Trong tình hình hiện nay, đặc biệt năm 2008, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy
kinh tế Mỹđã đi vào suy thoái. Theo nguyên tắc thông thường, được gọi là
suy thoái khi GDP giảm liên tục 2 quí. Tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền
xác định là NBER (Phòng Nghiên cứu Kinh tếlà một tổ chứ vô vị lợi phi
chính phủ) cũng có thể du di như cho rằng khủng hoảngđã xảy ra năm 2001
dù GDP chỉ giảm 1 quí, và khi tuyên bố thì nền kinh tếđã ra khỏi suy thoái.
Cuối tuần qua, công ty tài chính Bear and Sterns coi như phá sản, giá có lúc
lên tới 6 tỷ đã được JP Morgan cứu vớt, mua với giá 270 triệu và với bảo
đảm củaFED về việc trả nợ. Rõ ràng khi nhà nước Mỹra tay cứu như thế
này thì tình hình tài chính rất trầm trọng. Giá các chứng khoán đã giảm trên
một ngàn tỷ và hiện nay đang có 900 ngàn các căn hộ phá sản vì mất khả
năng chi trả, bằng 10% số nhà cửa ở Mỹ. Không những thế con số này đang
tăng.
Hoạt động sản xuất cũng rõ ràng đang bị ảnh hưởng. Theo một cuộc
điều tra lấy ý kiến giám đốc tài chính 475 công ty (13/3/08) củabáo tài
chính Wall Street Journal, hơn một nửa đã tin rằng kinh tế Mỹđã suy thoái
vào lúc này và sẽ tiếp tục cho đến hết năm 2009, với lý do là công ty củahọ
có khó khăn trong việc mượn tiền và do đó họ chỉ có ý định tăng chi đầu tư
khoảng3,3% năm nay, tức là chỉ đủ thay thế tài sản cố định thải hồi. Một
cuộc điều tra khác, cũng củatờ báo trên, với 51 nhà kinh tếchuyên làm dự
báo, 70% cho rằng kinh tế Mỹđã đang suy thoái. Đây là những phán đoán
chủ quan củachuyên gia.
Về chứng cớ khách quan từ các cơ quan thống kê Mỹ, GDP quí 4 năm
2007 đã giảm mức tăng đáng kể, chỉ tăng 0,6%, so với mức tăng 4,9% quí 3.
Giá tiêu dùng tăng vào tháng giêng là 0,4% (sovới cùng tháng năm 2007 là
4,3%) nhưng giá sản xuất tăng 1% như thế khả năng giá tiêu dùng sẽ tăng
mạnh hơn vào những tháng tới, dù rằng giá tiêu dùng không tăng vào tháng
hai. Số việc làm ngoài khu vực nông nghiệp không tăng vào tháng 1 và giảm
63.000 vào tháng 2. Doanh thu bán lẻ cũng giảm 0,6% vào tháng 2.
42 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc ngo¹i th¬ng
TiÓu luËn Tài chính Tiền tệ:
SỰ KHỦNG HOẢNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
MỸ HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Đặng Trí Thọ
Nhóm sinh viên: Lớp Anh 3-TCQT-K46B
1. Lương Thị Bích Ngọc
2. Trương Hoàng Thu Phương
3. Nguyễn Thanh Phương
I. HIỆN TRẠNG NỀN KINH TẾ MỸ HIỆN NAY
Trong tình hình hiện nay, đặc biệt năm 2008, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy
kinh tế Mỹ đã đi vào suy thoái. Theo nguyên tắc thông thường, được gọi là
suy thoái khi GDP giảm liên tục 2 quí. Tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền
xác định là NBER (Phòng Nghiên cứu Kinh tế là một tổ chứ vô vị lợi phi
chính phủ) cũng có thể du di như cho rằng khủng hoảng đã xảy ra năm 2001
dù GDP chỉ giảm 1 quí, và khi tuyên bố thì nền kinh tế đã ra khỏi suy thoái.
Cuối tuần qua, công ty tài chính Bear and Sterns coi như phá sản, giá có lúc
lên tới 6 tỷ đã được JP Morgan cứu vớt, mua với giá 270 triệu và với bảo
đảm của FED về việc trả nợ. Rõ ràng khi nhà nước Mỹ ra tay cứu như thế
này thì tình hình tài chính rất trầm trọng. Giá các chứng khoán đã giảm trên
một ngàn tỷ và hiện nay đang có 900 ngàn các căn hộ phá sản vì mất khả
năng chi trả, bằng 10% số nhà cửa ở Mỹ. Không những thế con số này đang
tăng.
Hoạt động sản xuất cũng rõ ràng đang bị ảnh hưởng. Theo một cuộc
điều tra lấy ý kiến giám đốc tài chính 475 công ty (13/3/08) của báo tài
chính Wall Street Journal, hơn một nửa đã tin rằng kinh tế Mỹ đã suy thoái
vào lúc này và sẽ tiếp tục cho đến hết năm 2009, với lý do là công ty của họ
có khó khăn trong việc mượn tiền và do đó họ chỉ có ý định tăng chi đầu tư
khoảng 3,3% năm nay, tức là chỉ đủ thay thế tài sản cố định thải hồi. Một
cuộc điều tra khác, cũng của tờ báo trên, với 51 nhà kinh tế chuyên làm dự
báo, 70% cho rằng kinh tế Mỹ đã đang suy thoái. Đây là những phán đoán
chủ quan của chuyên gia.
Về chứng cớ khách quan từ các cơ quan thống kê Mỹ, GDP quí 4 năm
2007 đã giảm mức tăng đáng kể, chỉ tăng 0,6%, so với mức tăng 4,9% quí 3.
Giá tiêu dùng tăng vào tháng giêng là 0,4% (so với cùng tháng năm 2007 là
4,3%) nhưng giá sản xuất tăng 1% như thế khả năng giá tiêu dùng sẽ tăng
mạnh hơn vào những tháng tới, dù rằng giá tiêu dùng không tăng vào tháng
hai. Số việc làm ngoài khu vực nông nghiệp không tăng vào tháng 1 và giảm
63.000 vào tháng 2. Doanh thu bán lẻ cũng giảm 0,6% vào tháng 2.
Kinh tế Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng thế kỷ: Cựu chủ tịch Cục Dự
trữ liên bang (FED) Alan Greenspan cho rằng kinh tế Mỹ đang lâm vào cuộc
khủng hoảng "cả thế kỷ mới gặp một lần" và suy thoái là không tránh khỏi.
Ông Greenspan cho hay, cuộc khủng hoảng nền kinh tế đầu tàu thế
giới đang trải qua là tồi tệ nhất mà ông từng chứng kiến. Nó còn kéo dài và
tác động mạnh đến giá nhà đất tại nước này.
"Trước hết, phải thấy rằng đây là sự kiện nửa thế kỷ mới gặp một lần,
thậm chí là cả thế kỷ", ông Greenspan nói. Người đã lãnh đạo FED gần 20
năm cũng cho rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới có không đến 50% cơ hội
thoát khỏi suy thoái.
Khủng hoảng tín dụng tại Mỹ bắt nguồn từ những rối ren trong mảng
cho vay thế chấp nhà đất, khi quá nhiều người mua nhà không có khả năng
trả nợ ngân hàng. Hàng loạt nhà băng lớn thua lỗ nặng nề và mới đây Bộ Tài
chính Mỹ đã phải tiếp quản 2 hãng cho vay thế chấp lớn nhất là Freddie Mac
và Fannie Mae.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ vẫn chưa có dấu
hiệu dừng lại. Chúng ta sẽ quay trở lại thời điểm hơn năm trước để có thể
hiểu được nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay và tác động của nó
đối với kinh tế toàn cầu.
1. Nguyên nhân:
a. Cho vay dưới chuẩn đối với thị trường nhà đất:
Nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ 2004-2006 đã trải qua giai đoạn phát
triển mạnh, lãi suất cho vay thấp khiến người dân ồ ạt vay tiền ngân hàng để
đổ đi mua nhà. Để tăng lợi nhuận, các ngân hàng nước này đã nới lỏng các
điều kiện cho vay mua nhà, giúp những người có thu nhập thấp hoặc không
ổn định cũng có thể mua nhà ở. Đây được gọi là các khoản cho vay dưới
chuẩn. Số lượng các khoản cho vay dưới chuẩn không ngừng tăng lên, đồng
thời các công ty lớn cũng tích cực đầu tư mua các trái phiếu bất động sản.
Khi giá nhà đất xuống thấp, các ngân hàng và tổ chức tài chính như AIG đã
ôm một khoản nợ khổng lồ.
Tình trạng trì trệ của thị trường nhà đất Mỹ kéo dài suốt một năm đã
khiến các ngân hàng và tổ chức tài chính dần dần không thể duy trì được
họat động kinh doanh. Khi giới đầu tư nhận ra tình trạng khó khăn của các
ngân hàng, họ liền rút tiền và bán tháo cổ phiếu, đẩy giá cổ phiếu của các
công ty trên tụt giảm mạnh. Và lúc này các công ty đứng trước nguy cơ phá
sản.
Thị trường tài chính Mỹ đang yếu ớt hơn bao giờ hết, khi hầu hết các
ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng đều gánh chịu hậu quả thua lỗ
từ thị trường địa ốc với các quy mô khác nhau. Nếu tình trạng trì trệ của thị
trường địa ốc còn kéo dài, sự phá sản hàng loạt của các công ty này là điều
có thể lường trước.
Ông France Lun, Chủ tịch Công ty chứng khoán Fullbright cho biết:
"Nhiều người ước tính tổng giá trị trái phiếu bất động sản đã vượt quá 1.000
tỷ USD, trong khi các ngân hàng thương mại chỉ có thể chi trả được một nửa
số này. Vì thế nếu thị trường bất động sản Mỹ không phục hồi, chúng ta sẽ
chứng kiến thêm nhiều vụ phá sản nữa của các ngân hàng. Đây thực sự là
một bài học cho thị trường tài chính".
Theo một cuộc điều tra ý kiến giám đốc tài chính 475 công ty
(13.3.2008) của báo tài chính Wall Street Journal, hơn một nửa tin rằng kinh
tế Mỹ đã suy thoái vào lúc này và sẽ tiếp tục cho đến hết năm 2009. Lý do
mà họ đưa ra là Cty của họ có khó khăn trong việc mượn tiền và do đó họ
chỉ có ý định tăng chi đầu tư khoảng 3,3% năm nay, tức là chỉ đủ thay thế tài
sản cố định thải hồi. Mọt cuộc điều tra khác, cũng của tờ báo trên, với 51
nhà kinh tế chuyên làm dự báo, 70% cho rằng kinh tế Mỹ đã và đang suy
thoái.
Về chứng cớ khách quan từ các cơ quan thống kê Mỹ, GDP quý
IV/2007 đã giảm mức tăng đáng kể, chỉ tăng 0,6%, so với mức tăng 4,9%
quý III/2007. Giá tiêu dùng tăng vào tháng giêng là 0,4% (so với cùng tháng
năm 2007 là 4,3%) nhưng giá sản xuất tăng 1%, như thế khả năng giá tiêu
dùng sẽ tăng mạnh hơn vào những tháng tới, dù rằng giá tiêu dùng không
tăng vào tháng 2.2008. Số việc làm ngoài khu vực nông nghiệp không tăng
vào tháng 1 và giảm 63.000 vào tháng 2. Doanh thu bán lẻ cũng giảm 0,6%
vào tháng 2.
b. Thiếu thanh khoản ở Mỹ
Nói chung, nền kinh tế Mỹ đang thiếu thanh khoản. Theo báo chí,
hiện nay Mỹ có khoảng 6.000 tỉ USD cho vay địa ốc, trong đó 2.000 tỉ USD
là dưới chuẩn. Khoảng 700 tỉ dưới chuẩn hiện là do hệ thống ngân hàng Mỹ
nắm giữ trong tổng tích sản là 11 ngàn tỉ USD, phần còn lại là các quỹ đầu
tư, các Cty bảo hiểm, quỹ hưu trí và nước ngoài nắm giữ. Riêng NH Mỹ nếu
các khoản cho vay dưới chuẩn mất hết thì vốn tự có cũng sẽ gần bằng không.
Vốn tự có của ngân hàng (NH) theo luật phải bằng ít nhất 6% tổng
tiêu sản (liability) tức là cũng khoảng 600 tỉ. Như vậy NH phải nâng vốn tự
có để đáp ứng được việc rút tiền của khách hàng. Chính vì thế hiện nay NH
phải giảm mức cho vay, thu hồi các khoản vay ngắn hoặc trung hạn đã đến
kỳ phải trả. Nền kinh tế do đó thiếu thanh khoản.
Tuy nhiên, không phải chỉ hệ thống NH thiếu thanh khoản, mà các
Cty tài chính đầu tư phiêu lưu với độ rủi ro cao (hedge funds) cũng thiếu
thanh khoản để trả cho những người đầu tư muốn bán phần chứng khoán của
mình để rút vốn; nhưng điều này khó thực hiện vì không biết giá chúng là
bao nhiêu, bởi vì các loại dưới chuẩn hiện nay gần như không có người mua.
Các Cty này hiện nay có tổng tích sản bằng 1/2 tổng tích sản hệ thống NH và
nhiều Cty lớn đã và đang trong giai đoạn phá sản. Mới nhất là Bears Sterns,
Quỹ đầu tư Carlyle. Khủng hoảng tài chính ở Mỹ với Mức độ hiện nay là
điều chưa từng xảy ra. Vốn nước ngoài có dấu hiệu tháo chạy và USD mất
giá mạnh thêm.
Khủng hoảng kinh tế Mỹ có nguồn gốc từ tiêu nhiều hơn có. Vì tiêu
nhiều, nhập ngày càng cao hơn xuất, thiếu hụt đã lên tới gần 6% GDP (800 tỉ
USD/năm). Để tiếp tục chi tiêu, Mỹ cần thu hút nguồn tài chính nước ngoài.
Nhu cầu thu hút tiền nước ngoài để tiêu đã từ từ làm mất giá trị đồng USD,
và do đó khi khủng hoảng xảy ra, các đồng ngoại tệ khác bỏ chạy, đồng
USD lại càng mất giá. Thanh khoản lại càng thiếu hụt.
2.Tác động đối với nền kinh tế thế giới:
Hiện tại tác động của cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Mỹ đối
với nền kinh tế thế giới vẫn chưa quá lớn. Tuy nhiên khả năng nguy cơ nền
kinh tế thế giới gánh chịu hậu quả nghiêm trọng từ nền kinh tế Mỹ là rất
hiện hữu. Trong thời đại tòan cầu hóa, sự liên kết giữa các nền kinh tế rất
mạnh mẽ. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua hàng trăm tỷ USD trái phiếu,
cổ phiếu của các công ty lớn của Mỹ. Nếu các công ty Mỹ phá sản hoặc gặp
khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chịu các khoản lỗ lớn.
Nhưng liệu Chính phủ Mỹ có thể tiếp tục ứng cứu như đã làm với
Fannie Mae, Freddie Mac hay AIG nếu danh sách các công ty lớn có nguy
cơ phá sản tiếp tục dài ra.
Ảnh hưởng đối với kinh tế Nhật, Châu Âu,…: Kinh tế Nhật có vẻ
đang thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài hơn 10 năm. Ba năm qua, kinh tế
Nhật phục hồi, GDP tăng hơn 2,0% một năm. Tuy vậy, hơn một nửa tốc độ
tăng là do xuất khẩu. Chỉ trong vòng năm qua, đồng yen lên giá khoảng 15%
so với đồng USD (chỉ hai tháng đầu năm 2008 đã lên 8%), và yen cũng lên
giá khoảng 7% so với đồng euro. Chỉ số chứng khoán từ đầu năm đến nay
giảm 19%.
Điều này cho thấy Nhật sẽ có khó khăn tăng xuất khẩu và do đó tốc độ
tăng GDP sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian sắp tới. Lãi suất ở Nhật hiện chỉ
có 0,5%, có giảm thêm cũng không có tác dụng, cho nên việc sử. dụng
chính sách tiền tệ gần như bị triệt tiêu. Đồng USD xuống giá khoảng 20% so
với đồng euro cũng trong vòng năm qua. Hàng Mỹ do đó rẻ đi và hàng Châu
Âu đắt lên, cũng đang ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu vào Mỹ và tốc độ
tăng GDP sẽ bị ảnh hưởng. Nói chung mọi dấu hiệu cho thấy vốn tiếp tục bị
rút khỏi Mỹ và do đó USD Mỹ tiếp tục mất giá. Hầu hết các nước GDP sẽ
giảm trong năm tới.
Khủng hoảng lan khắp châu Âu:
Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã lan sang châu Âu, khiến kinh tế Tây
Ban Nha, Ailen và Đan Mạch bên bờ vực suy thoái; kinh tế Pháp suy yếu và
các nền kinh tế đầu tàu khu vực như: Đức, Anh, Italia... đều ảm đạm.
Thậm chí, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) thừa nhận rằng nguy cơ
kinh tế Anh rơi vào suy thoái là điều có thực, với tăng trưởng gần như chững
lại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. BOE cũng nâng dự báo lạm phát của nước
này từ mức hơn 4% lên gần 5% trong vài tháng tới.
Không kém phần bi quan, một báo cáo của Nghiệp đoàn giới chủ công
nghiệp Italia cũng khẳng định nền kinh tế nước này đang chìm vào suy thoái
mới và đặc biệt sẽ trở nên khó khăn hơn vào 6 tháng cuối năm nay. Nghiệp
đoàn chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã yêu cầu chính phủ phải nhanh chóng
thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm khôi phục niềm tin của người tiêu
dùng, khuyến khích đầu tư và giảm thuế.
Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như lạm phát,
giá dầu cao, sản xuất công nghiệp giảm, thị trường nhà đất ở nhiều nước
đang xấu đi. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này đã giảm
đáng kể. Theo Uỷ ban châu Âu, tăng trưởng kinh tế ở châu lục này sẽ giảm
xuống còn 1,5% năm 2009, thấp hơn mức kỳ vọng 1,7% năm 2008.
Thị trường nhà đất châu Âu cũng đáng báo động với những dấu hiệu
lặp lại bi kịch tương tự như thị trường nhà đất Mỹ. Thị trường cổ phiếu Tây
Ban Nha đã bị tê liệt sau khi có thông báo đầu tiên về khoản thiệt hại lớn do
cuộc khủng hoảng nhà đất của nước này gây ra.
Trước tình trạng lạm phát gia tăng và giá nhiên liệu tăng cao, sản xuất
công nghiệp sa sút, các ngành kinh tế châu Âu buộc phải cắt giảm nhân
công, khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh hiện đã
tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua kể từ sau cuộc khủng hoảng đầu
những năm 90 của thế kỷ trước, do nền kinh tế nước này đang có những dấu
hiệu bước vào thời kỳ suy thoái.
Châu Á và đầu tàu Nhật Bản suy giảm mạnh:
Hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu của Mỹ, Standard & Poor"s (S&P)
vừa đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á chưa có dấu hiệu hồi phục ít
nhất là đến hết năm nay do tăng chi phí hàng hóa, lương thực, nhiên liệu.
Theo S&P, ngoại trừ New Zealand, tất cả các nước đều tăng lãi suất
và dự báo sẽ duy trì xu hướng này trong những tháng cuối năm 2008. S&P
cắt giảm mạnh nhất dự báo tăng trưởng của Ấn Độ, Singapore, Việt Nam,
Hàn Quốc và New Zealand trong số các nước châu Á - Thái Bình Dương.
Theo đó, hãng hạ dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm 2008 từ 8,2 -
8,7% dự báo tháng 4/08 xuống 7,5 - 8%; Singapore từ 5,3 - 5,8% xuống 4,2
- 4,7%; Việt Nam từ 8 - 8,5% xuống 5,7 - 6,3%; Hàn Quốc từ 4,8 - 5,3%
xuống 4 - 4,5%; New Zealand từ 1,8 - 2,3% xuống 1 - 1,5%.
Ngay trước đó thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tốc độ tăng
trưởng kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là đầu tàu của
kinh tế châu Á, có thể sẽ tiếp tục giảm, do những khó khăn của kinh tế Mỹ
và những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu. IMF dự báo, tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản chỉ tăng 1,5% năm nay so với 2,1% năm
ngoái và 2,4% năm 2006. Chính phủ Nhật Bản cũng vừa tuyên bố, kinh tế
nước này đang suy thoái. Chính phủ vừa được cải tổ đang đối mặt với nhiều
khó khăn.
Lạm phát của Nhật Bản đang tăng cao do giá các nhu yếu phẩm tăng
mạnh, trong khi nhiều mặt hàng công nghiệp trong nước giảm giá và tiêu thụ
chậm. Dấu hiệu suy thoái được báo động ở nhiều lĩnh vực. Xuất khẩu và đầu
tư, hai “động lực” của nền kinh tế Nhật Bản từ 5 năm qua, cũng bị đình trệ,
do ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái.
Để đối phó các khó khăn kinh tế, chống lạm phát và khôi phục lòng
tin của công chúng, Thủ tướng Nhật Bản Fukuda vừa tiến hành cải tổ chính
phủ. Trong cuộc cải tổ đầu tháng 8 vừa qua, ông Fukuda đã chỉ định nhiều
nhân vật có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính vào các vị trí
kinh tế then chốt.
Và ảnh hưởng đến Việt Nam:
Theo dõi biến động của đôla: Hiếm khi thấy chính phủ Việt Nam có
phản ứng nhậm lẹ như lần này. Ngày 1/10 tại Hà Nội, thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng chỉ đạo rà soát các khoản tiền ký thác hoặc đầu tư tại các ngân hàng
thương mại, tổ chức tài chính nước ngoài. Chính phủ Việt Namđã họp để
đánh giá ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng Mỹ với VN.
Theo Vietnam Net người đứng đầu chính phủ VN nhận định rằng, khủng
hoảng tài chính ở Mỹ đã tác động đến nền kinh tế VN nhưng chưa nhiều.
Theo lời ông Nguyễn Tấn Dũng thì VN có đủ điều kiện, biện pháp và
khả năng để tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng, vượt
qua khó khăn.
Một trong các điểm đáng chú ý, ngân hàng Nhà Nước được chỉ đạo
theo dõi sát biến động đồng đô la để có cách thức điều hành tỷ giá linh hoạt.
Nhận thức rằng cuộc khủng hoảng ở Mỹ sẽ ít ảnh hưởng trực tiếp đến
thị trường tài chính Việt Nam, vì ở lãnh vực này chưa có sự liên thông với
thị trường tài chính Mỹ và các nước phát triển khác.
Tuy nhiên đại diện ngân hàng Nhà Nước nhận định rằng, xuất khẩu
của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào
VN đứng trước nguy cơ sụt giảm.
Ông Nguyễn Văn Giàu Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước còn trấn an
rằng, 82% dự trữ ngoại hối của Việt Nam được gởi tập trung vào các ngân
hàng trung ương của Đức, Anh, Pháp cũng như Quĩ Dự Trữ Liên Bang Mỹ.
Lo lắng cho đầu tư, xuất khẩu: Đó là những nhận định từ guồng máy
Nhà Nước. Mặt khác, chuyên gia tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa ở
California nhận định về ảnh hưởng toàn cầu, trong đó có những nước đang
phát triển như Việt Nam:
“Đối với thế giới, nếu đầu máy kinh tế số một là Hoa Kỳ mà bị suy thoái thì
ta sẽ có nạn suy thoái toàn cầu vì ba nền kinh tế mạnh còn lại là Nhật Bản,
Âu Châu và Trung Quốc đều đang bị suy trầm với nguy cơ lạm phát cao.
Kịch bản ấy mà xảy ra, các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ khốn đốn
vì đầu tư nước ngoài giảm mạnh cùng suy trầm sản xuất, khủng hoảng hối
đoái bùng nổ vì đồng bạc mất giá.
Tuần trước, chiến lược gia đầu tư toàn cầu của ngân hàng Société Générale
của Pháp còn báo động là nếu kinh tế Mỹ suy thoái, Trung Quốc sẽ khủng
hoảng, với sự sụp đổ của thị trường gia cư và sự tiêu vong của hệ thống
ngân hàng.”
Phía các chuyên gia độc lập đang có mặt ở Việt Nam, ông Trần Sĩ
Chương chuyên gia kinh tế ngân hàng của quốc hội Mỹ trong thập niên 1980
ví von trên Vietnam Net rằng, chấn động khủng hoảng Mỹ vào VN như sóng
thần Tsunami từ biển vào kênh rạch. Việt Nam chịu tác động ít ví như sóng
thần qua biển vào con sông rồi mới qua kênh rạch.
Biến động chỉ số VN-Index tính từ đầu năm tới hết 2/10/2008.
Tuy nhiên ông Trần Sĩ Chương cho rằng xuất khẩu của Việt Namsẽ bị
ảnh hưởng rõ nét nhất. Với cách truyền đạt ngộ nghĩnh ông Chương nói
rằng, nếu ai cũng bị chấn động thì sau này mình có chèo ghe mang nải chuối
đi bán, thì cũng ít có người mua và có mua cũng trả giá rẻ.
Đáp câu hỏi của Vietnam Net, chuyên gia Việt kiều Trần Sĩ Chương
cho rằng nguồn FDI tức vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào VN sẽ thay
đổi lớn, theo đó chỉ trong quí này thôi sẽ thấy có sự điều chỉnh trong FDI
vào VN và có thể sẽ nhỏ giọt xuống dưới 10 tỷ 1 năm.
Vẫn theo lời ông Trần Sĩ Chương, trong 2 năm qua nguồn FDI của
VN tăng bất thường, không có cơ sở chính đáng. Ông cho rằng, VN không
thể tiêu thụ quá 5 tỷ đô la một năm với hạ tầng, môi trường kinh doanh như
hiện nay.
Tuy nhiên, có một nguồn tiền khá lớn mà vị chuyên gia Việt Kiều cho
rằng vẫn ổn định, đó là kiều hối. Ông Chương trích dẫn báo cáo gần nhất ghi
nhận lượng kiều hối sẽ vượt ngưỡng 10 tỷ đô la mỗi năm, bao gồm tiền gởi
cho người thân, đầu tư và tiền bà con đi làm ăn mang về.
Tăng trưởng kinh tế? :Bức tranh suy thoái kinh tế đậm nhạt của thế
giới ảnh hưởng ra sao đến Việt Nam, theo các chuyên gia ít nhất phải có thời
gian vài ba tháng để thấy được rõ nét.
Tuy nhiên, đã có những chỉ dấu cho thấy mức tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam khó đạt 7% trong năm nay. Đây là một bài viết được Vietnam Net
đưa lên mạng ngày 2/10, tờ báo nhắc lại dự báo hồi đầu năm của Viện
Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương theo đó có thể có 3 kịch bản xảy
ra, thứ nhất nền kinh tế có mức tăng trưởng bình thường khoảng 7,2%, mức
cao nhất là 7,6% còn trong điều kiện xấu nhất thì tăng trưởng GDP sẽ
khoảng 6,7%.
II/ Sự khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng Mỹ hiện đang
rơi vào cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử, và không ít các ngân hàng
lớn và vừa đã phải tuyên bố phá sản dù đã có sự trợ giúp từ chính phủ.
A.Thực trạng làm ăn thua lỗ của các ngân hàng :
Số các ngân hàng của Mỹ có “vấn đề” đã tăng 30% trong quý 2 vừa
qua, mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, do ngày càng có nhiều
khoản vay bất động sản quá hạn.
Theo FDIC (Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC), bản danh sách
“đen” này tính đến ngày 30/6 vừa qua đã bao gồm 117 ngân hàng, so với
mức 90 ngân hàng ở thời điểm cuối quý 1. Các ngân hàng trong danh sách
này có tổng tài sản 78,3 tỷ USD tính đến cuối quý 2, tăng gấp 3 lần so với
mức 26,3 tỷ USD trong bản danh sách công bố hồi cuối quý 1.
Nhiều ngân hàng trong danh sách này có mức độ cho vay địa ốc cao,
đặc biệt là các khoản cho vay các dự án xây dựng. Tuy nhiên, FDIC không
công bố đích danh các ngân hàng này. Theo các quan chức của FDIC, bản
danh sách này sẽ còn dài ra trong thời gian tới.
FDIC cho biết, các ngân hàng được tập đoàn này bảo hiểm đạt lợi
nhuận ròng 4,96 tỷ USD trong quý 2, giảm 87% so với mức 36,8 tỷ USD
cùng kỳ năm ngoái. Số các khoản nợ quá hạn 90 ngày trở lên đã tăng 20% so
với quý 1, từ mức 136 tỷ USD lên mức 162 tỷ USD. Trong s