Tiểu luận Sự khác biệt âm nhạc phương Đông và phương Tây

Trước thời văn nghệ phục hưng, các chủng loại nhạc cụ và bản thân âm nhạc Tây phương là rất đơn giản. Sau thời văn nghệ phục hưng, âm nhạc Tây phương dần dần vươn tới đỉnh cao, văn hoá nghệ thuật của nhân loại chớp nhoáng tiến một bước rất dài. Bấy giờ đã khác xa so với nghệ thuật văn hoá mà nhân loại nguyên có từ trước. Âm nhạc Tây phương hiện nay, bất kể là phối khí hay là sử dụng của nhạc cụ và bản thân việc nắm bắt tính năng của nhạc cụ, đều đã khiến toàn bộ lý luận âm nhạc hình thành một hệ thống âm nhạc tổng hợp, so với âm nhạc mà nhân loại nguyên có từ trước thì đã là một môn học lớn phức tạp và rất khó, đó là một bộ hệ thống rất hoàn chỉnh. Âm nhạc Đông phương là một loại văn hoá chính thường mà Thần không ngừng truyền cấp cho con người trong khi đặt định văn hoá trong toàn thể lịch sử nhân loại; nó không chỉ là sự khác biệt giữa hai loại văn hoá Đông phương và Tây phương; nó cũng là những thứ từ các thể hệ vũ trụ khác nhau truyền xuống đây, mà trong rất rất nhiều các thể hệ khác của vũ trụ, chúng đều có những điều độc đáo đặc biệt của riêng mình, hơn nữa là có hệ thống phi thường, là thần thánh và thần kỳ phi thường. Còn ở đây chỉ là những điều mà Thần truyền cho con người và dùng phương thức biểu hiện của con người. Nói cách khác, người da vàng đối ứng với chư Thần ở các tầng thứ khác nhau trong thể hệ thiên thể thẳng tới Thần tối cao; trong thể hệ ấy có trạng thái đặc điểm của mình. Người da trắng cũng thế, họ có thể hệ vũ trụ đối ứng với họ. Trong những thể hệ ấy đều có mang theo đặc điểm, phương thức sinh tồn của các sinh mệnh khác nhau ở vũ trụ nào đó, khi đến thế gian thì là đặc điểm văn hoá của các chủng tộc khác nhau; do đó, đặc điểm của nhạc cụ và âm nhạc, phong cách đều khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực dân tộc học, xã hội học đã khẳng định được sự khác biệt cơ bản về bản tính tâm lý, tư duy, lối sống, tập quán, truyền thống của người phương Đông và người phương Tây. Tư duy của người phương Đông thiên về kiểu tư duy cầu tính, mang tính chất phức hợp giữa trực giác và lý tính, vô thức và hữu thức, tiềm thức và ý thức. Vì vậy, cách ứng xử của họ thường nặng về tình cảm hơn là lý trí, thường đặt Đức cao hơn Tài, hay chữ Tài bao giờ cũng phải đứng sau chữ Tâm (cách gọi khác của Đức). Các quan niệm về “tam tài” (thiên - địa – nhân), "vạn vật tương đồng”, “thiên nhân hợp nhất” thực chất là sự đề cao tính cộng đồng, tính tập thể, coi con người là bình đẳng với vạn vật. Ngược lại, người phương Tây thiên về tư duy tuyến tính và đi liền với nó là năng lực phân tích, cho nên trong cách ứng xử, họ thường nặng về lý, với khuynh hướng chủ đạo là đặt Trí lên trên hết, đề cao tính cá nhân, coi con người là trung tâm vũ trụ, chúa tể của muôn loài Sự khác biệt ấy được thể hiện hầu như ở mọi phương diện đời sống xã hội, trong đó có văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc nói riêng.

doc12 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4319 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự khác biệt âm nhạc phương Đông và phương Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại học sư phạm nghệ thuật Trung ương Trường Cao đẳng sư phạm tháI bình ============= Tiểu Luận Lịch Sử Âm Nhạc Sự khác biệt âm nhạc phương Đông và phương Tây Giáo Viên hường dẫn: Người thực hiện : Bùi Văn Tuân Lớp : Đại học sư phạm nhac KII Năm học 2009 – 2010 ‘Mục lục I .Phân mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2.Muc đích nghiên cứu 3.Đối tượng nghiên cứu 4.Phương pháp nghiên cứu II.Nội dung Đặt vấn đề Nội dung a. Sự khác biệt trong việc sử dụng âm thanh. b. Sự khác biệt trong sử dụng điệu thức. c. Sự khác biệt trong sử dụng các yếu tố của âm nhạc. c.1. Giai điệu c.2. Tiết tấu d. Cơ cấu nhạc cụ dẫn đến việc sử dụng cũng như phong cách biểu diễn có sự khác biệt. III.Kết luận I.Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Trước thời văn nghệ phục hưng, các chủng loại nhạc cụ và bản thân âm nhạc Tây phương là rất đơn giản. Sau thời văn nghệ phục hưng, âm nhạc Tây phương dần dần vươn tới đỉnh cao, văn hoá nghệ thuật của nhân loại chớp nhoáng tiến một bước rất dài. Bấy giờ đã khác xa so với nghệ thuật văn hoá mà nhân loại nguyên có từ trước. Âm nhạc Tây phương hiện nay, bất kể là phối khí hay là sử dụng của nhạc cụ và bản thân việc nắm bắt tính năng của nhạc cụ, đều đã khiến toàn bộ lý luận âm nhạc hình thành một hệ thống âm nhạc tổng hợp, so với âm nhạc mà nhân loại nguyên có từ trước thì đã là một môn học lớn phức tạp và rất khó, đó là một bộ hệ thống rất hoàn chỉnh. Âm nhạc Đông phương là một loại văn hoá chính thường mà Thần không ngừng truyền cấp cho con người trong khi đặt định văn hoá trong toàn thể lịch sử nhân loại; nó không chỉ là sự khác biệt giữa hai loại văn hoá Đông phương và Tây phương; nó cũng là những thứ từ các thể hệ vũ trụ khác nhau truyền xuống đây, mà trong rất rất nhiều các thể hệ khác của vũ trụ, chúng đều có những điều độc đáo đặc biệt của riêng mình, hơn nữa là có hệ thống phi thường, là thần thánh và thần kỳ phi thường. Còn ở đây chỉ là những điều mà Thần truyền cho con người và dùng phương thức biểu hiện của con người. Nói cách khác, người da vàng đối ứng với chư Thần ở các tầng thứ khác nhau trong thể hệ thiên thể thẳng tới Thần tối cao; trong thể hệ ấy có trạng thái đặc điểm của mình. Người da trắng cũng thế, họ có thể hệ vũ trụ đối ứng với họ. Trong những thể hệ ấy đều có mang theo đặc điểm, phương thức sinh tồn của các sinh mệnh khác nhau ở vũ trụ nào đó, khi đến thế gian thì là đặc điểm văn hoá của các chủng tộc khác nhau; do đó, đặc điểm của nhạc cụ và âm nhạc, phong cách đều khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực dân tộc học, xã hội học đã khẳng định được sự khác biệt cơ bản về bản tính tâm lý, tư duy, lối sống, tập quán, truyền thống… của người phương Đông và người phương Tây. Tư duy của người phương Đông thiên về kiểu tư duy cầu tính, mang tính chất phức hợp giữa trực giác và lý tính, vô thức và hữu thức, tiềm thức và ý thức. Vì vậy, cách ứng xử của họ thường nặng về tình cảm hơn là lý trí, thường đặt Đức cao hơn Tài, hay chữ Tài bao giờ cũng phải đứng sau chữ Tâm (cách gọi khác của Đức). Các quan niệm về “tam tài” (thiên - địa – nhân), "vạn vật tương đồng”, “thiên nhân hợp nhất”… thực chất là sự đề cao tính cộng đồng, tính tập thể, coi con người là bình đẳng với vạn vật. Ngược lại, người phương Tây thiên về tư duy tuyến tính và đi liền với nó là năng lực phân tích, cho nên trong cách ứng xử, họ thường nặng về lý, với khuynh hướng chủ đạo là đặt Trí lên trên hết, đề cao tính cá nhân, coi con người là trung tâm vũ trụ, chúa tể của muôn loài… Sự khác biệt ấy được thể hiện hầu như ở mọi phương diện đời sống xã hội, trong đó có văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc nói riêng. Tóm lại lich sử âm nhạc thế giới luôn là kho tàng kiến thức rộng lớn chứa đựng bên trong nó những tinh hoa nghệ thuật, mỗi thời đại, mỗi vùng miền lại có nhưng nét những sự khác biệt chính vì thế nó tạo ra sự đa dạng và phong phú về văn hoá mang đậm bản sắc khác nhau giưa hai vùng miền Đông – Tây, nhưng mỗi vùng lại có những cái hay cái đặc sắc riêng lôi cuốn khiến tôi không thể không tìm hiểu và so sánh. 2Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lich sử âm nhạc thế giới nói chung và lịch sử âm nhạc phương Đông và phương Tây nói riêng là để trả lời cho câu hỏi “sự khác biệt âm nhạc phương Đông - phương Tây như thế nào?” đồng thời nghiên cứu đề tài này nhầm mục đích tích luỹ kiến thức âm nhạc cho bản thân để đưa vào trong các tiết dạy nhạc truyền đạt tới học sinh. Nghiên cứu sự khác biệt âm nhạc giữa hai vùng điển hình để chúng ta thấy rõ được sự phát triển của xã hội cũng như những ảnh hưởng của âm nhạc trong xã hội. Song song với sự phát triển của xã thì âm nhạc (món ăn ăn tinh thần) không những phản ánh đúng bản chất của xã hội thực tại mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển đó. 3.Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng mà tôi chon nghiên cứu là lịch sử âm nhạc thế giới cụ thể là hai nền văn hoá tiêu biểu cho hai vùng đó là: văn hoá văn minh Hy – La cổ đại và hai nước lớn đại diện là Trung – ấn. 4.Phương pháp nghiên cứu. - Chủ yếu là sưu tầm tài liêu, phân tích chứng minh, so sánh, biện luận cho nôi dung đề tài. Việc so sánh qua các dẫn chứng thực tế sẽ góp phần làm sáng tỏ đề tài. II.Nội dung 1.Đặt vấn đề. Nếu phương Tây nổi tiếng về cái nôi văn hoá - văn minh Hy - La cổ đại (khoảng 2800 năm đến 3000 năm trước Công nguyên), có thể được coi là một trong những nền văn minh lớn nhất của nhân loại, thì phương Đông cũng có hai nước lớn là Trung Hoa và Ấn Độ mà nền văn hoá - văn minh ở đây còn mang tính cổ xưa hơn cả văn minh Hy – La (khoảng 4000 năm đến 5000 năm trước Công nguyên). Về phưong diện ảnh hưởng của nó thì hai nền văn hoá - văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, trong đó có văn hoá âm nhạc, đã chi phối, ảnh hưởng trực tiếp đến các nước trong khu vực và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đã khẳng định bằng cả lý luận và thực tiễn rằng, âm nhạc Phương Đông nói chung, âm nhạc Trung - Ấn nói riêng có những nét đặc sắc, thậm chí còn bao trùm các nước khác. Xét về phương diện học thuật, chúng ta đã quen với quan niệm rằng, nền âm nhạc Phương Tây từ lâu đã được định hình và đạt được nhiều thành tựu to lớn về hệ thống lý luận âm nhạc, về phong cách sáng tác, phong cách biểu diễn, các thể chế tổ chức và diễn tấu (chẳng hạn như những qui định ngặt nghèo trong biên chế dàn nhạc, sự phân loại và sử dụng các loại giọng…). Các lý thuyết cơ bản về âm nhạc được đề xướng từ phương Tây luôn dựa trên cơ sở khoa học và được phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới. Đồng thời, nó chi phối, ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ đến nghệ thuật âm nhạc của nhiều nước, kể cả các nước phương Đông. Chúng ta phải thừa nhận một thực tế là cho đến nay âm nhạc Phương Tây vẫn được phát triển một cách rộng rãi trên toàn thế giới, vẫn là một trào lưu chiếm ưu thế hầu như vô hạn định, được phổ cập một cách mạnh mẽ hơn âm nhạc Phương Đông. Tuy nhiên, trong thời đại thông tin khoa học, sự giao lưu văn hoá giữa các nước ngày càng trở nên cởi mở, tôn trọng lẫn nhau và tìm ra cái hay, cái đẹp của nhau để làm giàu thêm vốn văn hóa của dân tộc mình. Cho nên, ngay cả những người sùng bái nghệ thuật Phương Tây đến mức bảo thủ nhất cũng buộc phải thừa nhận những đặc trưng văn hoá riêng biệt của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đó chính là những yếu tố không thể thiếu để làm nên cái chung, cái phổ quát của văn hoá nhân loại, trong đó có âm nhạc và hệ thống ngôn ngữ chung của văn hoá âm nhạc đương đại trên thế giới. Những cái độc đáo, cái đặc sắc của âm nhạc mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc một mặt luôn được bảo tồn cùng với sự tồn vong của từng dân tộc. Hơn nữa, nó luôn là chất liệu quan trọng không thể thiếu để làm phong phú và đa dạng cho các sắc thái riêng của âm nhạc, để làm cho âm nhạc không tự biến thái thành cái gì đó mang tính nhất thể hoá, xơ cứng và nhàm chán. Như chúng ta đã biết, âm nhạc bắt nguồn từ cuộc sống lao động của xã hội loài người, phản ánh tâm tư, tình cảm, ước vọng trong cuộc sống… của con người trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi địa phương… Dù được thể hiện qua lời hát – tiếng đàn, qua thị hiếu thẩm thấu âm thanh, qua giai điệu, tiết tấu, điệu thức, cách thức cơ cấu nhạc cụ, phong cách biểu diễn, phong cách sử dụng nhạc cụ... thì bản chất ấy của âm nhạc không hề thay đổi. Đây là vấn đề hết sức rộng lớn mà trong phạm vi bài viết này không thể đề cập hết, cho nên, chúng tôi chỉ nhìn vấn đề dưới góc độ hẹp của dòng âm nhạc chuyên nghiệp (một bộ phận của âm nhạc nói chung) và dựa vào những cách thức biểu hiện ấy để làm cơ sở cho những suy nghĩ riêng của mình về sự khác biệt giữa âm nhạc Phương Đông và âm nhạc Phương Tây. 2Néi dung. a. Sự khác biệt trong việc sử dụng âm thanh. Âm nhạc Phương Đông và âm nhạc Phương Tây cùng dùng con số để thể hiện các âm có độ cao. Tuy nhiên, cách lý giải thì có sự khác nhau: Người phương Tây – tiêu biểu là Hy Lạp cổ đại - thường dùng tần số làm số đo chủ yếu của âm thanh, chẳng hạn cách định âm của Pythagore (582 - 493), theo nguyên tắc định âm “vòng quãng 5” để xác định các bậc âm: Đô - Son – Rê – La – Mi – Xi – Fa#; họ lấy cách định âm bằng sợi dây, và sự khác biệt của âm thanh được qui định một cách khoa học theo âm chuẩn 1 cung = 9 comma. Theo đó, âm La1 ứng với 440 Hz và âm càng cao thì con số ứng với nó càng lớn; từ âm La1 cố định làm chuẩn, mà sau này tất cả các nhạc cụ trong dàn nhạc đều phải được định hình theo nó và âm nhạc Phương Tây còn coi âm Đồ là âm cơ bản đầu tiên. Khoảng thế kỷ III trước Công nguyên, đến thế kỷ II sau Công nguyên có trường phái “hòa thanh học” phản đối phương pháp dùng “số học” để nghiên cứu nhạc luật của Pythagore, họ đề ra phương pháp dựa vào tai nghe làm cơ sở và đã phát hiện “âm sai” 5/4, 6/5, âm nhỏ 10/9 và comma 81/80. Theo một số nhà nghiên cứu âm nhạc còn cho rằng Aristoxene (thế kỷ IV trước Công nguyên) đã phát hiện nguyên lý thang 12 luật điều hòa. Song, đối với người phương Đông thì có sự khác biệt. Âm nhạc Phương Đông cũng theo nguyên tắc định âm quãng 5, nhưng cách giải thích hoàn toàn khác. Âm nhạc Trung Quốc cổ đại khái quát quy luật thành "Ngũ độ tương sinh” – tức là lấy kích thước của ống trúc (dài 9 tấc, đường tròn 9 phân theo luật Âm Dương và theo quan niệm của Trung Quốc số 9 có vị trí đặc biệt, là số dương lớn nhất, số đang tiếp tục phát triển) để định ra âm chuẩn, và âm đầu tiên phát ra gọi là âm Hoàng Chung được coi như luật gốc. Từ luật gốc này, theo một phương pháp nhất định, người ta phát triển thành 12 luật, trong đó có 6 luật Âm: Lâm Chung (son), Nam Lã (la), Ứng Chung (xi), Đại Lã (đô thăng), Giáp Chung (rê thăng), Trung Lã (mi thăng)) và 6 luật Dương: Hoàng Chung (đô), Thái Thốc (rê), Cổ Tẩy (mi), Sanh Tân (fa thăng), Di Tắc (son thăng), Vô Xạ (la thăng). Âm cơ bản đầu tiên cũng chính là âm Hoàng Chung và có sự trái ngược lại so với âm nhạc Phương Tây ở chỗ âm có tần số càng cao thì con số tương ứng với nó càng nhỏ. Hơn nữa, sau này âm Hoàng Chung còn được thay đổi theo từng thời đại (thậm chí có liên quan đến cả lĩnh vực chính trị, quyền lực của từng thời). Ở Trung Quốc cổ đại có mấy phương pháp định âm chính như sau: “Tam phần tổn ích” - từ ống trúc đầu tiên chế ra các ống trúc khác bằng cách chia làm ba phần bằng nhau rồi lần lượt một lần bớt 1/3, một lần thêm 1/3. Thượng sinh và Hạ Sinh - trong quãng 8 có 5 lần tiến lên theo quãng 5 đúng, 6 lần tiến xuống theo quãng 4 đúng tạo thành 12 âm. Tám Luật sinh một Luật - lấy 12 tháng trong một năm làm vị trí định Luật, bắt đầu từ tháng 11 là Hoàng Chung tiến đến tháng 6 sinh Lâm Chung, tiến đến tháng 1 sinh Thái Thốc, từ tháng 1 tiến lên tháng 8 sinh Nam Lã, từ tháng 8 tiến lên tháng 3 sinh Cổ Tẩy, tháng 3 tiến lên tháng 10 sinh ứng Chung, tháng 10 lên tháng 5 sinh Sanh Tân, tháng 5 lên tháng 12 sinh Đại Lã, tháng 12 lên tháng 7 sinh Di Tắc, tháng 7 lên tháng 2 sinh Giáp Chung, tháng 2 lên tháng 9 sinh Vô Xạ, tháng 9 lên tháng 4 sinh Trung Lã. Cả ba phương pháp trên, tuy cách gọi khác nhau, nhưng đều là phương pháp thuộc hệ thống định Luật “Ngũ độ tương sinh”. b. Sự khác biệt trong sử dụng điệu thức. Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đã đối chiếu điệu thức 5 âm và 7 âm cổ đại của Trung Quốc (phương Đông) và Hy Lạp (phương Tây) đã thấy sự sắp xếp các quãng của hai điệu thức 5 âm tương đối giống nhau, song hai điệu thức 7 âm lại khác. Bán âm đầu tiên trong điệu thức Trung Quốc nằm giữa bậc IV và V( Sanh Tân và Lâm Chung), còn trong điệu thức trưởng Hy Lạp nó lại nằm ở bậc III và IV. Tuy nhiên, hình thức sắp xếp các bậc trong điệu thức 7 âm của Trung Quốc chỉ nằm trong sách vở ở thời kỳ đầu và trong âm nhạc cung đình. Còn âm nhạc dân gian thì quãng bán âm giữa bậc III và IV đã hình thành từ sớm (như trong âm nhạc cổ đại Hy Lạp) và đến thế kỷ VI sau công nguyên đã thấy nó được sử dụng trong âm nhạc cung đình. Khu vực Tây Á (Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Ảrập) đã xác lập được điệu thức âm nhạc và lý luận âm nhạc cơ bản. Cách sử dụng điệu thức tiêu biểu là điệu thức Maqam và thang âm này gồm 7 nốt. Trong âm nhạc khu vực Tây Á thời kỳ Islam (thế kỷ VII – XVIII), đạo Hồi ra đời - thờ thánh A La và đã có nhiều quan niệm liên quan đến con số 7 (7 sắc cầu vồng, một tuần 7 ngày, 7 tuần = 49 ngày),... Họ cho rằng con số 7 là thiên đàng ở tầng thứ 7 (tầng cao nhất) và ông thánh của họ ở trên đó có quyền lực cao nhất. Bởi vậy, thang âm Maqam mà họ sử dụng 7 nốt nhạc có liên quan đến quan niệm trên. Âm nhạc cổ điển Iran sử dụng điệu thức 7 âm Dastogah. Về thực chất điệu thức này có ảnh hưởng của điệu thức Maqam. Nó có 12 điệu thức gốc, có sử dụng quãng vi phân (thăng 1/2 - 1/4; giáng 1/2 - 1/4) và có nhiều cao độ hơn âm nhạc Phương Tây. Âm nhạc cổ điển Ảrập sử dụng điệu thức 7 âm Maqam. Có sử dụng quãng vi phân rất phức tạp. Hệ thống thăng - giáng (một quãng 8 được chia thành 10 phần) có ba cấp độ: thăng 2/10 – 3/10 – 4/10 giáng 2/10 – 3/10 – 4/10. Do thẩm mỹ của Ảrập không chia đều 5/10 và lý thuyết của người phương Đông cho rằng phân ra 5/10 là không có trong thực tế. Bởi vậy, đây là vấn đề khác hẳn so với âm nhạc chuyên nghiệp phương Tây khi chia đều theo hệ thống bình quân luật. Trên cơ sở lấy hai dãy bốn âm cùng một dạng thức quãng đem đặt kế tiếp nhau (không gối đầu nhau) sẽ được một điệu thức có các tên gọi khác nhau như: Iolien, Eolien, Phrigien, Mixolidien, Lidien, Dorien, Locrien. Thế kỷ III đến thế kỷ XIV, các điệu thức vẫn được gọi tên theo các điệu thức Hy Lạp cổ đại (còn được gọi là điệu thức nhà thờ vì được dùng làm cơ sở cho nhạc nhà thờ) nhưng về bản chất thì khác hẳn, bao gồm các điệu thức chính như sau: Phrigien: C - Des - Es - F - G - As - B - C Mixolidien: C - D - E - Fis - G - A - H - C Lidien: C - D - E - F - G - A - B - C Dorien: C - D - Es - F - G - A - H - C Locrien: C - D - Es - F - Ges - As - B - C Iolien: C - D - E - F - G - A - H - C Eolien: A - H - C - D - E - F - G - A Riêng hai điệu thức Iolien và Eolien đến thế kỷ XIV do Saclino (1517 -1590) người Italia đưa ra, mặc dù nhà thờ không chấp nhận cho là hai điệu thức này nghe “dơ dáng”. Nửa đầu thế kỷ XVII, điệu thức âm nhạc Phương Tây chủ yếu thống nhất gồm hai hệ thống Trưởng và Thứ mà ngày nay chúng ta thường dùng. Hệ thống bình quân của J.S. Bach ra đời thay thế cho hệ thống tuyệt đối là một bước tiến mới trong lịch sử âm nhạc Phương Tây, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhưng, như ta đã biết, cái gì đã chia đều “bình quân” bao giờ cũng chỉ giữ tính đại thể, còn những nét độc đáo, tinh tế lại bị mờ đi. Trong âm nhạc cũng vậy, cần có sự hài hoà, trong đó cơ sở vật lý đóng vai trò quan trọng. Song trong âm nhạc còn bao hàm cả tính thị hiếu thẩm âm của từng dân tộc, tính địa phương, mà những cao độ “ già, non” lại là những nhân tố quan trọng. Bình quân luật đã làm nhoà đi phần nào tính địa phương và những sắc thái tinh tế trong sự tiếp nhận cao độ của thẩm mỹ âm nhạc tự nhiên. Do đó, khi nhạc luật bình quân phổ biến rộng rãi, những nhà lý luận cũng như nhạc công vẫn duy trì nhạc luật không bình quân để giữ sự hài hoà trong âm nhạc đa âm và màu sắc riêng của dân tộc, nhất là ở các nước phương Đông. c. Sự khác biệt trong sử dụng các yếu tố của âm nhạc. c.1. Giai điệu Chất liệu giai điệu của âm nhạc Phương Đông có nguồn gốc từ một truyền thống tập trung xung quanh giọng con người, và những nhạc khí của nó khát khao những khả năng linh hoạt của giọng người trong âm điệu cùng sự tô điểm cho giai điệu bằng việc sử dụng những yếu tố như: những quãng vi cung, những lối vuốt và rung. Âm nhạc Phương Đông nặng về giai điệu, quan tâm đến giai điệu trong việc diễn tả các trạng thái cảm xúc, các ý tưởng âm nhạc…Giai điệu trong âm nhạc Phương Đông chủ yếu khai thác đơn tuyến chiều ngang, chuyển điệu bằng đặc tính âm thanh, không có những tình huống xung đột gay gắt, không có được tính triết lý nội tâm như âm nhạc phức điệu, cũng như không bị hoà âm chiều dọc và những tiến hành hợp âm chỉ đạo chi phối như trong âm nhạc Phương Tây, mà có liên quan tới những điệu thức giai điệu xây dựng trên những thang âm đặc biệt… Ngược lại, âm nhạc Phương Tây không chỉ nghe giai điệu theo chiều ngang mà còn chú ý tới hoà âm theo chiều dọc, cho nên, âm nhạc Phương Tây coi hoà âm là một trong những yếu tố chính để diễn tả hình tượng âm nhạc, thậm chí hoà âm còn thể hiện phong cách sáng tác, trường phái âm nhạc… c.2. Tiết tấu Tiết tấu, dấu nhấn trọng âm và cú pháp trong âm nhạc Phương Đông được bắt nguồn từ thơ ca và việc cộng các phách thành hình thức những chu kỳ nhịp liên quan tới sự phân câu, xoay quanh giọng người với sự nhấn mạnh âm thanh chủ yếu mang tính kích động, tạo cảm giác vấp váp, qui luật mạnh nhẹ không đều (điều này được đạt tới thông qua độ dài dàn trải của các âm). Ví dụ như: Ả Rập có nhịp 2, 4, 6, 7, 9, 10 và đặc biệt có nhịp 120 phách; Thổ Nhĩ Kỳ có nhịp 9 phách còn gọi là nhịp thêm (2 + 2 + 2 + 3), nhịp 8 phách gọi là nhịp bớt (3 + 2 + 3). Qui luật phách mạnh – phách nhẹ cũng khác hẳn ở chỗ âm ngắn lại rơi vào phách mạnh (gọi là Duma) và âm dài rơi vào phách nhẹ (gọi là Tek), trong khi âm nhạc Phương Tây, âm dài thường rơi vào phách mạnh. Tư duy về tiết tấu trong âm nhạc Phương Tây là thường nhân nhịp (với nhịp 16 phách ở âm nhạc Phương Đông, họ có thể phân ra làm 4 câu, mỗi câu 4 nhịp, mỗi nhịp 4 phách). Việc chia các nhịp thành phách của âm nhạc Phương Tây bắt nguồn từ múa, xoay quanh cơ thể con người, đồng thời liên quan tới nhịp điệu, với dấu nhấn làm động lực là chủ yếu (gồm những sự tương phản mạnh yếu). d. Cơ cấu nhạc cụ dẫn đến việc sử dụng cũng như phong cách biểu diễn có sự khác biệt. Các nhạc cụ ở phương Đông hết sức phong phú về chủng loại và nhiều về số lượng, thường được chế tác từ những chất liệu gần gũi với thiên nhiên như: trống đồng, trống da, đàn đá… Tiêu biểu nhất là nước Trung Quốc ở khu vực Đông Á, ngay từ thời thượng cổ đại (8000 năm trước Công nguyên đến thế kỷ 11 trước Công nguyên) đã xuất hiện một số nhạc cụ cổ sơ như: kèn Lá, sáo Xương Chim, chuông, thanh la, não bạt… Các loại nhạc cụ phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc là: đàn Sắt, đàn Cầm, đàn Tranh, sáo, tiêu, chuông, khánh… Thời Tây Chu, Xuân Thu - Chiến quốc (thế kỷ11 đến năm 221 trước Công nguyên), người ta đã xác định được phương pháp phân loại Bát âm - tám loại chất liệu được lấy từ thiên nhiên - để chế tạo nhạc cụ: Kim (chuông) – Mộc (mõ) – Thổ (trống đất) – Thạch (khánh đá) – Cách (trống da) – Bào (trống bằng trái bầu) – Ti (đàn dây) – Trúc (sáo). Phương pháp phân loại nhạc cụ này có liên quan đến Phật giáo, liên quan đến quan niệm về Bát quái (Càn, Khảm, Cung, Ly, Cấn, Chấn, Khôn, Đoài), và nguyên tắc Bát âm này đến nay vẫn là một trong sáu cách phân loại nhạc cụ trên thế giới. Cách phân loại nhạc cụ theo chất liệu sẽ dẫn tới sự khác nhau trong âm sắc của các nhạc cụ và dẫn đến cách biên chế các dàn nhạc cũng được dựa vào chất liệu nhạc cụ. Hơn nữa, người Trung Quốc chế tạo nhạc cụ đều có ít nhiều dựa trên cơ sở học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành, chu kỳ tự nhiên của trời - đất. Ví dụ như: đàn Tranh có kích thước dài 3 thước, 6 tấc, 5 phân (quan niệm một năm có 365 ngày), ngựa đàn không cố định (bởi liên quan đến trăng sao có lúc khuyết), thường cao 8 tấc, mặt trên cong đại diện cho mặt trời, mặt dưới phẳng đại diện cho mặt đất, có 2 chân the
Luận văn liên quan