Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát
triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản. Cuộc đấu
tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc đấu tr anh
giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp
siêu hình - tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái “logic nội tại khách
quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp.
Triết học Mác là một hệ thống triết học khoa học và cách mạng, chính vì vậy nó
đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân và
nhân loại tiến bộ trong thời đại mới. Triết học Mác đã kế thừa những tinh hoa, từ đó
đưa ra những nguyên lý khoa học giúp con người nhân thức đúng và cải tạo thế giới.
Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử
phát triển triết học của nhân loại. C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa một cách có phê
phán những thành tựu tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt
để, không điều hoà với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình. Để xây triết học duy vật
biện chứng, Mác đã phải cải cả chủ nghĩa duy vật cũ và cả phép biện chứng duy tâm
của Hêghen. Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội, một trong
những yếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và Ăngghen đã thực hiện
trong triết học. Vì vậy em nghiên cứu vấn đề “Sự ra đời của triết học Mác tạo ra bước
ngoặt cách mạng trong lịch sử phát triển triết học.” cho bài tiểu luận của mình.
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5750 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự ra đời của triết học mác tạo ra bước ngoặt cách mạng trong lịch sử phát triển triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
…………………... .. …..……………….
TIEÅU LUAÄN TRIEÁT HOÏC
Đề tài:
SÖÏ RA ÑÔØI CUÛA TRIEÁT HOÏC MAÙC
TAÏO RA BÖÔÙC NGOAËT CAÙCH MAÏNG
TRONG LÒCH SÖÛ PHAÙT TRIEÅN TRIEÁT HOÏC.
GVHD : TS. Bùi Văn Mưa
HVTH : Phạm Văn Dũng
LỚP : Đêm 1 – K19
THÁNG 3/2010
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát
triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản. Cuộc đấu
tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc đấu tranh
giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp
siêu hình - tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái “logic nội tại khách
quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp.
Triết học Mác là một hệ thống triết học khoa học và cách mạng, chính vì vậy nó
đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân và
nhân loại tiến bộ trong thời đại mới. Triết học Mác đã kế thừa những tinh hoa, từ đó
đưa ra những nguyên lý khoa học giúp con người nhân thức đúng và cải tạo thế giới.
Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử
phát triển triết học của nhân loại. C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa một cách có phê
phán những thành tựu tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt
để, không điều hoà với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình. Để xây triết học duy vật
biện chứng, Mác đã phải cải cả chủ nghĩa duy vật cũ và cả phép biện chứng duy tâm
của Hêghen. Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội, một trong
những yếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và Ăngghen đã thực hiện
trong triết học. Vì vậy em nghiên cứu vấn đề “Sự ra đời của triết học Mác tạo ra bước
ngoặt cách mạng trong lịch sử phát triển triết học.” cho bài tiểu luận của mình.
HVTH: PHẠM VĂN DŨNG – Lớp Đêm 1 – Khóa 19 Trang | 1
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
MỤC LỤC
Chương 1 - KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC MÁC ..................................................... 1
1.1. Khái luận về lịch sử triết học ............................................................................. 3
1.1.1. Triết học ................................................................................................... 3
1.1.2. Phân kỳ lịch sử triết học .......................................................................... 3
1.1.3. Vấn đề cơ bản của triết học ..................................................................... 4
1.2. Sự ra đời của triết học Mác ................................................................................ 4
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 4
1.2.2. Nguồn gốc lí luận ..................................................................................... 6
1.2.3. Tiền đề khoa học tự nhiên ........................................................................ 7
Chương 2 – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TRIẾT HỌC MÁC ... 8
2.1. Quá trình hình thành và phát triển triết học Mác ............................................... 8
2.1.1. Chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng ghen từ chủ nghĩa duy tâm,
dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật, cộng sản chủ nghĩa ........................... 8
2.1.2. Giai đoạn hình thành những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử ........................................................................................................ 10
2.1.3. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung - phát triển lý luận triết học 12
2.1.4. Giai đoạn Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác .............................. 13
2.2. Nội dung triết học Mác .................................................................................... 14
Chương 3 - BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
TRIẾT HỌC ................................................................................................................. 16
3.1. Cuộc cách mạng trong lĩnh vực Triết học ........................................................ 16
3.2. Thực chất cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do C.Mác – Ph.Ăngghen
thực hiện .................................................................................................................... 18
3.3. Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực
hiện .......................................................................................................................... 21
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
HVTH: PHẠM VĂN DŨNG – Lớp Đêm 1 – Khóa 19 Trang | 2
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Chương 1 - KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC MÁC
1.1. Khái luận về lịch sử triết học
1.1.1. Triết học
Triết học là hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung
của tồn tại và nhận thức, là thái độ con người đối với thế giới, là khoa học về những
qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Triết học xuất hiện từ khi chế độ chiếm hữu nô lệ thay thế cho chế độ xã hội
nguyên thủy. Trong gần 3000 năm tồn tại và phát triển, triết học có nhiều trường phái
và hệ thống khác nhau. Những hệ thống và trường phái này phản ánh trình độ phát
triển về kinh tế – xã hội, chính trị và tri thức khoa học tự nhiên của các nước ở các thời
kỳ. Sự phản ánh đó tuỳ thuộc vào lập trường của các giai cấp nhất định, giai cấp tạo
nên các trường phái triết học.
1.1.2. Phân kỳ lịch sử triết học
Việc phân kỳ lịch sử triết học dựa vào: Học thuyết hình thái kinh tế xã hội là cơ
sở quan trọng cho phân kỳ lịch sử triết học; Đặc điểm của các vùng, các dân tộc sản
sinh ra Triết học; Tính độc lập tương đối của Triết học; Bản chất của các học thuyết
triết học tạo ra được những cột mốc lớn lao trong sự phát triển của triết học.
Dựa trên những định hướng trên, việc phân kỳ được chia ra các giai đoạn sau:
- Triết học cổ đại
- Triết học trung đại
- Triết học phục hưng
- Triết học cận đại
- Triết học cổ điển Đức
- Triết học Mác – Lênin
- Những trào lưu triết học tư sản hiện đại
Lịch sử triết học còn có thể được phân kỳ theo lãnh thổ, thời kỳ như sau:
- Triết học phương Đông cổ - trung đại
- Triết học phương Tây cổ , trung - cận và hiện đại
HVTH: PHẠM VĂN DŨNG – Lớp Đêm 1 – Khóa 19 Trang | 3
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
- Triết học Mác - Lênin
1.1.3. Vấn đề cơ bản của triết học
Khi nghiên cứu các hệ thống, các trường phái triết học, chủ nghĩa Mác cho rằng
“vấn đề cơ bản” hay “vấn đề tối cao” của triết học là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn
tại, giữa tinh thần và thế giới tự nhiên. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
Mặt thứ nhất, vật chất hay ý thức, tự nhiên hay tinh thần cái nào có trước, cái
nào có sau và cái nào quyết định cái nào?
- Đây là vấn đề cơ bản trong tất cả vấn đề mà triết học tập trung giải quyết.
Các học thuyết triết học được chia thành hai trào lưu cơ bản: duy vật hay
duy tâm, điều đó tuỳ thuộc vào việc giải quyết vấn đề cơ bản này. Các hệ
thống triết học thừa nhận tồn tại, tự nhiên, vật chất là cái có trước; ý thức,
tinh thần, tư duy là cái có sau, đó là chủ nghĩa duy vật. Còn các hệ thống
triết học coi ý thức là cái có trước, tồn tại là cái có sau là trào lưu duy tâm.
- Các nhà duy vật với tư cách là các nhà tư tưởng của các lực lượng xã hội
tiến bộ thường lấy những thành tựu, kết quả của khoa học thực tiễn tiến tiến
làm cơ sở cho thế giới quan của mình. Còn các nhà duy tâm luôn gắn với
tôn giáo, củng cố vị trí của tôn giáo bằng những luận cứ triết học duy tâm.
Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức thế giới hay không? Hay nói một
cách khác, ý thức chúng ta có thể phản ánh trung thực thế giới khách quan
không?
1.2. Sự ra đời của triết học Mác
Triết học Mác ra đời từ nửa cuối thế kỷ XIX, duy trì và phát triển cho đến ngày
nay. Hai nguồn gốc ra đời của triết học là nguồn gốc tri thức và nguồn gốc xã hội. Đối
với triết học Mác thì nguồn gốc ra đời biểu hiện thành các điều kiện sau:
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Triết học Mác ra đời vào thời kỳ chủ nghĩa phong kiến sụp đổ và chủ nghĩa tư
bản lớn mạnh ở một số nước châu Âu và Bắc Mỹ. Chủ nghĩa tư bản ra đời đã làm chio
lực lượng sản xuất phát triển đạt đến trình độ khác về chất so với lịch sử trước đó.
HVTH: PHẠM VĂN DŨNG – Lớp Đêm 1 – Khóa 19 Trang | 4
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong
điều kiện cách mạng công nghiệp
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công
nghiệp làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa được củng cố vững chắc và trở thành xu thế phát triển của nền sản xuất xã
hội. Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc
công nghiệp. Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng
cố tạo ra cơ sở kinh tế để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã hội
gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt; phân hóa giàu nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng.
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử
Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và
phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa
được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội thì mâu thuẫn giữa vô
sản với tư sản vốn mang tính đối kháng phát triển trở thành những cuộc đấu tranh giai
cấp. Trong thời kỳ này, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển chuyển biến
từ tự phát sang tự giác một cách mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở nhiều
nơi đã trở thành cuộc khởi nghĩa với những yêu sách giai cấp rõ ràng đã thu hút sự chú
ý của các đại biểu tiên tiến của các tầng lớp tri thức tư sản tiến bộ, và dẫn dắt C.Mác và
Ph.Ănghen tới vấn đề nguyên nhân, bản chất của các cuộc đấu tranh giai cấp – xã hội
và những triển vọng của các cuộc đấu tranh giai cấp.
Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp
cách mạng. Ở Anh, Pháp giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị, lại hoảng sợ trước
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là vị trí tiên phong trong quá trình
cải tạo dân chủ như trước. Còn giai cấp tư sản Đức đang lớn lên trong lòng xã hội
phong kiến quá non trẻ, đi thỏa hiệp với tầng lớp quý tộc chống lại giai cấp vô sản,
phong trào công nhân Đức. Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử với sứ
mệnh xoá bỏ xã hội tư bản và trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho
nền dân chủ, tiến bộ xã hội thì cần phải có thế giới quan duy vật khoa học.
HVTH: PHẠM VĂN DŨNG – Lớp Đêm 1 – Khóa 19 Trang | 5
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Rõ ràng những cuộc đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến ở
châu Âu những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX là nhân tố khách quan chứng tỏ rằng đã có
những tiền đề xã hội - giai cấp và những điều kiện để xuất hiện chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; là chứng cứ để nói rằng nhu cầu xã hội đã chín
muồi đề xuất hiện một thế giới quan triết học mới – triết học Mác. Sự xuất hiện của
giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và phong trào đấu tranh của họ đã tạo ra nguồn tư
liệu quý báu về thực tiễn xã hội để C.Mác và Ph. Ăngghen khái quát xây dựng những
quan điểm triết học.
1.2.2. Nguồn gốc lí luận
Để xây dựng học thuyết của mình C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những
thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Đức với hai nhà triết học tiêu biểu
Hêghen và Phoiơbắc là nguồn gốc trực tiếp của triết học Mác.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen và
nghiên cứu triết học Phoiơbắc. Qua đó, hai ông đã nhận thấy: Tuy học thuyết triết học
của Hêghen mang quan điểm của chủ nghĩa duy tâm nhưng chứa đựng cái “hạt nhân
hợp lý” của phép biện chứng. Còn học thuyết triết học Phoiơbắc tuy còn mang nặng
quan niệm siêu hình nhưng nội dung lại thấm nhuần quan điểm duy vật. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” của Hêghen và cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí
để xây dựng nên lí luận mới của phép biện chứng. Hai ông đã kế thừa chủ nghĩa duy
vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó để
xây dựng nên lí luận mới của chủ nghĩa duy vật. Từ đó tạo ra cơ sở để hai ông xây
dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
thống nhất một cách hữu cơ.
Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc là
A.Smít và Đ.Ricácđô không những là nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế mà
còn là tiền đề lý luận để hình thành quan điểm triết học.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh
Ximông và S.Phuriê là một trong ba nguồn gốc lí luận của triết học Mác. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã kế thừa những quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa xã hội không tưởng
HVTH: PHẠM VĂN DŨNG – Lớp Đêm 1 – Khóa 19 Trang | 6
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Pháp (quan điểm về vai trò của nền sản xuất trong xã hội, quan điểm về sở hữu v.v...)
và khắc phục tính không tưởng thiếu điều kiện lịch sử cụ thể của nó để xây dựng những
quan điểm duy vật lịch sử.
Vì vậy, khi tìm hiểu nguồn gốc lí luận của triết học Mác cần tìm hiểu không chỉ
trong triết học Đức mà trong cả chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và kinh tế chính trị
học Anh.
1.2.3. Tiền đề khoa học tự nhiên
Giữa triết học với khoa học nói chung và khoa học tự nhiên nói riêng có mối
quan hệ khăng khít. Sự phát triển của tư duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do
các khoa học cụ thể đem lại. Vì thế, mỗi khi trong khoa học có những phát minh mang
tính chất vạch thời đại thì tạo ra sự thay đổi của triết học.
Trong những năm đầu của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với
nhiều phát minh quan trọng: Định luật bảo toàn biến hóa năng lượng, Thuyết tế bào,
thuyết tiến hóa. Những phát minh khoa học đó đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa
những sự vật, giữa các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của
thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển. Đồng thời đã làm bộc
lộ rõ tính hạn chế và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình và của tư tưởng biện
chứng cổ đại cũng như phép biện chứng của Hêghen. Từ đó đặt ra một yêu cầu trong tư
duy nhân loại cần phải xây dựng một phương pháp tư duy mới thật sự khoa học. Với
những phát minh của mình, khoa học đã cung cấp những tri thức để C.Mác và Ph.Ăng
ghen khái quát xây dựng phép biện chứng duy vật.
Chủ nghĩa Mác ra đời trong bối cảnh ấy và nó là sản phẩm mang tính quy luật
của khoa học và triết học mà nhân loại đã đạt tới, nó được hình thành như là kết quả
của các phát hiện của C.Mác và Ph.Ăngghen về những quy luật chung nhất của sự phát
triển thế giới. Chủ nghĩa Mác do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập là một học thuyết
thống nhất, hoàn chỉnh, gồm ba bộ phận cấu thành: triết học mácxít, kinh tế chính trị
học mácxít và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Như vậy, triết học Mác ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì đời sống
thực tiễn mà còn vì những tiền đề lý luận, xã hội và khoa học mà nhân loại đã tạo ra.
HVTH: PHẠM VĂN DŨNG – Lớp Đêm 1 – Khóa 19 Trang | 7
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Chương 2 – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TRIẾT
HỌC MÁC
2.1. Quá trình hình thành và phát triển triết học Mác
Sự hình thành và phát triển triết học Mác - Lênin trải qua một quá trình. Quá
trình trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng
ghen từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và cộng sản
chủ nghĩa; giai đoạn hình thành những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử; giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển lí luận triết học; giai
đoạn Lênin bảo vệ hoàn thiện và tiếp tục phát triển triết học Mác.
2.1.1. Chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng ghen từ chủ nghĩa duy
tâm, dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật, cộng sản chủ nghĩa
2.1.1.1. Sự chuyển biến tư tưởng của C.Mác
C.Mác (5/5/1818 - 14/3/1883) sinh trưởng trong một gia đình trí thức ở thành
phố Tơrevơ, tỉnh Ranh, vùng có nhiều ảnh hưởng của cách mạng tư sản Pháp.
Những ảnh hưởng tốt của giáo dục gia đình, nhà trường và các quan hệ xã hội
khác đã giúp C.Mác hình thành tinh thần nhân đạo và xu hướng yêu tự do. Phẩm chất
đó không ngừng được bồi dưỡng và đã trở thành định hướng cho cuộc đời sinh viên và
đưa C.Mác tới chủ nghĩa dân chủ cách mạng. Trong thời gian học ở khoa Luật trường
Đại học Tổng hợp Béc lin (1836 - 1841) ông say mê nghiên cứu triết học, nhằm giải
đáp vấn đề giải phóng con người, thực hiện dân chủ, vươn tới tự do. Năm 1837 C.Mác
tập trung nghiên cứu triết học Hêghen và tham gia nhóm “Hêghen trẻ”.
Sau khi việc xuất bản một tạp chí với tên gọi “Tư liệu của chủ nghĩa vô thần”
không được thực hiện vì nhà nước phong kiến Phổ thực hiện chính sách đàn áp những
người dân chủ cách mạng. Ông và một số người theo phái “Hêghen trẻ” đã chuyển
sang hoạt động chính trị đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên chế Phổ giành lại quyền
tự do dân chủ; đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tư tưởng của ông. Như vậy lúc
này, trong tư tưởng của C.Mác có sự mâu thuẫn giữa thế giới quan duy tâm với tinh
thần dân chủ cách mạng và vô thần.
HVTH: PHẠM VĂN DŨNG – Lớp Đêm 1 – Khóa 19 Trang | 8
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA
Mâu thuẫn bước đầu được giải quyết khi C.Mác làm việc ở báo Sông Ranh
(1942). Thực tiễn đấu tranh báo chí đã làm cho tư tưởng dân chủ cách mạng ở C.Mác
có nội dung rõ ràng hơn, đó là đấu tranh cho lợi ích của quần chúng lao động. Lúc này
tư tưởng cộng sản chủ nghĩa chưa hình thành, ông đấu tranh bảo vệ “quần chúng nghèo
khổ bất hạnh” dưới tinh thần nhân đạo. Với tinh thần đó, ông tập trung phê phán các
chính sách của nhà nước Phổ, đó chỉ là “cơ quan đại diện đẳng cấp của những lợi ích
cá nhân”. Trong quá trình phê phán C.Mác đã nhận thấy hoạt động của nhà nước không
phải là hiện thân của tinh thần tuyệt đối như Hêghen đã chứng minh.
Như vậy, qua thực tiễn, nguyện vọng muốn cắt nghĩa hiện thực, xác lập lý
tưởng tự do trong thực tế đã giúp C.Mác hình thành khuynh hướng duy vật, nhận thấy
mặt hạn chế của quan điểm duy tâm. Lúc này tinh thần dân chủ cách mạng sâu sắc đã
không dung hợp với triết học duy tâm tư biện. Vì thế sau khi báo Sông Ranh bị cấm
(1843), C.Mác đặt cho mình nhiệm vụ duyệt lại một cách có phê phán quan niệm duy
tâm của Hêghen trước hết về xã hội và nhà nước. Ông đã viết tác phẩm “góp phần phê
phán triết học pháp quyền của Hêghen” để phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen.
Trong khi thực hiện phê phán ông nồng nhiệt tiếp nhận quan điểm duy vật của triết học
Phoi Ơ Bắc. Song với tinh thần phê phán ông đã thấy những mặt hạn chế, nhất là việc
xa rời những vấn đề chính trị nóng hổi của Phoi Ơ Bắc. Sự phê phán sâu rộng triết học
Hêghen, việc khái quát kinh nghiệm lịch sử cùng với ảnh hưởng quan điểm duy vật và
nhân văn của triết học Phoi Ơ Bắc đã tăng cường mạnh mẽ xu hướng duy vật trong
quan điểm triết học của C.Mác.
Cuối tháng 10 - 1843, C.Mác sang Pari. Ở đây, không khí chính trị sôi sục và
tiếp xúc với các đại biểu của giai cấp vô sản đã dẫn đến bước chuyển biến dứt khoát
quan điểm của ông sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản. Trong bài báo “lời
nói đầu của cuốn sách góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, C.Mác đã
phân tích một cách sâu sắc theo quan điểm duy vật ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách
mạng tư sản chỉ là “cuộc cách mạng bộ phận”; đồng thời ông khẳng định, chỉ có cuộc
cách mạng do giai cấp vô sản thự