Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart cũng được hình thành với khái niệm
giá rẻ. Th ực tế thì slogan của họ “Giảm giá hàng ngày : Every day low prices” cho
chúng ta thấ y rằng đây là thương hiệu cạnh tranh bằng giá cả. Và lợi thế chi phí mang
tính cấu trúc của họ được kết tinh từ lợi ích kinh tế theo quy mô lớn.
Lợi ích kinh tế theo quy mô lại đem về cho Wal-Mart sức mạnh trong đàm phán rất
lớn đối v ới các nhà cung cấp. Wal-Mart có thể tận dụng được hiệu quả kinh tế theo
quy mô nhờ vào quy ền lực mua toàn cầu của mình. Các thương gia khắp nơi trên thế
giới tìm đến Wal-Mart để chào hàng, với hy v ọng sản phẩm của họ sẽ có mặt trong
chuỗi dây chuy ền siêu thị lớn nhất th ế giới. Nhiều nhà cung cấp chính của Wal-Mart
là những công ty đa quốc gia như GE (hàng gia dụng), Unilever (hàng thực phẩm), và
P&G (sản phẩm chăm sóc cá nhân). Tất cả đều là những nhà cung cấp lớn có hoạt
động kinh doanh riêng trên toàn cầu.
Bằng cách tiếp cận thị trường quốc tế, Wal-Mart tận dụng quy mô khổng lồ của
mình để yêu cầu chiết kh ấu nhiều hơn từ các nhà bán lẻ toàn cầu tại đ ịa phương. Nhờ
vậ y làm tăng khả năng đưa ra mức giá thấp cho người tiêu dùng, giành được thị phần,
và thu được nhiều lợi nhu ận hơn. Nếu các hãng cung cấp có ý định đi ngược lại tiêu
chí của Walmart, các hãng này sẽ bị đe dọa cắt hợp đồng và khả năng phá sản là rất
cao. Lý do đó là Walmart luôn đặt hàng với số lư ợng lớn, ổn định. Sự kiên định của
Wal-Mart trong chuyện hàng phải “luôn luôn giá thấp” khiến các hãng cung cấp gần
như phải tự phát huy năng lực, phải do dự không dám bàn chuyện tăng giá bán cho
Wal-Mart ngay cả khi chuyện tăng giá này là hoàn toàn chính đáng.
Do đó, có thể nói lợi thế kinh tế theo quy mô giúp Wal-Mart tạo ra sự khác biệt so
với đối thủ nhờ chi phí thấp.
19 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4933 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự mở rộng toàn cầu của WAL - MART, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[Type text]
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
----------
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
SỰ MỞ RỘNG TOÀN CẦU CỦA
WAL - MART
GVHD : TS. NGUYỄN HÙNG PHONG
LỚP : CAO HỌC K21 – ĐÊM 2
Nhóm 2
1. Nguyễn Thế Anh
2. Hứa Kim Dung
3. Võ Thành Quang
4. Lê Hoàng Vĩnh Phú
5. Lê Nguyên Thanh Vân
TP.HCM, Tháng 6 năm 2013
Sự mở rộng toàn cầu của Wal-mart
2
Nhóm 2 - K21 Đêm 2
MỤC LỤC
Câu 1 : Wal-Mart có được lợi ích gì từ việc mở rộng toàn cầu?............................. 4
1. Lợi ích kinh tế theo quy mô .................................................................................... 4
2. Kinh nghiệm thâm nhập thị trường ......................................................................... 4
3. Lợi ích của quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả .......................................................... 5
4. Khai thác các ý tưởng kinh doanh tại các nước mà Wal-Mart đang cạnh tranh ........ 5
Câu 2: Những rủi ro nào mà Wal-Mart gặp phải khi thâm nhập vào các thị
trường bán lẻ khác? Làm thế nào để hạn chế những rủi ro đó? ............................ 6
1. Những rủi ro mà Wal-Mart gặp phải khi thâm nhập vào các thị
trường bán lẻ khác ...................................................................................................... 6
2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro của Wal-Mart khi xâm
nhập thị trường nước ngoài ....................................................................................... 10
Câu 3: Theo bạn, tại sao Wal-Mart thâm nhập thị trường Mexico đầu tiên bằng
hình thức liên doanh? Tại sao công ty mua lại cổ phần của đối tác Mexico trong
liên doanh vào năm 1998? ...................................................................................... 12
1. Theo bạn, tại sao Wal-Mart thâm nhập thị trường Mexico đầu tiên bằng hình thức
liên doanh? ............................................................................................................... 12
2. Tại sao công ty mua lại cổ phần của đối tác Mexico trong liên doanh vào năm 1998
? ............................................................................................................................... 14
Câu 4. Wal-Mart đang theo đuổi chiến lược nào – toàn cầu, địa phương hóa,
quốc tế, hay xuyên quốc gia? Việc lựa chọn chiến lược này có hiệu quả không?
Tại sao? .................................................................................................................. 16
1. Wal-Mart đang theo đuổi chiến lược nào – toàn cầu, địa phương hóa, quốc tế, hay
xuyên quốc gia? ....................................................................................................... 16
2. Việc lựa chọn chiến lược này có hiệu quả không? Tại sao? ................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sự mở rộng toàn cầu của Wal-mart
3
Nhóm 2 - K21 Đêm 2
Câu 1 : Wal-Mart có được lợi ích gì từ việc mở rộng toàn cầu?
1. Lợi ích kinh tế theo quy mô
Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart cũng được hình thành với khái niệm
giá rẻ. Thực tế thì slogan của họ “Giảm giá hàng ngày : Every day low prices” cho
chúng ta thấy rằng đây là thương hiệu cạnh tranh bằng giá cả. Và lợi thế chi phí mang
tính cấu trúc của họ được kết tinh từ lợi ích kinh tế theo quy mô lớn.
Lợi ích kinh tế theo quy mô lại đem về cho Wal-Mart sức mạnh trong đàm phán rất
lớn đối với các nhà cung cấp. Wal-Mart có thể tận dụng được hiệu quả kinh tế theo
quy mô nhờ vào quyền lực mua toàn cầu của mình. Các thương gia khắp nơi trên thế
giới tìm đến Wal-Mart để chào hàng, với hy vọng sản phẩm của họ sẽ có mặt trong
chuỗi dây chuyền siêu thị lớn nhất thế giới. Nhiều nhà cung cấp chính của Wal-Mart
là những công ty đa quốc gia như GE (hàng gia dụng), Unilever (hàng thực phẩm), và
P&G (sản phẩm chăm sóc cá nhân). Tất cả đều là những nhà cung cấp lớn có hoạt
động kinh doanh riêng trên toàn cầu.
Bằng cách tiếp cận thị trường quốc tế, Wal-Mart tận dụng quy mô khổng lồ của
mình để yêu cầu chiết khấu nhiều hơn từ các nhà bán lẻ toàn cầu tại địa phương. Nhờ
vậy làm tăng khả năng đưa ra mức giá thấp cho người tiêu dùng, giành được thị phần,
và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nếu các hãng cung cấp có ý định đi ngược lại tiêu
chí của Walmart, các hãng này sẽ bị đe dọa cắt hợp đồng và khả năng phá sản là rất
cao. Lý do đó là Walmart luôn đặt hàng với số lượng lớn, ổn định. Sự kiên định của
Wal-Mart trong chuyện hàng phải “luôn luôn giá thấp” khiến các hãng cung cấp gần
như phải tự phát huy năng lực, phải do dự không dám bàn chuyện tăng giá bán cho
Wal-Mart ngay cả khi chuyện tăng giá này là hoàn toàn chính đáng.
Do đó, có thể nói lợi thế kinh tế theo quy mô giúp Wal-Mart tạo ra sự khác biệt so
với đối thủ nhờ chi phí thấp.
2. Kinh nghiệm thâm nhập thị trường
Sau những lần bành trướng không ngừng nghỉ khắp nhiều nước ở Châu Âu như
Brazil, Mexico, Nam Phi, Úc, …, ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Wal-Mart đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thâm nhập thị trường quý báu.
Ngoài ra, các nhân viên của Wal-Mart cũng có cơ hội học hỏi kinh nghiệm kinh
doanh của các quốc gia này.
Sự mở rộng toàn cầu của Wal-mart
4
Nhóm 2 - K21 Đêm 2
3. Lợi ích của quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả
Lợi ích của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả bao gồm việc giảm thiểu
thời gian thực hiện đơn hàng, vòng quay hàng tồn kho nhanh hơn, dự đoán chính xác
mức tồn kho, gia tăng không gian nhà kho, giảm thiểu mức tồn kho an toàn và sử
dụng nguồn vốn một cách tốt hơn. Nó cũng giúp giảm thiểu việc phụ thuộc vào nhân
lực quản lý trung tâm phân phối đến tối thiểu hóa chi phí đào tạo và sai sót thấp nhất.
Quy trình này giúp loại bỏ hàng hóa cũ và duy trì chất lượng hàng hóa.
4. Khai thác các ý tưởng kinh doanh tại các nước mà Wal-Mart đang cạnh tranh
Cửa hàng hai tầng tại New York xuất hiện nhờ vào sự thành công của chuỗi cửa
hàng nhiều tầng tại Hàn Quốc. Những ý tưởng khác, như là quầy hàng rượu tại cửa
hàng ở Argentina hiện đã có mặt tại nhiều mô hình bán lẻ của công ty trên toàn cầu.
Wal-Mart nhận ra rằng nếu không mở rộng ra quốc tế thì những nhà bán lẻ toàn
cầu khác đã hạ gục nó. Wal-Mart phải đối diện với sự cạnh tranh toàn cầu khốc liệt từ
Carrefour của Pháp, Ahold của Hà Lan, và Tesco của Anh.
Ở những thị trường không cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành bán
lẻ như Ấn Độ. Luật pháp Ấn Độ không cho phép các tập đoàn bán lẻ lớn bán hàng
trực tiếp cho người tiêu dùng, nhưng họ có thể kinh doanh hoạt động bán buôn và
cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các công ty bán lẻ của Ấn Độ. Do đó Wal-Mart đã
thâm nhập thị trường bán lẻ Ấn Độ bằng cách ký hợp đồng thành lập liên doanh với
Bharti Enterpries Ltd. – một trong những công ty hoạt động truyền thông, bảo hiểm
và bán lẻ lớn nhất Ấn Độ. Theo đó, liên doanh sẽ thiết lập một hệ thống cửa hàng bán
buôn để cung cấp hàng cho các cửa hàng bán lẻ, các nhà máy và nông trại ở nước này.
Sự mở rộng toàn cầu của Wal-mart
5
Nhóm 2 - K21 Đêm 2
Câu 2: Những rủi ro nào mà Wal-Mart gặp phải khi thâm nhập vào các
thị trường bán lẻ khác? Làm thế nào để hạn chế những rủi ro đó?
Năm 1990, Wal-Mart nhận ra cơ hội tăng trưởng tại Mỹ đang dần trở nên hạn
chế, theo những nhà quản lý Wal-Mart thì tính đến đầu năm 2000 cơ hội tăng trưởng
nội địa sẽ bị giới hạn bởi sự bão hòa của thị trường. Vì thế công ty quyết định mở
rộng ra phạm vi toàn cầu, trong quá trình mở rộng này không quá khó để nhận ra việc
e dè cũng như kỳ thị, tìm mọi cách chống trả lại sức “bành trướng” của Wal-Mart tại
nhiều quốc gia nó đi qua. Bên cạnh những thành công không có gì để bàn cãi tại châu
Âu, Brazil, Mexico..., Wal-Mart cũng vấp phải một số thất bại cay đắng.
1. Những rủi ro mà Wal-Mart gặp phải khi thâm nhập vào các thị trường bán lẻ
khác
1.1. Đối thủ cạnh tranh gay gắt
Các đối thủ cạnh tranh chính yếu của Wal-Mart chính là Tập đoàn Carrefour
(Pháp) - tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai thế giới và Tập đoàn Tesco (Anh) - tập đoàn lớn
thứ ba thế giới.
Sự đối đầu này chính là thách thức ở cấp cao hơn so với Tập đoàn Kmart chỉ ở
trong lòng nước Mỹ. Thị trường lớn nhất chứng kiến cuộc đối đầu này đang là Trung
Quốc. Năm 2004, Carrefour có đến 40 cửa hàng tại 23 thành phố của Trung Quốc với
doanh thu hằng năm khoảng 12 tỉ nhân dân tệ. Do chen chân vào đây chậm hơn, Wal-
Mart mới chỉ có 26 đại lý bán lẻ với doanh thu khoảng 6 tỉ nhân dân tệ (năm 2003).
Theo thống kê, hiện có khoảng 30 trong số 50 tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới đã có
mặt tại vùng đất Trung Hoa.
1.2. Khó khăn khi tiếp cận thị trường tại Ấn Độ:
Ấn Độ có thị trường bán lẻ thuộc diện có mật độ cao trên thế giới (12 triệu cửa
hàng), tuy nhiên siêu thị chỉ chiếm hơn 2%, và hệ thống cửa hàng bán lẻ của Ấn Độ bị
đánh giá rất thấp đồng thời được xem là giậm chân tại chỗ trong suốt hai thập kỷ bùng
nổ kinh tế vừa qua. Tại khu mua sắm Karol Bagh (New Dehli, Ấn Độ) nơi được dự
báo sẽ mang về lợi nhuận cao lại là thị trường khó "xâm nhập" nhất, và mối đe doạ
cho Walt-Mart chính là những cửa hàng chật chội và ọp ẹp ở Ấn Độ.
Bên cạnh đó, Quốc hội Ấn Độ đang đứng trước những bất đồng chính trị gay gắt
về vấn đề mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài, nội các chính phủ
Sự mở rộng toàn cầu của Wal-mart
6
Nhóm 2 - K21 Đêm 2
đã thông qua kế hoạch cho phép các công ty nước ngoài nắm giữ tới 51% cổ phần tại
các tập đoàn bán lẻ đa thương hiệu khi tham gia vào thị trường tiêu dùng tại nước này.
Đây là một động thái gây ra những phản ứng vô cùng dữ dội trong Quốc hội. Cuộc
tranh luận xoay quanh nhiều nghi vấn trong đó có việc: có nên cho phép Wal - Mart,
nhà lẻ lớn nhất thế giới, hoạt động tự do tại thị trường bán lẻ tiềm năng nhất trên thế
giới này hay không? Các đảng đối lập và thậm chí một số thành viên trong Đảng lãnh
đạo có câu trả lời là "KHÔNG". Lý do chủ yếu được đưa ra là, các hãng khổng lồ như
Wal - Mart, Carrefour và Tesco sẽ làm điêu đứng hàng triệu cửa hàng bán lẻ hiện
đang hoạt động và chiếm ưu thế tại thị trường Ấn Độ.
Một vấn đề nữa là Wal - Mart có thể giành lợi thế do chi phí lao động thấp tại các
quốc gia hay khu vực khác, nhưng tại Ấn Độ thì điều này thật khó nói trước. Phần lớn
người dân Ấn Độ làm nông nghiệp. Nông dân Ấn Độ mong muốn nhận được nhiều
hơn nguồn đầu tư kể cả trong hay ngoài nước để có thể hoàn thiện chuỗi cung ứng
đưa sản phẩm của họ tới tay người tiêu dùng, và thực phẩm cũng chính là một lý do
khiến Wal - Mart muốn hoạt động tại Ấn Độ. Người Ấn Độ có thói quen hàng ngày
mua trái cây và rau quả. Thu hút khách hàng đến cửa hàng mỗi ngày là cơ hội bán
thêm cho họ các sản phẩm khác. Xây dựng một chuỗi cung ứng theo mô hình Wal -
Mart cung cấp trái cây và rau quả đòi hỏi phải đầu tư khá nhiều nhằm cải thiện năng
suất và chất lượng sản phẩm của người nông dân. Thậm chí đôi khi, phải hướng dẫn
cụ thể cho người nông dân cách làm thế nào để nâng cao sản lượng cà chua hay các
loại cây trồng khác.... Nông dân có thể không bán thực phẩm cho Wal - Mart, nhưng
khi nhận được một mức giá tốt hơn, họ sẽ làm.
1.3. Gặp rắc rối với chính quyền Trung Quốc:
Rắc rối thứ nhất:
Ngày 12/10/2012, Wal-Mart đồng ý đóng cửa tạm thời toàn bộ 13 cửa hàng
trên địa bàn thành phố Đông Kinh (Trung Quốc) trong 15 ngày theo yêu cầu
của chính quyền nhằm phục vụ điều tra. Hãng bị nghi ngờ có hành vi gian lận
khi dán nhãn một loại sản phẩm hữu cơ có giá bán cao lên thịt heo thông
thường. Có 2 nhân viên của Hãng đã bị bắt giam, 35 nhân viên khác bị tạm
giam để điều tra. Wal-Mart cho biết sẵn sàng hợp tác với chính quyền và đề
nghị bồi thường cho khách hàng nào cho rằng họ đã bị lừa gạt. Hãng này cũng
đã chịu phạt 575.000 USD cho sai phạm trên.
Sự mở rộng toàn cầu của Wal-mart
7
Nhóm 2 - K21 Đêm 2
Ngày 17/10/2012, phát ngôn viên của chính quyền thành phố Changsha cho
biết Wal-Mart và chuỗi bán lẻ của Pháp Carrefour SA sẽ bị phạt 1.570 USD
mỗi công ty do thay đổi ngày sản xuất trên bao bì để bán hàng “quá đát”. Trở
lại đầu năm nay, Wal-Mart và Carrefour cũng vướng vào án phạt trị giá tổng
cộng 1,5 triệu USD, vì tính giá gian lận.
Những vụ việc bê bối liên tục xảy ra khiến tên tuổi của Wal-Mart bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Hãng đã công bố các khoản lỗ tuy nhiên không ghi rõ
ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc là bao nhiêu. Đồng thời, lượt khách hàng
của hãng năm 2012 cũng giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Rắc rối thứ hai:
Khi đến Trung Quốc, Wal-Mart không thôn tính được hãng bán lẻ nào như
chiến lược áp dụng khi xâm nhập thị trường các nước khác, do đó hãng chỉ có
giải pháp duy nhất là xây dựng từ đầu. Ngoài ra, Hãng cũng đánh giá không
chính xác mức độ phức tạp của các thương vụ mua lại quy mô lớn. Từ khi chi
tổng cộng gần 1 tỉ USD mua lại Trust Mart, chuỗi cửa hàng bán lẻ của Đài
Loan với hơn 100 cửa hàng lớn ở Trung Quốc đại lục, Wal-Mart hiện vẫn vật
lộn với việc hợp nhất hoạt động của 2 công ty.
Hậu quả cho những chiến lược sai lầm của Wal-Mart tại Trung Quốc là thị phần
tăng trưởng hết sức yếu ớt, lợi nhuận thu hẹp và mất khách hàng. Sau khi thôn tính
Trust Mart, thị phần của hãng này trong năm 2010 đạt tổng cộng 11,2%, xếp thứ hai
sau liên minh Đài Loan-Pháp Sun Art. Tuy nhiên, theo hãng nghiên cứu của China
Market Research Group, nếu chỉ tính riêng Wal-Mart, thị phần của hãng này đang
giảm mạnh từ mức 8% cách đây 3 năm xuống chỉ còn 5,5% vào tháng 6 năm 2012.
Quá trình mở rộng ồ ạt khiến lợi nhuận của Wal-Mart bị bào mòn và việc này sẽ
tiếp diễn vài năm nữa trước khi các cửa hàng bắt đầu sinh lợi. Thị trường sân nhà
(Mỹ) đứng chững trong khi Trung Quốc, 1 trong 3 thị trường trọng điểm của Wal-
Mart, hiện mang đến quá nhiều vấn đề đau đầu.
1.3. Walt-Mart rút lui khỏi Hàn Quốc:
Sau khi Chính phủ Hàn Quốc mở cửa thị trường bán lẻ của mình cho bên ngoài,
Wal-Mart đã chính thức gia nhập thị trường Hàn Quốc vào tháng 7 năm 1998 bằng
việc mua lại 10 cửa hàng của hệ thống bán lẻ Makro. Đây không phải là một quyết
định tùy hứng mà là kết quả của gần 4 năm nghiên cứu khá kỹ thị trường. So với
Sự mở rộng toàn cầu của Wal-mart
8
Nhóm 2 - K21 Đêm 2
Costco, một thương hiệu bán lẻ nổi tiếng khác của Mỹ, Wal-Mart đã thận trọng hơn
rất nhiều bởi Costco vào Hàn Quốc trước Wal-Mart khoảng 4 năm, tức là ngay sau
khi thị trường được mở cửa.
Đến với thị trường Hàn Quốc, Wal-Mart hy vọng sẽ tiếp tục chuỗi thành công của
mình trong việc chiếm lĩnh thị trường siêu thị giá rẻ trên thế giới, được Wal-Mart khởi
động từ năm 1991. Năm 1998, khi bắt đầu thâm nhập vào Hàn Quốc, doanh thu bên
ngoài nước Mỹ của Wal-Mart đã chiếm tới 20% tổng doanh thu của tập đoàn và đang
tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với doanh thu tại Mỹ. Nhưng chưa đầy 8 năm sau,
Hãng phải ra đi, nhượng lại 16 cửa hàng thua lỗ của mình cho Shinsegae, tập đoàn sở
hữu chuỗi siêu thị E-Mart lớn nhất Hàn Quốc.
Theo Wal-Mart, họ rời bỏ thị trường Hàn Quốc để tập trung nguồn lực cho các thị
trường có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, đóng góp nhiều hơn cho chiến lược tăng
trưởng chung của tập đoàn, thí dụ như thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, với các nhà
phân tích, sự ra đi của Wal-Mart đơn thuần là một thất bại. Thất bại trong việc thích
nghi với môi trường mới, thất bại trong việc nắm bắt tâm lý cũng như thói quen của
người tiêu dùng bản xứ.
Sai lầm nghiêm trọng nhất của Wal-Mart, như một số nhà phân tích đã chỉ ra, là
"sự ngạo mạn về văn hóa" thể hiện trong chiến lược và mô-típ kinh doanh. Wal-Mart
phải ra đi vì họ áp đặt và trông chờ người tiêu dùng Hàn Quốc thích nghi với mô hình
của họ trong khi lẽ ra chính họ phải tìm cách thích nghi với người tiêu dùng tại đây.
Tuyệt đại đa số người đi siêu thị tại Hàn Quốc là phụ nữ. Họ thích một môi trường
thân thiện, tươi vui và nhiều ánh sáng bởi nó đem lại cảm giác thoải mái, giống như đi
chợ ngoài trời. Họ thích được nâng lên, đặt xuống và ngắm nghía hàng hóa từ nhiều
góc độ. Quan trọng nhất, là người lo bữa ăn cho cả gia đình, họ thích nơi nào có nhiều
thực phẩm tươi và đồ uống đa dạng.
Các cửa hàng của Wal-Mart tại Hàn Quốc trông chẳng khác mấy so với các cửa
hàng của Wal-Mart tại Mỹ. Vẫn là các khối nhà bê tông hình hộp to và rộng theo kiểu
"nhà kho". Vẫn là sàn xi măng xám xịt, lạnh lẽo và các kệ gỗ chất đầy hàng hóa gây
cảm giác chật hẹp, nặng nề và u ám. Hàng hóa được đóng trong các hộp các-tông, đến
kim chi cũng bọc kín trong túi ni-lông khiến người mua ngại ngần. Mua gì cũng phải
mua cả lố, cả mớ trong khi nhiều bà nội trợ chỉ muốn rẽ vào mua một chút gì đó tươi
ngon cho bữa tối và một điểm nữa là người Hàn Quốc không thích siêu thị kiểu nhà
Sự mở rộng toàn cầu của Wal-mart
9
Nhóm 2 - K21 Đêm 2
kho như của Walt – Mart.
Một số nhà phân tích khác lại cho rằng Wal-Mart đã thất bại vì gây hấn với công
đoàn tại một đất nước rất có truyền thống về công đoàn. Khi mới tiếp quản Makro,
Wal-Mart đã nhanh chóng giải tán các tổ chức công đoàn nhỏ trong hệ thống siêu thị
này và việc đó đã thổi bùng lên cuộc chiến giữa Wal-Mart với công đoàn Hàn Quốc.
Cuộc chiến này, kết hợp với chính sách nhân sự hà khắc của Wal-Mart, đã thu hút sự
chú ý cao độ của báo chí Hàn Quốc. Tuy nhiên, đây có lẽ không phải là nguyên nhân
chính bởi Wal-Mart không phải là công ty duy nhất ở Hàn Quốc thờ ơ với công đoàn.
Cả E-Mart, Lotte, Tesco và E-Land, trong chừng mực nào đó, cũng gặp rắc rối với
công đoàn nhưng vẫn tồn tại được.
1.4. Walt- mart thất bại ở Đức:
Wal-Mart vào Đức năm 1997 nhưng cũng không thành công dù đã xây dựng
được mạng lưới lên tới 85 cửa hàng. Tháng 7/2006, hai tháng sau khi rút khỏi Hàn
Quốc, Wal-Mart tuyên bố bán lại hệ thống của mình tại Đức cho Metro AG bởi không
chịu nổi khoản lỗ lên tới 250 triệu USD/năm. Nói đến Wal-Mart là nói đến giá cực rẻ
nhưng các cửa hàng của Đức như Lidl và Aldi cũng bán giá rẻ không kém, nếu không
nói là rẻ hơn. Ngoài ra, tương tự như ở Hàn Quốc, Wal-Mart cũng bị người Đức tẩy
chay vì họ không thích cửa hàng "kiểu Mỹ" và cung cách đối xử với nhân viên theo
"kiểu Mỹ".
Văn hóa trong các công ty Đức là văn hóa của nền kinh tế thị trường mang màu
sắc xã hội, khác hẳn với văn hóa của kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ. Các công ty
Đức rất quan tâm đến phúc lợi xã hội và quyền của công đoàn. Wal-Mart không đủ
nhạy cảm để nắm bắt được yếu tố này nên bộ quy tắc ứng xử dành cho nhân viên của
Wal-Mart đã gây scandal tại Đức vào năm 2005. Một điều khoản trong bộ quy tắc dày
cộp này cấm nhân viên quan hệ luyến ái tại nơi làm việc và khuyến khích mọi người
tố giác nhau qua đường dây nóng. Người Đức phản ứng đến mức Tòa án lao động
phải vào cuộc. Tòa kết luận Wal-Mart vi phạm luật của Đức và ra phán quyết yêu cầu
Wal-Mart phải tham vấn công đoàn trước khi áp dụng bộ quy tắc đó. Một lần nữa, sự
kém thích nghi về văn hóa đã trở thành nguyên nhân thất bại của Wal-Mart.
Nhìn chung, khi xâm nhập vào thị trường bán lẻ nước ngoài, Wal-Mart gặp
những rủi ro chủ yếu là do chưa tiềm hiểu và thay đổi để phù hợp thị hiếu tiêu dùng,
chưa có chính sách phù hợp với luật pháp của nước bản địa, dẫn đến những hệ quả là
Sự mở rộng toàn cầu của Wal-mart
10
Nhóm 2 - K21 Đêm 2
chi phí cao, chiến lược giành thị phần thất bại.
2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro của Wal-Mart khi xâm nhập thị trường nước
ngoài:
- Phải hiểu rõ về điều kiện cơ sở hạ tầng, vì các điều kiện về cơ sở hạ tầng cũng
ảnh hưởng nhiều đến chi phí đầu vào và giá thành của sản phẩm. Ví dụ: chi phí vận
chuyển, chi phí nhân viên, mặt bằng,…
- Nghiên cứu kỹ thị hiếu, sở thích cũng như tâm lý và thói quen mua sắm của
người tiêu dùng bản xứ để có những chính sách, phương án kinh doanh phú hợp vì
đây là yếu tố then chốt của sự thành công. Điều này đã được minh chứng tại thị
trường Hàn Quốc mà Wal-Mart từng thất bại khi không hiểu đúng mong muốn của
người tiêu dùng Hàn Quốc.
- Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, nhất lả các đối thủ đã có thời