Nho gia và Đạo gia là hai trường phái triết học lớn, được hình thành và phát
triển trong thời Xuân thu - Chiến quốc, thời kỳphát triển rực rỡnhất của nhiều
học thuyết, tư tưởng triết học ởTrung Quốc. Hai trường phái triết học này có ảnh
hưởng lớn đến thếgiới quan của Triết học sau này, không những của người
Trung Hoa mà cảnhững nước chịu ảnh hưởng của nền Triết học Trung Hoa,
trong đó có Việt Nam. Việc nghiên cứu hai trường phái triết học này là cần thiết,
vì vậyem đã chọn đềtài “Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia và
triết học Đạo gia” đểhiểu rõ thêm những cơ sởlý luận của hai trường phái triết
học này và vận dụng chúng vào thực tếcuộc sống, công việc
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học nho gia và triết học đạo gia ở trung quốc thời kỳ cổ đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài số 3:
“SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC ĐẠO
GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI KỲ CỔ ĐẠI ”
GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
SVTH : HUỲNH QUANG SƠN
Lớp : Cao học Ngày 4 K22
STT : 57 – Nhóm 6
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nho gia và Đạo gia là hai trường phái triết học lớn, được hình thành và phát
triển trong thời Xuân thu - Chiến quốc, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nhiều
học thuyết, tư tưởng triết học ở Trung Quốc. Hai trường phái triết học này có ảnh
hưởng lớn đến thế giới quan của Triết học sau này, không những của người
Trung Hoa mà cả những nước chịu ảnh hưởng của nền Triết học Trung Hoa,
trong đó có Việt Nam. Việc nghiên cứu hai trường phái triết học này là cần thiết,
vì vậy em đã chọn đề tài “Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia và
triết học Đạo gia” để hiểu rõ thêm những cơ sở lý luận của hai trường phái triết
học này và vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống, công việc.
2. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu bối cảnh ra đời, những nội dung cơ bản hai trường phái triết học
Nho gia và Đạo gia, những điểm tương đồng và khác biệt của hai trường phái
triết học này.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phân tích những nội dung cơ bản và những nét tương đồng, khác biệt giữa
hai trường phái triết học Nho gia và triết học Đạo gia ờ Trung Quốc trong thời kỳ
Xuân Thu – Chiến Quốc.
4. Phương Pháp Nghiên Cứu
Chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của Triết học Mác –
Lênin kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương
pháp lôgic và lịch sử; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp đối chiếu
– so sánh.
SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 1
GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học
CHƯƠNG I: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ
TRIẾT HỌC ĐẠO GIA
1. Bối cảnh lịch sử ra đời của hai trường phái triết học Nho gia và Đạo gia
Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, triết học, hai trường phái triết học Nho
gia và Đạo gia ra đời cùng một thời kỳ, vào cuối thời Xuân Thu bởi hai nhà tư
tưởng nổi tiếng của Trung Quốc là Khổng Tử và Lão Tử.
Khổng Tử (551 – 479 TCN) tên Khâu, hiệu Trọng Ni, người nước Lỗ (Sơn
Đông) là nhà tư tưởng, nhà giáo dục lớn và đầu tiên của Trung Quốc. Dù có làm
một số chức quan ở nước Lỗ trong mấy năm, nhưng phần lớn thời gian trong
cuộc đời mình, ông chu du nhiều nước để trình bày chủ trương chính trị của
mình, và sau đó mở trường dạy học.1
Lão Tử (khoảng thế kỷ VI TCN), còn gọi là Lão Đam, tên Lỹ Nhĩ, người
nước Sở, có thời gian làm quan sử giữ kho sách ở Lạc Ấp.2
Về kinh tế: đây là thời kỳ nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
phát triển mạnh mẽ. Sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất ngày
càng cao. Sự phát triển của lực lượng sản xuất có tác động mạnh đến hình thức
sở hữu ruộng đất, kết cấu và địa vị kinh tế của các giai tầng trong xã hội.
Về chính trị: đây là thời kỳ tranh giành địa vị của các thế lực cát cứ, đẩy xã
hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh liên miên, xã hội chuyển biến từ
chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến.
Về tư tưởng triết học: triết học tư duy trực giác; nhấn mạnh tinh thần nhân
văn; tập trung vào lĩnh vực luân lý đạo đức; nhấn mạnh sự hài hòa, thống nhất
giữa các mặt đối lập.
Sự biến chuyển sôi động của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ
điểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra
những hình mẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ
1 Nguồn: Trang 52, Triết học phần I - Đại cương về lịch sử triết học, Chủ biên: TS. Bùi Văn Mưa.
2 Nguồn: Trang 64, Triết học phần I - Đại cương về lịch sử triết học, Chủ biên: TS. Bùi Văn Mưa.
SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 2
GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học
“Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đua
tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các tư tưởng lớn và hình thành nên
các trường phái triết học khá hoàn chỉnh, trong đó có Nho gia và Đạo gia.
2. Những nội dung cơ bản của triết học Nho gia
a. Quan điểm triết học Nho gia về đạo đức xã hội
Nho gia lấy nền tảng của gia đình - xã hội là những quan hệ đạo đức - chính
trị, đặc biệt là ba quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ. Các quan hệ này được
Nho gia gọi là đạo. Khi các quan hệ này chính danh thì xã hội ổn định, gia đình
yên vui. Xã hội thời Xuân thu loạn lạc, kỷ cương lỏng lẻo. Vì vậy, Khổng Tử cho
rằng, muốn cải loạn thành trị, muốn thực hiện xã hội đại đồng thì phải chấn chỉnh
lại ba mối quan hệ đó, Nho gia nguyên thủy lấy giáo dục đạo đức làm tư tưởng
chủ đạo.
Quan niệm về lễ: Theo Khổng Tử để đạt được nhân, để lập lại trật tự, khôi
phục kỷ cương cho xã hội Khổng Tử chủ trương phải dùng lễ. Khổng Tử cho
rằng: lễ trước hết là lễ giáo phong kiến như phong tục tập quán, những quy tắc,
quy định về trật tự xã hội; sau đó là luân lý đạo đức như ý thức, thái độ, hành vi
ứng xử.
b. Quan điểm triết học Nho gia về con người
Dựa trên thuyết thiên mệnh, Khổng Tử cho rằng: “Thiên mệnh chi vị tính,
xuất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo và tính tương cận, tập tương viễn”3. Theo
Khổng Tử, do điều kiện sống, hoàn cảnh, môi trường khác nhau, do những tập
quán khác nhau mà người này khác người kia. Vậy, tập là điều kiện, hoàn cảnh,
là nguyên nhân làm thay đổi tính tình ở mỗi con người, làm cho con người không
giữ được tính do trời phú cho, làm cho con người trở nên vô đạo. Vì vậy, muốn
giữ được tính cho con người phải lập đạo; nghĩa là phải làm giáo dục cho cả
nước, cả thiên hạ hữu đạo. Hữu đạo là thể hiện được mối quan hệ giữa người và
người, giữa người và trời đất - vạn vật một cách đúng đắn, nghĩa là phù hợp với
thiên mệnh, mà thực chất là làm theo các nguyên tắc, phương châm cơ bản của
3 Nguồn: Trang 57, Triết học phần I - Đại cương về lịch sử triết học, Chủ biên: TS. Bùi Văn Mưa.
SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 3
GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học
Nho gia. Khổng Tử cho rằng, nếu lập đạo của trời, nói về âm và dương; lập đạo
của đất, nói về cương và nhu; thì lập đạo của người, phải nói về nhân và nghĩa.
Quan niệm về nhân và nghĩa: là quan niệm trung tâm của đạo đức Nho gia,
chúng hợp với các quan niệm khác tạo thành hệ thống phạm trù đạo đức của phái
này: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng…
- Quan niệm về nhân: Khổng Tử cho rằng, nhân là lòng thương người (ái
nhân); còn Mạnh Tử thì cho rằng, nhân là lòng trắc ẩn. Nói chung, nhân là cách
đối xử của con người với con người, tức muốn thực hiện đức nhân cần phải: Điều
gì mà mình không muốn thì cũng đừng đem áp dụng cho người khác; mình muốn
lập thân thì cũng giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp
người khác thành đạt; khống chế mình theo đúng lễ…Người có đức nhân thì bên
ngoài xã hội luôn cung, khoan, tín, mẫn, huệ (cung kính, khoan hòa, tín nhiệm,
nhạy bén, rộng rãi)…, bên trong gia đình luôn hiếu, đễ (hiếu thảo, nhường
nhịn)…
- Quan niệm về lễ: Theo Nho gia, nghĩa là dạ thủy chung, đức nghĩa dùng
để đối xử với chính mình và tạo ra ta. Đức nhân thể hiện trong quan hệ với người
khác; còn đức nghĩa thể hiện trong quan hệ với mình. Khi nói một điều gì đó hay
khi làm một việc gì đó mà ta cảm thấy thoải mái, thảnh thơi, hứng thú trong
lương tâm thì đó là ta nói điều nghĩa, ta làm việc nghĩa.
- Quan niệm về trí: Trí là sự sáng suốt nhận thức thấu đáo mọi vấn đề,
hiểu thấu đạo trời, đạo người, hiểu cả thiên hạ, biết sống hợp với nhân. Khổng Tử
coi trí là điều kiện để có nhân. Muốn có trí thì phải học.
- Quan niệm về tín: Tín là lòng dạ ngay thẳng, lời nói và việc làm nhất trí
với nhau. Tín là đức trong mối quan hệ bạn bè và rất quan trọng với mọi người.
Sách Đại học chỉ rõ rằng “ Giao kết với người, cốt ở chữ tín”. Tín củng cố sự tin
cậy giữa người với người, củng cố lòng tin với đạo lý thánh hiền, tin vào sự tốt
đẹp.
- Quan niệm về dũng: Dũng là sức mạnh tinh thần, lòng can đảm, biết
xấu hổ vì cái sai, cái xấu để vứt bỏ chúng mà làm theo nhân nghĩa…Là đức nói
lên tinh thần hăng hái, quyết tâm khắc phục khó khăn, dũng cảm biểu hiện sức
SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 4
GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học
mạnh và ý chí thực hiện mục đích của mình. Khổng Tử rất quan tâm tới chữ
dũng, nhưng ông vừa cổ vũ vừa dè dặt. Ông cổ vũ tinh thần quả cảm, khí phách
anh hùng của những nhân dân đối với vua chúa phong kiến. Mặt khác, ông lại dè
dặt đối với dũng vì người dũng là người không sợ sệt. Ông thường hay gắn dũng
với nghĩa để kết luận người quân tử coi trọng điều nghĩa, gắn dũng với lễ cho
thấy rằng quân tử ghét những kẻ có dũng mà không có lễ…
c. Quan điểm triết học Nho gia về giáo dục đạo đức
Các nguyên tắc đạo đức cơ bản của Nho giáo là đạo đức hướng đến xây
dựng mẫu người quân tử. Khổng Tử cho rằng, người quân tử là người có đủ tam
đức (trí, nhân, dũng); do có trí nên người quân tử không nhầm lẫn, do có nhân
nên người quân tử không buồn phiền, do có dũng nên người quân tử không có gì
phải kinh sợ. Khổng Tử chú trọng đến tam đức. Đến thời Chiến quốc, Mạnh Tử
bỏ dũng thay vào đó là lễ và nghĩa thành tứ đức (nhân, lễ, nghĩa, trí).
Khổng Tử và Mạnh Tử đều nhất trí coi chuẩn mực đạo đức là tiêu chuẩn
của người quân tử, và muốn trở thành người quân tử cần phải tu thân. Để tu thân
cần phải đạt đạo (con đường phải theo, quan hệ mà con người phải biết giữ để
ứng xử trong cuộc sống) mà trước hết là đạo quân - thần, phụ - tử, phu - phụ và
cần phải đạt đức (phẩm chất tốt đẹp của con người cần phải thể hiện trong cuộc
sống), đồng thời phải biết thi, thư, lễ, nhạc.
d. Quan điểm triết học Nho gia về xây dựng nhà nước
Xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiến, một xã hội
đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh nên lý tưởng của Nho gia là xây
dựng một "xã hội đại đồng". Đó là một xã hội có trật tự trên - dưới, có vua sáng -
tôi hiền, cha từ - con thảo, trong ấm - ngoài êm trên cơ sở địa vị và thân phận của
mỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân. Quan điểm của Khổng Tử về
xây dựng nhà nước là lý tưởng của tầng lớp quý tộc cũ cũng như của giai cấp địa
chủ phong kiến đang lên trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc.
3. Những nội dung cơ bản của triết học Đạo gia
a. Quan điểm triết học Đạo gia về đạo và đức
SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 5
GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học
Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi
ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung
của mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới.
Đức là phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là cái
hình thức nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt được với nhau, là cái lý sâu
sắc để nhận biế vạn vật,...
Cái Đạo “phi thường Đạo” được Lão Tử nói đến là thiên nhiên, năng lượng
sức sống và sự vận hành của thiên nhiên. Cũng có thể gọi là tự nhiên hoặc thiên
lý. Và Đức là cứ theo tự nhiên mà sống, thuận theo thiên lý mà lưu hành. Trong
cái Đạo của vũ trụ ấy, thiên nhiên và những qui luật của chúng tập hợp thành cái
trụ cốt, cái bản thể, còn đất trời và sinh linh, v.v. là những thực thể có vị trí thích
hợp và chức năng thích hợp, thao tác theo một thể thức tự nhiên. Đạo ấy chỉ được
biết bằng trực quan, không bằng lý trí.
Theo Lão Tử, đạo vừa là cái có trước vừa là cái nằm trong bản thân sự vật,
nhưng khi có sự can thiệp của con người thì đạo không còn là đạo nữa. Ông viết:
có một vật hỗn mang thành tựu trước trời đất, yên lặng, mênh mông, một mình
độc lập, tản mác khắp nơi, không ngừng ở đâu, coi như mẹ của thế gian...Cái hỗn
mang chưa có tên nên tạm gọi là đạo... Đạo mà ta có thể gọi được không phải là
đạo; Danh mà ta có thể gọi được không phải là danh. Không tên là gốc của trời
đất, có tên là mẹ của vạn vật... Đạo sinh ra vạn vật, đức nuôi nấng, bảo tồn vạn
vật. Vạn vật nhờ đạo mà được sinh ra, nhờ đức mà thể hiện và khi mất đi là lúc
vạn vật quay trở về với đạo. Đạo sinh ra Một (khí thống nhất), Một sinh ra Hai
(âm, dương đối lập), Hai sinh ra Ba (trời, đất, người), Ba sinh ra vạn vật. Lão Tử
đếm vài con số rồi phán như thế và ta hiểu ý của ông cho rằng không thể định
nghĩa Đạo, nhưng Đạo có trước vũ trụ và Đạo là nguồn gốc của vũ trụ.
Tóm lại, đạo không chỉ là nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật của mọi
cái đã, đang và sẽ tồn tại trong thế giới. Điều này cho phép hiểu đạo như nguyên
lý thống nhất – vận hành của vạn vật – nguyên lý Đạo pháp tự nhiên (Nhân pháp
địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên). Đạo vừa mang tính khách
SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 6
GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học
quan (vô vi) vừa mang tính phổ biến; vì vậy, trong thế giới, không đâu không có
đạo, không ai không có đạo...
b. Quan điểm biện chứng về thế giới
Trong triết học của Lão Tử, quan niệm biện chứng về thế giới gắn liền với
quan niệm về đạo – đức. Nhờ đức mà đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa. Đạo
là cái vô. Cái vô sinh ra cái hữu. Cái hữu sinh ra vạn vật. Mọi hiện hữu đều biến
dịch theo nguyên tắc “bình quân” và “phản phục” (cân bằng và quay trở lại cái
ban đầu).
Lão Tử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt
đối lập, chúng ràng buộc, bao hàm lẫn nhau. Ông còn nhận ra luật phản phục ở
bên trong vũ trụ, “vật gì phát tới cực điểm thì phản hồi, hễ tăng rồi thì phải hao
giảm - trăng tròn rồi khuyết, hết mùa đông tới mùa xuân... Cùng tắc biến, biến tắc
thông....”. Trong cùng một lúc, sự vật bị chi phối bởi luật mâu thuẫn và luật phản
phục, vũ trụ vận hành với Đạo, vạn vật đều nương tựa vào nhau mà sinh tồn và
tương tác tạo điều kiện cho nhau “có và không cùng sinh; khó và dễ cùng thành,
dài và ngắn cùng hình, cao và thấp cùng nghiêng, thanh và âm cùng họa, trước và
sau cùng theo”. Trong vạn vật, các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà chúng
còn xung đột, đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau tạo ra sự thay đổi, biến hóa không
ngừng của vạn vật trong vũ trụ. Tuy nhiên, theo Lão Tử, sự đấu tranh, chuyển
hóa của các mặt đối lập này không làm xuất hiện cái mới, mà là theo vòng tuần
hoàn khép kín. Ông nói, họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ náu của họa; cái gì
cong thì lại thẳng, trũng lại đầy, cũ thì lại mới...
Lão Tử khẳng định càng tách xa đạo, xã hội càng chứa nhiều mâu thuẫn.
Mâu thuẫn là tai họa của xã hội. Ông viết: Khi đạo lớn bị phá bỏ thì xuất hiện
nhân – nghĩa; khi trí tuệ ra đời thì sinh ra giả dối; khi nước loạn mới xuất hiện tôi
trung...Vì vậy, để xóa bỏ tai họa cho xã hội, phải thủ tiêu mâu thuẫn trong xã hội.
Theo Lão tử, mâu thuẫn trong xã hội được thủ tiêu bằng cách đẩy mạnh một
trong hai mặt đối lập để tạo ra sự chuyển hóa theo quy luật phản phục (quay trở
SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 7
GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học
lại cái ban đầu), hay cắt bỏ một trong hai mặt đối lập để là cho mặt đối lập kia tự
mất đi theo quy luật quy bình (cân bằng nhau).
c. Thuyết vô vi
Khi xuất phát từ nguyên lý Đạo pháp tự nhiên và mở rộng quan niệm về đạo
và lĩnh vực đời sống xã hội, Lão Tử xây dựng thuyết vô vi để trình bày quan
điểm của mình về các vấn đề nhân sinh và chính trị xã hội. Mặc dù Lão Tử đề
cao mặt tự nhiên của con người, phủ nhận mặt xã hội, nhưng quan điểm “vô vi”
của Lão Tử vẫn biểu hiện sâu sắc nghệ thuật sống, thái độ ứng xử của con người,
phương pháp trị nước của vua chúa hay bộ máy nhà nước, và đây cũng chính là
chỗ tập trung giá trị hệ thống triết học của ông.
“Vô vi” là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo,
không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên; là từ
bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi
thì mới nhận thấy đạo; và chỉ khi nhận thấy đạo thì mới có thể vô vi được.
“Vô vi” trong “Đạo Đức kinh” có ba ý nghĩa chính:
+ Một là vạn vật đều có bản tính tự nhiên của mình, chúng tồn tại, vận
động, biến hoá theo lẽ tự nhiên, không cần biết đến ý nghĩa, mục đích của bản
thân chúng. Nghĩa là sống với cái vốn có tự nhiên, không can thiệp vào quá trình
vận hành của các vật khác, biết chấp nhận và thích ứng với mọi hoàn cảnh, môi
trường.
+ Hai là “Vô vi” còn có nghĩa tự do “tuyệt đối”, không bị ràng buộc bởi
bất cứ ý tưởng, dục vọng, đam mê, ham muốn nào. Lão Tử viết : “Ngũ sắc làm
cho mắt mờ, ngũ âm làm cho tai điếc, ngũ vị làm cho miệng chán. Cưỡi ngựa săn
bắn làm cho phát cuồng, vật khó kiếm khiến cho lòng tà vậy”.
+ Ba là “Vô vi” còn có nghĩa là luôn bảo vệ, giữ kín bản tính tự nhiên của
vạn vật mà trước hết là chống lại mọi hành động của con người xã hội. Theo đạo
vô vi người ta “có ba của báu hòng nắm giữ và bảo vệ : một là tự ái, hai là tiết
kiệm và ba là không dám đứng trước thiên hạ”.
SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 8
GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học
d. Quan điểm triết học Đạo gia về cách thức xây dựng nhà nước
Lão Tử sinh trưởng trong giai đoạn chiến tranh triền miên cho nên rất ưu tư
về vấn đề quốc trị. Ông thấy là “dân đói vì người trên lấy thuế nhiều cho nên dân
đói, dân khó trị vì người trên theo hữu vi cho nên dân khó trị”, “thiên hạ nhiều
kiêng kỵ thì dân càng nghèo; dân nhiều lợi khí thì quốc gia thêm mờ tối, người
càng nhiều xảo thuật thì vật kỳ lạ càng xuất hiện, pháp luật càng sáng tỏ thì trộm
cướp càng nhiều.”. Lão Tử cho rằng hành động hay nhất là đừng can thiệp đến
việc đời; nhưng nếu đời cần ta phải làm thì ta hãy làm cái không làm một cách
kín đáo, khéo léo. Ông coi đây là giải pháp an bang tế thế.
Quốc gia lý tưởng trong nhãn quan của Lão Tử là một quốc gia nhỏ mà
trong đó nhân dân sống thuận với thiên nhiên, biết vừa đủ mà không ham biết
nhiều, không muốn tư dục, không ganh đua bề ngoài, mà chỉ sống theo đạo vô vi.
CHƯƠNG II: NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC
NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC ĐẠO GIA
1. Khởi nguyên vũ trụ
a. Nét tương đồng
Cả hai trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ Đạo.
Đạo để chỉ cái nguyên lý tuyệt đối của vũ trụ đã có từ trước khi khai thiên lập
địa, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm. Đạo có thể quan niệm dưới
2 phương diện: vô và hữu. Vô thì Đạo là nguyên lí của trời đất, nguyên lí vô
hình. Hữu thì Đạo là nguyên lí hữu hình, là mẹ sinh ra vạn vật “Vô danh thiên địa
chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu”.
Cả hai trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ âm
dương. Âm và dương là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ
trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập,
mâu thuẫn thống nhất, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm.
SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 9
GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học
b. Nét khác biệt
Nho gia
Khổng Tử đứng trên quan điểm triết học của Kinh Dịch. Theo tư tưởng này
thì uyên nguyên của vũ trụ, của vạn vật là thái cực. Thái cực chứa đựng một
năng lực nội tại mà phân thành lưỡng nghi. Sự tương tác giữa hai thế lực âm-
dương mà sinh ra tứ tượng. Tứ tượng tương thôi sinh ra bát quái và bát quái sinh
ra vạn vật. Vậy là sự biến đổi có gốc rễ ở sự biến đổi âm -dương.
Sự biến hóa trong Vũ Trụ là do nhứt động nhứt tịnh của Thái Cực mà ra.
Vạn vật đã phát hiện ra là thực có, thì nên theo cái thực ấy mà hành động sinh
tồn. Quan niệm về Âm – Dương: Sinh ra ngũ hành ( Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ),
từ đó sinh ra mọi biến đổi trong tự nhiên và xã hội.
Đạo gia
Theo Lão Tử, uyên nguyên của vũ trụ, của vạn vật là Đạo. Vạn vật đều có
nguồn gốc từ Đạo. Đạo ở đây được hiểu là quy luật tồn tại khách quan, không có
màu sắc, không nhìn thấy. Quan niệm về Âm – Dương: Sinh ra 3 lực (Thiên, Địa,
Nhân), từ đó sinh ra vạn vật.
2. Thế giới quan – Nhân sinh quan
a. Nét tương đồng
Cả hai trường phái đều cho rằng bản tính nhân loại đều có một tính gốc.
Nho gia thì cho rằng tính gốc là tính thiện hay tính ác. Theo Đạo gia thì nói đến
tính gốc và khuynh hướng “vô vi” hay “hữu vi”.
Cả hai trường phái đều c