Tiểu luận Sự kỳ vọng của cấp dưới đối với lãnh đạo trong bộ máy quan liêu đã được trong sạch hóa

1. Tác giả: • Robert Jones:  Là một chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị nguồn nhân lực, sự lãnh đạo và thay đổi của tổ chức.  Hiện tại ông đang công tác tại Khoa Kinh doanh và Doanh nghiệp, Đại học Công nghệ Swinburne, Hawthorn, Australia.  Tốt nghiệp cử nhân kinh tế, ông tiếp tục theo học Thạc sĩ kinh tế tại trường Đại học Luân Đôn, Anh. Không dừng ở đó, ông đã xuất sắc để lấy được bằng Tiến sĩ tại trường Đại học Witwatersrand.  Ông đã xuất bản 3 quyển sách và 45 bài báo được chứng nhận trên 30 tạp chí khác nhau bao gồm tạp chí Organization Studies (Nghiên cứu về tổ chức), Public Administration (Quản lý công), Journal of Organisational Change Management (Tạp chí quản trị sự thay đổi của tổ chức), Public Money and Management (Tiền công và việc quản lý), Journal of Small Business Management (Tạp chí quản trị doanh nghiệp nhỏ), Personnel Review (Đánh giá công chức), Management Learning (Quản trị việc đào tạo), Managerial and Decision Economics (Ban quản trị và các quyết định kinh tế), Leadership and Organisation Development Journal (tạp chí sự phát triển của lãnh đạo và tổ chức). • George Karl Kriflik:  Ông là giảng viên tại trường Kinh doanh và phát triển chuyên môn, trực thuộc trường đại học Wollongong, Wollongong, Australia, chuyên về lĩnh vực hành xử trong tổ chức và vấn đề chiến lược.  Nghiên cứu mà ông quan tâm là căn cứ vào việc tiếp cận đến cách hành xử trong tổ chức thể hiện qua quan điểm của nhân viên, và một cách tiếp cận khác là nghiên cứu những người giám sát học hỏi được gì từ khả năng của những người lãnh đạo họ.

doc16 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự kỳ vọng của cấp dưới đối với lãnh đạo trong bộ máy quan liêu đã được trong sạch hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Phần I: Giới thiệu chung 1 1 Tác giả 1 2 Bài báo 2 Phần II : Đề tài nghiên cứu 3 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3 2.2 Phương pháp nghiên cứu 3 2.3 Mô hình nghiên cứu 4 2.3.1 Mô hình lý thuyết 4 2.3.2 Mô hình cụ thể 5 2.4 Thiết lập câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 6 2.5 Tóm lược các lý thuyết có liên quan 9 2.6 Thu thập và xử lý thông tin 10 2.7 Kết luận sơ bộ 11 Phần III : Kết luận 13 Trường ĐH Kinh tế TP HCM    Khoa Sau Đại học    Lớp Đêm 1 - Nhóm 13         BẢNG ĐÁNH GIÁ THAM GIA MÔN PPNC             STT  Họ và tên  Đánh giá (từ 0-1)  Công việc đóng góp   1  Ngô Thị Ngọc Sương  1  - Dịch phần "Introduction" - Thảo luận đề cương và trả lời các câu hỏi   2  Phạm Hồng Thái  1  - Dịch phần "The case" - Thảo luận đề cương và trả lời các câu hỏi   3  Nguyễn Tiến Thông  1  - Dịch phần "Methodology" - Thảo luận đề cương và trả lời các câu hỏi   4  Nguyễn Thanh Sơn  1  - Dịch phần "Data collection and analysis " - Thảo luận đề cương và trả lời các câu hỏi - Chỉnh sửa bài dịch, bài tổng hợp - Phụ trách in ấn   5  Lê Thị Phương Trình  1  - Dịch phần "Data collection and analysis " (tt) - Thảo luận đề cương và trả lời các câu hỏi   6  Hà Thị Thu Huệ (Nhóm trưởng)  1  - Phân công nhiệm vụ, Dịch phần "Findings" - Tổng hợp bài dịch - Thảo luận đề cương và trả lời các câu hỏi - Tổng hợp các câu trả lời   7  Nguyễn Phương Như  1  - Dịch phần "Findings" (tt) - Thảo luận đề cương và trả lời các câu hỏi   8  Nguyễn Xuân Yên  1  - Dịch phần "Leader actioning" - Thảo luận đề cương và trả lời các câu hỏi   9  Ngô Huỳnh Trang  1  - Dịch phần "Leader actioning" (tt) - Thảo luận đề cương và trả lời các câu hỏi   10  Nguyễn Thu Trang  1  - Dịch phần "Discussion and conclusion" - Thảo luận đề cương và trả lời các câu hỏi   PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG Tác giả: Robert Jones: Là một chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị nguồn nhân lực, sự lãnh đạo và thay đổi của tổ chức. Hiện tại ông đang công tác tại Khoa Kinh doanh và Doanh nghiệp, Đại học Công nghệ Swinburne, Hawthorn, Australia. Tốt nghiệp cử nhân kinh tế, ông tiếp tục theo học Thạc sĩ kinh tế tại trường Đại học Luân Đôn, Anh. Không dừng ở đó, ông đã xuất sắc để lấy được bằng Tiến sĩ tại trường Đại học Witwatersrand. Ông đã xuất bản 3 quyển sách và 45 bài báo được chứng nhận trên 30 tạp chí khác nhau bao gồm tạp chí Organization Studies (Nghiên cứu về tổ chức), Public Administration (Quản lý công), Journal of Organisational Change Management (Tạp chí quản trị sự thay đổi của tổ chức), Public Money and Management (Tiền công và việc quản lý), Journal of Small Business Management (Tạp chí quản trị doanh nghiệp nhỏ), Personnel Review (Đánh giá công chức), Management Learning (Quản trị việc đào tạo), Managerial and Decision Economics (Ban quản trị và các quyết định kinh tế), Leadership and Organisation Development Journal (tạp chí sự phát triển của lãnh đạo và tổ chức). George Karl Kriflik: Ông là giảng viên tại trường Kinh doanh và phát triển chuyên môn, trực thuộc trường đại học Wollongong, Wollongong, Australia, chuyên về lĩnh vực hành xử trong tổ chức và vấn đề chiến lược. Nghiên cứu mà ông quan tâm là căn cứ vào việc tiếp cận đến cách hành xử trong tổ chức thể hiện qua quan điểm của nhân viên, và một cách tiếp cận khác là nghiên cứu những người giám sát học hỏi được gì từ khả năng của những người lãnh đạo họ. Bài báo nghiên cứu Tựa đề “Subordinate Expectations of Leadership Within a Cleaned-Up Bureaucracy: A Grounded Theory Study” – Sự kỳ vọng của cấp dưới với lãnh đạo trong bộ máy quan liêu đã được trong sạch hóa - nghiên cứu lý thuyết nền. Đây là bài báo thuộc thể loại nghiên cứu ứng dụng, nó được gửi đến tạp chí vào tháng 8/2004, chỉnh sửa vào tháng 12/2004, được chấp nhận tháng 3/2005 và phát hành chính thức trong năm 2006 trên tạp chí “Journal of Organizational Change Management” quyển số 19, số báo thứ 2, từ trang 154 – đến 172 do công ty “Emerald Group Publishing Limited” phát hành. PHẦN II: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đưa ra mô hình lý thuyết về qui trình lãnh đạo thông qua việc tìm hiểu những mối quan tâm chính yếu của cấp dưới trong bộ máy quan liêu đã được trong sạch hóa. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Ngày càng nhiều tác giả đã đặt vấn đề về sự vượt trội hơn của phương pháp định lượng trong nghiên cứu sự lãnh đạo và đã có những lời yêu cầu sử dụng nhiều hơn phương pháp định lượng trong lĩnh vực này (Alvesson, năm 1996; Bryman et al, 1996, 1988; Conger, 1998; Parry. , 1998). Tuy nhiên, Conger (1998, trang 108) tin rằng phương pháp định tính rất lý tưởng để giải quyết sự phức tạp như vậy và "nó phải đóng một vai trò trung tâm trong nghiên cứu sự lãnh đạo ". Với mục đích của nghiên cứu được trình bày trong bài báo này không phải là để đưa ra một sự giải thích toàn diện, mà là phát biểu về một lý thuyết của quá trình lãnh đạo trong một môi trường cụ thể. Chính vì mục đích này mà lý thuyết nền chính thống là phương pháp được lựa chọn để nghiên cứu. Lý thuyết nền chính thống rất thích hợp cho việc nghiên cứu các thực thể phức tạp theo một quy trình như sau:  Khi sử dụng phương pháp lý thuyết nền chính thống, việc đầu tiên không phải là đặt giả thiết mà là thu thập dữ liệu bằng nhiều cách khác nhau. Từ dữ liệu thu thập được, các điểm trọng yếu sẽ được đánh dấu bằng các “mã” (Code). Các mã này sau đó được nhóm thành các “khái niệm” (concept). Các “phạm trù” (Category) được tạo ra từ những “khái niệm” này; và các “phạm trù” là cơ sở để xây dựng “lý thuyết” (Theory) – hay còn gọi là giả thiết nghiên cứu ngược (reverse engineering). 2.3 Mô hình nghiên cứu 2.3.1 Mô hình lý thuyết Thông qua việc thu thập, mã hóa và phân tích dữ liệu, cụ thể là qua 26 cuộc phỏng vấn chính thức cùng với nhiều cuộc phỏng vấn không chính thức (đối thọai thân mật), tác giả đã đưa ra mô hình lý thuyết của bài báo như sau:  Mô hình lý thuyết : Đó chính là mô hình MAD hay mô hình " Tối thiểu hóa sự khác biệt nhận thức". Đây là mẫu hình chuẩn mực về cách cư xử tương tác giữa cấp dưới và cấp trên của họ, để giải quyết mối quan tâm hàng đầu của của cấp dưới. Trong một bộ máy hoạt động thì "Hành động của cấp dưới" và " Hành động của cấp trên " luôn luôn tương tác qua lại lẫn nhau. Từ đó, phát sinh ra nhiều vấn đề mâu thuẫn và sẽ gây ra nhiều hậu quả tiếp theo đó. Vì vậy, mô hình MAD nhằm tập trung xử lý quá trình tương tác này. Nhằm mục đích tối thiểu hóa sự khác biệt về nhận thức dẫn đến những hành động đó. 2.3.2 Mô hình cụ thể Từ mô hình lý thuyết trên, tác giả xây dựng và phát triển mô hình cụ thể của bài báo như dưới đây. Đó là mô hình xử lý của cấp lãnh đạo trong bộ máy quan liêu. AGRO - một Tổ chức công ích ở Bang phía Đông nước Úc được sử dụng làm ví dụ điển hình.  “Bối cảnh bên ngòai là nhu cầu về dịch vụ công tăng lên “, “Bối cảnh bên trong công ty Argo là cần phải tập trung hóa; phân bổ lại chính sách; áp dụng qui trình quản lý chất lượng tòan diện…..”, Trên cơ sở mô hình MAD, tác giả tiếp tục tiếp cận phỏng vấn các nhân viên cấp dưới của công ty và nhận thấy rằng nhân viên cấp dưới bị hạn chế về mặt nhận thức và luôn cảm thấy bị “quá tải”. Tuy nhiên, các vị lãnh đạo của Argo không nhìn thấy được điều này. Và từ đó, tác giả đưa ra chiến lược dành cho các nhà lãnh đạo Argo là: “Chiến lược làm dịu và chiến lược hổ trợ”. Như vậy, mô hình tập trung giới thiệu chiến lược của các vị lãnh đạo, nhằm giảm thiểu sự khác biệt với cấp dưới. “Chiến lược hỗ trợ cấp dưới" quan tâm đến việc hỗ trợ và khích lệ nhân viên. nhằm phát triển kiến thức, khả năng, và thái độ của nhân viên cấp dưới. " Chiến lược làm dịu " với mục đích làm giảm thiểu sự cản trở của môi trường làm việc đến cấp dưới khi họ bị quá tải và giới hạn. Cấp dưới mong đợi lãnh đạo trong việc điều chuyển công việc, tái thiết công việc, xây dựng quy trình làm việc, làm giảm bớt rào cản đối thoại và thiết lập cơ chế làm việc. 2.4 Thiết lập câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp lý thuyết nền chính thống, nghĩa là đi từ dữ liệu thu thập được để đưa ra mô hình lý thuyết (giả thiết không được đặt ra tại bước đầu của quá trình nghiên cứu) và cách đặt câu hỏi phỏng vấn cũng thay đổi theo quá trình xây dựng mô hình lý thuyết (các câu hỏi phỏng vấn đầu tiên mang tính định hình để tìm hướng đi cho đề tài và định hướng để tiếp tục đặt ra các câu hỏi cho các cuộc phỏng vấn sau). Khi sử dụng phương pháp lý thuyết nền chính thống, việc đầu tiên không phải là đặt giả thiết mà là thu thập dữ liệu bằng nhiều cách khác nhau. Từ dữ liệu thu thập được, các điểm trọng yếu sẽ được đánh dấu bằng các “mã” (Code). Các mã này sau đó được nhóm thành các “khái niệm” (concept). Các “phạm trù” (Category) được tạo ra từ những “khái niệm” này; và các “phạm trù” là cơ sở để xây dựng “lý thuyết” (Theory) – hay còn gọi là giả thiết nghiên cứu ngược (reverse engineering). Thực tế trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng nghiên cứu dạng nhân chủng học: sử dụng công cụ phỏng vấn, quan sát và phân tích tài liệu. Tác giả đã tiến hành 26 cuộc phỏng vấn và nhiều cuộc trò chuyện không chính thức khác với các nhân viên của AGRO. Thông qua 4 cuộc phỏng vấn đầu tiên, tác giả đã ghi được 51 thẻ khái niệm (concept card) và xếp chúng thành 9 phạm trù (category) khác nhau với phạm trù chính là “Ứng xử của thuộc cấp” với 2 phạm trù con là “ảnh hưởng của nhà lãnh đạo” và “đặc tính của thuộc cấp”. Câu hỏi được đặt ra trong suốt quá trình nghiên cứu lý thuyết nền là “điều gì đang xảy ra?” và “vấn đề của người tham gia là gì? và họ đang tìm cách giải quyết nó như thế nào?”. Trong nghiên cứu thực tế của các tác giả, câu hỏi trên đã giúp tìm ra điểm thiếu hụt trong việc xác định các phạm trù đã đặt ra ở trên. Sau khi phân tích lại dữ liệu một lần nữa, tác giả đã định hướng lại mối quan tâm của mình thành “mong muốn được làm việc ở mức toàn dụng tiềm lực của mình hoặc hướng tới làm việc ở mức toàn dụng tiềm lực của mình”. Trong phương pháp nghiên cứu lý thuyết nền, ghi chép ý tưởng là việc ghi lại việc lý thuyết hóa các ý tưởng. Ghi chép ý tưởng là một bước quan trọng trong giai đoạn đầu của việc nghiên cứu lý thuyết nền. Ghi chép ý tưởng là công cụ rất quan trọng trong việc sàng lọc và theo dõi các ý tưởng xuất hiện trong quá trình so sánh các sự kiện, so sánh các khái niệm dọc quá trình tiến hóa của lý thuyết. Ghi chép ý tưởng là một cách góp nhặt để có một ngân hàng ý tưởng về các khái niệm và mối liên hệ của chúng. Việc ghi chép ý tưởng là hoàn toàn tự do, bất kể các quy luật văn viết hay văn phạm. Việc ghi chép chỉ giúp ghi thoát ý tưởng chứ không nhằm mục tiêu nào khác. Quá trình ghi chép giúp ý tưởng trở nên thực tế hơn do người viết phải chuyển từ những cái trong đầu sang giấy; điều này giúp cho ý tưởng trở nên dễ hiểu hơn. Trong phạm vi bài báo nghiên cứu, việc ghi chép ý tưởng giúp người nghiên cứu dần hình thành ý tưởng về hành vi lãnh đạo để giúp cấp dưới “ Tối thiểu hóa sự khác biệt trong thành quả”. Đây chính là quy trình lãnh đạo mà tác giả muốn xây dựng. Đa phần các nghiên cứu lý thuyết nền được xem là nghiên cứu về chất vì phương pháp thống kê không được sử dụng, cũng như những con số sẽ không xuất hiện trong phương pháp này. Kết quả của nghiên cứu lý thuyết nền không phải là một báo cáo về các xác suất thống kê có nghĩa mà là một nhóm các phát biểu về mối quan hệ giữa các “khái niệm”, hoặc một nhóm các giả thiết dạng khái niệm được phát triển từ dữ liệu có trước. Cách đặt câu hỏi và giả thiết là chặt chẽ vì lý thuyết đặt ra từ phương pháp lý thuyết nền được đánh giá bởi 4 tiêu chuẩn (Fit, relevance, modifiable, workable). Tính phù hợp (fit): sự phù hợp của các khái niệm với các sự kiện mà nó đại diện. Tính xác đáng (Relevance): Một nghiên cứu xác đáng nhắm tới các mối quan tâm thực tế của người tham gia chứ không chỉ nhắm tới các vấn đề học thuật. Khả năng khai thác (Workability): Lý thuyết đặt ra có thể giải thích hiệu quả cách giải quyết vấn đề trong các điều kiện biến động. Khả năng thay đổi (Modifiability): Khả năng điều chỉnh lý thuyết hoặc thay đổi lý thuyết bằng một lý thuyết mới khi xuất hiện dữ liệu mới. Lý thuyết nền không có đúng sai mà nó chỉ phù hợp nhiều hay ít, có xác đáng, có khả năng khai thác và có khả năng thay đổi nhiều hay ít. Nhóm chúng tôi đánh giá đề tài nghiên cứu dựa trên 4 tiêu chuẩn trên bằng 3 dấu cộng và 1 dấu trừ như sau: + Fit: Các khái niệm đưa ra phù hợp với thực tế kỳ vọng của cấp dưới. + Relevance: Nhắm đến điều cấp dưới cảm nhận trong môi trường quan liêu đã được làm sạch. + Workable: Giải thích được trạng thái vô vọng, lạc lõng của cấp dưới; cảnh báo cho giới quản lý về mối lo lắng của cấp dưới. - Modifiable: Nghiên cứu giới hạn ở một tổ chức ở một đất nước duy nhất; Giới hạn trong mô hình quan liêu đã được trong sạch hóa. “Tất cả là dữ liệu” là đặc tính căn bản của phương pháp nghiên cứu sử dụng lý thuyết nền. Điều này có nghĩa là tất cả mọi thứ mà người nghiên cứu bắt gặp trong quá trình nghiên cứu đều có thể là một phần của dữ liệu bao gồm các ghi chú tại chỗ từ các cuộc phỏng vấn thân mật, bài giảng, hội thảo, bài báo, email, thậm chí chương trình truyền hình hay những cuộc trò chuyện với bạn bè. Tóm lại, kết quả của bài báo có tính phù hợp cao vì nó giải quyết được yêu cầu đặt ra đối với lãnh đạo trong môi trường quan liêu đã được làm sạch để thỏa mãn kỳ vọng của thuộc cấp đạt được trạng thái toàn dụng của mình. Bài báo cũng là một nghiên cứu xác đáng vì nó nhắm vào khía cạnh chưa được khai thác của vấn đề lãnh đạo từ góc nhìn của người bị lãnh đạo. Tuy nhiên, do việc nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi của tổ chức AGRO với số cuộc phỏng vấn tương đối ít (26) thì khả năng khai thác của lý thuyết này vẫn cần được phát huy. 2.5 Tóm lược các lý thuyết có liên quan Mục tiêu của đề tài là đưa ra mô hình lý thuyết về hành vi lãnh đạo trong môi trường quan liêu đã được làm sạch. Tức là mô hình quản lý tập quyền – quyền lực tập trung về cấp lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Thông qua việc chuẩn hóa các quy trình và đánh giá công việc dựa vào kết quả đầu ra và mục tiêu đạt được, mô hình quan liêu được làm sạch đã tước đoạt đi phần tự quyết mà trước đó cấp dưới (bao gồm cả các lãnh đạo cấp trung và thấp trong tổ chức) có được. Với môi trường nghiên cứu như trên, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu của mình tại tổ chức AGRO – một thí dụ hoàn hảo cho tổ chức quan liêu đã được làm sạch. Đi từ việc nghiên cứu về quy trình lãnh đạo – một quy trình động và có sự tương tác về tâm lý và xã hội – Conger(1998,p.108) cho rằng các phương pháp nghiên cứu định tính là lý tưởng để nghiên cứu các vấn đề phức tạp như trên. Và theo Glaser, phương pháp nghiên cứu lý thuyết nền giúp người nghiên cứu tự do trong việc xây dựng các lý thuyết mới giải thích hành vi con người - ở đây là hành vi nhà lãnh đạo cũng như phản ứng của thuộc cấp trong môi trường quan liêu đã được làm sạch. Mục tiêu của bài báo này không phải là trình bày một định nghĩa toàn diện về quy trình lãnh đạo mà chủ yếu để xây dựng một lý thuyết về quy trình lãnh đạo trong một tình huống cụ thể. Tương ứng với mục tiêu này, kết quả của nghiên cứu lý thuyết nền không phải là một báo cáo về các xác suất thống kê có nghĩa mà là một nhóm các phát biểu về mối quan hệ giữa các “khái niệm”, hoặc một nhóm các giả thiết dạng khái niệm được phát triển từ dữ liệu có trước. Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu lý thuyết nền chính thống để thực hiện dự án này là hợp lý đối với tầm vực và mục tiêu đặt ra của đề tài bởi nó thích hợp để nghiên cứu các vấn đề phức tạp và nhiều khía cạnh. Lý thuyết nền không nhắm đến “sự thật” mà nhắm đến việc khái niệm hóa về sự việc đang xảy ra bằng cách sử dụng dữ liệu đã thu được. Tuy nhiên, người nghiên cứu không được đặt ra các “tiền giả thiết” trước khi tiến hành nghiên cứu. Mục tiêu của lý thuyết nền là xây dựng các “khái niệm” giải thích hành vi của con người bất kể thời gian và địa điểm. Nếu người nghiên cứu muốn một kết quả chính xác thì nên sử dụng phương pháp khác lý thuyết nền. Thu thập và xử lý thông tin STT cuộc phỏng vấn  Câu hỏi  Định hướng  Kết quả   1-3  1.Theo bạn, lãnh đạo nghĩa là gì?  Các câu hỏi nhằm xác định rõ hơn tầm vực và chủ đề của các vấn đề có liên quan đến lãnh đạo  Chủ đề chính được đề cập là lòng tin, giao tiếp và động lực thúc đẩy.    2.Bạn cảm thấy thế nào về công việc của mình?     4-7     1.Những phản ứng về tình cảm của thuộc cấp đối với các tình huống liên quan đến lãnh đạo.  Phạm trù chính:Ứng xử của thuộc cấp. Phạm trù con: Ảnh hưởng của lãnh đạo và khả năng của thuộc cấp       2.Mối liên kết giữa tình cảm và hành động của thuộc cấp với những trải nghiệm của họ về lãnh đạo        3.Kỳ vọng của thuộc cấp về cách mà họ cảm thấy muốn được lãnh đạo.    8-15     Sắp xếp lại các mã trong phạm trù "ứng xử của thuộc cấp" và "hành vi lãnh đạo"  Thay đổi hướng chú ý từ "Ứng xử của thuộc cấp" sang hướng mới        Xuất hiện một khía cạnh mới trong phần phân tích, đó là thuộc cấp muốn "thoát khỏi các ràng buộc" của tổ chức để có thể sáng tạo và làm việc ở mức toàn dụng khả năng của mình   16-26     Xây dựng thêm phạm trù "hành vi lãnh đạo làm dễ dàng cho nhân viên"  Đưa ra các khái niệm: thuộc cấp "bị giới hạn" và "được giải thoát"   Kết luận sơ bộ Như vậy, tác giả đã thực hiện việc thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu theo phương pháp định tính. Bước 1 tác giả thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn 3 người. Tác giả đặt câu hỏi xung quanh vấn đề về “mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cấp dưới”. Việc thực hiện các câu hỏi không theo bất kỳ một cấu trúc nào. Sau khi phỏng vấn xong, tác giả phân tích và nhận thấy rằng phần lớn các thông tin đều tập trung vào 3 vấn đề chính (lòng tin, giao tiếp và động lực thúc đẩy). Từ kết quả phân tích, tác giả tiếp tục mã hóa lý thuyết xung quanh 3 vấn đề chính này. Bước 2 Tác giả sử dụng phương pháp bán cấu trúc. Bằng cách vừa thu thập dữ liệu và mã hóa dữ liệu phân tích kết hợp với lắng nghe. Kết hợp viết memo cùng với quá trình mã hóa. Sau khi phỏng vấn 4 người và phân tích kết quả thu được. Tác giả tập trung khái niệm vào quá trình tương tác giữa nhà lãnh đạo và cấp dưới. Tác giả quay trở lại phân loại lại các mã xung quanh phạm trù chính về “Hành động của nhà lãnh đạo” và “Quan điểm của cấp dưới ”. Bước 3, tác giả tiếp tục mã hóa 2 phạm trù được rút ra từ bước 2 và đi sâu phân tích: sự mong muốn tự do của cấp dưới, mong muốn không bị kiềm hãm để sáng tạo, phát huy khả năng làm việc của mình và khao khát cống hiến. Tiếp tục mở rộng phân tích 2 phạm trù “chiến lược hỗ trợ cấp dưới” và “chiến lược làm dịu môi trường” sau khi phỏng vấn những người còn lại, tác giả xác định được lý thuyết chủ chốt và mã hóa các lý thuyết tập trung vào khái niệm hóa về quy trình “ tối thiểu hóa sự khác biệt nhận thức”. Phát hiện này có ý nghĩa thiết thực cho nhà lãnh đạo. Cảnh báo nhà lãnh đạo trong việc xóa bỏ quan liêu theo hướng quan tâm chính của cấp dưới. Gia tăng nhận thức của người lãnh đạo trong việc tạo và điều chỉnh mối quan hệ chính yếu với cấp dưới. Thông báo cho nhà lãnh đạo biết kỳ vọng của cấp dưới; Nhu cầu cung cấp nguồn lực, cơ hội hướng nghiệp và phát triển của cấp dưới. Tạo điều kiện để giảm thiểu sự khác biệt giữa người lãnh đạo và cấp dưới. PHẦN III: KẾT LUẬN Đề tài nghiên cứu đã rút ra những đóng góp đáng kể trong qui trình lãnh đạo như sau: Thứ nhất, trả lời cho những kêu gọi gần đây tới việc đặt vị trí nghiên cứu quá trình lãnh đạo trong các ngữ cảnh tổ chức cụ thể bằng việc sử dụng phương pháp lý thuyết nền để tạo ra một lý thuyết của quá trình lãnh đạo trong bối cảnh bộ máy quan liêu được trong sạch hoá . Thứ hai, giảm thiểu sự thái quá của chính sách điều hành cấp cao trong việc làm trong sạch hoá bộ máy quan liêu đặc trưng bởi gia tăng sự bất lực của cấp dưới. T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPPNC_NHOM13_K20DEM1.doc
  • pdfPPNC_NHOM13_K20DEM1.pdf
Luận văn liên quan