Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định: là hệ thống tỷ giá được giữ không đổi hoặc chỉ
được cho phép dao động trong một phạm vi rất hẹp. Nếu tỷ giá bắt đầu dao động quá
nhiều các chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng giới hạn của
phạm vi này.
Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do: là hệ thống mà tỷ giá sẽ được các lực thị
trường ấn định mà không có sự can thiệp của chính phủ. Theo hệ thống này, các công ty
đa quốc gia sẽ cần phải dành nhiều thời gian đáng kể cho việc tính toán và quản lý các rủi
ro do dao động tỷ giá.
Những thuận lợi và khó khăn của hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do:
Thứ nhất, trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, các vấn đề của quốc gia này có
thể lay nhiễm sang một quốc gia khác, ngược lại trong hệ thống tỷ giá thả nổi tự do thì
các vấn đề của quốc gia này sẽ không ảnh hưởng đến quốc gia khác. Ví dụ, trong hệ
thống tỷ giá giữa 2 nước Mỹ và Anh là cố định, thì lạm phát cao ở Mỹ có thể gây ra lạm
phát cao ở Anh.
Thứ hai, trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do, các ngân hàng trung ương
không bị đòi hỏi phải liên tục duy trì tỷ giá hối đoái trong biên độ đã định. Vì vậy, họ
không bị buốc phải thực hiện một chính sách can thiệp có thể tạo nên những tác động
không thuận lợi đối với nền kinh tế để kiểm soát tỷ giá. Hơn nữa, các chính phủ có thể
thực thi những chính sách mà không cần bận tâm là các chính sách này sẽ duy trì được tỷ
giá trong vòng các biên độ quy định hay không. Cuối cùng, nếu tỷ giá không được phép
thả nổi, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vốn của mình vào bất cứ nước nào có lãi suất cao nhất.
Điều này có thể sẽ làm cho chính phủ của các nước có lãi suất thấp hạn chế vốn của các
nhà đầu tư đem ra khỏi nước mình. Như vậy, sẽ có nhiều hạn chế dòng vốn và hiệu quả
của thị trường tài chính sẹ bị sút giảm.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác động của chính phủ đối với tỷ giá hối đoái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ T HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Tên đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI
VỚI
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
GVHD: TS Nguyễn Thị Liên Hoa
Lớp: NHĐ2, K16
Nhóm 3: Nguyễn Thị Thu Hương
Hà Thị Anh Đào
Lê Thị Ngọc Hân
Bùi Thị Hạnh
Phạm Kim Thông
Vũ Mạnh Tư
Lê Thị Quỳnh Trang
TP Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2008
Môn tài chính quốc tế GVHD: TS Nguyễn Thị Liên Hoa
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.
I. CÁC LOẠI HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.
1. Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định và thả nổi:
Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định: là hệ thống tỷ giá được giữ không đổi hoặc chỉ
được cho phép dao động trong một phạm vi rất hẹp. Nếu tỷ giá bắt đầu dao động quá
nhiều các chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng giới hạn của
phạm vi này.
Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do: là hệ thống mà tỷ giá sẽ được các lực thị
trường ấn định mà không có sự can thiệp của chính phủ. Theo hệ thống này, các công ty
đa quốc gia sẽ cần phải dành nhiều thời gian đáng kể cho việc tính toán và quản lý các rủi
ro do dao động tỷ giá.
Những thuận lợi và khó khăn của hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do:
Thứ nhất, trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, các vấn đề của quốc gia này có
thể lay nhiễm sang một quốc gia khác, ngược lại trong hệ thống tỷ giá thả nổi tự do thì
các vấn đề của quốc gia này sẽ không ảnh hưởng đến quốc gia khác. Ví dụ, trong hệ
thống tỷ giá giữa 2 nước Mỹ và Anh là cố định, thì lạm phát cao ở Mỹ có thể gây ra lạm
phát cao ở Anh.
Thứ hai, trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do, các ngân hàng trung ương
không bị đòi hỏi phải liên tục duy trì tỷ giá hối đoái trong biên độ đã định. Vì vậy, họ
không bị buốc phải thực hiện một chính sách can thiệp có thể tạo nên những tác động
không thuận lợi đối với nền kinh tế để kiểm soát tỷ giá. Hơn nữa, các chính phủ có thể
thực thi những chính sách mà không cần bận tâm là các chính sách này sẽ duy trì được tỷ
giá trong vòng các biên độ quy định hay không. Cuối cùng, nếu tỷ giá không được phép
thả nổi, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vốn của mình vào bất cứ nước nào có lãi suất cao nhất.
Điều này có thể sẽ làm cho chính phủ của các nước có lãi suất thấp hạn chế vốn của các
nhà đầu tư đem ra khỏi nước mình. Như vậy, sẽ có nhiều hạn chế dòng vốn và hiệu quả
của thị trường tài chính sẹ bị sút giảm.
2. Hệ thống tỷ giá hỗn hợp giữa cố định và thả nổi:
Hệ thống dãi băng tỷ giá:
Một trong những sắp xếp tỷ giá hối đoái cố định nổi tiếng được cộng đồng kinh tế
châu âu (EEC) lập tháng 4 năm 1972, khi các nước thành viên cộng đồng ấn định rằng
các đồng tiền của họ sẽ được duy trì trong vòng giới hạn được thiết lập đối với nhau. Sắp
xếp này được gọi là dãi băng tỷ giá. Theo thể thức EMS, tỷ giá hối đoái của các nước
thành viên cũng được duy trì trong các giới hạn cụ thể quy định và cũng ràng buộc với
đơn vị tiền tệ châu Âu (đồng ECU). Đồng ECU không phải là một đồng tiền, mà chỉ là
đơn vị tính toán. Đó là bình quân gia quyền của tỷ giá hối đoái của các nước thành viên,
mỗi quyền số được ấn định bởi tổng sản phẩm quốc dân và hoạt động mậu dịch nội bộ
Nhóm 3 Trang 1
Môn tài chính quốc tế GVHD: TS Nguyễn Thị Liên Hoa
châu âu tương ứng của các nước thành viên. Các đồng tiền của các nước thành viên này
có thể dao động không quá 2, 25% (6% cho Ý) từ mức ngang giá được lập ban đầu. để
tránh việc giá trị đồng tiền biến động vượt khỏi biên độ đã quy định, các ngân hàng TW
can thiệp trong các thị trường ngoại hối.
Các tỷ giá trung tâm của vài đồng tiền ràng buộc với đồng ECU. Mỗi đồng tiền
ràng buộc vớI đồng ECU được phân bổ một tỷ giá gọi là tỷ giá hối đoái trung tâm. Từ các
tỷ giá được giao này ta có thể xác định tỷ giá trung tâm giữa 2 đồng tiền bất kỳ nào đó.
17.60
14.40
Hệ thống dải băng tỷ giá
Hệ thống tỷ giá con rắn tiền tệ:
Hệ thống con rắn tiền tệ còn được gọi là neo tỷ giá có điều chỉnh hay là ngang giá
trượt. Trong hệ thống này, một quốc gia ấn định một ngang giá cho đồng tiền của mình
và cho phép một thay đổi nhỏ xoay quanh ngang giá, ví dụ như +/-1% so với ngang giá.
Các ngang giá này sẽ được điều chỉnh dần so với một số lượng nhỏ tuân theo
những chỉ dẫn trong hành vi các biến số của nền kinh tế như vị thế dự trữ ngoại hối quốc
gia, những thay đổi gần đây trong cung tiền hoặc giá cả hoặc những thay đổi gần đây của
tỷ giá xoay quanh ngang giá.
Nhóm 3 Trang 2
Môn tài chính quốc tế GVHD: TS Nguyễn Thị Liên Hoa
1,72 1,71
1,70
1,65
1,65
1,60
Hệ thống con rắn tiền tệ
Hệ thống thả nổi có quản lý:
Hệ thống tỷ giá hối đoái hiện hữu ngày nay đối với một vài đồng tiền nắm đâu đó
giữa cố định và thả nổi tự do. Nó giống hệ thống thả nổi tự do ở điểm các tỷ giá được cho
phép dao động hàng ngày và không có các biên độ chính thức. Nhưng nó lại giống hệ
thống cố định ở điểm các chính phủ có thể và đôi khi đã can thiệp vào để tránh đồng tiền
nước họ không đi quá xa theo một hướng nào đó.
II. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ TRONG HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI CÓ QUẢN LÝ.
1. Các lý do của việc can thiệp vào ngoại hối:
Làm dịu bớt các biến động tỷ giá hối đoái.
Thiết lập các biên độ tỷ giá hối đoái ẩn.
Ứng phó với các xáo trộn tạm thời.
2. Can thiệp trực tiếp: là việc các chính phủ dùng nội tệ để mua hoặc bán đồng
ngoại tệ để gây áp lực làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên việc chính phủ can
thiệp trực tiếp như thế này có thể đạt được mục tiêu mà cũng có thể không đạt được mục
tiêu.
Khi NHTW can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối mà không điều chỉnh sự
thay đổi trong mức cung tiền tệ gọi là can thiệp không vô hiệu hóa. NHTW can thiệp vô
hiệu hóa bằng cách áp dụng đồng thời các giao dịch trong thị trường ngoại hối và các
hoạt động trên thị trường mở.
3. Can thiệp gián tiếp
Nhóm 3 Trang 3
Môn tài chính quốc tế GVHD: TS Nguyễn Thị Liên Hoa
Can thiệp gián tiếp thông qua các chính sách của chính phủ: NHTW có thể
can thiệp trực tiếp đến giá trị của một đồng ngoại tệ bằng cách tác động đến các yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, ví dụ như tác động vào lãi suất.
Can thiệp gián tiếp thông qua các hàng rào của chính phủ: các chính phủ cũng
có thể tác động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái bằng cách áp đặt các hàng rào đối với tài
chính và mậu dịch quốc tế. Tuy nhiên việc làm này có thể gây ra khó khăn cho những
nước mà phải chịu tác động của những hàng rào đó và có thể bị trả đũa của các quốc gia
này.
III. VAI TRÒ CỦA TỶ HỐI ĐOÁI:
Tỷ giá hối đoái được xem là một công cụ trong chính sách tiền tệ, nó là mục tiêu
của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối
đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh
tế trong nước và quốc tê, giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu vực
và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn.
Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó hai nhân tố quan trọng
nhất là sức mua của đồng tiền và tương quan cung cầu ngoại tệ. Khi lạm phát tăng, sức
mua đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với
nội tệ tăng (hay tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm) và ngược lại. Nếu đồng nội tệ
giảm, tỷ giá hối đoái cao có tác dụng kích thích các hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập
khẩu, góp phần tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán. Tỷ giá hối đoái cao cũng
khuyến khích các hoạt động du lịch vào trong nước, làm cho quan hệ cung cầu về ngoại
tệ bớt căng thẳng. Với tỷ giá hối đoái thấp sẽ khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn
chế các hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Những tác động tích cực trên đây chỉ
có thể có được khi tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức hợp lý
Tỷ giá hối đoái cũng có thể tác động đến các chính sách của chính phủ, ví dụ như
chính sách tài khóa.
Nhóm 3 Trang 4
Môn tài chính quốc tế GVHD: TS Nguyễn Thị Liên Hoa
PHẦN II: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM: MỤC TIÊU
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
I. THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM QUA
CÁC GIAI ĐOẠN
Trong những năm 1988-1991, tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ chế độ đa tỷ giá
chuyển sang chế độ tỷ giá thống nhất được xác định theo cơ chế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã được điều chỉnh theo sát những diễn biến
của lạm phát đã làm cho tỷ giá hối đoái thực tế ổn định, nên đã có những tác động tích
cực đến việc khôi phục cả cân đối bên trong và bên ngoài nền kinh tế, từng bước nâng
cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa, thúc đẩy xuất khẩu phát triển, do đó làm gia
tăng nguồn cung ngoại tệ, giảm dần thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán
qua các năm. Sự điều chỉnh hợp lý tỷ giá hối đoái danh nghĩa phối hợp với việc thắt chặt
cung tiền, cắt giảm chi tiêu Chính phủ, hạn chế tín dụng, tăng lãi suất… và những chính
sách kinh tế khác đã chặn đứng được lạm phát, đưa nền kinh tế Việt Nam ra khỏi suy
thoái và bước vào thời kỳ phát triển.
Từ năm 1992 đến năm 1997, chính sách tỷ giá hối đoái được điều chỉnh để chống
lạm phát và thu hút đầu tư nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, chính sách
tỷ giá được điều hành cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
Sự ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa những năm này đã tạm thời góp phần tích
cực vào việc kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
với tốc độ cao trên 8% năm. Nhưng việc duy trì tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố
định trong điều kiện lạm phát đã được kiềm chế song vẫn cao hơn lạm phát của Mỹ (nước
có đồng tiền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giỏ ngoại tệ để xác định tỷ giá của Việt Nam)
và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu của Việt Nam, đồng thời đồng USD có xu
hướng tăng giá từ năm 1995 đã làm cho VNĐ có xu hướng ngày càng bị đánh giá cao
hơn thực tế. Điều này đã tạo ra và tích luỹ những nhân tố gây mất ổn định và kìm hãm sự
phát triển kinh tế.
Do tỷ giá hối đoái thực tế giảm xuống, VND được đánh giá cao đã làm suy giảm
sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, làm cán cân thương mại và
cán cân thanh toán chuyển trạng thái từ thặng dư năm 1991-1992 sang trạng thái thâm
hụt, bắt đầu tích luỹ sự mất cân đối bên ngoài và dần chuyển sang gây mất ổn định và
mất cân đối bên trong nền kinh tế. Bởi vì, về bản chất, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động
đến những vấn đề kinh tế đối ngoại mà nó còn tác động đến các vấn đề kinh tế đối nội
thông qua sự tác động của tỷ giá đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Tháng 7 năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực Đông Nam á đã
làm cho một loạt đồng tiền của các nước trong khu vực giảm giá mạnh so với đồng USD
và VND. Điều đó cũng có nghĩa là, VND đã bị đánh giá cao hơn nữa, trong bối cảnh các
nước trong khu vực là bạn hàng chủ yếu và quan trọng của Việt Nam, đã làm cho xuất
khẩu của Việt Nam giảm sút nhanh chóng.
Nhóm 3 Trang 5
Môn tài chính quốc tế GVHD: TS Nguyễn Thị Liên Hoa
Phân tích những nguyên nhân và bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ
khu vực cho thấy, mặc dù thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển đầy
đủ và mở cửa nên không bị kéo ngay vào làn sóng của cuộc khủng hoảng, nhưng Chính
phủ và NHNN Việt Nam đã nhận thấy tính chất nghiêm trọng của ổn định chế độ tỷ giá
danh nghĩa kéo dài – một nguyên nhân quan trọng tạo ra cuộc khủng hoảng nên đã có
những biện pháp xử lý tương đối hợp lý, ngăn chặn được những cú sốc không cần thiết
đối với nền kinh tế. Vì vậy tháng 10 năm 1997, NHNN đã quyết định mở rộng biên độ
giao dịch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá giao dịch tại các thị trường liên ngân hàng từ
(+) (-) 5% lên (+) (-)10%. Nới rộng biên độ giao dịch đã làm cho tỷ giá thị trường tăng
mạnh. Mặc dù tỷ giá tăng, nhưng giá cả trên thị trường không có những biến động đáng
kể.
Việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN trên đây đã có tác động tích cực đối với xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu của Việt Nam, giảm nhập siêu trong các năm 1997-1999, cán
cân tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán cũng giảm dần thâm hụt, mặc dù đầu tư
nước ngoài suy giảm mạnh trong các năm này. Nhưng điều chỉnh tỷ giá như trên cũng có
những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, bởi vì khi VND giảm giá đã làm tăng thêm gánh
nặng nợ nước ngoài của cả chính phủ và các doanh nghiệp có vốn vay nước ngoài, giảm
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Vì vậy có thể thấy rằng, đó cũng chính là cái giá phải trả khi lựa chọn chính sách
tỷ giá thiên về cố định bằng cách duy trì sự ổn định của tỷ giá danh nghĩa quá lâu. Và một
khi duy trì tỷ giá cố định càng dài thì cái giá phải trả càng lớn.
Để tránh những hậu quả tương tự, chính sách tỷ giá phải được điều chỉnh linh
hoạt, phản ánh đúng với quan hệ cung cấp về ngoại hối, sở thích của người tiêu dùng, lạm
phát, lợi tức của tài sản nội, ngoại tệ… để chống đỡ được các cú sốc của nền kinh tế. Vì
vậy, từ năm 1999, NHNN chấm dứt công bố tỷ giá chính thức, mà chỉ công bố tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời biên độ giao dịch dao động cũng
giảm xuống chỉ còn (+) (-) 0,1%. Việc can thiệp của Nhà nước đối với tỷ giá được thực
hiện chủ yếu thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ của NHNN trên thị trường ngoại hối,
xoá bỏ phương thức quản lý mang nặng tính chất hành chính chủ quan trước đây. Từ đó
cho đến nay, tỷ giá hối đoái đã được hình thành theo cơ chế thị trường, bám sát sự biến
động của thị trường thế giới, phản ánh tương đối sát quan hệ kinh tế quốc tế giữa đồng
nội tệ và ngoại tệ, nên đã cải thiện cơ bản cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc
tế của Việt Nam.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TỶ
GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM
Hiện nay, việc hoạch định chính sách tiền tệ; trong đó việc xác định cho được định
hướng cho chính sách tỷ giá hối đoái của đất nước đang gặp phải không ít khó khăn, nhất
là sau khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Những khó khăn đó thường
thể hiện:
Nhóm 3 Trang 6
Môn tài chính quốc tế GVHD: TS Nguyễn Thị Liên Hoa
Một là, những diễn biến khó lường về những thay đổi trong chính sách phát triển
kinh tế của các nước trên thế giới; đặc biệt là với những nước có tiềm lực kinh tế mạnh
nhất. Những thay đổi này lại gắn liền với những thay đổi về đường lối quân sự, chính trị
và ngoại giao của các nước; nhất là những nước có vai trò rất quan trọng trong việc giải
quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Thời gian gần đây, đi đôi với những khủng hoảng
chính trị tại những nước “dầu hoả” là sự biến động liên tục của giá dầu mỏ, giá vàng làm
cho giá của USD liên tục biến động.
Hai là, Việt Nam thực hiện đổi mới kinh tế từ năm 1986, nhưng đến nay mới có
tương đối đầy đủ quy chế của kinh tế thị trường. Do vậy, trước mắt, hàng loạt vấn đề
đang đặt ra để các quy chế này có thể phát huy được tác dụng. Trong đó, việc cổ phần
hoá các doanh nghiệp nhà nước (đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng);
cải cách hành chính quốc gia; điều chỉnh lại cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế; sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật... là những việc trọng tâm hàng đầu,
là nền tảng cho hội nhập kinh tế quốc tế đạt được những mục tiêu đã đề ra trong Đại hội
X của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ba là, tính minh bạch trong tài chính của các doanh nghiệp, tình trạng buôn bán
lậu liễm, hiện tượng đầu cơ, nâng giá ép giá vẫn đang là những trở ngại lớn cho việc xác
định đúng giá thành của nhiều loại hàng hoá - dịch vụ, kể cả các loại hàng hoá - dịch vụ
thiết yếu cho đời sống của đại bộ phận dân chúng cũng làm méo mó việc xác định giá
“mua” vào cũng như giá “bán” ra trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Theo đó, sức mua
đối nội của đồng tiền quốc gia rất khó được xác định một cách hợp lý. Đặc biệt, trong
điều kiện thị trường chứng khoán của Việt Nam chưa thực sự trở thành “kênh” dẫn vốn
cho nền kinh tế mà vẫn đang còn là địa chỉ khá hấp dẫn cho các nhà “đầu tư’ cá thể tìm
kiếm những khoản lợi nhuận khổng lồ theo kiểu “đánh bạc”. Tình trạng này đã làm sản
sinh ra hiện tượng đầu tư thiếu tính toán mà chỉ trông đợi vào sự may rủi nên đã góp phần
tạo ra các nguồn vốn “ảo”, lợi nhuận “ảo” tác động không tốt cho việc xác định “cung”,
“cầu” thực trên thị trường.
Bốn là, một trong những khó khăn cho việc định hướng chính sách tỷ giá hối đoái
là vẫn còn sự khác biệt đối với những quan niệm về tiền tệ, lạm phát tiền tệ, lãi suất, tỷ
giá hối đoái trong kinh tế thị trường nên một số quan điểm về các vấn đề này được đưa ra
làm cơ sở lý luận trong hoạch định chính sách là chưa chính xác. Năm 2004, khi đưa ra
khái niệm “lạm phát cơ bản”, người ta đã kiến nghị bỏ nhóm hàng hoá thuộc lương thực
thực phẩm. Việc loại bỏ nhóm hàng hoá này để xác định chỉ số giá cả đã không phản ảnh
sức mua thực tế của đồng tiền; và như vậy đã làm méo mó sức mua đối ngoại của VND
trong tương quan với sức mua của các ngoại tệ được sử dụng trong so sánh.
III. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH TỶ
GIÁ Ở VIỆT NAM:
Trong thời gian qua chính sách tỷ giá hối đoái ở nước ta đã đóng góp những thành
tựu đáng kể trong chính sách tài chính – tiền tệ như: hạn chế lạm phát, thực hiện mục tiêu
hỗ trợ xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tạo điều kiện ổn định ngân sách, ổn định
tiền tệ. Tuy nhiên trong việc điều hành tỷ giá, Nhà nước vẫn còn thiếu những giải pháp
Nhóm 3 Trang 7
Môn tài chính quốc tế GVHD: TS Nguyễn Thị Liên Hoa
hữu hiệu trong từng giai đoạn để sử dụng công cụ tỷ giá một cách phù hợp. Như vậy phải
có mục tiêu và định hướng rõ ràng để có giải pháp thích hợp.
1. Mục tiêu:
- Chính sách tỷ giá phải giữ vững thế cân bằng nội và cân bằng ngoại.
- Ổn định tỷ giá trong mối tương quan cung cầu trên thị trường xuất khẩu, kích
thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu , cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ
ngoại tệ.
- Từng bước nâng cao uy tín VND, tạo điều kiện cho VND có thể trở thành đồng
tiền chuyển đổi.
- Phối hợp với chính sách ngoại hối để chống hiện tượng đô la hoá.
2. Định hướng:
Thứ nhất, tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước: trong xu
thế toàn cầu hóa Việt Nam cần lựa chọn một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý để thích
ứng và tạo ra động lực phát triển nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập vì chế độ tỷ
giá thả nổi có ưu điểm là tỷ giá luôn gắn liền với quan hệ cung cầu và tỷ giá này thích
ứng với điều kiện toàn cầu hóa của thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó Nhà nước
vẫn có thể quản lý được mức độ biến động của tỷ giá.
Thứ hai, chính sách TGHĐ phải đóng vai trò tích cực trong việc bảo hộ một cách
hợp lý các doanh nghiệp trong nước.
Thứ ba, kết hợp hài hòa lợi ích giữa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu theo
hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh, nhưng
mặt khác cũng cần gia tăng nhập khẩu các sản phẩm không có lợi thế so sánh để thỏa
mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về sản xuất và tiêu dùng nội địa.
3. Giải pháp
Một là, thường xuyên phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước
để đề ra được chính sách TGHĐ phù hợp cho từng giai đoạn.
Hai là, hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam: quản lý tốt dự trữ ngoại
hối, tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập
khẩu. Tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu sản xuất và
những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được. Ngoại tệ dự trữ khi đưa vào
can thiệp trên thị trường phải có hiệu qủa. Lựa chọn phương án phù hợp cho việc dự trữ
cơ cấu ngoại tệ. Trong thời gian trước mắt vẫn xem đồng USD có vị trí quan trọng trong
dự trữ ngoại tệ của mình nhưng cũng cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ để phòng tránh rủi
ro khi USD bị mất giá. Nới lỏng tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối, ho