Tiểu luận Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp dãy số thời gian để phân tích thực trạng nguồn lao động và việc làm tại địa phương

Sự bùng nổ dân số những năm 80 của thế kỷ trước dẫn đến những năm qua dân số - đặc biệt là số người bước vào độ tuổi lao động của các nước đang phát triển tăng nhanh, trong đó có Việt Nam. Mà số người ra khỏi độ tuổi lao động không nhiều dẫn đến sự gia tăng cao lực lượng lao động trong nền kinh tế. Cùng với đó, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Mỹ vào tháng 12 năm 2007 đã lan rộng ra toàn thế giới khiến cho nền kinh tế càng thêm bất ổn, số người thất nghiệp ngày càng cao. Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết nền kinh tế thế giới phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong vài thập kỷ: tính đến tháng 2 năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng lên đến 8,1% - mức cao nhất kể từ 25 năm trở lại đây; tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 6,53%. Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay việc chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch, đi trước đón đầu những vấn đề xã hội phát sinh, giải quyết có hiệu quả các chính sách và công tác xã hội là rất cần thiết. Thực hiện tốt các chính sách và công tác xã hội, góp phần giữ vững ổn định an ninh quốc phòng - xã hội là nhân tố quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế. Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI về phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2015, phấn đấu đưa Thái Nguyên thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao một bước rõ rệt về đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề cơ bản để Thái Nguyên trở thành tỉnh Công nghiệp trước năm 2020. Trong điều kiện kinh tế hiện nay của toàn tỉnh, việc giữ vững kế hoạch đề ra, thay đổi các biện pháp thực hiện cho phù hợp với xu thế kinh tế mà tỉnh cùng cả nước đang đối mặt là việc làm cấp thiết.

doc30 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 10419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp dãy số thời gian để phân tích thực trạng nguồn lao động và việc làm tại địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TẠI ĐỊA PHƯƠNG. Họ tên: Nguyễn Đỗ Quyên Mã SV: DTE1253101010382 Môn: Thống kê kinh tế Lớp: 01 LỜI MỞ ĐẦU Sự bùng nổ dân số những năm 80 của thế kỷ trước dẫn đến những năm qua dân số - đặc biệt là số người bước vào độ tuổi lao động của các nước đang phát triển tăng nhanh, trong đó có Việt Nam. Mà số người ra khỏi độ tuổi lao động không nhiều dẫn đến sự gia tăng cao lực lượng lao động trong nền kinh tế. Cùng với đó, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Mỹ vào tháng 12 năm 2007 đã lan rộng ra toàn thế giới khiến cho nền kinh tế càng thêm bất ổn, số người thất nghiệp ngày càng cao. Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết nền kinh tế thế giới phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong vài thập kỷ: tính đến tháng 2 năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng lên đến 8,1% - mức cao nhất kể từ 25 năm trở lại đây; tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 6,53%. Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay việc chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch, đi trước đón đầu những vấn đề xã hội phát sinh, giải quyết có hiệu quả các chính sách và công tác xã hội là rất cần thiết. Thực hiện tốt các chính sách và công tác xã hội, góp phần giữ vững ổn định an ninh quốc phòng - xã hội là nhân tố quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế. Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI về phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2015, phấn đấu đưa Thái Nguyên thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao một bước rõ rệt về đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề cơ bản để Thái Nguyên trở thành tỉnh Công nghiệp trước năm 2020. Trong điều kiện kinh tế hiện nay của toàn tỉnh, việc giữ vững kế hoạch đề ra, thay đổi các biện pháp thực hiện cho phù hợp với xu thế kinh tế mà tỉnh cùng cả nước đang đối mặt là việc làm cấp thiết. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu. Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu. Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Khi tạo các trị thống kê mô tả, người ta có thể nhằm 2 mục tiêu: Chọn một trị thống kê để chỉ ra những đơn vị có vẻ giống nhau thực ra có thể khác nhau thế nào. Các giáo trình thống kê gọi một giải pháp đáp ứng mục tiêu này là thước đo khuynh hướng trung tâm. Chọn một trị thống kê khác cho thấy các đơn vị khác nhau thế nào. Loại trị thống kê này thường được gọi là một thước đo phân tán thống kê. Khi tóm tắt một lượng như độ dài, cân nặng hay tuổi tác, người ta hay dùng các trị thống kê như số trung bình cộng, trung vị, mốt. Đôi khi, người ta chọn lựa những giá trị đặc thù từ hàm phân bố tích lũy gọi là các tứ phân vị. Các thước đo chung nhất về mức độ phân tán của dữ liệu lượng là phương sai, tức là độ lệch chuẩn; khoảng; khoảng cách giữa các tứ phân vị; và độ lệch bình quân tuyệt đối. Khi thực hiện một trình diễn đồ họa để tóm tắt một bộ dữ liệu, cũng có thể áp dụng cả 2 mục tiêu nói trên. PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN Các hiện tượng kinh tế - xã hội luôn luôn biến động qua thời gian. Ðể nghiên cứu sự biến động  này người ta dùng phương pháp dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu nào đó được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Căn cứ vào đặc điểm về mặt thời gian, người ta thường chia dãy số thời gian thành hai loại : Dãy số thời kỳ: là dãy số biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng qua từng thời kỳ nhất định. Dãy số thời điểm: là dãy số biểu hiện mặt lượng của hiện tượng vào một thời điểm nhất định. Dãy số thời điểm còn có thể được chia thành  dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau và dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau. Phương pháp phân tích một dãy số thời gian dựa trên một giả định căn bản là: sự biến động trong tương lai của hiện tượng nói chung sẽ giống với sự biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại, xét về mặt đặc điểm và cường độ biến động. Nói một cách khác, các yếu tố đã ảnh hưởng đến biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại được giả định trong tương lai sẽ tiếp tục tác động đến hiện tượng theo xu hướng và cường độ giống hoặc gần giống như trước.  Do vậy, mục tiêu chính của phân tích dãy số thời gian là chỉ ra và tách biệt các yếu tố đã ảnh hưởng đến dãy số. Ðiều đó có ý nghĩa trong việc dự đoán cũng như nghiên cứu quy luật biến động của hiện tượng. Phương pháp phân tích dãy số thời gian cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà kinh doanh trong việc dự đoán cũng như xem xét chu kỳ biến động của hiện tượng. Nếu biết kết hợp các phương pháp phân tích thống kê khác cộng với bản lĩnh, kinh nghiệm và sự nhạy bén trong kinh doanh, phương pháp dãy số thời gian sẽ là một công cụ đắc lực cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định. III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 1. Số lượng nguồn lao động Quy mô dân số của tỉnh trong thời gian qua không có biến động nhiều: năm 2005 là 1.105.830 người, năm 2010 là 1.156.500 người. Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2005 – 2010 thấp; bình quân là 0,96%/năm và có xu hướng ổn định. Quy mô dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm khoảng 65% tổng dân số: năm 2005 dân số trong độ tuổi lao động là 724.176 người, năm 2010 là 809.220 người. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,37%. Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên của tỉnh cũng tăng từ 617.598 người năm 2005 lên 723.439 người, tương ứng bình quân hàng năm tăng thêm khoảng 10.465 người. Bảng 1: Lực lượng lao động của tỉnh qua các năm (Đơn vị: Người) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 D/s từ 15 tuổi trở lên 853.673 875.692 885.148 910.588 927.659 D/s trong tuổi lao động 724.176 741.190 758.200 775.200 792.210 D/s hoạt động kinh tế 617.598 638.960 651.600 663.420 674.021 . Bảng 2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số (Đơn vị: %) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên 72,35 77,17 77,20 77,40 83,07 Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số trong độ tuổi lao động 82,75 86,20 85,94 85,58 85,08 Qua bảng số liệu thấy rằng phần lớn dân số hoạt động kinh tế của tỉnh Thái Nguyên nằm trong độ tuổi lao động (97,03%). Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động giai đoạn 2006 – 2009 dao động trong khoảng từ 82,75% - 85,07% và có xu hướng tăng lên trong các năm tiếp theo. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,91% - chứng tỏ số người có việc làm ngày một tăng lên nhưng vẫn còn chậm. Dân số từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2005 là 853.673 người và tăng dần lên 927.659 người năm 2009; với kết cấu dân số trẻ, số lượng người từ 15 tuổi tăng lên làm dân số trong tuổi lao động cũng tăng lên, năm 2005 là 724.176 người đến năm 2009 là 792.210 người, bình quân cả giai đoạn 2005 - 2009 lực lượng lao động của tỉnh tăng 68.034 người. Dân số hoạt động kinh tế có số lượng thấp nhất trong ba chỉ tiêu: năm 2005 dân số trong độ tuổi lao động là 724.176 người, dân số tham gia hoạt động kinh tế là 617.598 người. Điều này cho thấy có những người không hoạt động kinh tế nhưng nằm trong độ tuổi lao động, đó là người thất nghiệp, người không có nhu cầu lao động, hoặc không muốn tham gia lao động vì nhiều lý do khác nhau. Số liệu về dân số hoạt động kinh tế của tỉnh Thái Nguyên: năm 2005 có 617.598 người đến năm 2009 là 674.021 người, bình quân cả giai đoạn lượng người hoạt động kinh tế tăng lên 56.423 người. Những con số này thể hiện xu hướng diễn ra trên cả nước nói chung và trong tỉnh nói riêng đó là con người tham gia vào hoạt động kinh tế ngày một nhiều hơn hay nói cách khác, nhu cầu việc làm ngày càng tăng lên. Nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động chiếm 82,75% năm 2005 thì đến năm 2009 là 85,08%. Sự tăng lên này là do sự thay đổi của người lao động trước làm nội trợ hoặc trước không muốn lao động. Xã hội ngày càng phát triển, con người muốn thích ứng với cuộc sống và nâng cao vị thế của mình thì cần phải làm việc. Với tư duy thay đổi, phụ nữ nói chung và phụ nữ của tỉnh nói riêng đã tham gia vào lực lượng lao động nhiều hơn. Vì vậy, số người cần việc làm trong giai đoạn này tăng lên và đồng thời kinh tế của tỉnh tăng trưởng cũng tạo ra nhiều việc làm hơn so với thời kỳ trước. Bảng 3: Quy mô và tốc độ tăng bình quân hàng năm của dân số trong độ tuổi lao động ở tỉnh Thái Nguyên (Đơn vị: Nghìn người) Giai đoạn Tổng số người tăng thêm (nghìn người) Mức tăng bình quân/ năm (nghìn người) Tốc độ tăng bình quân hàng năm (%) 2006 – 2010 68,03 17,00 2,29 2010 – 2015 23,82 4,76 0,59 2016 – 2020 21,77 4,35 0,52 Theo mức dự báo của Sở kế hoạch đầu tư Thái Nguyên đưa ra trong giai đoạn 2010 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020 thì tổng số người tăng thêm trong tỉnh lần lượt là 23,82 nghìn người và 21,77 nghìn người; thấp hơn nhiều so với thực trạng 2006 – 2010 là 68,03 nghìn người. Tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn sau cũng thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn này. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh sẽ giảm dần, nguồn lao động cũng giảm dần. Tuy nhu cầu về việc làm không ít đi theo tốc độ tăng dân số, nhưng cũng giảm bớt được tốc độ tăng của nhu cầu để cung việc làm kịp cân bằng với cầu việc làm, giảm bớt thất nghiệp trong tỉnh. 2. Chất lượng nguồn lao động Trình độ văn hóa Là trung tâm của vùng Đông Bắc, Thái Nguyên là một tỉnh đi đầu về giáo dục đào tạo, với nhiều trường học, trường đại học, dạy nghề. Vì thế, trình độ văn hóa của lực lượng lao động Thái Nguyên cao hơn so với mức chung của các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc (năm 2008 có 30,18% LLLĐ của tỉnh Thái Nguyên có trình độ văn hóa PTTH so với 23,18% của vùng Đông Bắc). Với hệ thống giáo dục đào tạo nghề phong phú về số lượng và trình độ. Trong giai đoạn 2005 -2009 hệ thống đào tạo nghề đã đào tạo bình quân hàng năm khoảng trên 23 vạn lao động có trình độ với rất nhiều ngành nghề. Lao động có trình độ tiểu học trở xuống đang giảm dần: từ 4,41% năm 2005 giảm xuống còn 1,83% năm 2009, và tỷ lệ lao động có trình độ phổ thông tăng lên từ 46,67% lên 47,32% năm 2009. Tuy vậy, trong lực lượng lao động tỷ lệ lao động nữ có trình độ phổ thông luôn thấp hơn và tỷ lệ nữ thuộc loại chưa tốt nghiệp tiểu học lại luôn cao hơn so với mức chung của lực lượng lao động. Xét về tổng thể, với hơn 70% lực lượng lao động có trình độ văn hóa dưới cấp THPT là một thách thức lớn đối với tỉnh trong việc phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng thời kỳ mới. Bảng 4: Trình độ văn hóa của lực lượng lao động tỉnh Thái Nguyên (Đơn vị: %) Cấp trình độ 2005 2006 2007 2008 2009 Không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học 4,41 5,17 3,44 3,36 1,83 Tốt nghiệp tiểu học 25,23 30,51 24,63 21,19 22,08 Tốt nghiệp THCS 46,67 48,05 45,56 47,29 47,32 Tốt nghiệp THPT 23,69 27,56 26,37 26,27 26,88 Trình độ chuyên môn kỹ thuật Bảng 5: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Thái Nguyên (Đơn vị: %) Cấp trình độ 2005 2006 2007 2008 2009 Chưa qua đào tạo 75,84 73,98 71,43 70,52 69,58 Đã qua đào tạo nghề và tương đương 11,31 12,41 13,47 13,80 13,98 Trung học chuyên nghiệp trở lên 12,84 13,60 15,09 15,67 15,87 Qua các năm, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động đang có những thay đổi tích cực, tuy nhiên vẫn có những khác biệt giữa nam và nữ trong tổng lực lượng lao động. Chung toàn tỉnh thì tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo đã giảm từ 75,84% xuống còn 69,58% năm 2009; thấp hơn mức chung của cả nước là 77,48%. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo năm 2005 đạt là 11,31% và tăng lên 13,98%; luôn thấp hơn tỷ trọng lao động đào tạo trung học chuyên nghiệp trở lên năm 2005 là 12,8% và năm 2009 là 15,87%. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho thấy một điển hình là lao động trình độ công nhân kỹ thuật có bằng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và hàng năm tăng rất chậm. Năm 2005 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên và lao động có trình độ công nhân kỹ thuật có tỷ lệ là 1 : 0,88; đến năm 2009 tỷ lệ này là 1: 0,88. Tỷ lệ này có nghĩa cứ 1 cử nhân thì có 0,88 lao động có trình độ công nhân kỹ thuật và không biến động nhiều sau bốn năm, cho thấy tỉnh vẫn đào tạo lao động cử nhân cao hơn so với công nhân kỹ thuật và không thấy dấu hiệu của sự cân bằng giữa hai tỷ lệ này. Đây là một khó khăn cho tỉnh trong thời gian tới. 3. Thực trạng việc làm của tỉnh Số người lao động làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế Bảng 6: Số liệu về số người lao động làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 (Đơn vị: Người) Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 2005 608547 411305 82405 114837 2006 617614 406291 90320 121003 2007 626817 401025 98460 127332 2008 636156 395511 106823 133822 2009 645635 389744 115414 140477 Qua biểu đồ ta thấy: Cơ cấu lao động của tỉnh Thái Nguyên trong các năm vừa qua vẫn nằm trong xu thế cơ cấu lao động của cả nước. Đó là lao động trong nhóm ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba ngành của nền kinh tế: năm 2005 chiếm 67,59%; năm 2009 chiếm 60,37%. Sau đó là ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thứ hai trong tỉnh: năm 2005 chiếm 18,87% đến năm 2009 chiếm 21,75%. Và cuối cùng là ngành công nghiệp, lao động trong ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong nền kinh tế: năm 2005 chiếm là 13,54% và năm 2009 chiếm 17,88%. Biểu đồ: Cơ cấu lao động làm việc phân theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên Bảng 7: Năng suất lao động tính theo giá so sánh theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2009 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Nông nghiệp 2,2 2,5 2,5 2,6 2,7 Công nghiệp 15,7 14,3 15,3 16,0 16,1 Dịch vụ 9,9 8,8 9,1 9,9 9,9 Cả nền kinh tế 4,8 5,2 5,4 5,8 6,05 Nhìn vào bảng trên thấy rằng năng suất lao động của tỉnh ở trong ngành công nghiệp là cao nhất: từ năm 2005 là 15,7 triệu đồng/lao động, đến năm 2009 là 16,1 triệu đồng/lao động. Với số lượng lao động ít nhất nhưng lại đem lại hiệu quả làm việc cao nhất, vậy lao động trong ngành là lao động có trình độ tay nghề, làm việc đúng theo nhu cầu và khả năng, phù hợp với yêu cầu thực tế. Ngành nông nghiệp với số lao động rất cao chiếm đến hơn 60% lao động toàn tỉnh nhưng lại có năng suất lao động thấp nhất: năm 2005 là 2,2 triệu đồng/lao động; năm 2009 là 2,7 triệu đồng/lao động, thấp hơn so với lao động trong ngành kinh tế cả nước là khoảng hơn 4 triệu đồng/lao động. Năng suất thấp chính là do trình độ của người lao động nông thôn còn thấp so với các ngành khác, lao động không được qua đào tạo. Nên việc làm trong ngành có thể nhiều hơn nếu so về số lượng nhưng về sản phẩm tạo ra không có hiệu quả cao, tỉnh cần có nhiều biện pháp hơn để khắc phục tình trạng làm việc mà không mang lại hiệu quả kinh tế trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Số lao động và năng suất lao động của ngành dịch vụ là tương xứng nhất trong ba ngành. Với số lượng và tỷ trọng chiếm trong nền kinh tế tạo ra năng suất lao động khá tương ứng là 9,9 triệu đồng/lao động năm 2005; biến động dần qua các năm khá ổn định không có thay đổi nhiều là năm 2009 là khoảng 9,9 triệu/lao động. Có thể nói rằng lao động trong ngành dịch vụ có trình độ cao và được làm việc đúng với năng lực của người lao động. Năng suất lao động trong ngành này cao hơn so với lao động cùng ngành của cả nước nên đây là thuận lợi cho tỉnh để tiếp tục phát triển lực lượng lao động trong ngành dịch vụ. Trong giai đoạn năm 2005 - 2009, chuyển dịch cơ cấu lao động ở Thái Nguyên diễn ra theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp liên tục giảm dần qua các năm. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch lao động trong ngành nông nghiệp còn chậm, bình quân hàng năm số lao động nông nghiệp chỉ giảm 1991 người (0,47%). Số lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng dần qua các năm sau, trong ngành công nghiệp sẽ tăng nhanh hơn so với ngành dịch vụ. Số người lao động làm việc phân theo loại hình kinh tế Theo một tiêu chí khác thì việc làm được chia thành các loại việc làm khác nhau. Với loại hình kinh tế thì chia thành số người lao động làm việc trong khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Bảng 8: Số lượng và cơ cấu người lao động làm việc theo loại hình kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 (Đơn vị: Người) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Nhà nước 62.150 62.395 73.731 54.547 62.542 11,27 11,11 12,85 9,97 10,28 Ngoài Nhà nước 488.930 498.376 499.135 491.522 545.324 88,68 88,74 86,99 89,82 89,61 Có vốn đầu tư nước ngoài 273 812 910 1.178 681 0,05 0,14 0,16 0,22 0,11 Đại đa số lao động Thái Nguyên vẫn làm việc trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước: 88,68% năm 2005 đến năm 2009 tăng lên là 89,61%. Số lao động không làm việc trong khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài biến động không nhiều. Số lượng lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số người có việc làm toàn tỉnh. Các lao động làm việc trong khu vực Nhà nước luôn có những vị thế và chế độ hưởng lương rất rõ ràng theo đúng pháp luật của Nhà nước Việt nam. Nhưng hiện nay khu vực này không thu hút được các lao động vào làm nhiều do mức làm công ăn lương quá thấp so với các khu vực khác, nên có sự so sánh về chi phí trả cho người lao động ở khu vực Nhà nước với khu vực ngoài Nhà nước. Tỷ trọng lao động trong Nhà nước năm 2005 là 11,27%; năm 2006 là 11,11%; năm 2007 là 12,85%; năm 2008 là 9,97%; năm 2009 là 10,28%. Số việc làm trong khu vực này không có nhiều biến động, các năm hầu như vẫn giữ nguyên, nếu như có sự chênh nhau thì do người lao động qua tuổi lao động về hưu và thay vào đó là các thế hệ trẻ vào học việc. Số việc làm mới hàng năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, được tạo ra chủ yếu ở khu vực ngoài Nhà nước. Trong khu vực này, lao động làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp tư nhân: năm 2005 là 488.930 người (88,68%), năm 2009 là 545.324 người (89,61%). Số lao động cũng như số việc làm trong ngành thường xuyên biến động, tăng lên theo quy mô nền kinh tế và giảm cũng theo quy mô nền kinh tế. Lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là thấp nhất : năm 2005 chiếm 0,05% và năm 2009 chiếm 0,11%; tăng lên không nhiều vì lao động trong khu vực này trình độ phân công lao động rất rõ ràng. Con số này của tỉnh Thái Nguyên còn thấp chứng tỏ trình độ tay nghề của lao động, năng lực làm việc của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng nước ngoài đòi hỏi những lao động lành nghề và có trình độ chuyên môn cao. Xu thế là các lao động trong khu vực Nhà nước vẫn giữ nguyên ít biến đổi, nhưng ngược lại với khu vực Nhà nước, lao động ngày càng có xu hướng vào khu vực ngoài Nhà nước làm việc, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thu hút được nhiều lao động của tỉnh hơn. Lao động trong tỉnh sẽ tự nâng cao trình độ tay nghề của mình để đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Số người lao động làm việc phân theo vị thế công việc Bảng 9: Số lượng và cơ cấu người lao động theo vị thế công việc tỉnh giai đoạn 2005 - 2010 (Đơn vị: Người, %) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Làm công ăn lương 79.921 88.327 108.040 95.532 102.416 14,49 15,73 18,83 16,56 16,83 Làm công không ăn lương 471.545 473.287 465.744 481.486 506.131 85,51 84,27 81,17 83,44 83,17 Phần lớn lực lượng lao động Thái Nguyên làm việc trong khu vực làm công không ăn lương (tự lao động, lao động gia đình ... ). Lực lượng lao
Luận văn liên quan