Cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của nước ta hiện nay. Sản phẩm cao su Việt Nam chủ yếu dùng để xuất khẩu (90%),
tuy nhiên chúng ta mới xuất khẩu mủ cao sơ chế. Sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới, ngành cao su Việt Nam cũng có nhiều thay đổi bao gồm cả tích cực và
tiêu cực. Để có thể phát triển bền vững ngành cao su, một hệ thống các giải pháp đồng
bộ nên được triển khai và thực hiện. Bên cạnh công tác dự báo cung, cầu, diện tích,
sản lượng cao su của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh hết sức quan trọng và cần
thiết, còn cần có các cơ chế để bảo hộ giá cả cho nhà sản xuất xuất khẩu nông sản, các
nước thường sử dụng thành công một biện pháp là xây dựng thị trường giao dịch hợp
đồng tương lai hàng hóa nông sản để các chủ thể có thể là nhà sản xuất, xuất khẩu
nông sản tham gia giao dịch để san sẻ rủi ro về giá cả hàng hóa cho đối tác khác trên
thị trường đó và cho thị trường quốc tế. Các hợp đồng này thực hiện thông qua các
trung tâm giao dịch hàng hoá tập trung lớn như tại Tokyo (TOCOM), Băng Kốc
(AFET), Thượng Hải (SHFE). Vì vậy không lý do gì Việt Nam không áp dụng hình
thức này khi mà sự phát triển sản phẩm giao dịch cho các hàng hoá Việt Nam là điều
tất yếu và cần thiết tương ứng với giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập hiện nay.
Sự biến động bất thường của giá các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung
và ngành hàng cao su nói riêng đã ảnh hưởng đến sự tình hình kinh doanh của toàn
ngành cũng như Công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam CASUM INA, đặt ra
yêu cầu bức thiết đó là cần có những công cụ bảo hiểm trong kinh doanh, đảm bảo cho
sự phát triển bền vững lâu dài và hình thức mà công ty cần hướng tới áp dụng đó là sử
dụng hợp đồng tương lai (Futures Contract) để phòng ngừa rủi ro về giá.
Hiện tại, Casumina đã liên kết đầu tư vào các công ty trồng cao su để phòng
ngừa rủi ro về giá cả. Hiệu quả đầu tiên của việc liên kết là Casumina có thể giành ưu
thế về quyền mua. Hiện nay, Casumina nắm giữ 10% cổ phần của Công ty Cao su
Phước Hòa và đầu tư vào các công ty khai thác cao su có tiếng khác, chẳng hạn Cao su
Đà Nẵng, Cao su Đồng Phú. Mục đích tiếp theo là hạn chế rủi ro về giá nhằm tạo lợi
thế cạnh tranh. Mối quan hệ rõ nét giữa doanh nghiệp trồng và doanh nghiệp chế biến
cao su là giá cả. Khi giá cao su thiên nhiên tăng, giá thành phẩm thường tăng ngay lập
tức. Tuy nhiên, bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp trồng cao su, khi giá cao su
thiên nhiên tăng cao doanh nghiệp trồng cao su có thể chậm tăng giá đối với Casumina
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Nhóm 11 – 19 A TCNH 3
(thường là sau 3 tháng). Đây rõ ràng là lợi thế lớn của Casumina so với các doanh
nghiệp chế biến khác.
Nhận thấy tầm quan trọng của trung tâm giao dịch hàng hoá tập trung, chúng
tôi đã nghiên cứu hợp đồng tương lai, lợi ích, khó khăn và kỹ thuật vận hành của thị
trường này nhằm giúp cho công ty phần nào có được cái nhìn tổng quan và hiểu rõ
hơn về hình thức giao dịch này trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay cùng với
những giải pháp để công ty có thể thực hiện những giao dịch này trong tương lai. Đó
là lý do cho đề tài:
“Sử dụng hợp đồng tương lai phòng ngừa rủi ro cho sản phẩm cao su của
Công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam ”
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2767 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sử dụng hợp đồng tương lai phòng ngừa rủi ro cho sản phẩm cao su của công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam caosumina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI PHÒNG NGỪA RỦI RO
CHO SẢN PHẨM CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP
CAO SU MIỀN NAM CAOSUMINA
Giảng viên hướng dẫn: TS. Mai Thu Hiền
Học viên thực hiện: Nhóm 11:
09.Tạ H ồng Châu
16. Phạm Phương Dung
20. Dương Thị Hương Giang
21. Vũ Thị Thu Hà
Hà Nội - Năm 2013
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 2
I.Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 2
II.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 3
III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
IV.Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 3
NỘI DUNG................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ......................... 5
I.Công cụ tài chính phái sinh (Derivatives) .................................................. 5
II.Hợp đồng tương lai (Futures contract) .................................................... 11
CHƯƠNG II: ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA
RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CAO SU TẠI CÔNG TY CASUMINA. ........................... 20
I.Tổng quan về công ty CASUMINA ......................................................... 20
II.Quy trình giao dịch hợp đồng tương lai của công ty. ............................ 21
III.M ua bán cao su bằng hợp đồng tương lai qua TOCOM...................... 24
IV.Ứng dụng hợp đồng tương lai trong giao dịch kinh doanh cao su tại
công ty ..................................................................................................................................... 24
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TRONG VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG
TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CAO SU TẠI CÔNG
TY CASUM INA. ................................................................................................................... 28
I.Dự báo nhu cầu cao su của thị trường thế giới và khả năng cung cấp
của Việt Nam......................................................................................................................... 28
II.Những khó khăn và hạn chế khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai
của công ty. ............................................................................................................................. 30
III.Giải pháp đối với công ty. ....................................................................... 31
LỜI KẾT LUẬN ........................................................................................................ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 34
Nhóm 11 – 19A TCNH 1
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
PHẦN MỞ ĐẦU
I.Tính cấp thiết của đề tài.
Cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của nước ta hiện nay. Sản phẩm cao su Việt Nam chủ yếu dùng để xuất khẩu (90%),
tuy nhiên chúng ta mới xuất khẩu mủ cao sơ chế. Sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới, ngành cao su Việt Nam cũng có nhiều thay đổi bao gồm cả tích cực và
tiêu cực. Để có thể phát triển bền vững ngành cao su, một hệ thống các giải pháp đồng
bộ nên được triển khai và thực hiện. Bên cạnh công tác dự báo cung, cầu, diện tích,
sản lượng cao su của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh hết sức quan trọng và cần
thiết, còn cần có các cơ chế để bảo hộ giá cả cho nhà sản xuất xuất khẩu nông sản, các
nước thường sử dụng thành công một biện pháp là xây dựng thị trường giao dịch hợp
đồng tương lai hàng hóa nông sản để các chủ thể có thể là nhà sản xuất, xuất khẩu
nông sản tham gia giao dịch để san sẻ rủi ro về giá cả hàng hóa cho đối tác khác trên
thị trường đó và cho thị trường quốc tế. Các hợp đồng này thực hiện thông qua các
trung tâm giao dịch hàng hoá tập trung lớn như tại Tokyo (TOCOM ), Băng Kốc
(AFET), Thượng Hải (SHFE). Vì vậy không lý do gì Việt Nam không áp dụng hình
thức này khi mà sự phát triển sản phẩm giao dịch cho các hàng hoá Việt Nam là điều
tất yếu và cần thiết tương ứng với giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập hiện nay.
Sự biến động bất thường của giá các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung
và ngành hàng cao su nói riêng đã ảnh hưởng đến sự tình hình kinh doanh của toàn
ngành cũng như Công ty cổ phần công nghiệp cao su miền nam CASUM INA, đặt ra
yêu cầu bức thiết đó là cần có những công cụ bảo hiểm trong kinh doanh, đảm bảo cho
sự phát triển bền vững lâu dài và hình thức mà công ty cần hướng tới áp dụng đó là sử
dụng hợp đồng tương lai (Futures Contract) để phòng ngừa rủi ro về giá.
Hiện tại, Casumina đã liên kết đầu tư vào các công ty trồng cao su để phòng
ngừa rủi ro về giá cả. Hiệu quả đầu tiên của việc liên kết là Casumina có thể giành ưu
thế về quyền mua. Hiện nay, Casumina nắm giữ 10% cổ phần của Công ty Cao su
Phước Hòa và đầu tư vào các công ty khai thác cao su có tiếng khác, chẳng hạn Cao su
Đà Nẵng, Cao su Đồng Phú. Mục đích tiếp theo là hạn chế rủi ro về giá nhằm tạo lợi
thế cạnh tranh. Mối quan hệ rõ nét giữa doanh nghiệp trồng và doanh nghiệp chế biến
cao su là giá cả. Khi giá cao su thiên nhiên tăng, giá thành phẩm thường tăng ngay lập
tức. Tuy nhiên, bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp trồng cao su, khi giá cao su
thiên nhiên tăng cao doanh nghiệp trồng cao su có thể chậm tăng giá đối với Casumina
Nhóm 11 – 19A TCNH 2
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
(thường là sau 3 tháng). Đây rõ ràng là lợi thế lớn của Casumina so với các doanh
nghiệp chế biến khác.
Nhận thấy tầm quan trọng của trung tâm giao dịch hàng hoá tập trung, chúng
tôi đã nghiên cứu hợp đồng tương lai, lợi ích, khó khăn và kỹ thuật vận hành của thị
trường này nhằm giúp cho công ty phần nào có được cái nhìn tổng quan và hiểu rõ
hơn về hình thức giao dịch này trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay cùng với
những giải pháp để công ty có thể thực hiện những giao dịch này trong tương lai. Đó
là lý do cho đề tài:
“Sử dụng hợp đồng tương lai phòng ngừa rủi ro cho sản phẩm cao su của
Công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam ”
II.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tổng quan về công cụ phòng chống rủi ro biến động giá đang được sử dụng
trên thế giới: sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa.
Tổng quan về thị trường cao su những năm gần đây trên thế giới và Việt
Nam; xác định rủi ro mà ngành đang đối mặt đó là biến động giá cao su.
Tìm hiểu khái niệm, mục đích, kỹ thuật vận hành và những lợi ích từ việc sử
dụng hợp đồng tương lai cho giao dịch buôn bán cao su, qua đó phục vụ cho công
cuộc phòng chống rủi ro sự biến động giá cả cao su trong giai đoạn hiện nay.
Đánh giá sự cần thiết, khả năng sử dụng hợp đồng tương lai và phân tích
tình hình ứng dụng giao dịch hợp đồng tương lai của công ty để nhận định những kết
quả đạt được cùng với những khó khăn, hạn chế trong quá trình tham gia giao dịch.
III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình ứng dụng Hợp đồng tương lai vào giao dịch buôn
bán cao su trong phạm vi chi nhánh công ty thực phẩm miền bắc CASUM INA để đánh
giá xem hiệu quả sử dụng hợp đồng tương lai mang lại lợi ích gì cho quá trình kinh
doanh của công ty.
Qua đó đưa ra những giải pháp để áp dụng hiệu quả hình thức này cho các
doanh nghiệp kinh doanh cao su nói chung và công ty CASUMINA nói riêng.
IV.Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm các mục:
Chương 1: Tổng quan về hợp đồng tương lai
Nhóm 11 – 19A TCNH 3
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Chương 2: Áp dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá
cao su tại công ty CASUMINA.
Chương 3: Giải pháp trong việc sử dụng Hợp đồng tương lai để phòng ngừa
rủi ro biến động giá cao su tại công ty CASUMINA.
Nhóm 11 – 19A TCNH 4
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
I.Công cụ tài chính phái sinh (Derivatives)
1.Khái niệm
Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ
sở những công cụ tài chính đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác
nhau như phân tán rủi ro tiềm ẩn, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận của các giao
dịch được chia sẻ cho các bên. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng
nhiều giá trị các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu hoặc để đảm bảo rằng nếu
giá cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ
được duy trì ở mức ban đầu.
Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại
các chứng từ tài chính như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn.
Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng nhưng có bốn công cụ chính là
Hợp đồng kỳ hạn (Forwards Contract), Hợp đồng tương lai (Futures Contract), Hợp
đồng quyền chọn (Options Contract) và Hợp đồng hóan đổi (Swaps Contract).
2.Các sản phẩm hàng hóa phái sinh
2.1.Hợp đồng kỳ hạn (Forwards Contract)
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài
sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại
thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh
toán hợp đồng hay ngày đáo hạn. Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán
gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi
là giá kỳ hạn.
(theo www.wikipedia.org)
Ví dụ: Tình hình giá cao su trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao
động tùy thuộc vào tình hình giá cao su trên thị trường thế giới và tình hình thời tiết.
Để tránh tình trạng bất ổn, nhà xuất khẩu cao su có thể thương lượng và ký hợp đồng
mua cao su kỳ hạn với nông dân. Ví dụ, vào đầu vụ, công ty A ký hợp đồng kỳ hạn 6
tháng mua của ông X 20 tấn cao su với giá thỏa thuận trước là 15 triệu đồng/ tấn. Ông
X được gọi là người bán, công ty A là người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 6 tháng
Nhóm 11 – 19A TCNH 5
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
ông X phải bán cho công ty A 20 tấn cao su với giá thỏa thuận trước là 15 triệu
đồng/tấn và công ty A phải mua 20 tấn cao su của ông X với giá đó, cho dù giá cao su
trên thị trường sau 6 tháng là bao nhiêu đi chăng nữa. Với giá thỏa thuận biết trước và
cố định, cả ông X và công ty A đều có được sự an tâm khỏi phải lo lắng về sự biến
động giá cao su trên thị trường.
2.2.Hợp đồng tương lai ( Futures Contract)
Hợp đồng Futures là một thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào một thời
điểm xác định chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định.
(theo www.wikipedia.org)
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng xuất khẩu cao su cho công ty B giao tháng
2/2014 là 100 tấn giá 2.726,8 USD/ tấn. Như vậy, đến thời điểm giao hàng, công ty A
phải bán cho công ty B 100 tấn cao su đó với giá 2.726,8 USD/ tấn và công ty B phải
mua 100 tấn cao su với giá đó cho dù giá cao su vào thời điểm đó là bao nhiêu đi
chăng nữa.
2.3.Hợp đồng quyền chọn (Options Contract)
Options là quyền bán hoặc mua một hạng mục hàng hoá cụ thể nào đó như: cổ
phiếu, kim loại quý hoặc trái phiếu Kho bạc, các hợp đồng mua bán tương lai và hàng
hóa theo một giá đã xác lập trước trong một khoản thời gian nào đó. (theo
www.wikipedia.org)
Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (Call Option) và
hợp đồng quyền chọn bán (Put Option).
Quyền chọn mua
Người mua quyền chọn trả một khoản tiền (gọi là phí quyền chọn) cho người
bán. Người mua sẽ có quyền được mua (không bắt buộc mua) một lượng tài sản nhất
định theo một mức giá thoả thuận trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Người bán nhận phí quyền chọn có trách nhiệm phải bán một lượng tài sản như đã
thoả thuận cho người mua, theo mức giá đã thoả thuận, vào thời điểm xác định trong
tương lai (hoặc trước thời điểm đó) khi người mua muốn thực hiện quyền chọn mua.
Ví dụ: Giá cổ phiếu của ngân hàng AB tại thời điểm hiện tại là 100.000
đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư sau khi phân tích đưa ra dự báo giá cổ phiếu sẽ lên khoảng
200.000 đồng. Hiện tại, nếu muốn mua 1000 cổ phiếu của AB thì nhà đầu tư phải bỏ
ra 100.000.000 đồng để mua nó. Giả sử sau một thời gian giá cổ phiếu không đúng
như dự báo bị giảm xuống còn 60.000 đồng thì nhà đầu tư bị lỗ: 40.000.000 đồng.
Trong trường hợp này, để vừa giảm thiểu rủi ro mà vẫn thực hiện theo dự báo, nhà đầu
Nhóm 11 – 19A TCNH 6
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
tư sẽ đầu tư vào Quyền chọn mua, cụ thể: mua 1000 cổ phiếu của AB với giá 100.000
đồng/cổ phiếu, trong thời gian 3 tháng với mức phí quyền chọn là 20.000 đồng/cổ
phiếu x 1000 cổ phiếu = 20.000.000 đồng. Trong thời gian 3 tháng trên, nếu giá cổ
phiếu AB tăng như dự báo lên mức 200.000 đồng/cổ phiếu thì bạn sẽ thu được: 1000
cổ phiếu x 200.000 đồng = 200.000.000 đồng tức là bạn lãi 100.000.000 đồng –
20.000.000 đồng phí mua quyền chọn = 80.000.000 đồng. Trong trường hợp giá cổ
phiếu của A B không tăng mà liên tục giảm cho đến hết thời gian 3 tháng thì nhà đầu tư
có quyền không thực hiện việc mua của mình và chỉ chịu mất 20.000.000 đồng tiền
phí quyền chọn mua.
Quyền chọn bán
Người nắm giữ một lượng tài sản mua phí quyền chọn bán của nhà cung cấp
quyền chọn bán để đảm bảo rằng tài sản của mình sẽ chắc chắn được bán ở một mức
giá nhất định trong tương lai.
Ví dụ: Nhà đầu tư là người nắm giữ 1000 cổ phiếu của AB trên với mức giá thị
trường hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư lo lắng về giá cổ phiếu có thể
giảm xuống còn 70.000 đồng/cổ phiếu thì sẽ bị mất 30.000.000 đồng. Nhà đầu tư sẽ
mua quyền chọn bán với mức phí 20.000 đồng/cổ phiếu = 20.000.000 đồng để đảm
bảo rằng cổ phiếu của mình lúc nào cũng có thể bán được 100.000 đồng/cổ phiếu. Tức
là nếu như giá cổ phiếu giảm xuống dưới 100.000 đồng/cổ phiếu thì nhà đầu tư có thể
sẽ có lợi vì được bán cổ phiếu ở mức cao hơn mức giá của cổ phiếu đó trên thị trường
vào thời điểm đó.
2.4.Hợp đồng hoán đổi (Swaps Contract)
Hợp đồng hoán đổi là một cam kết song phương, theo đó các nhà đầu tư sẽ
trao cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc
gia A để lấy một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia B đã được quy đổi theo tỷ
giá ngoại tệ hiện tại trong một thời hạn xác định, với điều hứa hoàn lại vốn khi đến kỳ
hạn.(theo www.wikipedia.org)
Ví dụ: Để có đủ ngoại tệ là đô la Mỹ cho hoạt động đầu tư tại thị trường M ỹ,
Công ty A của Việt Nam đã thoả thuận một Hợp đồng hoán đổi với Công ty B của
M ỹ, theo đó Công ty B chuyển cho Công ty A một lượng USD nhất định, đổi lại Công
ty A sẽ cung cấp đồng Việt Nam cho hoạt động đầu tư của Công ty B tại Việt Nam.
3.Vai trò của công cụ tài chính phái sinh
Quản trị rủi ro
Nhóm 11 – 19A TCNH 7
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro
của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà
đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các
nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản
thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài
chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động
vốn và giảm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh
cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Bởi người muốn phòng ngừa rủi
ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro
của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các
giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì
tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một
“khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai
cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể
chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro
của mình cho đối tác.
Thông tin hiệu quả hình thành giá
Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả.
Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao
ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được
giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và
phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá
tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa,
thị trường giao sau trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung
cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh
dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một
cách có hiệu quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn
chấp nhận của mình.
Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả.
Thứ nhất, chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ
các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn.
Thứ 2, tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó
là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất
sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn.
Nhóm 11 – 19A TCNH 8
Tiểu luận quản trị rủi ro GV: TS. M ai Thu Hiền
Thứ 3, các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà
đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh
lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận.
4.Mức độ áp dụng các công cụ tài chính ở Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam hiện nay thị trường phái sinh chỉ mới hình thành trên trên lĩnh
vực ngoại hối và gần đây bắt đầu trên thị trường hàng hóa (cà phê, cao su, đậu nành
của Techcombank, cà phê của BIDV, ATB), chưa xuất hiện các giao dịch trên thị
trường chứng khoán. Các giao dịch phái sinh chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn, quyền lựa
chọn còn hợp đồng giao sau và hợp đồng hoán đổi chưa được thực hiện.
Đối với thị trường ngoại hối, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn trên thị
trường ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cho phép từ năm 1998 theo quyết định số
17/1998/ QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998. Với quyết định này, cho phép các Ngân hàng
Thương mại triển khai các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất và mua bán ngoại hối kỳ hạn
với khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhờ vậy đã giúp cho các doanh
nghiệp hạn chế được rủi ro trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á. Đến
năm 2002, được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân Hàng Thương
M ại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Eximbank đã tiến hành thí điểm giao dịch quyền lựa
chọn (Options). M ặc dù mới đưa vào giao dịch trên thị trường, cơ chế còn khá mới mẻ
nhưng bước đầu đã được nhiều khách hàng tham gia. Sang năm 2004, trước tình hình
biến động giá cà phê trên thị trường gây rủi ro cho nông dân và các công ty xuất khẩu
cà phê, Ngân Hàng Kỹ Thương đã đứng ra làm đầu mối tổ chức cho các doanh nghiệp
thực hiện giao dịch phái sinh trên thị trường London, bước đầu mang lại hiệu quả đáng
kể.
Với tình hình hoạt động của thị trường các chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
thời gian qua có thể tổng kết được những thàn