiều thua thiệt do chênh lệch giữa giá chào bán cà phê
Việt Nam với giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn London khá lớn, luôn ở mức trên
100USD/tấn. Nay thì, nhờ giao dịch trực tiếp trên thị trường kỳ hạn London, doanh
nghiệp không còn bị thua thiệt về chênh lệch giá như đã nói trên, thay vào đó doanh
nghiệp chỉ phải chịu một khoản phí không đáng kể cho nhà môi giới (Techcombank).
Nhóm 3- Lớp cao học TCNH 19A 2
Trường Đại h ọc Ngoại thương Tiểu luận Quản trị rủi ro tài chính
Khoản phí này là 10 USD/tấn cho mỗi giao dịch dưới 200 lot (lot là đơn vị tính cho
mỗi hợp đồng 5 tấn cà phê nhân) và trên 1000 lot phí giảm còn 2 USD/tấn.
Nhận thấy tầm quan trọng của thị trường này, năm 2011, công ty tiến hành
tham gia giao dịch hợp đồng tương lai đối với cà phê Robusta tại thị trường kỳ hạn
Luân Đôn (LIFFE), ký kết xuất khẩu với khách hàng nước ngoài và tiến hành thu mua
cà phê trực tiếp từ những nơi trồng cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng… Sau một năm
tham gia giao dịch, công ty đã đạt được những thành công bước đầu, bên cạnh đó vẫn
có nhiều khó khăn và hạn chế nhất định do mới chập chững bước vào thị trường này.
Nghiên cứu hợp đồng tương lai, lợi ích, khó khăn và kỹ thuật vận hành của thị
trường này nhằm giúp cho công ty phần nào có được cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn
về hình thức giao dịch này trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay cùng với những
giải pháp để công ty có thể thực hiện tốt hơn nữa những giao dịch này trong tương lai.
Trong khuôn khổ môn học Quản trị rủi ro tài chính, nhóm em xin chọn đề tài: “Sử
dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro do biến động giá cà phê Công ty
Fonexim Hồ Chí M inh”. Nội dung chính của tiểu luận gồm:
Phần I: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai
Phần II: Ứng dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà
phê tại Công ty Fonexim Hồ Chí Minh
Phần III: Đề xuất giải pháp trong việc sử dụng hợp đồng tương lai để phòng
ngừa biến động giá cà phê tại Công ty.
Vì điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm em
không tránh khỏi những sai sót. Chúng em mong nhận được ý kiến đóng góp của cô
giáo để bài tiểu luận hoàn thiện hơn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013
Nhóm 3- Lớp cao học TCNH 19A 3
Trường Đại h ọc Ngoại thương Tiểu luận Quản trị rủi ro tài chính
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
TRONG KINH DOANH
I. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH (DERIVATIVES)
1. Khái niệm:
Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ
sở những công cụ tài chính đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác
nhau như phân tán rủi ro tiềm ẩn, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận của các giao
dịch được chia sẻ cho các bên. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng
nhiều giá trị các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu hoặc để đảm bảo rằng nếu
giá cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ
được duy trì ở mức ban đầu.
Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại
các chứng từ tài chính như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn.
Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng nhưng có bốn công cụ chính là
Hợp đồng kỳ hạn (Forwards Contract), Hợp đồng tương lai (Futures Contract), Hợp
đồng quyền chọn (Options Contract) và Hợp đồng hoán đổi (Swaps Contract).
2. Các sản phẩm hàng hóa phái sinh
2.1 Hợp đồng kỳ hạn (Forwards Contract)
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài
sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại
thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh
toán hợp đồng hay ngày đáo hạn. Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán
gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi
là giá kỳ hạn.
(Theo www.wikipedia.org)
2.2 Hợp đồng tương lai ( Futures Contract)
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào một
thời điểm xác định chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định.
(Theo www.wikipedia.org)
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng xuất khẩu cà phê cho công ty B giao tháng
11/2013 là 100 tấn giá 1,350 USD/ tấn. Như vậy, đến thời điểm giao hàng, công ty A
phải bán cho công ty B 100 tấn cà phê đó với giá 1,350 USD/tấn và công ty B phải
mua 100 tấn cà phê với giá đó cho dù giá cà phê vào thời điểm đó là bao nhiêu đi
chăng nữa.
Nhóm 3- Lớp cao học TCNH 19A 4
Trường Đại h ọc Ngoại thương Tiểu luận Quản trị rủi ro tài chính
2.3 Hợp đồng quyền chọn (Options Contract)
Hợp đồng quyền chọn là quyền bán hoặc mua một hạng mục hàng hoá cụ thể
nào đó như: cổ phiếu, kim loại quý hoặc trái phiếu Kho bạc, các hợp đồng mua bán
tương lai và hàng hóa theo một giá đã xác lập trước trong một khoản thời gian nào đó.
(Theo www.wikipedia.org)
Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (Call Option) và
hợp đồng quyền chọn bán (Put Option).
2.4 Hợp đồng hoán đổi (Swaps Contract)
Hợp đồng hoán đổi là một cam kết song phương, theo đó các nhà đầu tư sẽ trao
cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc gia A để
lấy một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia B đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ
hiện tại trong một thời hạn xác định, với điều hứa hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn.
(Theo www.wikipedia.org)
II. HỢP ĐỒNG TƯƠ NG LAI ( FUTURES CONTRACT)
1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích sử dụng hợp đồng tương lai: (Futures
Contract)
1.1 Khái niệm:
Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên
thị trường giao dịch hợp đồng tương lai để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất
định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Ngày trong
tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng. Giá được xác định
ngay tại thời điểm kí hợp đồng được gọi là giá tương lai (Futures Price), còn giá của
hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán. Dù cho thời điểm giao hàng, giá
hàng hóa trên thị trường có biến động theo chiều hướng nào chăng nữa thì giá bán theo
hợp đồng tương lai vẫn không thay đổi. Do vậy, hợp đồng tương lai được coi là công
cụ phòng ngừa rủi ro không chỉ cho các nhà xuất khẩu, cho người sản xuất mà cho cả
các nhà nhập khẩu.
1.2 Đặc điểm:
Hợp đồng tương lai (HĐTL) có nhiều đặc điểm riêng biệt, không có ở các hợp
đồng khác. Dựa vào định nghĩa và thực tiễn, HĐTL có thể được chia thành các đặc
điểm chính sau:
Các điều khoản trong HĐTL được tiêu chuẩn hóa.
Là hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.
Được lập tại Sở Giao Dịch (SGD) qua các cơ quan trung gian.
Nhóm 3- Lớp cao học TCNH 19A 5
Trường Đại h ọc Ngoại thương Tiểu luận Quản trị rủi ro tài chính
Phải có tiền bảo chứng và đa số các HĐTL đều được thanh lý trước thời hạn.
1.3 Mục đích của việc sử dụng hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai có thể được sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro
(Hedging) hay đầu tư (Speculate). Những người giao dịch trực tiếp với hàng hóa, đặc
biệt là nhà sản xuất nông sản, công ty khai thác mỏ, sẽ sử dụng hợp đồng tương lai để
đảm bảo một mức giá xác định và bảo vệ họ trước những chuyển động thị trường trái
chiều. Hợp đồng tương lai cũng được các nhà đầu tư (Speculators) sử dụng để tìm
kiếm lợi nhuận từ xu hướng giá của hàng hóa – xu hướng lên hoặc xuống.
M ột trong những lợi thế chính của giao dịch hợp đồng tương lai là nó cho phép
đạt được lợi nhuận tiềm năng cao trong một khoảng thời gian ngắn. Đó là nhờ vào tính
chất đòn bẩy chứa đựng trong hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, mặc dù tính chất đòn
bẩy và giao dịch ký quỹ cho phép đạt lợi nhuận cao thì nó cũng tiềm tàng một khoản lỗ
lớn tương đương. Chính vì vậy, bạn phải chắc chắn rằng cần phải có một chiến lược
kinh doanh rõ ràng và phải tuân thủ theo chiến lược đó một cách chặt chẽ cũng như sử
dụng lệnh dừng lỗ (Stop Loss) trong khi giao dịch.
2. Các chủ thể trên thị trường tương lai
a. Những nhà đầu cơ (speculators):
Là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự dao động
giá bao gồm các nhà đầu cơ chuyên nghiệp chấp nhận rủi ro, kinh doanh trạng thái
trong ngày hoặc dài ngày. Họ có thể giữ thế trường vị – bên mua (Long Position) hay
đoản vị – bên bán (Short Position) hay cả hai vị thế cho cùng một hàng hóa (Spread
Position).
b. Những người phòng hộ (Hedgers):
Là những người tham gia giao dịch tương lai để phòng ngừa các rủi ro do sự
biến động giá bất lợi cho họ như nhà xuất nhập khẩu, nhà sản xuất, những người mong
muốn chuyển đổi rủi ro giá.
c. Những người đầu cơ hưởng chênh lệch (Arbitrageurs):
Là những người tìm kiếm lợi nhuận bằng cách xem xét một loại hàng hóa nào
đó cùng những hàng hóa tương đương để bán hai giá khác nhau ở hai thị tường khác
nhau. Họ là những người dựa vào mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá tương lai hay
những biến động cung cầu nhất thời làm rối loạn giá để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch
giữa giá giao ngay và giá tương lai.
3. Cơ chế vận hành của giao dịch hợp đồng tương lai
Để giao dịch futures, cần đặt một lệnh bán hoặc mua một hàng hoá nào đó vào
một ngày cụ thể trong tương lai - ví dụ như lúa mỳ tháng 10, thịt lợn tháng 12, hay
Nhóm 3- Lớp cao học TCNH 19A 6
Trường Đại h ọc Ngoại thương Tiểu luận Quản trị rủi ro tài chính
đồng Eurodollar tháng 6. Giá cả sẽ được quyết định khi giao dịch trên sở giao dịch
nào cung cấp thị trường giao dịch futures cho hàng hoá đó.
Ví dụ: Cà phê Rosbuta giao dịch trên sàn Luân Đôn (LIFFE), cà phê Abarica
trên sàn New York (NYBOTT).
Chi phí của hợp đồng sẽ là giá trị của hàng hoá đó khi giao hàng. Nhưng giá mua
hợp đồng thì chỉ bằng một tỷ lệ nào đó (2% đến 10%, tuỳ thuộc vào ai là khách hàng)
của tổng giá trị hợp đồng. Giá này sẽ được thanh toán như một khoản cược đảm bảo, gọi
là tiền cược tối thiểu (Initial Margin).
Ví dụ: một hợp đồng cung cấp 5.000 giạ lúa mỳ có trị giá 17.500$ nếu giá lúa
mỳ là 3,5$ một giạ thì khoản tiền cược đặt ra sẽ vào khoảng 1.750$.
3.1 Đánh giá trạng thái hàng ngày
Khi một lệnh đã có người đáp ứng thường thì hợp đồng sẽ được đưa vào một
quỹ vốn (pool) trong ngân hàng của sở giao dịch cùng với tất cả các lệnh đã khớp
khác. Người mua và người bán sẽ được ghép cặp tương ứng với nhau một cách kín
đáo. Do các hợp đồng thường được giao dịch liên tục, quá trình ghép cặp sẽ luôn luôn
diễn ra.
M ọi vị trí của người giao dịch tương lai đều được theo dõi và ghi nhận trên thị
trường hằng ngày. Quy trình này đôi khi được gọi là tái thanh toán hằng ngày (Daily
Resettlement). Nghĩa là, lãi hay lỗ sẽ được ghi nhận hằng ngày. Việc nhận biết lãi và
lỗ dựa vào giá thanh toán hằng ngày vào giá tại thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch
(giá tương lai lúc đóng cửa). Nếu tiền trong tài khoản dưới mức duy trì thì phải gửi
tiền vào tài khoản để đưa về khoản ký quỹ ban đầu.
3.2 Ký quỹ
Để tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai, người giao dịch cần một khoản
tiền ký gửi để đảm bảo các bên tuân theo những điều kiện của hợp đồng. Khoản tiền
này được gọi là tiền ký quỹ. M ỗi sở giao dịch tương lai sẽ đưa ra những yêu cầu ký
quỹ ban đầu (Initial Margin) tối thiểu để có thể giao dịch ở đó. Khoản ký quỹ ban đầu
là khoản tiền phải gửi vào trong tài khoản giao dịch (hay còn gọi là tài khoản ký quỹ)
khi muốn mua hay bán. Khoản ký quỹ ban đầu này phụ thuộc vào mỗi sở giao dịch,
mỗi loại hàng hóa và giá tương lai của hàng hóa đó đang được giao dịch ở hiện tại và
các dữ liệu trong quá khứ.
Sau một thời gian giao dịch nếu tiền trong tài khoản giảm tới bằng hoặc dưới
mức ký quỹ duy trì (Maintenance Margin) theo qui định (mức này tùy thuộc vào qui
định của các sở giao dịch và loại hàng hóa giao dịch) thì phải chuyển thêm tiền vào tài
khoản để đưa tiền trong tài khoản về mức ký quỹ ban đầu.
Nhóm 3- Lớp cao học TCNH 19A 7
Trường Đại h ọc Ngoại thương Tiểu luận Quản trị rủi ro tài chính
Ví dụ: Để giao dịch một hợp đồng tương lai dầu mỏ 100 thùng dầu bạn cần một
số tiền ký quỹ ban đầu (Initial Margin) là $1000, mức ký quỹ duy trì (Maintenance
M argin) là $750, giả s