Với khái niệm là nâng cao sức mua của đồng tiền so với giá trị thực của nó, việc nâng giá tiền tệ nhìn chung khiến tỷ giá danh nghĩa tách rời rất xa tỷ giá thực, bóp méo cơ chế vận hành tỷ giá hối đoái và thường mang lại tác động xấu đến ngoại thương của một quốc gia. Nâng giá tiền tệ khiến nhập khẩu trở nên rẻ bất ngờ trong khi xuất khẩu giảm sút. Nâng giá tiền tệ còn làm cho chi phí đầu vào tăng nhanh hơn doanh thu đầu ra, làm tăng giá thành sản phẩm, thu hẹp lãi cận biên, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu rất khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường ngoại quốc. Trong lịch sử phát triển ngoại thương đến nay, chưa một quốc gia nào lại sử dụng công cụ “nâng giá tiền tệ” để thúc đẩy hoạt động ngoại thương, đa số đều tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế và thay thế dần nhập khẩu. Chính vì vậy tác động của nâng giá tiền tệ lên hoạt động ngoại thương mới chỉ dừng lại ở những kết luận có tính chất định tính và hiếm khi tìm thấy được một mô hình kinh tế lượng nghiên cứu sâu sắc về tác động của nâng giá tiền tệ lên hoạt động xuất nhập khẩu.
Mặc dù nâng giá tiền tệ tác động trực tiếp đến hoạt động ngoại thương song mức độ tác động thường có một độ trễ nhất định. Do đường cầu nhập khẩu được bắt nguồn từ đường cung-cầu hàng hóa của mỗi nước trong khi đường cầu hàng hóa của một nước thường không co giãn trong ngắn hạn nên cầu nhập khẩu trong ngắn hạn có độ co giãn thấp hơn cầu nhập khẩu trong dài hạn. Vì vậy sau khi đồng tiền tăng giá, người tiêu dùng trong nước vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm nội địa do chưa điều chỉnh được toàn bộ ý thức về hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn hàng hóa sản xuất trong nước; bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu cần phải có một thời gian nhất định trong việc tìm kiếm được nguồn hàng cung cấp ngoại quốc. Kết quả là phải sau một thời gian nhất định, xuất khẩu mới giảm, nhập khẩu mới tăng, đây cũng là kết luận của hiệu ứng tuyến J được đề cập một cách sâu sắc từ cuối những năm 80 thế kỉ trước.
16 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3309 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Sức ép nâng giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
-------***-------
TIỂU LUẬN
Đề tài:
SỨC ÉP NÂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ
CỦA TRUNG QUỐC
Giáo viên hướng dẫn: PGS, TS. Đặng Thị Nhàn
Nhóm thực hiện : Nhóm III
Lớp : Cao học KTTG 17B
Hà Nội – Tháng 5/2011
MỤC LỤC
Lời mở đầu………………………………………………………………………....................
3
Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NÂNG GIÁ TIỀN TỆ…..………………....................
4
Phần II: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC VÀ VẤN ĐỀ NÂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ …………………………………………………………………..
6
2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến cán cân thương mại của Trung Quốc với Mỹ, EU và Nhật Bản..........................................................
6
2.2. Sức ép của các nước đối với việc nâng giá đồng nhân dân tệ và phản ứng của Trung Quốc...............................................................................................................................
10
2.3. Phản ứng của Trung Quốc.......................................................................................
12
Phần III: TÁC ĐỘNG CỦA NÂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM ………………….............................................................................................................
13
Kết luận……………………………………………………………………..
15
Tài liệu tham khảo………………………………………………..
16
LỜI MỞ ĐẦU
(Lưu ý: Trong phần này, Mai ghi luôn danh sách các thành viên trong nhóm nhé, ở cuối phần ”Nhóm thực hiện” ý)Phần I
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NÂNG GIÁ TIỀN TỆ
1.1. Nâng giá tiền tệ là gì?
Nâng giá tiền tệ là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, cao hơn sức mua thực tế của nó. Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, người ta dùng thuật ngữ “revaluation of a currency” hay “Currency Revaluation”; Còn trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, người ta dùng thuật ngữ “Appreciation of a currency” hay “Currency appreciation”. Thuật ngữ này trái ngược với “Phá giá tiền tệ” (Currency Devaluation)
Một quốc gia nâng giá tiền tệ do:
Áp lực của nước khác;
Để tránh phải tiếp nhận những đồng đôla bị mất giá từ Anh và Mỹ chạy vào nước mình;
Để hạ nhiệt nền kinh tế đang phát triển quá nóng (do giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào trong nước);
Để xây dựng sự ảnh hưởng của nước mình ở ra bên ngoài (tăng cường đầu tư và xuất khẩu vốn ra bên ngoài).
1.2. Tác động của nâng giá tiền tệ đối với cán cân thương mại của 1 quốc gia
Với khái niệm là nâng cao sức mua của đồng tiền so với giá trị thực của nó, việc nâng giá tiền tệ nhìn chung khiến tỷ giá danh nghĩa tách rời rất xa tỷ giá thực, bóp méo cơ chế vận hành tỷ giá hối đoái và thường mang lại tác động xấu đến ngoại thương của một quốc gia. Nâng giá tiền tệ khiến nhập khẩu trở nên rẻ bất ngờ trong khi xuất khẩu giảm sút. Nâng giá tiền tệ còn làm cho chi phí đầu vào tăng nhanh hơn doanh thu đầu ra, làm tăng giá thành sản phẩm, thu hẹp lãi cận biên, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu rất khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường ngoại quốc. Trong lịch sử phát triển ngoại thương đến nay, chưa một quốc gia nào lại sử dụng công cụ “nâng giá tiền tệ” để thúc đẩy hoạt động ngoại thương, đa số đều tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế và thay thế dần nhập khẩu. Chính vì vậy tác động của nâng giá tiền tệ lên hoạt động ngoại thương mới chỉ dừng lại ở những kết luận có tính chất định tính và hiếm khi tìm thấy được một mô hình kinh tế lượng nghiên cứu sâu sắc về tác động của nâng giá tiền tệ lên hoạt động xuất nhập khẩu.
Mặc dù nâng giá tiền tệ tác động trực tiếp đến hoạt động ngoại thương song mức độ tác động thường có một độ trễ nhất định. Do đường cầu nhập khẩu được bắt nguồn từ đường cung-cầu hàng hóa của mỗi nước trong khi đường cầu hàng hóa của một nước thường không co giãn trong ngắn hạn nên cầu nhập khẩu trong ngắn hạn có độ co giãn thấp hơn cầu nhập khẩu trong dài hạn. Vì vậy sau khi đồng tiền tăng giá, người tiêu dùng trong nước vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm nội địa do chưa điều chỉnh được toàn bộ ý thức về hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn hàng hóa sản xuất trong nước; bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu cần phải có một thời gian nhất định trong việc tìm kiếm được nguồn hàng cung cấp ngoại quốc. Kết quả là phải sau một thời gian nhất định, xuất khẩu mới giảm, nhập khẩu mới tăng, đây cũng là kết luận của hiệu ứng tuyến J được đề cập một cách sâu sắc từ cuối những năm 80 thế kỉ trước.
Hình 1: Tuyến J trong trường hợp nâng giá nội tệ
0
Nguồn: Niên giám thống kê 2002; Nhà xuất bản thống kê
Hình 1 cho thấy sự vận động của cán cân thương mại trong đó có xuất khẩu, nhập khẩu khi đồng nội tệ bị nâng giá. Giai đoạn ngắn hạn, cán cân thương mại vẫn thặng dư do giá trị xuất khẩu giảm ít hơn so với giá trị nhập khẩu, số người biết đến và tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu do lợi thế về giá đang trong diện hẹp; giai đoạn dài hạn, xuất-nhập khẩu trở nên co giãn hơn, tốc độ tăng giá trị nhập khẩu nhanh hơn so với tốc độ giảm giá, số người tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu tăng lên trên diện rộng dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt.
Nâng giá tiền tệ nói tóm lại thường mang lại hậu quả xấu cho hoạt động ngoại thương, gây thâm hụt cán cân thương mại và thường là miếng mồi béo bở cho các nhà đầu cơ. Vì thế, trong các danh mục các giải pháp thúc đẩy ngoại thương của đa số các quốc gia trên thế giới thường không có giải pháp về “nâng giá tiền tệ”
Phần II
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC
VÀ VẤN ĐỀ NÂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ
2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến cán cân thương mại của Trung Quốc với Mỹ, EU và Nhật Bản
2.1.1. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc
Kể từ khi thành lập, chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc có thể chia làm ba giai đoạn sử dụng các chính sách khác nhau:
- Giai đoạn kế hoạch hóa tập trung (1949-1978): Chỉ có Ngân hàng Trung Quốc mới được phép mua bán ngoại tệ, mọi khoản ngoại tệ đều được Chính phủ quản lý. Trung Quốc hầu như không vay nước ngoài và cũng không cho phép đầu tư nước ngoài vào trong nước.
- Giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế (1979 -1993): Chính phủ thiết lập Vụ quản lý ngoại hối trực thuộc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc và thành lập Trung tâm hoán đổi ngoại hối. Các doanh nghiệp được phép giữ lại một tỷ lệ nhất định ngoại tệ trong các hoạt động ngoại thương. Đồng thời, Chính phủ cũng cho phép các định chế tài chính mua bán ngoại tệ cũng như khuyến khích dòng kiều hối chảy vào trong nước. Điều quan trọng nhất là chế độ tỷ giá của đồng nhân dân tệ được thiết lập chính thức.
- Giai đoạn từ năm 1994 cho đến nay: Năm 1994 Trung Quốc chính thức cho phép chuyển đổi đồng CNY trên tài khoản vãng lai và áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Bên cạnh đó, thị trường liên ngân hàng về ngoại tệ cũng được thiết lập.
Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc được thực hiện có tính nhất quán gắn trực tiếp với lợi thế thương mại về hàng giá rẻ và khối lượng lớn. Chính sách tỷ giá hối đoái này đã hỗ trợ hữu hiệu cho mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc.
2.1.2. Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đến cán cân thương mại của Trung Quốc với Mỹ, EU và Nhật Bản
Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở định giá thấp giá trị thực tế của đồng CNY so với các ngoại tệ khác đặc biệt với đồng USD để tạo lợi thế thương mại trong ngắn hạn. Có thể thấy trong thương mại quốc tế, nếu để lợi thế so sánh tự nó phát huy tác dụng theo đúng quy luật sẽ chậm hơn rất nhiều so với lợi thế có sự tác động của chính phủ để nhanh chóng tận dụng cơ hội thương mại thường xuyên xuất hiện và mất đi.
Hình 2 cho thấy động thái điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân tệ với đồng đô la Mỹ trong khoảng thời gian 1980-2010.
Vào những năm 1980, tỷ giá giữa đồng CNY và USD đứng ở tỷ lệ 1 USD= 2 CNY. Năm 1994, Trung Quốc đã phá giá mạnh đồng CNY để đạt tới tỷ giá 1 USD = 8.5 CNY và tỷ giá mới này được giữ gần như cố định trong giai đoạn 1995-2005. Một điều có thể dễ nhận thấy là việc áp dụng tỷ giá hối đoái cố định thường đồng nghĩa với việc định giá thấp đồng tiền trong nước. Trong lĩnh vực tiền tệ, việc phá giá đồng tiền thường được gọi là chính sách của “người thu lợi từ người khác” cho nên thường bị các nước phản đối song Trung Quốc vẫn áp dụng và đã thu được những ảnh hưởng quan trọng.
Hình 2: Tỷ giá hối đoái giữa CNY với USD giai đoạn 1980-2010
Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế
Giai đoạn tiếp theo, đồng CNY được điều chỉnh theo hướng định giá cao so với đồng USD. Vào tháng 7/2005, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tỷ giá theo hướng nâng giá đồng CNY và tỷ giá giữa đồng USD và CNY vào thời điểm này là 1USD = 8.27CNY. Sau đó, Ngân hàng Trung ương tiến hành cải cách tỷ giá, cho phép thả nổi tỷ giá trong giới hạn biên độ 0.3% so với tỷ giá chính thức của Ngân hàng Trung ương. Đồng CNY đã lên giá 3.12% kể từ khi cải cách tỷ giá. Việc nâng giá đồng CNY gây bất lợi đối với hoạt động xuất khẩu. Trung Quốc đã tìm biện pháp để định giá danh nghĩa cao đồng CNY song lại cố gắng để giảm giá thực tế đồng tiền này mà các đối tác thương mại khó có thể phản ứng thích hợp. Với việc định giá thấp, Trung Quốc còn tạo hàng rào bảo hộ thương mại đối với thị trường trong nước trước việc mở cửa thị trường theo các cam kết trong WTO, đồng thời góp phần bảo vệ việc làm cho lao động trong nước.
Để thực hiện được chế độ tỷ giá có sự khác biệt giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế, Trung Quốc đã có những biện pháp điều chỉnh và duy trì có hiệu quả rất cao. Hình 3 cho thấy tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng Nhân dân tệ với đô la Mỹ dao động trong khoảng 1USD = 6.77- 6.88 CNY song tỷ giá hối đoái thực tế dao động trong khoảng 1USD = 8.28 CNY
Hình 3: Tỷ giá hối đoái giữa Nhân dân tệ với đô la Mỹ tháng 1 và 2/2010
Nguồn: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc
Các phản ứng của Trung Quốc về tỷ giá hối đoái khá linh hoạt và gắn với tùng mối quan hệ thương mại cụ thể với từng thời điểm cụ thể. Trong điều kiện đồng USD lên giá, Trung Quốc đã tìm cách để định giá đồng CNY thấp. Điều này làm cho Trung Quốc có lợi thế thương mại lớn so với Hoa Kỳ đồng thời cũng có lợi thế hơn so với các đối tác thưong mại khác của Trung Quốc thực thi chính sách neo giá đồng tiền nước đó vời đồng USD. Với cách thức này, Trung Quốc gần như đã khai thác triệt để lợi thế thương mại không chỉ với Hoa Kỳ mà còn với các đối tác thương mại khác.
Trong điều kiện đồng USD giảm giá vì Hoa Kỳ muốn cải thiện cán cân thương mại cũng như để giảm giá trị thực tế của lượng dự trữ đô la của Trung Quốc, Trung Quốc thực hiện chính sách neo buộc chặt hay nói cách khác cố định tỷ giá đồng CNY với đồng USD để tiếp tục làm giảm giá đồng CNY nhằm tăng lợi thế thương mại và tiến hành chuyển đổi một phần USD ra vàng để bảo hiểm giá trị của lượng dự trữ. Nghĩa là dù đồng USD ở vị thế nào chăng nữa, Trung Quốc đều có thể tận dụng triệt để cơ hội để tạo lợi thế thương mại cho mình. Điều này cho thấy Trung Quốc thường xuyên thực hiện việc giám sát sâu sát và chặt chẽ đối với những động thái “nhất cử, nhất động” của sự biến động của đồng USD và những chính sách tỷ giá do Mỹ áp dụng để đưa ra các “kế sách” có lợi nhất.
Bảng 1: Cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc từ năm 2001-2010
Đơn vị: Tỷ USD
YEARS
IMPORT
EXPORT
TRADE
BALANCE
%
2001
102.30
19.20
121.50
-83.10
-68.39
2002
125.20
22.10
147.30
-103.10
-69.99
2003
152.40
28.40
180.80
-124.00
-68.58
2004
196.70
34.70
231.40
-162.00
-70.00
2005
243.50
41.80
285.30
-201.70
-70.69
2006
287.80
55.20
343.00
-232.60
-67.81
2007
321.50
65.20
386.70
-256.30
-66.27
2008
337.80
71.50
409.30
-266.30
-65.06
2009
298.40
69.60
368.00
-228.80
-62.17
2010
364.90
91.90
456.80
-273.00
-59.76
Nguồn:
Bảng 1 cho thấy cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong giai đoạn 2001 – 2010 liên tục đạt mức thâm hụt lớn. Ngược lại, hình 4 dưới đây lại cho thấy trong thời gian đó, mức thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ ngày càng tăng.
Hình 4: Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ từ năm 1985-2010
Nguồn:
Tương tự, chúng ta cũng có thể thấy cán cân thương mại của Trung Quốc với EU và Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Bảng 2: Cán cân thương mại của EU với Trung Quốc từ năm 2006-2010
YEARS
IMPORT
EXPORT
TRADE
BALANCE
%
2006
194.932
63.794
258.726
-131.138
-50.69
2007
232.664
71.928
304.592
-160.736
-52.77
2008
247.933
78.417
326.35
-169.516
-51.94
2009
214.86
82.426
297.286
-132.434
-44.55
2010
281.86
113.106
394.966
-168.754
-42.73
Nguồn:
Hình 6: Cán cân thương mại của EU với Trung Quốc từ năm 2006 – 2010
Nguồn:
Bảng 3: Cán cân thương mại của Nhật Bản với Trung Quốc từ năm 2005-2009
Đơn vị: Tỷ Yên
YEARS
IMPORT
EXPORT
TRADE
BALANCE
%
2005
11,975
8,837
20,812
-3,138
-15.08
2006
13,784
10,794
24,578
-2,990
-12.16
2007
15,035
12,839
27,874
-2,196
-7.88
2008
14,830
12,950
27,780
-1,880
-6.77
2009
11,436
10,236
21,672
-1,200
-5.54
Nguồn:
Hình 7: Cán cân thương mại của Nhật Bản với Trung Quốc từ năm 2005 – 2009
Nguồn:
2.2. Sức ép của các nước đối với việc nâng giá đồng nhân dân tệ và phản ứng của Trung Quốc
2.2.1. Sức ép của các nước đối với việc nâng giá đồng nhân dân tệ
2.2.1.1. Sức ép từ phía Mỹ
Mỹ có động cơ to lớn gây sức ép buộc đồng nhân dân tệ phải tiếp tục tăng giá bởi các nguyên nhân sau:
Trước hết là nguyên nhân về chính trị. Nền kinh tế Trung Quốc giờ đây đang nằm trong danh sách 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thực lực và tham vọng về kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc luôn là một nguy cơ đối với Mỹ và là điểm nóng trong mối quan hệ giữa hai nước. Nước Mỹ rất lo ngại về sự lớn mạnh dường như không gì cưỡng lại nổi của Trung Quốc đã làm thay đổi cán cân quyền lực và ảnh hưởng không chỉ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, gây sức ép buộc đồng nhân dân tệ tăng giá, qua đó làm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc là một cách từ chối tiếp tục “tiếp tay cho địch”.
Về kinh tế, thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 232,5 tỷ USD trong năm 2006, mức thâm hụt lớn nhất mà Mỹ từng có đối với một đối tác thương mại. Trong khi đó thặng dư thương mại hàng năm của Trung Quốc vào thời điểm đó đã vượt 100 tỷ USD và dữ trự ngoại hối cũng trên 800 tỷ USD (theo nghiên cứu của Frankel 2006, Zhang and Pan 2004), vì thế các học giả Mỹ cho rằng đồng nhân dân tệ đã được định giá thấp hơn so với giá trị thực tế từ 15 đến 35% và cần phải tăng mức tối thiểu một lần là 15%. Về vấn đề Mỹ nóng vội như vậy trong việc gây sức ép Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ là do ba lý do chính sau.
Thứ nhất, nhìn từ mục tiêu ngắn hạn, Trung Quốc chỉ cần liên hệ đến kế hoạch của Mỹ do Chính quyền Obama đưa ra là tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu trong vòng 5 năm tới, cũng như sự phụ thuộc cao độ vào xuất khẩu trong quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ, thì đã có thể thấy việc các chính khách quan trọng của Mỹ gây sức ép với Trung Quốc, thị trường nhiều khả năng trở thành điểm đến xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Mỹ, yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ là rất rõ ràng.
Thứ hai, cùng với suy thoái của kinh tế toàn cầu, con số thâm hụt tài chính khổng lồ của Mỹ cũng như tỷ lệ thất nghiệp trong nước Mỹ, khiến rất nhiều người Mỹ lo ngại về khoản trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc có trong tay. Một mặt người Mỹ lo ngại Trung Quốc bất ngờ giảm bớt lượng nắm giữ trái phiếu sẽ tạo ra đòn tấn công rất lớn đối với nền kinh tế Mỹ. Mặt khác cũng lo ngại sự gia tăng trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ trong tay sẽ khiến cho sự phụ thuộc tài chính của Mỹ vào Trung Quốc gia tăng. Vậy là gây sức ép để đồng nhân dân tệ tăng giá, khiến cho giá trị trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc có trong tay thu hẹp ở mức độ lớn, trở thành biện pháp chiến lược quan trọng để Mỹ giảm bớt nợ nần.
Thứ ba, đồng nhân dân tệ đang tiến theo phương hướng thực hiện tự do chuyển đổi và trở thành đồng tiền quốc tế quan trọng, điều này không chỉ khiến cho nhu cầu của quốc tế đối với đồng đôla Mỹ giảm mạnh, mà khá nhiều nước có kim ngạch mậu dịch lớn với Trung Quốc, trong đó bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga do ngày càng nhiều giao dịch thương mại được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, cho nên giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng đôla Mỹ, từ đó khiến cho địa vị quốc tế của đồng đôla Mỹ, thực tế cũng chính là địa vị bá chủ toàn cầu của Mỹ chịu sự đe dọa nghiêm trọng. Vì thế, đối mặt với Trung Quốc ngày càng trỗi dây, kiên trì vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ, ép Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ, gây sức ép đối với đồng nhân dân tệ, bảo vệ địa vị đồng tiền quốc tế của đồng đôla Mỹ, có thể nói là sự lựa chọn tất yếu của Mỹ.
2.2.1.2. Sức ép của các tổ chức và quốc gia khác
Sau Mỹ, đến lượt những nước đang phát triển như Brazil và Ấn Độ cũng cho rằng Trung Quốc nên bắt đầu thay đổi chính sách đối với đồng nhân dân tệ. Sự tăng giá của đồng nhân dân tệ rất cần thiết đối với sự cân bằng của kinh tế thế giới. Nếu Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ, tác động tích cực sẽ sớm xuất hiện. Nếu một số nước kiểm soát tỷ giá hối đoái và cố giữ chúng ở mức thấp, những tác động tiêu cực sẽ rơi vào các nước thả nổi tỷ giá.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng lên tiếng ủng hộ Mỹ trong việc kêu gọi Trung Quốc xem xét nâng giá trị nhân dân tệ. Bởi theo đánh giá của IMF, chính sách thương mại của Trung Quốc có bất lợi cho các nền kinh tế khác. Chỉ riêng việc giữ giá nhân dân tệ ở mức thấp cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động xuất khẩu của các nền kinh tế đang phát triển khác, chứ không chỉ riêng với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Tại hội nghị thượng đỉnh Âu - Á mới đây, Chủ tịch EU và Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng châu Âu mong muốn Bắc Kinh phải ấn định một tỉ giá chuyển đổi nhân dân tệ tương xứng với đồng euro để tránh hạn chế xuất khẩu của châu Âu và từ đó tăng trưởng của châu Âu không bị ảnh hưởng.
2.3. Phản ứng của Trung Quốc
Nhằm dung hòa lợi ích, ngày 21/7/2005, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, sau gần một thập kỷ cố định tỷ giá đồng nhân dân tệ với đồng USD trong một khung dao động rất hẹp là 8,26 - 8,28 USD/nhân dân tệ kể từ năm 1996, đã chuyển sang cơ chế tỷ giá mới linh hoạt hơn, giá đồng nhân dân tệ đã tăng thêm 2,11% ở mức 8,11 tệ đổi được 1 USD. Nguyên nhân Trung Quốc đưa ra mức tăng 2.11% có lẽ một phần là do “tính cách” của người Trung Quốc luôn theo đuổi các cuộc cải cách tiệm tiến theo kiểu “dò đá qua sông”. Trên thực tế, từ phía Trung Quốc cũng có một đề xuất tăng giá đồng nhân dân tệ thêm 5% nhưng bị bác bỏ vì theo tính toán mức tăng này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng 1,4%, đồng thời giảm chỉ số giá tiêu dùng 1,4% - một nguy cơ dẫn tới thiểu phát. Phía Trung Quốc tính toán rằng mức nâng giá 2,1% đủ để làm cho Mỹ và các đối tác thương mại của Trung Quốc “hạ hỏa”, đồng thời báo hiệu rằng đồng nhân dân tệ sẽ còn được điều chỉnh trong tương lai.
Trung Quốc cũng đưa ra lập luận phản bác quan điểm của Mỹ cho rằng Trung Quốc đóng góp ¼ thâm hụt thương mại của Mỹ và có dự trữ ngoại hối quá lớn. Theo phía Trung Quốc, Trung Quốc thặng dư thương mại với Mỹ là do việc nhập khẩu tăng chậm chứ không phải xuất khẩu tăng nhanh do các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ là máy móc, thiết bị mà nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này đã gần như bão hòa trong thời điểm đó. Ngoài ra, tuy Trung Quốc có thặng dư thương mại với Mỹ hơn 200 tỷ USD năm 2006 nhưng lại thâm hụt thương mại với hầu hết các quốc gia khác. Còn về vấn đề dữ trữ ngoại hối lớn, Trung Quốc giải thích rằng nguồn dự trữ ngoại hối lớn có nguồn gốc từ nguồn tiền nóng chảy vào trong nước nhằm thu lợi ích tức th