Tiểu luận Sự thiếu hụt giáo dục giới tính

Hiện nay, tỷ lệ giáo dục giới tính trong trường học tại Việt Nam rất thấp (chỉ có khoảng 0.3% trường Trung học phổ thông có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh).Thiếu hụt kiến thức về giới tính và kỹ năng sống là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số lượng mang thai ở tuổi vị thành niên ngày càng tăng cao. Điều này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và khả năng học tập của thanh thiếu niên. Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi 15-19,trong đó 80-90% là học sinh, sinh viên cao nhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới,vàtỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm. Việc mang thai ở tuổi vị thành niên để lại những hệ lụy và hậu quả nặng nề do các bà mẹ nhỏ tuổi còn quá trẻ, thể chất và tinh thần chưa phát triển để sẵn sàng làm mẹ. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là giáo dục giới tính cho trẻ em nói chung và giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình nói riêng còn yếu kém. Giáo dục giới tính dường như vẫn là một khái niệm mới trong xã hội Việt Nam. Giáo dục giới tính, hiểu một cách đầy đủ là sự giáo dục về sinh lý cơ thể, vệ sinh thân thể, sức khỏe sinh sản và tình dục.Thế nhưng ở nhiều gia đình, các bà mẹ không giải thích được cho con những điều sơ đẳng nhất về giới tính. Cha mẹ cũng chưa hiểu được rằng nhu cầu tìm hiểu về giới tính của con cái là điều tự nhiên, cần thiết và tất yếu nên họ không giáo dục cho con về vấn đề này, nhiều người hiểu vấn đề nhưng vì ngại nên không muốn nói ra. Ở nước ta, giáo dục giới tính không được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Gia đình Việt Nam ngày nay còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến và bởi vậy, việc giáo dục giới tính hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức. Hoạt động giáo dục giới tính phổ biến trong các gia đình chỉ dừng lại ở góc độ dạy vệ sinh thân thể ở tuổi dậy thì.Với nhiều bậc phụ huynh, giáo dục tình dục hầu như chưa bao giờ được đặt ra. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp các em nam phạm tội hiếp dâm, các em nữ có thai ở tuổi vị thành niên. Nhiều trẻ ở lứa tuổi 14-15, còn cắp sách đến trường, chưa có kinh nghiệm về cuộc sống gia đình nhưng đã phải làm cha mẹ do thiếu hiểu biết về tình dục. Đây là vấn đề làm đau đầu người lớn và người ta cho rằng nguyên nhân là do tác động từ kinh tế thị trường, sự du nhập của văn hóa ngoại lai, chạy theo lối sống ăn chơi, suy đồi về mặt đạo đức. Vì vậy,“Giáo dục giới tính (GDGT)” là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, quan hệ tình dục,sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, biện pháp tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng.

docxChia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4292 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự thiếu hụt giáo dục giới tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ............@&?........... BÀI TIỂU LUẬN GIÁO DỤC HỌC ĐỀ TÀI: SỰ THIẾU HỤT GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Tuấn Anh Lớp : Sư phạm Hóa K35 Nhóm thực hiện : Nhóm 09 Quy Nhơn, tháng 4/2014 MỤC LỤC Tổng quan về giáo dục giới tính hiện nay 1 Biểu hiện của sự thiếu hụt giáo dục giới tính 2 Hậu quả của sự thiếu hụt giáo dục giới tính 8 Các giải pháp về giáo dục giới tính hiện nay 9 Các biện pháp tránh thai 15 Tổng kết 18 Tổng quan về giáo dục giới tính hiện nay Hiện nay, tỷ lệ giáo dục giới tính trong trường học tại Việt Nam rất thấp (chỉ có khoảng 0.3% trường Trung học phổ thông có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh).Thiếu hụt kiến thức về giới tính và kỹ năng sống là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số lượng mang thai ở tuổi vị thành niên ngày càng tăng cao. Điều này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và khả năng học tập của thanh thiếu niên. Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi 15-19,trong đó 80-90% là học sinh, sinh viên cao nhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới,vàtỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm. Việc mang thai ở tuổi vị thành niên để lại những hệ lụy và hậu quả nặng nề do các bà mẹ nhỏ tuổi còn quá trẻ, thể chất và tinh thần chưa phát triển để sẵn sàng làm mẹ. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là giáo dục giới tính cho trẻ em nói chung và giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình nói riêng còn yếu kém. Giáo dục giới tính dường như vẫn là một khái niệm mới trong xã hội Việt Nam. Giáo dục giới tính, hiểu một cách đầy đủ là sự giáo dục về sinh lý cơ thể, vệ sinh thân thể, sức khỏe sinh sản và tình dục.Thế nhưng ở nhiều gia đình, các bà mẹ không giải thích được cho con những điều sơ đẳng nhất về giới tính. Cha mẹ cũng chưa hiểu được rằng nhu cầu tìm hiểu về giới tính của con cái là điều tự nhiên, cần thiết và tất yếu nên họ không giáo dục cho con về vấn đề này, nhiều người hiểu vấn đề nhưng vì ngại nên không muốn nói ra. Ở nước ta, giáo dục giới tính không được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Gia đình Việt Nam ngày nay còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến và bởi vậy, việc giáo dục giới tính hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức. Hoạt động giáo dục giới tính phổ biến trong các gia đình chỉ dừng lại ở góc độ dạy vệ sinh thân thể ở tuổi dậy thì.Với nhiều bậc phụ huynh, giáo dục tình dục hầu như chưa bao giờ được đặt ra. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp các em nam phạm tội hiếp dâm, các em nữ có thai ở tuổi vị thành niên. Nhiều trẻ ở lứa tuổi 14-15, còn cắp sách đến trường, chưa có kinh nghiệm về cuộc sống gia đình nhưng đã phải làm cha mẹ do thiếu hiểu biết về tình dục. Đây là vấn đề làm đau đầu người lớn và người ta cho rằng nguyên nhân là do tác động từ kinh tế thị trường, sự du nhập của văn hóa ngoại lai, chạy theo lối sống ăn chơi, suy đồi về mặt đạo đức. Vì vậy,“Giáo dục giới tính (GDGT)” là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, quan hệ tình dục,sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, biện pháp tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng. Biểu hiện của sự thiếu hụt giáo dục giới tính 2.1 Gia đình: Việc giáo dục giới tính ngay từ khi còn nhỏ là nhiệm vụ không thể bỏ qua của các bậc phụ huynh. Thế nhưng trong một cuộc khảo sát gần 4700 thanh niên chỉ có 2,6% cho biết kiến thức về giới tính được bố mẹ giáo dục. Trung tâm nghiên cứu tâm lý và sự phát triển nhanh của thanh thiếu niên giải thích: “Các bậc phụ huynh luôn cho rằng những vấn đề liên quan tới giới tính rất tế nhị. Mặt khác, con mình còn quá nhỏ để tìm hiểu về những vấn đề ấy. Có khi chính phụ huynh cũng không nắm rõ kiến thức về giới tính để diễn đạt cho con mình hiểu”. Chính vì thế mà nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra như: con mắc bệnh thủ dâm, quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành, biến đổi giới tính … 2.1.1 Các quan niệm sai lầm - Cha mẹ thường tránh tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan đến giáo dục giới tính. Khi nói chuyện với con cái về tính dục, các ông bố thường hạn chế đề cập tới quan hệ tình dục. - Các bà mẹ thường nói về quan hệ tình dục, vấn đề cảm xúc và tâm lý hơn các ông bố. Các bà mẹ thường nói chuyện tình dục với con gái hơn con trai. - Cha mẹ thường không giảng giải cho con trai về vấn đề sinh lý của nữ giới như kinh nguyệt chẳng hạn. - Một số bậc cha mẹ cho rằng trường học phải đảm nhận việc giáo dục giới tính cho con trẻ. - Cha mẹ thường không đề cập đến vấn đề tính dục cho đến khi họ thấy bằng chứng con cái có quan hệ khác giới, chẳng hạn khi con cái bắt đầu hẹn hò. Những cuộc nói chuyện như vậy thường biến thành những buổi tranh luận chứ không phải là cơ hội để cha mẹ đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn cho con cái. - Cha mẹ thường tỏ ra ngượng ngùng khi nói chuyện tính dục với con cái hoặc họ cũng không có đủ thông tin để truyền đạt cho con. Hình 2.1: Bố mẹ thường tránh né, ngại ngùng khi trẻ hỏi về chuyện tình dục. Chính vì các quan niệm sai lầm đó của các bậc phụ huynh mà không ít lần người lớn “đỏ mặt” trước các thắc mắc của trẻ. Nhiều bậc phụ huynh đã chia sẻ rằng: dạo này, cô con gái 5 tuổi của chị hay hỏi rất nhiều chuyện liên quan đến giới tính, sinh sản. Cháu hỏi tại sao gái đi tè phải ngồi, con trai lại đứng; con sinh ra ở đâu… làm chị phải lôi ngay chuyện khác để đánh lạc hướng con. Thế nhưng cháu vẫn đeo mẹ để hỏi bằng được “Con sinh ra ở đâu?”. Bí quá, người mẹ trả lời: “Con sinh ra ở bệnh viện Từ Dũ”. Hay chia sẻ của một phụ huynh khác: Lâu nay, tôi vẫn vòng vo nói với cậu con trai 8 tuổi là cháu sinh ra từ nách, từ rốn mẹ. Lần đó, hai mẹ con đến dự một chương trình tư vấn giới tính, khi được chuyên gia hỏi: "Con biết mình được sinh ra từ đâu không?", tôi ngỡ ngàng khi cháu đáp: "Con sinh ra từ "cái ấy" của mẹ". Hóa ra cháu biết nhiều hơn mình tưởng mà mình cứ né tránh. 2.1.2 Những suy nghĩ lệch lạc về giới tính Chính từ việc còn quá nhiều lỗ trống trong giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ mà đã có bao câu chuyện ngây ngô của các bạn được kể. Trong một buổi nói chuyện về giới tính, chuyên gia có đặt câu hỏi: “Theo các em, một tháng bạn gái có kinh mấy lần?”, một em trả lời rằng: “Dạ vấn đề này em đã được đọc trong sách và được nghe cô giáo sinh học hướng dẫn rất kỹ, một tháng bạn gái sẽ có kinh nguyệt… hai lần, một lần vào mùng một và lần còn lại là ngày 15 âm lịch”. Chuyên gia tâm lý hỏi tiếp: “Em có chắc không?”. Nữ sinh này hùng hồn nói: “Con gái chắc chắn có hai lần kinh nguyệt mỗi tháng, một lần vào mùng một và một lần vào ngày 15, tức ngày trăng tròn nên người ta mới gọi là hiện tượng đó là nguyệt san!”. Ở tuổi 21, cô bạn T.T chia sẻ băn khoăn kì lạ với chuyên gia: “Những lần “vui vẻ” bên nhau chúng em chỉ là ôm hôn, va chạm bên ngoài, chưa bao giờ anh ấy có ý định “tháo” trang phục. Sau những lần đó vùng kín của em rất ướt, đặc biệt là lần vừa rồi em còn cảm thấy rất mỏi hai bên đùi. Em rất hoang mang vì không biết làm như thế có phải là quan hệ tình dục và có khả năng mang thai hay không?”. Ở những trung tâm thành phố lớn,nơi “đất chật người đông”, giá nhà cửa đắt đỏ, gia đình thường không có phòng riêng cho con cái sinh hoạt, nên bố mẹ thường ngủ chung với con mình. Khi bị con bắt gặp bố mẹ làm chuyện ấy, đa số các bậc phụ huynh đều cảm thấy xấu hổ và có tâm lý né tránh giải thích vấn đề cho con,nên có nhiều tình huống “dở khóc dở cười” như:“Bố, sao bố to mà lại đè lên mẹ”, vừa nói cậu con trai lại vừa lăn xả vào đấm bố túi bụi hay là câu hỏi ngây ngô của con gái khi bắt gặp bố mẹ đang quan hệ: “Bố mẹ đang chơi trò gì thế,cho con chơi chung với”. 2.1.3 Những lo lắng khi trẻ bước vào tuổi dậy thì Dậy thì là một giai đoạn khá đặc biệt khi có sự thay đổi cơ thể từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành. Và được biểu hiện bằng sự tăng trưởng nhanh chóng của xương và cơ bắp, những thay đổi về hình dạng cơ thể, đặc biệt hơn là kích thước và sự phát triển của cơ quan sinh dục để duy trì khả năng sinh sản của con người. Nhưng thực ra không phải em nào cũng biết về những dấu hiệu thay đổi đó khi vào tuổi dậy thì. Hầu hết cácemthường tỏ ra lo lắng vô cớ về việc thay đổi trong cơ thể mình. Có em tâm sự những lo lắng đó với mẹ. Có em không tâm sự với ai, tự mình loay hoay với những suy nghĩ mông lung tuổi mới lớn. Một bé gái hơn 9 tuổi, đang học lớp 4, đi học về kể chuyện với mẹ: “Mẹ ơi hôm nay ở lớp nhiều bạn bảo nhau: Bọn ấy ơi đừng chơi với bạn M. Bạn ý bị bệnh nan y đấy". Chị L. nghe con nói vậy, hỏi lại ngay: Con có biết bệnh nan y là như thế nào không? Con chị nhanh nhảu trả lời: Con không biết ạ? Chị hỏi tiếp: Thế bạn M. bị sao mà các con lại bảo bạn bị bệnh nan y? Cháu đáp: “Vì hôm qua các bạn ý nhìn thấy bạn M. bị chảy máu nhiều, ướt hết quần đồng phục. Cô giáo phải gọi điện cho mẹ bạn ý đến đón về, mẹ ạ.” Hoặc những lo lắng khi thấy ngực bỗng dưng nổi lên một "cục lạ" và có cảm giác đau nhói khi chạm vào, bé Loan lo lắng mất ăn mất ngủ vì nghĩ mình bị ung thư. Vốn là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ, cả tháng nay bé Loan trở nên rụt rè, sợ sệt. Ngoài giờ học, về đến nhà em rút vào phòng riêng không dám bước ra ngoài. Khi đưa con gái đến gặp bác sĩ tâm lý trong tâm trạng đứng ngồi không yên,mẹ bé than thở: "Có giải thích sao con bé cũng không chịu nghe. Nó bảo mẹ 'đừng an ủi con, con sắp chết rồi, mới khổ chứ". Còn ở các bé trai xuất hiện hiện tượng mộng tinh. Các trẻ trai có thể thức giấc vào buổi sáng với bộ đồ ngủ và chăn mền ẩm ướt. Nhiều em cảm thấy xấu hổ vì không biết có phải mình đái dầm không?. Hay trạng thái cương “thằng nhỏ” của trẻ cứ ngóc đầu dậy trong khi em không hề đụng chạm tới nó, nó làm cho các em cảm thấy rất khó chịu, bực bội lẫn xấu hổ muốn chui xuống đất trốn mỗi khi có người khác, thậm chí là cha mẹ. Cũng ở thời kì này, một số em lại xuất hiện hiện tượng thủ dâm. Đây là hành động tự kích thích bộ phận sinh dục để tạo ra khoái cảm, xảy ra ở cả hai giới và là một hành vi tình dục hoàn toàn bình thường. Thủ dâm ở trẻ em là một đặc điểm tính dục của thời ấu thơ mà cha mẹ cảm thấy khó đáp ứng một cách thoải mái và thích hợp, thậm chí có thể cho rằng đó là một hành vi không thể chấp nhận được. Một phần của sự khó khăn này là do cha mẹ có rất ít thông tin về hình thành tính dục của trẻ. Những sự hiểu nhầm và bí mật về thủ dâm làm cho cả cha mẹ và trẻ đều cảm thấy khó chịu, có những cha mẹ lại la mắng, khi phát hiện con mình có hiện tượng thủ dâm, dẫn đến đứa trẻ hoang mang lo sợ,cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng với mọi người xung quanh. Còn nhiều nữa, nhiều nữa những câu hỏi và câu trả lời của các em về giới tính như thế. Điều này chứng tỏ các em đang bị thiếu hụt trầm trọng kiến thức về giới tính. 2.2 Nhà trường: Ngày nay, những trường hợp nữ học sinh trở thành mẹ hay những cái chết thương tâm bởi bản thân vướng vào con đường tình yêu, tình dục quá sớm… không còn xa lạ. Đó là hệ quả tất yếu từ việc “xem nhẹ” chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong trường học hiện nay. 2.2.1 Chương trình giáo dục giới tính chưa đậm đà Bố mẹ né tránh, cho rằng giáo dục giới tính là việc của nhà trường. Nhưng thực tế hiện nay ở trường học, việc giáo dục giới tính chưa được thực hiện đến nơi đến chốn nên học trò đang phải tiếp cận kiến thức một cách “nửa vời”. Nếu như ở cấp tiểu học HS học về giới tính ở lớp 5 thì lên cấp THCS, phải… đợi tới lớp 8, giáo dục giới tính mới trở lại, chủ yếu nằm ở môn sinh học… như cơ quan sinh dục nam/nữ, thụ tinh/thụ thai và phát triển thụ thai, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Tới cấp THPT, HS đều đã bước vào tuổi trưởng thành thì giáo dục giới tính lại chỉ được dạy theo kiểu “lồng ghép” qua các môn giáo dục công dân, văn học, địa lý, sinh học. Theo cô giáo Nguyễn Thị Phương, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, giáo dục giới tính bắt đầu được Bộ GD-ĐT đưa vào giảng dạy cho HS từ lớp 5. Cụ thể, trong sách Khoa học lớp 5, các em đã được học về “sinh sản", phân biệt giới tính "nam hay nữ", "Cơ thể chúng ta hình thành như thế nào?". Tuy nhiên, đúng là cách tiếp cận vấn đề giới tính hiện chưa hấp dẫn và vẫn mang nặng kiến thức khoa học nhiều hơn là tâm lý. Vì thế, HS càng học thì càng tò mò. Chẳng hạn sau khi cô giáo dạy “quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử", đa phần các em thắc mắc tiếp… “làm thế nào để tinh trùng gặp được trứng?”. Theo cô Phương, HS tiểu học cần kiến thức khoa học nhưng chỉ vừa phải. Quan trọng hơn là phải giúp các em sẵn sàng với biến đổi cơ thể, biết tôn trọng bạn khác giới, đặc biệt là có kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục. Tiếc rằng, những điều này sách không nhắc tới. 2.2.2 Nội dung học xa vời, cái cần không có Theo khảo sát, mặc dù 74,3% HS cho rằng giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục là cần thiết nhưnggần 1/2 các em lại không hứng thú với chương trình này tại nhà trường. Khi có dịp làm việc ở một dự án GDGT với giáo viên tiểu học nhằm thử nghiệm việc GDGT cho học sinh lớp 5 mới nhận thấy những nỗi khổ của giáo viên. Kiến thức quá khó, nội dung quá sâu, nói quá thẳng... đó là nhận xét hay những than thở của người trong cuộc. Đơn cử như một giáo viên ở Q.3, TP.HCM đã tâm sự: “Tôi thực sự căng thẳng khi nói những vấn đề đó với học sinh. Nhiều lúc tôi không tự tin và cảm thấy bối rối, mắc cỡ đến chết được”. Hình 2.2: Những tiết học chưa tạo được sự hứng thú cho HS. Một cô giáo tiểu học khác tâm sự: “Hình như những người soạn nội dung giáo dục giới tính mang tư duy của cán bộ dân số chứ không phải trên nhu cầu, tâm lý lứa tuổi của HS”. Chẳng hạn sách còn yêu cầu HS lớp 5 phân biệt đâu là bào thai 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng tuổi. Bài "Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?" đặt câu hỏi: “Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?  kèm đáp án phải ăn uống đủ chất, phải đi khám thai định kỳ”, … Nói chung, một số nội dung học rất xa vời trong khi cái cần thì lại thiếu. 2.2.3 Tâm lý ngại ngùng của thầy cô khi giải đáp các thắc mắc của học sinh Chưa hết, các thầy cô giáo trẻ chưa lập gia đình trong trường hiện vẫn có tâm lý “ngại ngùng” khi nói về giới tính, bộ phận sinh dục hay quan hệ tình cảm. Lúc giảng dạy, không đi sâu phân tích, chỉ giải thích vòng vo, khiến học sinh vừa tò mò, vừa khó hiểu. Đến khi học sinh hỏi dồn như tinh trùng là gì? Trứng là gì? Làm sao để tinh trùng gặp trứng… có cô còn đỏ mặt, loay hoay tìm cách giải thích qua loa cho xong bài. Tuy có kiến thức nhưng với thầy cô, nhất là những người chưa lập gia đình, việc trình bày vấn đề mà từ lâu chúng ta đã quan niệm là “tế nhị” này với các em HS là điều không dễ dàng. Nhất là việc diễn đạt, lý giả một cách cụ thể, rõ ràng… thì nhiều thầy cô không làm được. HS thì cười rúc rích, có em còn hỏi tới làm thầy cô càng ngượng. 2.2.4 Những quy định gây sốc của các trường Khi không cung cấp đủ những kiến thức về giới tính nên cũng không quá bất ngờ khi một số trường đã đưa ra quy định “gây sốc” để quản học sinh. Như mới đây, học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình, TPHCM) xôn xao vì một quy định ngầm: nam nữ không được ngồi chung trong lớp, ghế đá. Khoảng cách giữa 2 người phải từ 1 - 2 gang tay. Nếu trò chuyện quá thân mật sẽ bị giám thị, giáo viên khiển trách, nặng hơn sẽ mời phụ huynh. Trước đó, Trường tư thục Việt Thanh (quận Tân Bình) và Trường Khai Minh (quận Tân Phú) cũng quy định rất chi tiết về chuyện “cấm yêu đương” trong trường như không được tiếp xúc nơi bóng tối. Ngoài giờ học, nam nữ gặp nhau phải từ 3 người trở lên. Sau 22 giờ, tất cả học sinh nam không được lên khu vực các tầng lầu… 2.3 Xã hội: Giới trẻ hiện nay không ngại thể hiện tình cảm trước nơi công cộng: Những hành động yêu đương nhạy cảm của các đôi tình nhân nơi công cộng lâu nay đã không còn là hình ảnh hiếm gặp.  Chỉ cần đi bộ một vòng quanh hồ Gươm (Hà Nội) hay ghé chân vào các công viên, địa điểm vui chơi công cộng chúng ta sẽ nhìn thấy vô số màn âu yếm, thậm chí đụng chạm nhạy cảm của các nam thanh nữ tú ở mọi lứa tuổi. Họ hồn nhiên, bình thản biểu lộ tình cảm trước mắt người khác mà không hề cảm thấy ngần ngại, bối rối. Các kênh thông tin còn hạn chế,còn nếu có thì nội dung không được kiểm soát, tràn lan, chủ yếu là các trang web đen, nhữngweb xem phim vốn rất lành mạnh thường xuất hiện những hình ảnh và clip sex trá hình,truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Hình 2.3: Những hình ảnh và clip sex tràn lan trên các trang mạng. Mọi người có cái nhìn hạn chế về người đồng tính,kì thị,xa lánh họ.Không chỉ xã hội kỳ thị những người đồng tính mà ngay cả gia đình của những người đồng tính cũng kỳ thị, thậm chí có những trường hợp bị chính cha đánh, mẹ thuê người đánh để cho chừa.Hiện nay, người đồng tính chưa được pháp luật bảo hộ, chưa được công nhận hôn nhân nên họ đang vô cùng khổ và khổ nhất khi họ bị xem như điều lạ. Hậu quả của sự thiếu hụt giáo dục giới tính Không được trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính - sinh sản, giới trẻ bị chới với trước sự thay đổi chóng mặt về quan niệm tình yêu, tình dục. Đó là lý do các em phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi đặt chân vào "thế giới người lớn". 3.1 Thực trạng nạo hút thai, mang thai ngoài ý muốn đang rất báo động hiện nay Câu chuyện về nữ sinh lớp 10 tại TPHCM sinh con một mình, rồi bỏ con vào cặp sách mang ra khu đất trống vứt là một ví dụ điển hình. Sau khi người dân phát hiện ra đứa bé bị bỏ trong bụi cây, đã nhanh chóng đưa vào Bệnh viện Đa khoa Q.4 cấp cứu. Sau nhiều ngày điều trị tích cực, cháu bé đã qua cơn nguy kịch và được trở về với gia đình. Điều đáng nói là suốt quá trình mang thai và sinh nở của nữ sinh này, không một ai hay biết, kể cả cha mẹ. Hay là câu chuyện của một sinh viên năm thứ hai một trường Cao Đẳng tại Hà Nội, một mình sinh con trong toilet rồi vứt con xuống ao.Trong đêm tối, cô gái 19 tuổi đã một mình "vượt cạn" trong nhà vệ sinh, sau khi thấy đứa trẻ không động đậy, ngỡ tưởng con đã chết, cô gái đã bọc đứa trẻ vào túi nilon rồi "phi tang" xuống ao gần nhà. Và còn rất nhiều câu chuyện thương tâm khác như:Nữ sinh “đẻ hoang” rồi bóp mũi con trong nhà vệ sinh,nữ sinh lớp 10 “lâm bồn” trong nhà vệ sinh trường hay nữ sinh tự sinh con trong ký túc xá bị chảy máu đến chết, mà điều đáng nói ở đây là những em này đều chỉ đang là học sinh trên ghế nhà trường, thiếu kiến thức trầm trọng về giới tính,cũng như sự quan tâm của gia đình. Chính vì tâm lý ngại ngùng, xấu hổ đó mà một số em đã không đến các trung tâm tư vấn, hay đến các bệnh viện uy tín để được tư vấn mà các em đã tìm đến các cách nạo phá thai thủ công,hay đến các cơ sở nạo phá thai chui,bất hợp pháp để nạo phá thai.Điều này đã dẫn đến những hậu quả rất khôn lường như: thành tử cung mỏng,hiện tượng xuất huyết có thể dẫn đến vô sinh sau này,ung thư cổ tử cung hoặc có thể tử vong. Đặc biệt, không chỉ đối với nữ, nam giới khi quan hệ tình dục sớm cũng bị ảnh hưởng xấu đến sinh lý. Lượng tinh trùng không kịp sản sinh ra theo các lần quan hệ do cơ thể các em chưa phát triển hoàn thiện. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả xuất tinh sớm, sinh lý yếu sau này. 3.2 Một số trường hợp quan hệ xong quay lại clip tung lên mạng Năm 2012, clip nóng của nữ sinh lớp 10, sinh năm 1996, huyện Bình Giang, Hải Dương gây xôn xao dư luận.Điều đáng nói, vào thời điểm đó cô bạn này mới 16 tuổi.Trong lúc không kiềm chế được tình cảm của mình, nữ sinh này và bạn trai đã đi quá giới hạn và quay lại clip. Khi clip này bị các thanh niên trong làng chia sẻ với nhau, cả hai mới hay biết. Bạn trai của em sinh năm 1994, và khi sự việc xảy ra, quá lo sợ, mất bình tĩnh nên nam thanh niên này đã bỏ trốn, để cô bạn gái đối mặt một mình với sự việc xảy ra.Sự việc này đã khiến em hết sức ân hận vì hành động bồng bột của tuổi trẻ. Cả một thời gian dài, cô nữ sinh này phải sống trong sự dày vò, ân hận và lo lắng làm sao để cuộc sống có thể trở lại bình thường và tiếp tục đi học để theo đuổi ước mơ. 3.3 Mối họa từ những trang web đen đối với trẻ vị thành niên Ngoài những mặt tích cực mà
Luận văn liên quan