Tiểu luận Sự phân quyền tài chính có thể góp phần cải thiện những kết quả của công tác chăm sóc sức khỏe hay không? bằng chứng thực nghiệm của Trung Quốc

Từ cuối những năm 70, Trung Quốc đã thực hiện nhiều cải cách khác nhau về kinh tế, điều này dẫn đến thành công trên lĩnh vực kinh tế. Cuộc cải cách Hệ thống Chia sẻ Thuế (TSS), một phần trong chính sách phân quyền tài chính từng bước được khởi xướng năm 1994. Lý thuyết thông thường cho rằng quá trình phân quyền tài chính có thể mang đến nhiều lợi ích tiềm ẩn khác nhau trong đó có việc phản ứng ngày càng nhanh của chính quyền địa phương để bàn giao hàng hóa công. Tuy nhiên, có rất ít công trình thực nghiệm kiểm tra tính tác động của quá trình phân quyền tài chính lên các kết quả về chăm sóc sức khỏe tại Trung Quốc. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh như là chỉ số về những kết quả của công tác chăm sóc sức khỏe và cung cấp những đánh giá mang tính định lượng sự tác động của quá trình phân quyền tài chính lên tình trạng tử vong của trẻ sơ sinh ở chính quyền cấp tỉnh. Chúng tôi đánh giá quá trình phân quyền tài chính như là một mô hình cũng như là một tỉ số và ước tính tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng những phương pháp bình phương bé nhất (OLS) và phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (FGLS). Chúng tôi nhận thấy rằng, trái với những dự đoán trong lý thuyết thông thường, tình trạng phân quyền tài chính đã tạo ra một tác động bất lợi mang tính tổng thể đối với tỷ lệ tỷ vong của trẻ sơ sinh tại Trung Quốc.

pdf28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự phân quyền tài chính có thể góp phần cải thiện những kết quả của công tác chăm sóc sức khỏe hay không? bằng chứng thực nghiệm của Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận SỰ PHÂN QUYỀN TÀI CHÍNH CÓ THỂ GÓP PHẦN CẢI THIỆN NHỮNG KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE HAY KHÔNG? BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 1 MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU .......................................................................................................................... 3 2. HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở TRUNG QUỐC .......................................... 5 3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..................................................... 10 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 14 5. KẾT QUẢ ............................................................................................................................ 18 6. KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 26 2 SỰ PHÂN QUYỀN TÀI CHÍNH CÓ THỂ GÓP PHẦN CẢI THIỆN NHỮNG KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE HAY KHÔNG? BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC Yinghua Jin Khoa Kinh tế Phát triển Đại học Georgia Sourthern Statesboro, Georgia Rui Sun Ngành Quản lí Công Đại học Central Floria Orlando, Florida TÓM TẮT Từ cuối những năm 70, Trung Quốc đã thực hiện nhiều cải cách khác nhau về kinh tế, điều này dẫn đến thành công trên lĩnh vực kinh tế. Cuộc cải cách Hệ thống Chia sẻ Thuế (TSS), một phần trong chính sách phân quyền tài chính từng bước được khởi xướng năm 1994. Lý thuyết thông thường cho rằng quá trình phân quyền tài chính có thể mang đến nhiều lợi ích tiềm ẩn khác nhau trong đó có việc phản ứng ngày càng nhanh của chính quyền địa phương để bàn giao hàng hóa công. Tuy nhiên, có rất ít công trình thực nghiệm kiểm tra tính tác động của quá trình phân quyền tài chính lên các kết quả về chăm sóc sức khỏe tại Trung Quốc. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh như là chỉ số về những kết quả của công tác chăm sóc sức khỏe và cung cấp những đánh giá mang tính định lượng sự tác động của quá trình phân quyền tài chính lên tình trạng tử vong của trẻ sơ sinh ở chính quyền cấp tỉnh. Chúng tôi đánh giá quá trình phân quyền tài chính như là một mô hình cũng như là một tỉ số và ước tính tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng những phương pháp bình phương bé nhất (OLS) và phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (FGLS). Chúng tôi nhận thấy rằng, trái với những dự đoán trong lý thuyết thông thường, tình trạng phân quyền tài chính đã tạo ra một tác động bất lợi mang tính tổng thể đối với tỷ lệ tỷ vong của trẻ sơ sinh tại Trung Quốc. 3 1. GIỚI THIỆU Sống lâu và sống khỏe hơn đã và đang trở thành lựa chọn hàng đầu và là mục đích của việc phát triển con người (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, 1990-2008). Trong số những biện pháp liên quan đến vấn đề sức khỏe con người, khoảng thời gian sống của trẻ sơ sinh được xem như là “bài kiểm tra về các điều kiện sức khỏe mỏng manh nhất” (Liu, Hsiao, & Eggleston, 1999). Là giai đoạn đầu tiên trong cuộc đời, trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương nhất trong giai đoạn này. Do vậy mà các điều kiện sức khỏe được cải thiện có thể mang đến những ảnh hưởng tích cực về mặt lâu dài trong việc giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Blaxter (1981) và Sen(1998) cho rằng chất lượng cuộc sống phụ thuộc nhiều vào việc chăm sóc sức khỏe, kiến thức y học và bảo hiểm y tế. Họ cũng nhận thấy rằng con số thống kê về tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh phản ánh các vấn đề về chính sách này. Theo Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh được định nghĩa là số lượng trẻ sơ sinh tử vong trên 1000 trẻ đang sống dưới một năm tuổi trong cùng một năm (UNDP, 1990-2008). Chỉ số này đã và đang được sử dụng rộng rãi để so sánh giữa các quốc gia và phân tích xu hướng trong các kết quả của công tác chăm sóc sức khỏe. Có nhiều bài nghiên cứu đã cố gắng liên kết vấn đề chăm sóc sức khỏe với quá trình phân quyền tài chính (Asfaw, Frohberg, James & Jutting, 2007); Cantarero & Pascual, 2008; Duret, 1999; Uchimura & Jutting, 2007). Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, quá trình phân quyền tài chính nói đến việc phân cấp các nguồn lực tài chính và những trách nhiệm về chi tiêu đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe từ chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương (Mills, Vaughan, Smith & Tabibzadeh, 1990). Khu vực phi tập trung hóa này trở thành một phần quan trọng trong các cuộc cải cách chính sách ở nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc, Ghana, Indonesia, Phillipines, Uganda và Zambia. Sử dụng các biện pháp đo lường khác nhau, nhiều học giả đã nhận thấy rằng tình trạng phi tập trung hóa cao dẫn đến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp hơn (Asfaw, Frohberg, James & Jutting, 2007; Cantarero & Pascual, 2008; Duret, 1999; Uchimura & Jutting, 2007). Tuy nhiên, có rất ít cuộc nghiên cứu tìm ra được sự tác động của quá trình phân quyền tài chính lên tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại Trung Quốc. Mục đích của bài nghiên cứu này là đưa ra sự đánh giá về mặt định lượng trong tác động của tình trạng phân quyền tài chính lên tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại Trung Quốc sử dụng dữ liệu từ chính quyền cấp tỉnh. Kể từ năm 1978, Trung Quốc đã chuyển dịch từ hệ thống tài chính tập trung sang hệ thống tài chính phi tập trung. Sự thay đổi mang tính hệ thống từ hệ thống tài chính tập trung sang hệ thống tài chính phân quyền dựa trên của cuộc cải cách Hệ thống Chia sẻ Thuế năm 1994. Để nắm bắt được tác động của cuộc cải cách TSS, chúng tôi đã phát triển một mô hình khái quát hóa sử dụng bảng dữ liệu cấp tỉnh trong thời kỳ 1980-2003 bao gồm thời kỳ trước 4 TSS và thời kỳ sau TSS. Sử dụng mô hình của hàm IMR, chúng tôi phân tích các kênh trực tiếp và gián tiếp chẳng hạn như thu nhập và điều kiện chăm sóc sức khỏe. Với mục đích so sánh, chúng tôi sử dụng hai cách đo lường sự phân quyền tài chính: thứ hai là chúng tôi xem cuộc cải cách Hệ thống Chia sẻ Thuế năm 1994 như là cuộc thử nghiệm hiển nhiên (natural experiment) và sử dụng yếu tố tương tác của một biến giả phân quyền tài chính và một biến giả vị trí địa lý để đánh giá tác động của phân quyền tài chính lên IMR tại các vùng miền khác nhau; thứ hai là chúng tôi đánh giá mức độ phân quyền tài chính bằng việc sử dụng tỷ lệ chi tiêu ngân sách bình quân đầu người của tỉnh trên tổng chi tiêu ngân sách bình quân đầu người của trung ương và chi tiêu ngân sách bình quân đầu người của tỉnh, được phát triển bởi Qiao, Martinez-Vazquez & Xu (2008). Cả hai biện pháp đều được phân tích thành sự hồi quy phương pháp bình phương bé nhất (OLS) và phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (FGLS). Có hai lý do chính để tập trung vào mối quan hệ giữa tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh và quá trình phân quyền tài chính tại Trung Quốc. Trước tiên, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh từ năm 1949 đến năm 1978, đây là thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa với mức thu nhập cá nhân thấp. Với các cuộc cải cách trong năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu bùng nổ trong những năm 80 và duy trì ở tỷ lệ tăng trưởng cao – trung bình là tăng trưởng ở mức 9% trong Tổng Sản phẩm Nội địa thực tế trong suốt những năm 90 và cả trong thế kỷ 21. Theo các quan điểm thông thường, tình hình phát triển kinh tế cao hơn nên có sự liên kết với việc giảm tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh (Ngân hàng Thế giới, 1993). Tuy nhiên, ở Trung Quốc tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh vẫn duy trì vào khoảng 29 trẻ sơ sinh tử vong trên 1000 trẻ sơ sinh đang sống từ cuối những năm 80 cho đến thời điểm hiện tại, và không nhận thấy sự giảm thiểu trên diện rộng mặc dù tăng trưởng kinh tế cao trong suốt thời gian đó (Liên hợp Quốc, 2005). Thứ hai là cuộc cải cách Hệ thống Chia sẻ Thuế năm 1994 tại Trung Quốc một lần nữa đã tập trung hóa các nguồn doanh thu của chính phủ trong khi đó duy trì những trách nhiệm chi tiêu về chăm sóc sức khỏe trên đôi vai của chính quyền địa phương mà không cần phải hỗ trợ cấp vốn đầy đủ từ chính quyền trung ương. Lý thuyết thông thường của tình trạng phi tập trung hóa về mặt tài chính dự đoán rằng chính quyền địa phương nên đáp ứng nhiều hơn nữa với các nhu cầu ở địa phương trong đó có việc cung cấp các chương trình chăm sóc sức khỏe (Oates, 1993). Không giống như các chỉ số về sức khỏe khác chẳng hạn như tuổi thọ trung bình và tình trạng tử vong ở bà mẹ, tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng mạnh bởi các khoản đầu tư liên quan đến sức khỏe cộng đồng dưới dạng chi tiêu cho lĩnh vực chăm sóc của các chính quyền địa phương. Theo Barker (1997), Wagstaff (2001) và Case, le Roux và Menendez (2004), việc chăm sóc sức khỏe trước khi sinh, các cơ sở hộ sinh, chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh và 5 vệ sinh công cộng là tất cả những kênh khả thi thông qua những gì mà sức khỏe của trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng. Những yếu tố này cũng là các kết quả trực tiếp từ khoản chi tiêu của chính phủ cho công tác chăm sóc sức khỏe. Trách nhiệm ngày càng gia tăng này đi cùng với việc cấp phát vốn không tương xứng ở cấp địa phương có thể góp phần vào tình trạng trì trệ trong việc giảm bớt tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh kể từ cuối những năm 80 tại Trung Quốc. Do vậy mà cuộc nghiên cứu này cố gắng định lượng rằng liệu việc phát triển kinh tế với tốc độ nhanh trong những năm 90 và cả trong đầu thế kỷ 21 cũng như t ình trạng phân quyền tài chính được thể hiện bằng cuộc cải cách Hệ thống Chia sẻ Thuế năm 1994 đã ảnh hưởng đến tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh tại Trung Quốc. Cuộc nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích cải thiện các cuộc nghiên cứu trước đây bằng một vài cách. Trước hết, chúng tôi sử dụng bảng dữ liệu cấp tỉnh đối với các tác động không quan sát được thay đổi theo thời gian. Thứ hai là chúng tôi đo lường mức chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe trong tổng chi tiêu như là tỷ lệ phần trăm của tổng chi tiêu chính phủ và là tỷ lệ đối với Tổng Sản phẩm Khu vực (GRP) danh nghĩa. Thứ ba là chúng tôi đưa vào những biến kiểm soát như biến giả địa lý, nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe, cơ sở vật chất chăm sóc sức khỏe, đô thị hóa và khả năng sinh sản. Cuối cùng là bên cạnh biện pháp mô hình truyền thống, chúng tôi cũng đánh giá mức độ phân quyền tài chính sử dụng tỷ lệ chi tiêu ngân sách bình quân đầu người cấp tỉnh trên tổng mức chi tiêu ngân sách bình quân đầu người cấp trung ương và chi tiêu ngân sách bình quân đầu người cấp tỉnh. Phần còn lại của bài nghiên cứu được tổ chức như sau. Phần 2 trình bày ngắn gọn về hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc. Phần 3 khảo sát hàm IM R và các kênh khả thi thông qua đó mà tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh có thể được xác định. Phần 4 phát triển các mô hình thực nghiệm và giới thiệu các nguồn dữ liệu. Phần 5 báo cáo kết quả và phần 6 kết luận với những gợi ý về chính sách cho cuộc nghiên cứu trong tương lai. 2. HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở TRUNG QUỐC Trung Quốc có hình thức chính phủ thống nhất với năm cấp độ phân cấp như hình kim tự tháp mà trong đó chính quyền trung ương nằm ở đỉnh kim tự tháp này, tiếp theo phía dưới đỉnh là các cấp địa phương là tỉnh, quận (bao gồm các thành phố tương đương cấp quận), huyện (bao gồm các huyện tương đương cấp thành phố) và cuối cùng là chính quyền thị trấn. Chính quyền cấp tỉnh bao gồm 22 tỉnh, 5 khu vực tự trị và 4 thành phố chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng Nhà nước. (4 thành phố trực thuộc Trung Ương). 6 Figure 1. Infant mortality rate in China, 1950-2006 – Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tại Trung Quốc, giai đoạn 1950 -2006 Data Source: Population Division of the Department of Economic and Social Affairs of the United Nations Secretariat, World Population Prospects. Là một phần của phúc lợi công cộng trong giai đoạn kinh tế kế hoạch từ năm 1949 đến 1978, việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được thiết kế một cách sáng tạo bởi chính quyền trung ương và được thực hiện thành công tại chính quyền địa phương. Các cấp thấp hơn cung cấp một hệ thống y tế công cộng trong các khu đô thị và chủ yếu dựa vào các bác sĩ không chuyên (hay “bác sĩ chân trần”) trong các vùng nông thôn. Việc đào tạo và các dịch vụ của “bác sĩ chân trần” được trợ cấp bởi chính quyền địa phương. Sidel và Sidel (1975) tóm tắt kiểu hệ thống y tế này như là một sự kết hợp giữa y học cổ truyền Trung Quốc và y học hiện đại phương Tây: phòng ngừa, lao động, hợp tác xã theo định hướng, dựa trên năng suất tập thể và chủ nghĩa quân bình. Hệ thống này đã được chứng minh là có hiệu quả trong đó nó đã nhanh chóng làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh từ hơn 200 ca trẻ sơ sinh tử vong trên 1.000 ca vào năm 1950 xuống còn 7 khoảng 50 ca trong năm 1978, giảm khoảng ba phần tư (xem hình 1). Tuổi thọ trung bình ở Trung Quốc đã tăng từ 35 năm 1949 lên đến khoảng 70 trong những năm 1980. Các điều kiện sức khỏe tổng thể ở Trung Quốc cải thiện đáng kể và nhiều bệnh truyền nhiễm đã bị tiêu diệt trong vòng chưa đầy 30 năm. Do những thành tựu đáng kể mà hệ thống này được công nhận là một mô hình y tế cơ sở của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hội nghị Alma Ata năm 1978 (WHO, 2008). Tuy nhiên, hệ thống y tế tập trung tương đối thành công này đã không tồn tại trong cuộc cải cách kinh tế năm 1978, thời điểm mà việc tìm kiếm lợi nhuận được chú trọng hơn, sự tư nhân hóa, thương mại hóa, và thị trường hóa trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tất cả các tổ chức y tế như Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh (CDC) bây giờ phải tự chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như những khoản thiệt hại theo như cuộc cải cách kinh tế này mà không có bất kỳ khoản hỗ trợ tài chính nào hoặc khoản trợ cấp nào khác của chính phủ. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm cả chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và tiêm chủng được tính theo giá thị trường. Kết quả là, các cơ sở và hệ thống y tế giá rẻ đã bị giải thể và thay vào đó là hệ thống y tế theo hướng thị trường với mức giả cả tăng cao. Chưa tới một phần mười dân số Trung Quốc, phần lớn trong số đó là công chức, nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), có bảo hiểm y tế (Bertelsmann Stiftung, 2010). Với việc thị trường hóa vấn đề chăm sóc sức khỏe, dịch vụ và các tổ chức; chi phí chăm sóc sức khỏe của chính phủ đã thu hẹp được gần một nửa. Như thể hiện trong hình 2, tổng chi tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe bao gồm ngân sách chi tiêu chính phủ, chi tiêu ngoài ngân sách nhà nước và chi tiêu cá nhân. Trong số đó, tỷ lệ chi ngân sách của chính phủ đã giảm từ khoảng 39% năm 1982 xuống khoảng 18% năm 2006, và chi tiêu ngoài ngân sách nhà nước cũng đã giảm từ hơn 47% vào cuối năm 1970 xuống 32% năm 2006. Ngược lại, chi tiêu cá nhân về y tế đã tăng hơn gấp đôi trong vòng ba thập kỷ qua, từ khoảng 20% năm 1978 lên gần 50% trong năm 2006. Sau cuộc cải cách TSS năm 1994, chi phí chăm sóc sức khỏe được dịch chuyển từ chính quyền trung ương sang chính quyền địa phương. Các quan chức của chính quyền địa phương đã theo đuổi chính sách thúc đẩy tăng GDP - cơ sở của tăng trưởng kinh tế, với mục đích cho việc tăng trưởng thông qua chi phí đầu tư chăm sóc sức khỏe công cộng. Căn cứ vào các quy định của chính phủ có liên quan, trách nhiệm chi tiêu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được phối hợp một cách ngầm định giữa trung ương, tỉnh, quận, và các cấp huyện của chính phủ đó. Trong thực tế, chi tiêu của chính phủ trung ương về chăm sóc sức khỏe đã được giảm thiểu. Thay vào đó nó là nhiệm vụ của các tỉnh và các cấp dưới tỉnh. Cụ thể, chính quyền địa phương đã ước tính chi trả 97% chi phí chăm sóc sức khỏe trong những năm gần đây trong khi chính quyền trung ương chỉ 8 chia sẻ có 3%. Tuy nhiên, phần lớn doanh thu của chính quyền địa phương đã được sử dụng để bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn và các dự án đầu tư ngoài để tài trợ cho chi phí hành chính. Các quỹ còn lại dành cho chăm sóc sức khỏe là tối thiểu. Ngược lại với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% của GDP danh nghĩa hàng năm, tổng chi phí chăm sóc sức khỏe chiếm một phần tỷ lệ trong GDP danh nghĩa thì giảm, từ khoảng hơn 1% vào năm 1981 xuống còn dưới 1% trong 2006. Hơn nữa, tỷ lệ chi phí chăm sóc sức khỏe trong tổng số chi tiêu chính phủ cũng giảm từ hơn 5% vào năm 1981 xuống dưới 5% vào năm 2006 (xem hình3). Figure 2. Compositions of total healthcare expenditures, 1978-2006 – Tổng quan về tổng chi tiêu cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giai đoạn 1978 – 2006 Do việc giảm chi tiêu chính phủ cho y tế và việc tăng nhanh thị trường hóa trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thì không đáng ngạc nhiên khi hiệu suất tổng thể của vấn đề chăm sức khỏe theo đó mà giảm xuống. Việc cắt giảm chi phí của chính phủ cho vấn đề chăm sóc sức khỏe đã trực tiếp hạn chế sự tích lũy vốn cho dịch vụ này, và có thể dẫn đến sự suy giảm hiệu quả chăm sóc sức khỏe như tình trạng trì trệ trong việc giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (IMR ) trong giai đoạn những năm 1990 và 2000. Trong một cuộc đánh giá về dịch vụ y tế thực hiện bởi WHO trong năm 2002, Trung Quốc được xếp hạng 144 trong số 191 nước trên thế giới. Bên cạnh việc suy giảm hiệu quả chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn, thì khoảng cách chênh lệch trong chi phí chăm sóc sức khỏe cũng rộng hơn. Chi phí dành cho y tế của Chính phủ đã chuyển dịch từ nông 9 thôn ra thành thị để đào tạo nhân viên dịch vụ y tế chuyên nghiệp, mua thiết bị y tế sử dụng nguồn vốn tài chính, nghiên cứu y học tiên tiến. Khoảng cách về chi phí chăm sóc sức khỏe giữa thành thị và nông ngày càng tăng dựa trên chi phí y tế bình quân đầu người (xem hình 4). Hillier và Shen (1996) ước tính rằng khoảng cách về chi phí y tế bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn tăng gấp bốn lần năm 1981 và sáu lần trong những năm 1990. Figure 3. Shares of total health expenditures in total government expenditures and nominal GDP, 1981-2006 – Tỷ trọng chi phí cho dịch vụ y tế trong tổng chi tiêu chính phủ và GDP danh nghĩa, giai đoạn 1981 – 2006 Qua những nỗ lực trong nhiều năm, Trung Quốc hiện đã cố gắng để xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện. Ở khu vực thành thị, có sự kết hợp giữa các quỹ xã hội và ngân sách cá nhân, tối thiểu đó là bảo hiểm y tế bắt buộc, ngoài ra còn có bảo hiểm bồi thường cho người lao động và bảo hiểm tài chính cá nhân. Tại khu vực nông thôn, một nông thôn mới với hệ thống chăm sóc sức khỏe hợp tác xã đã được xây dựng với sự tài trợ và đóng góp chung của người dân địa phương, chính quyền địa phương và chính quyền trung ương. Mặc dù các cải cách kinh tế năm 1978 đã mang lại tăng trưởng kinh tế đáng chú ý ở Trung Quốc, nhưng việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã không được cải thiện gì nhiều. Vấn đề giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (IMR) đã bị đình trệ sau năm 1980, như thể hiện trong hình 1. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình thay đổi nhưng hầu như không đáng kể nhiều, xấp xỉ từ 68 năm 1982 lên 69 trong năm 1993 (Hsiao & Liu, 1996). Hơn nữa, theo như báo cáo của Bloom, Gu 10 (1997) và Liu cùng những cộng sự, hầu hết các chỉ số y tế thể hiện tốt hơn đối với người dân thành thị so với người dân nông thôn sau các cải cách kinh tế. Ví dụ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (IMR) tại các khu vực đô thị đã hầu như giảm liên tục nhưng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ trước năm 1978 trong khi IMR trong khu vực nông thôn thì lại liên tục gia tăng từ những năm 1990. Figure 4. Total health expenditures per capita in urban and rural areas – Tổng chi tiêu bình quân đầu người cho dịch vụ y tế ở khu vực nông thôn và thành thị. Ghi chú: (1) chi phí y tế bao gồm tổng chi ngân sách của chính phủ về y tế, chi tiêu ngoài ngân sách cho y tế và chi phí y tế cá nhân, (2) các đơn vị đo lường là nhân dân tệ cho mỗi người 3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và tuổi thọ cuộc sống thường được chọn là các đơn vị đo lường (tiêu chuẩn) để xem xét chất lượng sức khỏe nói chung trong các tài liệu nghiên cứu gần đây. Nếu như tuổ
Luận văn liên quan