Tiểu luận Sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ thẻ của thẻ ATM đa năng Đông Á

1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về thị phần thanh toán bằng tiền mặt. Trong khi đó, việc thanh toán bằng tiền mặt dẫn đến nhiều thiệt hại cho cả cơ quan quản lý và người tiêu dùng, như: tốn kém chi phí cho việc thanh toán bằng tiền mặt từ khâu in ấn, vận chuyển, tính đếm, bảo quản, thất thoát; không an toàn, dễ bị cướp, mất trộm; việc dùng tiền mặt sẽ tạo nhiều cơ hội cho kinh tế ngầm, cho tham nhũng tiêu cực vì rất khó kiểm soát; khó quản lý, kiểm soát chính xác thu nhập đối với những người có thu nhập cao để tính thuế thu nhập cá nhân. Chính vì vậy, các ngân hàng, các dịch vụ đã phát triển và hiện đại hóa hình thức không dùng tiền mặt, như: thẻ thanh toán cá nhân, thẻ thương mại, thanh toán qua mobile, internet trong đó ngân hàng Đông Á là một trong những ngân hàng đi tiên phong về cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi và nhanh chóng đến khách hàng, ví dụ như: thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, cước điện thoại, chuyển khoản, mua bán giao dịch trên Internet. Nhằm hiểu rõ hơn về xu hướng sử dụng thẻ của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ thẻ của thẻ ATM đa năng Đông Á”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Biết được khách hàng đang sử dụng những dịch vụ nào do thẻ ngân hàng cung cấp. - Thu thập thông tin và những phản hồi của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM Đông Á. - Tìm hiểu những nhu cầu tiềm năng của khách hàng trong tương lai nhằm lên kế hoạch phát triển cho thẻ. 3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu khách hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tại các quận tập trung đông dân cư như: Q.1, Q.5, Q. Gò Vấp. 4. Đối tượng nghiên cứu Là sinh viên, nhân viên văn phòng trong độ tuổi 18 – 30. 5. Phương pháp nghiên cứu - Thực hiện khảo sát trực tiếp với đối tượng nghiên cứu qua những câu hỏi do nhóm đề ra xoay quanh nội dung nghiên cứu. - Thu thập ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực thẻ ngân hàng. 6. Bố cục tiểu luận Gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về thị trường dịch vụ thẻ ngân hàng Chương 2: phân tích kết quả khảo sát về dịch vụ thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á Chương 3: Giải pháp cho thẻ ATM đa năng của ngân hàng Đông Á

doc45 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5188 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ thẻ của thẻ ATM đa năng Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 BÁO CÁO DÀNH CHO LÃNH ĐẠO 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục tiêu nghiên cứu 4 3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu 4 4. Đối tượng nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Bố cục tiểu luận 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ THẺ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 6 1.1 Phân tích thị trường thẻ ATM 6 1.2 Đối thủ cạnh tranh của Đông Á Bank 8 1.3 Chiến lược phát triển thẻ ATM của ngân hàng Đông Á 10 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14 2.1 Mô tả nghiên cứu 14 2.2 Phân tích kết quả 14 2.3 Nhận xét 26 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO THẺ ATM ĐA NĂNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á 28 3.1 Hoàn thiện tính năng của thẻ ATM đa năng Đông Á 28 3.2 Tăng cường mức độ an toàn và bảo mật cho người dùng thẻ 29 3.3 Hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ một cách an toàn và hiệu quả 30 3.4 Khắc phục những sự cố trong giao dịch 30 3.5 Hoàn thiện hệ thống máy ATM Đông Á 31 3.6 Thực hiện các chương trình truyền thông, khuyến mại 32 KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHỤ LỤC 36 BÁO CÁO DÀNH CHO LÃNH ĐẠO Tên đề tài: Sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ thẻ của thẻ ATM đa năng Đông Á Phương pháp nghiên cứu: phỏng vấn trực tiếp + bảng câu hỏi Đối tượng: Nhân viên văn phòng và sinh viên đã và đang sử dụng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng Đông Á Quy mô: Q.Gò Vấp, Q.1, Q.5 Số mẫu phân tích: 200 Đối thủ cạnh tranh: Vietcombank, Techcombank, BIDV, Agribank Ưu điểm: Đa năng Phân bố rộng Chất lượng dịch vụ cao Sản phẩm bổ trợ đa dạng Nhược điểm: Khuyến mại kém Chiến dịch truyền thông không được chú trọng Lãi suất thấp Sự cố thẻ Giải pháp: Tăng cường truyền thông Nâng cao lãi suất Trang bị máy chất lượng cao hạn chế sự cố Tăng cường chiêu thị Kết luận: Biết được mức độ thỏa mãn của khách hàng Xác định khách hàng tiềm năng Biết hạn chế để khắc phục Nhận biết đối thủ cạnh tranh Hướng nghiên cứu sắp tới: Nghiên cứu trên địa bàn rộng khắp các tỉnh thành phố xác định nhu cầu sử dụng thẻ của NH Đông Á và chất lượng dịch vụ thẻ để mở rộng hệ thống chi nhánh. LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về thị phần thanh toán bằng tiền mặt. Trong khi đó, việc thanh toán bằng tiền mặt dẫn đến nhiều thiệt hại cho cả cơ quan quản lý và người tiêu dùng, như: tốn kém chi phí cho việc thanh toán bằng tiền mặt từ khâu in ấn, vận chuyển, tính đếm, bảo quản, thất thoát; không an toàn, dễ bị cướp, mất trộm; việc dùng tiền mặt sẽ tạo nhiều cơ hội cho kinh tế ngầm, cho tham nhũng tiêu cực vì rất khó kiểm soát; khó quản lý, kiểm soát chính xác thu nhập đối với những người có thu nhập cao để tính thuế thu nhập cá nhân... Chính vì vậy, các ngân hàng, các dịch vụ đã phát triển và hiện đại hóa hình thức không dùng tiền mặt, như: thẻ thanh toán cá nhân, thẻ thương mại, thanh toán qua mobile, internet… trong đó ngân hàng Đông Á là một trong những ngân hàng đi tiên phong về cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi và nhanh chóng đến khách hàng, ví dụ như: thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, cước điện thoại, chuyển khoản, mua bán giao dịch trên Internet. Nhằm hiểu rõ hơn về xu hướng sử dụng thẻ của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ thẻ của thẻ ATM đa năng Đông Á”. Mục tiêu nghiên cứu Biết được khách hàng đang sử dụng những dịch vụ nào do thẻ ngân hàng cung cấp. Thu thập thông tin và những phản hồi của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM Đông Á. Tìm hiểu những nhu cầu tiềm năng của khách hàng trong tương lai nhằm lên kế hoạch phát triển cho thẻ. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu khách hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tại các quận tập trung đông dân cư như: Q.1, Q.5, Q. Gò Vấp. Đối tượng nghiên cứu Là sinh viên, nhân viên văn phòng trong độ tuổi 18 – 30. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện khảo sát trực tiếp với đối tượng nghiên cứu qua những câu hỏi do nhóm đề ra xoay quanh nội dung nghiên cứu. Thu thập ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực thẻ ngân hàng. Bố cục tiểu luận Gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về thị trường dịch vụ thẻ ngân hàng Chương 2: phân tích kết quả khảo sát về dịch vụ thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á Chương 3: Giải pháp cho thẻ ATM đa năng của ngân hàng Đông Á CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ THẺ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Phân tích thị trường thẻ ATM Theo số liệu thống kê, tính đến cuối tháng 6 năm 2009 cả nước có khoảng 41 tổ chức phát hành và thanh toán bằng thẻ; 15.000 điểm chấp nhận thẻ và 17,5 triệu thẻ, hơn 28.000 máy POS và hơn 8.800 máy ATM. Tốc độ phát triển nhanh trong một thời gian ngắn của thị trường thẻ tại Việt Nam kèm theo sự phổ cập ngày càng rộng rãi của mạng internet dự kiến sẽ góp phần làm giảm tối đa lượng tiền mặt trong lưu thông và đem lại những lợi ích to lớn của doanh nghiệp và khách hàng. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020. Theo đó, tài khoản sẽ là công cụ giao dịch chủ yếu. Mặt khác, Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử. Phấn đấu đến cuối năm 2010, tại khu vực doanh nghiệp, có khoảng 80% các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp với nhau được thực hiện qua tài khoản tại ngân hàng và đến năm 2020 đạt 95%. Như nhận định của các chuyên gia, mặc dù là một hình thức thanh toán hoàn toàn mới mẻ nhưng thanh toán điện tử lại có sức phát triển khá nhanh chóng với nhiều phương thức khác nhau. Việc ra đời phương thức thanh toán điện tử là nhằm giảm áp lực việc lưu thông tiền mặt trên thị trường. Với phương thức thanh toán điện tử, các giao dịch được giải quyết qua hệ thống ngân hàng thông qua hình thức chuyển khoản, qua đó giúp mọi người tiết kiệm được về thời gian, chi phí đi lại. Trước kia, các dịch vụ ngân hàng chủ yếu được giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Sau khi thẻ ATM ra đời, các hoạt động ngân hàng truyền thống được chuyển hoá dần thành chức năng của thẻ. Đến nay, số đông người dân sống ở các thành phố lớn đã quen dần với việc sử dụng ATM để cất giữ khoản tiền thu nhập hàng tháng. Với thẻ ATM mọi người đã có thể dễ dàng thực hiện việc rút tiền, gửi tiền cho người khác ngay trên máy ATM. Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng đã có ý tưởng tạo sự tiện ích thêm chức năng của thẻ đơn cử như ngân hàng Đông Á đã cải tiến chiếc thẻ và hệ thống máy ATM của mình có thể thực hiện nhu cầu gửi tiền vào tài khoản trực tiếp ngay trên máy ATM, không phải đến trực tiếp ngân hàng, ngoài ra còn có thể thực hiện thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại… tại một số nơi như thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Nối tiếp chiếc thẻ rút tiền tự động ATM, một số ngân hàng đã tranh thủ phát hành thẻ thanh toán. Mặc dù người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen thanh toán qua thẻ nhưng với đà phát triển của nền kinh tế của Việt Nam như hiện nay thì việc ứng dụng hình thức thanh toán điện tử sẽ phổ biến trong tương lai. Đến nay, đã có một số loại thẻ thanh toán được phát hành như: Ngân hàng Techcombank có thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa, thẻ F@stAccess với chức năng 3 trong 1 là thẻ thanh toán, chuyển tiền từ các tài khoản nhàn rỗi vào tài khoản tiết kiệm và có thể sử dụng vượt hơn số tiền trong tài khoản thanh toán của mình ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, còn có thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit (có thể thanh toán trong và ngoài nước) của Sacombank phối hợp với Visa phát hành, thêm 1 loại thẻ thanh toán nữa là Vietcombank SG 24 của Ngân hàng Vietcombank hợp tác với công ty Truyền thông Sáng tạo Việt Nam và Ngân hàng ACB cũng đưa ra thẻ thanh toán ACB Ecard... Con số thẻ ATM mới thật sự phát triển mạnh trong vòng 3 năm trở lại đây với số lượng thẻ phát hành gia tăng mạnh. Theo tính toán về sự gia tăng của các chuyên gia, số lượng thẻ của năm sau gấp 3 lần của năm trước. Thời gian qua, dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn tịnh tiến theo 3 giai đoạn phát triển có tính chất truyền thống về dịch vụ này: Các ngân hàng tự phát triển; liên kết từng nhóm ngân hàng đơn lẻ. Còn giai đoạn thứ ba "hợp nhất các hệ thống ATM và hệ thống thẻ trong một mạng thống nhất" là giai đoạn khó khăn và các ngân hàng vẫn còn đang lúng túng. Đối thủ cạnh tranh của Đông Á Bank Ngân hàng Vietcombank Tháng 8/2009, Vietcombank hiện đang dẫn đầu về số lượng máy ATM với 1.244 máy ATM trên cả nước. Ngân hàng Vietcombank sẽ giảm phí mở thẻ tới 70% đối với các khách hàng ở ngoài Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Khách còn được tặng kèm thẻ bảo hiểm hay hưởng lãi suất ưu đãi trong 3 tháng đầu sau khi mở tài khoản. Một sản phẩm độc đáo cũng sớm được tung ra là dịch vụ đầu tư tự động, khi số dư trong tài khoản đạt một ngưỡng nào đó khách hàng có thể uỷ quyền cho ngân hàng tự động chuyển sang hình thức đầu tư khác có lợi hơn. Vietcombank đã kết nối thành công với VMS Mobifone để tiến tới thu cước điện thoại di động qua ATM ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Dịch vụ nạp tiền vào tài khoản qua ATM cũng đang được đưa vào hoạt động. Ngoài ra, năm 2008, liên minh thẻ Banknet và Smartlink đã kết nối thành công giúp khách hàng của Vietcombank ngoài việc sử dụng thẻ tại hệ thống ATM của Vietcombank còn có thể sử dụng thẻ để rút tiền và truy vấn số dư tài khoản tại hệ thống ATM của các ngân hàng khác. Tuy nhiên, để đảm bảo bù đắp chi phí cho các ngân hàng khác cung cấp dịch vụ cho khách hàng Vietcombank, bắt đầu từ ngày 09/01/2009, chủ thẻ Vietcombank Connect24 khi sử dụng dịch vụ tại hệ thống ATM của các ngân hàng khác sẽ phải trả các khoản phí như phí rút tiền mặt, phí truy vấn số dư, phí in sao kê, phí chuyển khoản. Ngân hàng Agribank Tính sau 6 năm tham gia thị trường thẻ thanh toán, đến tháng 8/2009, ngân hàng Agribank đã phát triển 1.202 máy ATM chiếm 20% trong tổng số các ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ. Cũng trong năm nay, tính đến hết tháng 8/2009, ngân hàng đã phát hành thêm 28.000 thẻ của 450 cơ quan, đơn vị đăng kí trả lương qua tài khoản thẻ; trong đó có hơn 1.000 thẻ quốc tế Visa/Master Card. Agribank ấp ủ tham vọng "phủ sóng" ATM trên toàn quốc với chiêu miễn phí, thậm chí giao định mức mở thẻ cho từng nhân viên. Với chính sách miễn phí, sự linh hoạt trong khâu tiếp thị của một số chi nhánh (có nơi giao định mức mỗi nhân viên phải mời được 100 chủ thẻ mới) đã mang về hơn 30.000 khách hàng mới cho Agribank sau một tháng thực hiện chương trình. Điều quan trọng nhất là lượng tiền gửi qua tài khoản của chủ thẻ ATM liên tục tăng cao. Nếu như trước đây, số dư trong tài khoản cao nhất cũng chỉ là 250 tỷ đồng thì nay, có thời điểm đã đạt 400 tỷ đồng. Hiện nay, ngân hàng Agribank đã thực hiện cung cấp các dịch vụ Mobilebanking qua điện thoại di động để khách hàng tra cứu số dư tài khoản, vắn tin số dư, in sao kê, trả tiền điện thoại di động, chuyển khoản, mua hàng và đặt vé máy bay qua mạng mà không cần trực tiếp đến ngân hàng. Ngoài ra, Agribank còn có một tiện ích nổi trội nữa là dịch vụ thấu chi tài khoản giúp khách hàng có thể rút tiền hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ khi trong tài khoản không có số dư. Hạn mức thấu chi có thể lên đến 30 triệu đồng tùy vào thu nhập của từng khách hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Theo thống kê từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính đến cuối tháng 8/2009, BIDV đã có 978 máy ATM trên toàn quốc. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong khi các ngân hàng khác không ngừng tăng cường cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử, BIDV cho ra đời sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Visa hạng Vàng mang thương hiệu BIDV Precious. Không chỉ là một chiếc thẻ đặc biệt thông minh, BIDV Precious còn gây ấn tượng sâu sắc bởi hai chữ Lộc Phát cách điệu nổi bật trên nền vàng sang trọng, giàu tính thẩm mỹ và mang nhiều ý nghĩa với người Á Đông. Hạn mức tín dụng gắn liền với thẻ giúp khách hàng chủ động chi tiêu trước và trả tiền sau, tức là chủ thẻ được trả chậm những khoản tiền dùng để mua sắm. Ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng tối đa lên tới 150 triệu đồng để chủ thẻ thực hiện thanh toán trong một tháng, chủ thẻ có tới 45 ngày để thanh toán những khoản tiền đã chi tiêu mà không bị tính lãi. Lãi suất của BIDV dành cho thẻ tín dụng BIDV Precious luôn ở mức rất cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Hệ thống ATM phủ kín 63/63 tỉnh thành với gần 1.000 máy ATM đã đưa BIDV trở thành ngân hàng đầu tiên có mạng lưới ATM phủ khắp toàn quốc. Hệ thống ATM của BIDV không chỉ chấp nhận thanh toán thẻ BIDV mà còn chấp nhận thanh toán thẻ Visa, thẻ của các ngân hàng trong liên minh Banknet (Gồm các ngân hàng: Vietinbank, Agribank, Saigonbank và ABBank, MHB, Habubank) và một số ngân hàng trong liên minh Smartlink (Vietcombank, Techcombank, NaviBank và SCB). Chiến lược phát triển thẻ ATM của ngân hàng Đông Á Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) được thành lập vào ngày 01/07/1992, với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Qua hơn 16 năm hoạt động, DongA Bank đã khẳng định là một trong những ngân hàng cổ phần phát triển hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho cuộc sống hàng ngày. Tính đến cuối tháng 6/2009, vốn điều lệ của ngân hàng Đông Á đã tăng lên đến 3.400 tỷ đồng. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện nay ngân hàng Đông Á đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ thẻ ATM mang giá trị gia tăng cao hướng đến người tiêu dùng và thực hiện chủ trương hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán của chính phủ. Ngân hàng Đông Á đã đề ra chiến lược nhằm thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm để trở thành một ngân hàng đa năng – một tập đoàn tài chính vững mạnh. Chiến lược phát triển thẻ của ngân hàng Đông Á trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Cùng với sự kiện chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập, từ tháng 7/2002 Ngân hàng Đông Á (EAB) đã học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng bạn và phát hành Thẻ thanh toán Đông Á. Lúc bấy giờ kênh giao dịch chỉ là những chiếc máy POS thô sơ được cài đặt như máy ATM và do các đại lý đảm trách việc chi trả. Đến tháng 1/2004, Ban lãnh đạo EAB nhận thấy áp lực cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài ở 3 điểm sau: Thẻ phải được xem như 1 công cụ mà trong đó tính đa năng thuộc về dòng sản phẩm Muốn phát triển thẻ phải có một kênh giao dịch tự động hiện đại. Một chính sách phục vụ khách hàng mà trong đó chữ “Tin cậy” và “An toàn” là phương châm cao nhất. Do vậy, trong quá trình phát triển ở giai đoạn 1, EAB đã tung ra thị trường thẻ Đa năng nhằm từng bước phát triển và chiếm lĩnh thị trường thẻ. Bên cạnh đó, EAB còn đưa ra thẻ Đa năng liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ như Manulife, Mai Linh, Việt Tiến... Cũng nên nói lại rằng, với định hướng chiến lược về thẻ của giai đoạn 1 là độ rộng của mạng lưới, mà khi đó một ngân hàng không thể phủ sóng. Vì vậy, việc hình thành hệ thống VNBC (VietNam Bank Card) đã đáp ứng tối đa nhu cầu về mạng lưới cho các khách hàng sử dụng thẻ. Cho đến nay, VNBC đã có các thành viên như Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, Ngân hàng Phát triển Nhà Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Công ty Cổ phần Mai Linh, Công ty may Việt Tiến và trong tương lai rất gần sẽ là Tập đoàn tài chính Bảo Việt. VNBC cùng đã kết nối thành công với tập đoàn China Union Pay và đang thương thảo với các hệ thống thẻ quốc tế khác. Trong mục tiêu phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, VNBC luôn mong muốn kết nối với các hệ thống thẻ của các Ngân hàng trong và ngoài nước khác trong điều kiện “Tôn trọng”, “Bình đẳng” và “Vì khách hàng”. Từ tháng 9/2003, EAB đã hợp tác với các nhà cung cấp hàng đầu như: Ciso, Juniper, Oracle, EMC, Iflex, Vietcard, Tomcom, TI và đặc biệt hợp tác với GRG của Trung Quốc trong sự phát triển của mình. Với thỏa thuận hợp tác lâu dài và trực tiếp, GRG đã tích hợp thế hệ ATM đầu tiên vào thị trường Việt Nam, đưa vào các ứng dụng chuyên biệt cho EAB và các ATM này đã phục vụ tốt cho gần 800.000 khách hàng thẻ của EAB trong suốt những năm qua. Kết thúc giai đoạn 1, EAB đã đạt được một số thành quả sau: Hoàn tất chương trình Core Banking với sản phẩm FLEXCUBE với khả năng xử lý các giao dịch trực tuyến với tốc độ cao. Đưa hệ thống VNBC vào hoạt động với 4 Ngân hàng thành viên (EAB, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, Ngân hàng Nhà Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long). Đưa hệ thống VNBC kết nối với tập đoàn China Union Pay (CUP) qua ATM và POS. Hoàn tất mạng lưới cơ sở hạ tầng, đưa trên 60 chi nhánh, phòng giao dịch và chi nhánh Kiều hối vào hoạt động trực tuyến. Hoàn tất 100% kết nối hệ thống giao dịch qua ADSL với thiết bị an ninh đầu cuối. Đưa 600.000 tài khoản khách hàng cá nhân và công ty vào "giao dịch bất cứ nơi nào". Phát hành trên 800.000 thẻ Đa năng. Đưa 280 ATM và 1100 POS vào phục vụ. Xử lý trên 1 triệu giao dịch với trên 40 tỷ đồng nạp qua ATM mỗi tháng. Đội ngũ cán bộ nhân viên được cử đi đào tạo ở nước ngoài tạo thành một đội ngũ chuyên gia cao cấp được các nhà cung cấp kỹ thuật từ Anh, Thụy Điển, Trung Quốc và Nhật Bản công nhận. Hiện nay, cán bộ nhân viên EAB đã hoàn toàn chủ động bảo hành, sửa chữa và triển khai ATM đời mới. Đặc biệt vào ngày 05/04/2006, EAB đã được trao giải là "Thương hiệu nổi tiếng nhất" Việt Nam năm 2006 trong ngành hàng ngân hàng - tài chính - bảo hiểm. EAB được tạp chí quốc tế ZDNet công nhận là một trong 50 doanh nghiệp có công nghệ cao nhất trong vùng châu Á. Giai đoạn 2: Đặc thù đầu tiên của EAB là đưa thẻ thành một sản phẩm bằng cách đưa ra Thẻ tổng hợp từ và chip với ứng dụng vì điện tử, thẻ nhân viên, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... thẻ này được sử dụng trên cả 2 hệ thống ATM và POS, Song song đó, Đông á cũng đã xúc tiến việc phát hành thẻ Visa, thẻ liên kết China Union Pay (CUP) để tạo tiện tích cho khách hàng có nhu cầu giao dịch tài chính tại Trung Quốc và nước ngoài. Đặc thù thứ 2 của giai đoạn này là chú tâm tới những quần chúng chưa có thẻ để tạo ra đầu tư và công nghệ, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với ngân hàng để họ chấp nhận chiếc thẻ là nhu cầu cuộc sống của họ. Qua việc làm này, EAB mong muốn được đảm nhận trách nhiệm, bổn phận và cũng là quyền lợi của mình vào chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng Nhà nước cũng như tạo điều kiện cho quần chúng tiếp cận những dịch vụ tài chính ngân hàng. EAB đã cho ra đời ngân hàng tự động 24/24 gọi tắt là ABC (Automatic Banking Center). Với thiết kế tích hợp nhiều thiết bị hiện đại, gọn nhẹ, đa năng, ABC có khả năng phục vụ tất cả mọi đối tượng khách hàng, đã có hoặc chưa có thẻ, ngay cả khách hàng chưa bao giờ giao dịch với ngân hàng. Đặc biệt hơn, ABC có thể phục vụ những đối tượng khách hàng bình dân nhất theo chủ trương của EAB, với hệ thống màn hình cảm ứng, các thiết bị giao dịch thông minh, đơn giản cho việc sử dụng. Với hệ thống tích hợp này, ABC có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính tương tự như ở chi nhánh Ngân hàng trong thời gian phục vụ 24/24 với hàng loạt những chức năng hiện đại vượt trội như: đổi ngoại tệ; mở thẻ Đông Á; lãnh lãi tiết kiệm; mua thẻ trả trước các loại; thanh toán hóa đơn tiện ích; nạp tiền mặt vào tài khoản thẻ; nạp tiền mặt vào tài khoản tiết kiệm; chuyển tiền nhanh; chuyển khoản từ tài khoản thẻ sang tài khoản tiết kiệm; tổng hợp chức năng quầy giao dịch và ATM - Phục vụ 24 giờ. Cũng trong giai đoạn 2 này, dựa trên sự chấp nhận của quần chúng về thẻ, EAB đã bắt đầu đưa ra sổ Tiết kiệm điện tử mà trong đó quy trình giao dịch cho khách hàng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật và công nghệ như một chiếc thẻ. Sự phát triển trên thị trường Việt Nam nếu nó mang lại nhiều khả quan và khích lệ thì nó cũng mang đến không ít những nỗi lo về tiềm ẩn, bất ổn. Mà trong đó, EAB rất quan tâm về sự tin cậy của quần chúng. Hiện nay các ngân hàng phát hành thẻ trong Hiệp hội thẻ Việt Nam chưa chính thức trao đổi với nhau về những rủi ro, về những giao dịch nghi ngờ, về những cá nhân chủ thẻ có thể tạo ra những tin tức bất lợi trước quần chúng. Riêng bản thân  EAB đang xây dựng hệ thống quản trị thẻ mà trong đó có thể chia sẻ những thông tin như dã nêu ở trên nếu
Luận văn liên quan