I.1. Vấn đề cơ bản của triết học
Triết học, cũng như các ngành khoa học khác, phải giải quyết nhiều vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Những vấn đề này tạo thành hệ vấn đề của từng ngành khoa học. Tuy nhiên, vai trò của các vấn đề trong hệ vấn đề không giống nhau, bao giờ cũng có một hoặc một số vấn đề quan trọng nhất được coi là nền tảng để dựa vào đó giải quyết các vấn đề còn lại. Đó chính là vấn đề cơ bản của một ngành khoa học.
Triết học nghiên cứu hàng loạt vấn đề chung, nhưng vấn đề trung tâm là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự nhiên và tinh thần. Trong thế giới có vô vàn hiện tượng, nhưng chung quy chúng chỉ phân thành hai loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy). Do đó, vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt: Mặt thứ nhất giải quyết vấn đề giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào; Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học giải quyết vấn đề khả năng nhận thức của con người.
I.2. Các trường phái triết học
Việc phân định các trường phái triết học liên quan đến mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học. Giải quyết mặt này có ba cách:
Cách thứ nhất: Thừa nhận vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và quyết định ý thức. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức.
Cách thứ hai: Cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước, cái quyết định còn vật chất là cái có sau, cái bị quyết định. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, tính thứ hai của vật chất.
Cách thứ ba: Cho rằng vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ sinh ra hay quyết định nhau.
Trong ba cách giải quyết trên, cách giải quyết thứ nhất và thứ hai tuy khác nhau về nội dung nhưng giống nhau ở chỗ chỉ thừa nhận tính thứ nhất của một nguyên thể (vật chất hoặc ý thức) nên thuộc về triết học nhất nguyên. Trong triết học nhất nguyên, những người khẳng định tính thứ nhất của vật chất thuộc trường phái nhất nguyên duy vật hay chủ nghĩa duy vật. Những người khẳng định tính thứ nhất của ý thức thuộc trường phái nhất nguyên duy tâm hay chủ nghĩa duy tâm.
Cách giải quyết thứ ba thuộc về triết học nhị nguyên. Triết học nhị nguyên có khuynh hướng điều hoà chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nhưng về bản chất lại nghiêng về chủ nghĩa duy tâm.
Như vậy, tuy các quan điểm triết học thể hiện rất đa dạng nhưng xét cho cùng, tất cả các quan điểm ấy được chia thành hai trường phái: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5839 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật từ thời cổ đại đến triết học cổ điển Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT - MỘT TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU
I.1. Vấn đề cơ bản của triết học
Triết học, cũng như các ngành khoa học khác, phải giải quyết nhiều vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Những vấn đề này tạo thành hệ vấn đề của từng ngành khoa học. Tuy nhiên, vai trò của các vấn đề trong hệ vấn đề không giống nhau, bao giờ cũng có một hoặc một số vấn đề quan trọng nhất được coi là nền tảng để dựa vào đó giải quyết các vấn đề còn lại. Đó chính là vấn đề cơ bản của một ngành khoa học.
Triết học nghiên cứu hàng loạt vấn đề chung, nhưng vấn đề trung tâm là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự nhiên và tinh thần. Trong thế giới có vô vàn hiện tượng, nhưng chung quy chúng chỉ phân thành hai loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy). Do đó, vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt: Mặt thứ nhất giải quyết vấn đề giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào; Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học giải quyết vấn đề khả năng nhận thức của con người.
I.2. Các trường phái triết học
Việc phân định các trường phái triết học liên quan đến mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học. Giải quyết mặt này có ba cách:
Cách thứ nhất: Thừa nhận vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và quyết định ý thức. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức.
Cách thứ hai: Cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước, cái quyết định còn vật chất là cái có sau, cái bị quyết định. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, tính thứ hai của vật chất.
Cách thứ ba: Cho rằng vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ sinh ra hay quyết định nhau.
Trong ba cách giải quyết trên, cách giải quyết thứ nhất và thứ hai tuy khác nhau về nội dung nhưng giống nhau ở chỗ chỉ thừa nhận tính thứ nhất của một nguyên thể (vật chất hoặc ý thức) nên thuộc về triết học nhất nguyên. Trong triết học nhất nguyên, những người khẳng định tính thứ nhất của vật chất thuộc trường phái nhất nguyên duy vật hay chủ nghĩa duy vật. Những người khẳng định tính thứ nhất của ý thức thuộc trường phái nhất nguyên duy tâm hay chủ nghĩa duy tâm.
Cách giải quyết thứ ba thuộc về triết học nhị nguyên. Triết học nhị nguyên có khuynh hướng điều hoà chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nhưng về bản chất lại nghiêng về chủ nghĩa duy tâm.
Như vậy, tuy các quan điểm triết học thể hiện rất đa dạng nhưng xét cho cùng, tất cả các quan điểm ấy được chia thành hai trường phái: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
II. CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT
Các nấc thang phát triển của chủ nghĩa duy vật gắn liền với các thời kỳ phát triển của triết học. Trong các thời kỳ triết học khác nhau, chủ nghĩa duy vật biểu hiện thông qua các trường phái cũng khác nhau. Có nhiều cách phân chia các thời kỳ của triết học. Song căn cứ vào sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội, triết học có thể được phân chia thành các thời kỳ:
Triết học thời cổ đại
Triết học thời trung đại
Triết học thời Phục hưng
Triết học cận đại
Triết học cổ điển Đức
Triết học Mác - Lênin
Qua các thời kỳ phát triển đó của triết học, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản:
Chủ nghĩa duy vật chất phác: Là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại, mang nặng tính trực quan, ngây thơ, chất phác. Tuy còn rất nhiều hạn chế nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng vì đã lấy giới tự nhiên để giải thích tự nhiên, không viện đến thần linh hay thượng đế khi nói về vũ trụ.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật. Thể hiện khá rõ từ thế kỷ XV, chủ nghĩa duy vật siêu hình đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ XVII, XVIII. Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập và bất biến. Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp "từ đêm trường trung cổ sang thời Phục hưng"
Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C. Mác và Ph. Ănghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I. Lênin phát triển. Do kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại và chủ nghĩa duy vật siêu hình, thể hiện là đỉnh cao nhất trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực như chính bản thân chúng tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực.
Trong bài viết có tiêu đề "Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật từ thời cổ đại đến triết học cổ điển Đức", tôi chỉ xin được trình bày sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật vốn vô cùng phong phú và mang nhiều sắc thái trên nhiều phương diện từ thời Cổ đại là khi chủ nghĩa duy vật ra đời cho đến triết học Cổ điển Đức là khi mà chủ nghĩa duy vật phát triển đến một tầm cao mới và tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng sau này.
CHƯƠNG II: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT
TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
I. TRIẾT HỌC THỜI CỔ ĐẠI
Triết học cổ đại được sinh ra trong hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ, là giai đoạn phát triển đầu tiên của triết học, hình thành ở ba trung tâm điển hình nhất là Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp. Riêng đối với các nước phương Đông (Ấn Độ, Trung Quốc), sự phát triển của triết học giữa thời kỳ cổ đại và trung đại không có sự khác biệt nhiều do các đặc điểm khu biệt về tự nhiên, xã hội của các nước này. Vì vậy, trong bài viết này tôi xin được đề cập đến triết học Ấn Độ và Trung Quốc trong thời kỳ cổ đại với ý nghĩa như giai đoạn phát triển đầu tiên của triết học tức là bao gồm cả triết học cổ đại và trung đại nếu xét về mặt thời gian.
I.1. Triết học Ấn Độ cổ - trung đại
Phản ánh những cơ sở kinh tế, chính trị, khoa học và văn hóa của xã hội Ấn Độ thời cổ, nền triết học Ấn Độ cổ đại đã hình thành và phát triển từ rất sớm. Có thể chia quá trình hình thành và phát triển triết học Ấn Độ cổ - trung đại làm ba thời kỳ: Thời kỳ Vêđa (cuối thiên niên kỷ II đến thế kỷ VII TCN), thời kỳ cổ điển hay thời kỳ Bàlamôn giáo, Phật giáo (từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ VI SCN), thời kỳ sau cổ điển hay thời kỳ Hồi giáo (thế kỷ VII đến thế kỷ XVIII).
Thời kỳ Vêđa là thời kỳ tiền sử của triết học Ấn Độ. Khi đó con người quan niệm về thế giới, về đời sống bằng các biểu tượng huyền thoại, đa thần. Trước các hiện tượng tự nhiên đầy bí ẩn, người Ấn Độ đã xây dựng một thế giới các vị thần linh khi giải thích các hiện tượng đó. Trong các bộ kinh Vêđa sớm chưa có tư tưởng triết học mà chỉ là mầm mống của các tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại. Cho đến các tác phẩm Vêđa muộn đặc biệt là Upanisad - bộ kinh bình chú kinh Vêđa, xu hướng chính cũng chỉ biện hộ và phát triển tư tưởng duy tâm, tôn giáo của kinh Vêđa. Tư tưởng duy vật thời kỳ này chưa ra đời. Tuy vậy, những nội dung triết học phong phú của các tác phẩm không những là cơ sở lý luận cho đạo Bàlamôn, Hinđu ở Ấn Độ mà còn là cội nguồn của tất cả các quan điểm và các hệ thống triết học Ấn Độ sau này.
Trong thời kỳ Hồi giáo, dưới ách đô hộ của quân Ả Rập mà các quân vương của các vương triều đều theo đạo hồi nên đạo Hồi giữ vai trò là hệ tư tưởng thống trị ở Ấn Độ. Đó là triết lý duy tâm, cho rằng thế giới là do Thánh Ala sáng tạo ra.
Chỉ ở thời kỳ cổ điển, các quan điểm duy vật mới được thể hiện.
I.1.1. Một số trào lưu triết học có quan điểm duy vật trong thời kỳ cổ điển
Thời kỳ cổ điển ở Ấn Độ là thời kỳ phát triển cao của chế độ chiếm hữu nô lệ khi đất nước này đã thống nhất và hưng thịnh dưới sự thống trị của nhà nước quân chủ độc quyền hết sức khắc nghiệt. Trong lĩnh vực tinh thần, kinh thánh Vêđa được suy tôn là hệ tư tưởng chính thống song không phải trào lưu triết học nào cũng thừa nhận và chấp thuận thế giới quan của hệ tư tưởng này nhất là vào thời kỳ này khi triết học đã trở thành hệ thống lý luận chặt chẽ. Vì vậy mà các trường phái triết học chia thành hai hệ thống đối lập: chính thống và không chính thống. Hệ thống triết học chính thống thừa nhận uy thế tối cao của kinh Vêđa và đạo Bàlamôn, gồm sáu trường phái triết học điển hình: Samkhya, Vaisesika, Yoga, Mimamsa và Vedanta. Hệ thống triết học không chính thống phủ nhận uy thế của kinh Vêđa và đạo Bàlamôn, vì thế bị coi là tà giáo, gồm ba trường phái triết học: Lokyata, Phật giáo và đạo Jaina.
Quan điểm duy vật thời kỳ này thể hiện chủ yếu trong hệ thống triết học không chính thống. Mặc dù vậy, trong hệ thống triết học chính thống cũng có nhiều quan điểm tiến bộ. Ví dụ như: Triết lý Samkhya đã có lúc mang tính duy vật, không thừa nhận "tinh thần vũ trụ tối cao", phủ nhận sự tồn tại của thần, khẳng định bản nguyên của thế giới là vật chất; Trường phái Nyaya và Vaisesika thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất và cho rằng vật chất được tạo nên bởi một số thực thể vật lý như đất, nước, lửa, không khí, ... các thực thể này lại do nguyên tử tạo nên, đồng thời các phái này còn phủ nhận vai trò sáng tạo ra thế giới của thần linh.
Trường phái Lokayata
Lokayata là một trào lưu triết học duy vật vô thần triệt để, được hình thành rất sớm từ trong phong trào đấu tranh chống lại quan điểm duy tâm, tôn giáo của kinh Vêđa, phê phán chế độ phân biệt đẳng cấp, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội ở vùng Đông Ấn.
Phái Lokayata cho rằng thế giới này là thế giới vật chất. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều do bốn nguyên tố đất, nước, lửa và không khí tạo thành. Bốn nguyên tố đó có khả năng tự tồn tại, tự vận động, biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau trong không gian, tự liên kết với nhau để tạo thành vạn vật kể cả con người - một thực thể có ý thức. Và ngay cả ý thức, lý tính và các giác quan cũng do sự kết hợp ấy mà nên. Sau khi sinh vật chết đi thì sự kết hợp ấy cũng tan rã thành nguyên tố.
Khi giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, phái Lokayata cho rằng: "vật chất sinh ra ý thức cũng như gạo nấu thành rượu, nhưng rượu khác gạo ở chỗ có chất men say". Ý thức là thuộc tính cố hữu của thân thể, rời khỏi nhục thể thì ý thức cũng không còn. Ý niệm về "cái tôi", "cái tinh thần", "linh hồn" không thể tách rời thân thể. Khi con người chết đi, thể xác tan ra thì ý thức về "cái tôi", "cái tinh thần", "linh hồn" cũng hết. Từ đó phái Lokayata phủ nhận thuyết luân hồi, nghiệp báo và chế giễu quan niệm "giải thoát" trong các hệ thống triết học khác. Đồng thời, họ khẳng định rằng con người chỉ sống có một lần trên thế gian này. Vì vậy, cần phải sống cho chính cuộc đời này chứ không phải sống vì cuộc đời ở một thế giới khác.
Từ những luận điểm triết học trên, ta thấy trường phái Lokayata là một trường phái triết học duy vật triệt để nhất trong lịch sử triết học Ấn Độ cổ - trung đại. Dù không để lại một tác phẩm triết học nào cho đời sau nhưng các tư tưởng triết học duy vật thô sơ, mộc mạc và chất phác, song về cơ bản là đúng đắn của phái Lokayata đã trường tồn và phát triển suốt nhiều thế kỷ. Giá trị của những tư tưởng triết học đó không chỉ ở chỗ nó chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, mà còn là cơ sở cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật khoa học sau này.
Trường phái Phật giáo
Phật giáo là một trường phái không chính thống của Ấn Độ cổ đại, ra đời vào khoảng thế kỷ VI TCN, do Siddhatha (hay Thích Ca Mâu Ni) sáng lập. Trường phái triết học này có yếu tố duy vật ở chỗ cho rằng vũ trụ là bao la, vô cùng, vô tận; vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hóa vô thường, vô định, không do một vị thần hay một lực lượng siêu nhiên nào sáng tạo ra; thế giới này gồm cả con người đều được cấu thành bởi hai yếu tố "Sắc" và "Danh"; "Sắc" là yếu tố vật chất, gồm đất, nước, lửa, không khí còn "Danh" là yếu tố tinh thần không có hình chất mà chỉ có tên gọi.
Trường phái triết học Jaina (Đạo Jaina)
Jiana là một học thuyết triết học không chính thống, ra đời vào khoảng thế kỷ VI TCN, do Maharvira sáng lập. Đạo Jaina đặt ra mục tiêu chính là tìm được con đường và phương tiện giải phóng linh hồn khỏi sự ràng buộc của thế giới hiện thực, trong đó phủ nhận vai trò sáng tạo thế giới của thần linh hay các lực lượng siêu nhiên. Theo Jaina, cái thực thể là cái đầu tiên tạo nên thế giới và cũng là cái "chân lý cơ bản" để từ đó xây dựng nên tri thức. Thực thể là cái tồn tại đầu tiên dưới hai trạng thái là sống (Jiva) và không sống (Ajiva). Thực thể sống là thực thể có lý trí, có linh hồn, gồm các loại như: thần, quỷ, người, động vật, cây cỏ,.... Còn thực thể không sống là thực thể không có lý trí, không có linh hồn, gồm: không gian, thời gian, vận động, vật chất ... Các thực thể này luôn liên kết với nhau, tác động qua lại với nhau. Vật chất chỉ là một trong những trạng thái biến dạng của Ajiva, có đặc tính như: sờ mó được, có âm thanh, mùi vị và màu sắc. Các đối tượng mà cảm giác lĩnh hội được cấu thành bởi các nguyên tử (cực kỳ nhỏ bé, không thể phân chia, tồn tại vĩnh viễn, không do ai tạo ra và cũng không thể tự mất đi hoặc bị huỷ diệt). Nguyên tử nếu đứng một mình thì con người phải dùng tri giác mới hiểu nổi. Ngược lại, nếu các nguyên tử hấp dẫn nhau, kết hợp lại với nhau theo nhiều dạng khác nhau sẽ tạo thành các vật thể, các hiện tượng.
Đạo Jaina còn quan niệm rằng trong thế giới còn tồn tại một số lượng rất lớn, cố định các linh hồn. Linh hồn không do ai sáng tạo ra, tồn tại ngay từ đầu và mãi mãi, được thể hiện ra trong các cơ thể sống hoặc không thể hiện ra. Dưới dạng tiềm năng, bất kỳ linh hồn nào cũng có thể xâm nhập vào tất cả và có thể hiểu biết mọi cái. Linh hồn là lực lượng toàn năng nhưng lại bị hạn chế bởi các thân xác cụ thể mà nó tồn tại trong đó. Vì thế muốn giải thoát linh hồn khỏi thể xác thì phải tu luyện theo đạo Jaina.
I.1.2. Những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại
Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này được xây dựng trên cơ sở những tri thức về khoa học tự nhiên đã khá phát triển và những phong trào xã hội tiến bộ. Đồng thời nó cũng trở thành cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho sự phát triển của khoa học tự nhiên và các phong trào đó. Tuy vậy, do chế độ đẳng cấp khắc nghiệt và sự tồn tại của hệ thống tôn giáo nặng nề, bên cạnh những quan niệm duy vật tiến bộ vẫn còn những quan niệm duy tâm tôn giáo và bản thân các quan niệm duy vật cũng không triệt để.
Chủ nghĩa duy vật trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại thể hiện rõ nhất là vào thời kỳ cổ điển thông qua ba trường phái: Lokayata, Phật giáo và đạo Jaina với khuynh hướng phủ nhận và bác bỏ uy tín của kinh Vêđa. Chúng để lại một số giá trị quan trọng cho sự phát triển triết học duy vật của các thời đại sau này.
Cùng với sự đan xen của các tín điều tôn giáo, trong phạm vi của triết học, các quan điểm duy vật và duy tâm của triết học Ấn Độ cổ - trung đại không được thể hiện ra một cách rạch ròi, tách bạch với nhau mà chúng cũng thường đan xen vào nhau, xen kẽ lẫn nhau trong quá trình vận động và phát triển.
I.2. Triết học Trung Quốc cổ - trung đại
Xã hội Trung hoa cổ đại khi mà triết học hình thành và phát triển là xã hội đánh dấu sự tan rã của chế độ nô lệ và bắt đầu hình thành các quan hệ xã hội phong kiến phức tạp. Triết học Trung Quốc thời kỳ này tập trung vào chính trị, xã hội; lấy chính trị, luân lý làm cơ sở. Các trường phái triết học lớn đều là các học thuyết về chính trị, xã hội như học thuyết "nhân - lễ" của Khổng Tử, "vô vi" của Đạo Tử, "Kiêm ái" của Mặc Tử, "Vị ngã" của Dương Chu, "Pháp trị" của Hàn Vi. Khi đó tồn tại cả quan điểm duy tâm và duy vật, trong đó quan điểm duy vật tập trung chủ yếu ở thuyết Âm Dương, Ngũ Hành; dùng thuyết Âm Dương để giải thích nguồn gốc của mọi vật.
I.2.1. Các trường phái triết học Trung Quốc cổ - trung đại mang tính duy vật
Nho gia
Nho giáo là trường phái lớn nhất, tồn tại lâu đời nhất Trung Quốc, do Khổng Tử (551 - 479 TCN) sáng lập. Triết học của Nho giáo phần lớn thể hiện tư tưởng duy tâm, "tôn thiên" (coi trời là đấng tối cao) với quan niệm "sống chết có mệnh, giàu sang do trời"cho đến khi Tuân Tử coi con người vốn có "tính ác", chủ trương thế giới khách quan vốn có quy luật riêng, cho rằng sức người có thể thắng trời. Tư tưởng triết học của Tuân Tử rõ ràng mang đặc sắc chủ nghĩa duy vật thô sơ, tạo nên đầu mối cho khuynh hướng duy vật trong Nho giáo.
 m Dương gia
Được biết đến với học thuyết Âm dương và Ngũ hành nổi tiếng. Học thuyết Ngũ hành có quan hệ với việc sùng bái của con người với năm loại vật chất của tự nhiên cần thiết là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; năm loại vật chất này luôn vận động, biến đổi và khi tác dụng vào các giác quan của con người sẽ đem lại cho con người những biến thái về tâm lý. Cội nguồn của học thuyết Âm Dương có quan hệ mật thiết với cuộc sống con người; ngay từ thuở sơ khai, con người đã có ý niệm về giống đực và giống cái vì đó là bản năng, là bước đầu của đời sống sinh lý và tình cảm. Học thuyết Âm Dương về cơ bản có mang tính duy vật vì đã xuất phát từ bản thân giới tự nhiên để giải thích sự khởi nguồn của vũ trụ. Âm và Dương là đại biểu cho hai dạng sự vật tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính: tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi ... và một dạng âm tính: tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược .... Hai thế lực Âm và Dương tác động lẫn nhau tạo thành tất cả vũ trụ.
I.2.2. Đặc điểm duy vật trong triết học Trung Quốc cổ - trung đại
Thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc, chủ nghĩa duy tâm chiếm vị trí chủ đạo trong thế giới quan của xã hội Trung Hoa cổ đại. Tuy nhiên, các nhà duy vật do dựa trên những tri thức khoa học tự nhiên, tiến hành quan sát giới tự nhiên nên các quan điểm triết học của họ đã có tác dụng trong việc phê phán các quan điểm duy tâm thần bí vốn gắn liền với chế độ phong kiến Trung Hoa.
Vấn đề con người nói chung, trong đó đặc biệt là vấn đề tính người và số phận con người là vấn đề nổi bật trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại. Các nhà duy vật cho rằng, tính người (tư tưởng, tình cảm, tâm lý) của con người là do hoàn cảnh bên ngoài sinh ra; những ham muốn, dục vọng của con người trong cuộc sống là điều tự nhiên, không có gì xấu xa. Họ quan niệm trời là giới tự nhiên, đạo trời và mệnh trời là do sự vận hành có tính quy luật của giới tự nhiên, không liên quan đến việc trị loạn của con người.
Tóm lại, tư tưởng duy vật trong triết học Trung Hoa cổ đại dù về cơ bản là đúng, có tiến bộ trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó song không triệt để, vẫn đan xen với tư tưởng duy tâm do chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến Trung Hoa bảo thủ.
I.3. Triết học Hy Lạp cổ đại
Xã hội Hy Lạp cổ đại thời kỳ phát triển các tư tưởng triết học là xã hội chiếm hữu nô lệ ở giai đoạn đang diễn ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp. Khi đó, một số ngành khoa học cụ thể như: toán học, vật lý học, thiên văn, thuỷ văn ...bắt đầu phát triển. Những khoa học này ra đời đòi hỏi sự khái quát của triết học nhưng tư duy triết học thời kỳ này chưa phát triển cao; tri thức triết học và khoa học cụ thể thường hoà vào nhau. Các nhà triết học lại cũng chính là các nhà khoa học cụ thể. Ngoài ra còn có sự giao lưu giữa Hy lạp với một số nước phương Đông nên triết học Hy Lạp cũng chịu sự ảnh hưởng của triết học phương Đông.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học cổ đại Hy Lạp thể hiện nổi bật ở sự đấu tranh giữa hai đường lối triết học: đường lối của Platôn (đại diện cho chủ nghĩa duy tâm) và đường lối của Đêmôcrít