Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trọng tâm là chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã nhiều năm duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhất là gần đây luôn duy trì tốc độ trên 7%/năm, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, môi trường kinh tế, chính trị được giữ vững Để có được những thành tựu trên đã có sự đóng góp của rất nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, Nghị quyết Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thị trường. Mặt khác, năm 1987 Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành đã thể hiện được quan điểm mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một nguồn vốn quan trọng của toàn xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyển giao công nghệ trên thế giới, mở rộng thị trường và tạo nhiều việc làm.
Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động đầu tư vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và cần có nhiều biện pháp để khắc phục. Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực và theo địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế; hiệu quả tổng thể về mặt kinh tế - xã hội do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vẫn còn ít; trình độ lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài còn chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng trên do khung pháp lí về đầu tư còn nhiều phiền hà; thủ tục rườm rà; việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đối với các nội dung phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế.
Qua những phân tích tác động tích cực và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài "Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế Việt Nam".
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu; phần nội dung; phần kết luận và tài liệu tham khảo. Tuy nhiên phần nội dung gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về FDI và tác động của FDI đối với phát triển kinh tế.
Chương II: Đánh giá tác động của FDI với phát triển kinh tế.
Chương III: Một số kiến nghị.
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6411 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trọng tâm là chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã nhiều năm duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhất là gần đây luôn duy trì tốc độ trên 7%/năm, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, môi trường kinh tế, chính trị được giữ vững… Để có được những thành tựu trên đã có sự đóng góp của rất nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, Nghị quyết Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thị trường. Mặt khác, năm 1987 Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành đã thể hiện được quan điểm mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một nguồn vốn quan trọng của toàn xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyển giao công nghệ trên thế giới, mở rộng thị trường và tạo nhiều việc làm.
Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động đầu tư vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và cần có nhiều biện pháp để khắc phục. Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực và theo địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế; hiệu quả tổng thể về mặt kinh tế - xã hội do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vẫn còn ít; trình độ lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài còn chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng trên do khung pháp lí về đầu tư còn nhiều phiền hà; thủ tục rườm rà; việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đối với các nội dung phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế.
Qua những phân tích tác động tích cực và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài "Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế Việt Nam".
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu; phần nội dung; phần kết luận và tài liệu tham khảo. Tuy nhiên phần nội dung gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về FDI và tác động của FDI đối với phát triển kinh tế.
Chương II: Đánh giá tác động của FDI với phát triển kinh tế.
Chương III: Một số kiến nghị.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FDI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
I. Những vấn đề chung về FDI
1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Lênin cho rằng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động "xuất khẩu tư bản" từ các nước tư bản phát triển sang các nước thuộc địa nhằm duy trì sự áp bức bóc lột và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài là: "Đầu tư nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp.
Quan điểm về FDI của Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật đầu tư nước ngoài:"Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đó để tiến hành đầu tư theo quy định.".
Từ các quan điểm trên về FDI, có thể rút ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi.
1.2. Bản chất và đặc điểm của đầu tư nước ngoài
Bản chất của đầu tư nước ngoài là nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích hay tìm kiếm lợi nhuận và nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn (bằng tiền, tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư có thể là các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư. Đây cũng là đặc điểm cơ bản của FDI.
Đặc điểm của FDI. Ngoài đặc điểm trên, FDI còn có đặc điểm sau đây:
- FDI mang tính lâu dài: Đầu tư trực tiếp các dòng vốn có thời gian hoạt động dài, thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu lâu.
- FDI có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền kiểm soát và tham gia các hoạt động quản lí của các doanh nghiệp được tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài.
- Đi kèm dự án FDI có 3 yếu tố: hoạt động thương mại; chuyển giao công nghệ; di cư lao động quốc tế.
- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa đầu tư giữa quốc gia. Chính sách về FDI của một quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập đầu tư quốc tế.
- FDI là sự gặp gỡ về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và bên kia là nước tiếp nhận đầu tư.
II. Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế.
2.1. Tác động tích cực
2.1.1. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ…).
Hoạt động FDI đã trực tiếp đóng góp vào GDP của các nước tiếp nhận đầu tư, tăng thu nhập của người lao động. Hoạt động FDI thông qua các hoạt động di chuyển vốn; công nghệ; kỹ năng đã góp phần nâng cao năng suất lao động của nước tiếp nhận đầu tư.
2.1.2. FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển được lấy từ 2 nguồn là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn trong nước được hình thành từ tiết kiệm và đầu tư. Nguồn vốn nước ngoài được hình thành thông qua vay; đầu tư gián tiếp; đầu tư trực tiếp. Nhưng đối với các nước nghèo và đang phát triển thì luôn lâm vào tình trạng thiếu vốn. Theo Paul A. Samuelson, thì các hoạt động sản xuất và đầu tư ở các nước này lâm vào một vòng luẩn quẩn: Thu nhập thấp ( tiết kiệm và đầu tư thấp ( khả năng phát triển của vốn và tích tụ vốn thấp ( không đủ vốn cho đầu tư ( năng suất thấp và lại quay trở lại chu kỳ bàn đầu.
Do vậy để phá vỡ được vòng luẩn quẩn kia thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương án rất thích hợp và đầu tư trực tiếp nước ngoài có ưu thế hơn so với các nguồn vốn khác:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài không tạo ra khoản nợ.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tính ổn định cao và không thuận lợi cho việc rút vốn như các khoản vay hoặc đầu tư gián tiếp.
- Lợi nhuận chỉ được chuyển về nước khi dự án tạo ra lợi nhuận và một phần lợi nhuận được các chủ đầu tư sử dụng để tái đầu tư.
2.1.3. FDI góp phần vào quá trình phát triển công nghệ
Công nghệ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp các nước đang phát triển theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước công nghiệp phát triển dựa vào lợi thế của nước đi sau (kế thừa những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại). Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học - công nghệ nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao năng suất lao động tại nước tiếp nhận đầu tư.
Tác động tích cực của FDI đối với phát triển công nghệ qua:
- Chuyển giao công nghệ: để công nghệ mới và tiên tiến phục vụ hoạt động sản xuất thì cần phải chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Do hoạt động chuyển giao công nghệ ngày càng phức tạp do vậy chuyển giao công nghệ thông qua FDI là một kênh chuyển giao hiệu quả và chi phí thấp. Chuyển giao công nghệ thông qua FDI đã làm cho khoảng cách công nghệ giữa nước đi đầu và nước tiếp nhận đầu tư bị thu hẹp. Hình thức chuyển giao được thực hiện thông qua: Chuyển giao bên trong là hình thức chuyển giao giữa công ty mẹ và công ty con (nước tiếp nhận đầu tư). Chuyển giao bên ngoài được thực hiện giữa các công ty khác nhau liên doanh với doanh nghiệp trong nước; hỗ trợ công nghệ…
- Hoạt động phổ biến công nghệ: Hoạt động FDI tạo ra hiệu ứng tích cực đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư (i) thông qua cạnh tranh sẽ thúc đẩy việc cải thiện và nâng cao công nghệ trong nước; (ii) di chuyển lao động từ nơi có trình độ công nghệ cao đến các nước đang phát triển góp phần chuyển giao công nghệ).
2.1.4. Nâng cao chất lượng lao động
Chất lượng lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng là việc giải quyết việc làm cho người lao động. Còn chất lượng lao động, FDI làm thay đổi cơ bản nâng cao năng lực và kỹ năng lao động thông qua: đào tạo trực tiếp và gián tiếp nâng cao trình độ lao động.
- Trực tiếp đào tạo: Do các công ty nước ngoài hoặc có doanh nghiệp có vốn FDI phải tuyển dụng lao động địa phương. Để lao động địa phương có thể sử dụng thành thạo những công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao, phương thức đào tạo có thể là: đào tạo trực tiếp thông qua các khóa học do các chuyên gia của công ty giảng dạy hoặc kết hợp với các cơ sở đào tạo trong nước tiếp nhận đầu tư.
- Gián tiếp nâng cao chất lượng lao động của nước tiếp nhận đầu tư. Các nước đầu tư FDI yêu cầu đầu tư vào nước có chất lượng lao động cao để không mất nhiều thời gian và chi phí đào tạo. Do vậy, với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài các nước tiếp nhận đầu tư phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.
2.1.5. FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người lao động
Giải quyết việc làm tại các nước tiếp nhận đầu tư: hoạt động đầu tư đã góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở những quốc gia này. Thứ nhất: trực tiếp tạo việc làm bằng cách tuyển dụng lao động địa phương vào các doanh nghiệp có vốn FDI. Thứ hai, FDI gián tiếp tạo ra việc làm thông qua các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn FDI.
Vấn đề nâng cao thu nhập, người lao động làm việc trong các công ty có vốn FDI thường cao hơn so với làm tại các doanh nghiệp trong nước. Nguyên nhân là (i) sản lượng sản xuất tại các doanh nghiệp FDI thường cao hơn với các doanh nghiệp trong nước; (ii) lao động có chất lượng cao hơn; (iii) công ty GDI có thị trường rộng lớn và quy mô lớn.
2.1.6. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư
Cơ cấu đầu tư của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế hay nói các khác là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế.
Ba yếu tố cơ bản cấu thành nên cơ cấu kinh tế của một quốc gia là: (i) cơ cấu thành phần kinh tế; (ii) cơ cấu ngành kinh tế; (iii) cơ cấu vùng kinh tế. Trng số ba yếu tố đó, cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hình thức của những cơ cấu kinh tế khác. Do vậy, việc thay đổi cơ cấu ngành kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Một cơ cấu kinh tế hợp lý ở nước tiếp nhận đầu tư sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đi kèm với vốn, kỹ năng và trình độ quản lý có tác động mạnh đến cơ cấu ngành kinh tế dẫn đến làm thay đổi và dịch chuyển cơ bản cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.
Việc nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho thấy một đặc điểm là nguồn đầu tư đó chủ yếu nhằm vào cácngành công nghiệp và dịch vụ. Đối với ngành nông nghiệp, tỷ lệ của nguồn vốn đầu tư đó là tương đối thấp hoặc nếu có thì chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến. Như vậy, nhìn chung hoạt động FDI sẽ góp phần làm cho cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư chuyển dịch theo hướng tương đối ngành công nghiệp và dịch vụ so với ngành nông nghiệp.
2.1.7. Một số tác động tích cực khác
- FDI góp phần bảo vệ môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
- FDI góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế.
2.2. Những thách thức; hạn chế của FDI
2.2.1. Vấn đề về bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
Thứ nhất, vốn do hoạt động FDI cung cấp có chi phí vốn cao hơn so với các nguồn vốn khác từ nước ngoài (vay thương mại hoặc vay giữa các chính phủ).
Thứ hai, vốn do hoạt động FDI có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nếu vốn FDI được cung cấp là lớn sẽ giảm cầu tiền, làm tăng lạm phát và ảnh hưởng đến kế hoạch điều chỉnh chính sách tiền tệ.
2.2.2. Về môi trường, chuyển giao công nghệ về hiệu quả sản xuất
Về vấn đề môi trường: tốc độ tăng trưởng cao sẽ phải sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và chất thải từ hoạt động sản xuất là nguyên nhân chính gây tình trạng ô nhiễm môi trường. Hoạt động đầu tư trực tiếp chủ yếu được tiến hành trong công nghiệp và những chất thải nếu không xử lí tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ngoài nguyên nhân trên còn có việc chuyển giao công nghệ lạc hậu từ nước đi đầu tư sang nước nhận đầu tư cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Vì chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và mang lại hậu quả cho nước nhận đầu tư. Thứ nhất: thải công nghệ lạc hậu để đổi mới công nghệ nước mình. Thứ hai, việc chuyển giao mang lại nguồn thu cho nước đi đầu tư.
Về chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất: Chuyển giao công nghệ lạc hậu làm giảm hiệu quả sản xuất tại các nước tiếp nhận đầu tư, công nghệ hóa học sẽ kìm hàm sự phát triển kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư.
2.2.3. Những thách thức, hạn chế của FDI
- FDI làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo của các nước tiếp nhận đầu tư
Hoạt động FDI một mặt làm tăng thu nhập cho địa phương. Mặt khác nó chỉ ưa thích những vùng, những địa phương có điều kiện thuận lợi, đó cũng thường là những nơi khá giả. Bởi vậy, FDI sẽ làm cho những nơi giàu thì giàu nhanh hơn, còn những vùng khó khăn nơi khó mời gọi FDI thì thay đổi một cách chậm chạp.
2.2.4. Tác động khác
a) Về cạnh tranh
Những công ty FDI thường sở hữu công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức sản xuất tiên tién, vốn lớn so với các doanh nghiệp trong nước. Đó là những đối thủ cạnh tranh đáng sợ đối với các doanh nghiệp trong nước. Không ít trường hợp hàng hoá và dịch vụ của các công ty đa quốc gia chiếm dần thị trường của các doanh nghiệp bản địa, thậm chí khiến các doanh nghiệp này đi đến phá sản hoặc bị thôn tính.
b) Về lao động
Người lao động làm trong doanh nghiệp FDI thường đòi hỏi phải có trình độ lao động cao nếu không đáp ứng thường bị xa thải. Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng người lao động bị sa thải đó là sự hợp nhất, sáp nhập và giải thể của các công ty, tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới ngày càng tăng lên.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
I. Tác động tích cực đối với phát triển kinh tế
1.1. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các thời kỳ là không ổn định. Thời kỳ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là 1992 - 1997 với tốc độ tăng trưởng GDP trên 8%. Sau thời gian chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiến độ của khu vực 1997-1998 tốc độ tăng GDP có xu hướng giảm xuát đạt thấp nhất vào năm 1999 là 4,77%. Tuy nhiên trong những năm gần đây tốc độ tăng GDP của Việt Nam tương đối ổn định 6,8% (2001); 7,12 (2002); 7,24 (2003);…
Hoạt động FDI trong thời gian vừa qua đóng góp vai trò quan trọng làm gia tăng GDP. Từ mức đóng góp 2% của hoạt động GDI với GDP năm 1992 nhưng trong 5 năm gần đây 2002-2006, tỉ lệ này là 13,9%; 14,3%; 15,1%; 15,9%; 17. Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cùng chiều với sự đóng góp của hoạt động GDP.
1.2. FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2006. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2003 đạt 4000 tỷ đồng; năm 2004 khoảng 4200 tỷ đồng; năm 2005 là 5300 tỷ đồng.
1.3. Góp phần chuyển giao công nghệ
Hoạt động FDI đã góp phần nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Việt Nam nói riêng. Thông qua hoạt động FDI đã tạo ra những hiệu ứng tích cực thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều công nghệ mới và hiện đại đã được chuyển giao thông qua hoạt động FDI, tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển một số ngành kinh tế muix nhọn của đất nước. Việc chuyển giao những công nghệ mới, hiện đại vào Việt Nam không chỉ có lợi cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có vốn FDI mà còn có tác động phổ biến những công nghệ này ho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới trong các hoạt động khác ở Việt Nam. Đặc biệt là trong ngành công nghiệp và xây dựng tại các dự án FDI trong lĩnh vực này đều có công nghệ hiện đại hơn so với các công nghệ vốn có trước khi có hoạt động FDI. Cụ thể hơn là các nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển giao và phát triển tại Việt Nam công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi; công nghệ dây chuyền lắp ráp tự động trong các lĩnh vực lắp ráp điện tử, ô tô xe máy; công nghệ sử dụng trong lĩnh vực viễn thông. Còn trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp hoạt động đầu tư chủ yếu tập trung vào những dây chuyền chế biến hàng nông sản; nhiều loại vật nuôi, giống cây trồng mới cũng được nhập khẩu và chuyển giao vào nước ta. Mặt khác nhiều ngành, viện nghiên cứu đã tạo ra được công nghệ hiện đại có chất lượng tương đương với công nghệ nhập khẩu.
Như vậy việc chuyển giao công nghệ hiện đại vào Việt Nam đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
1.4. Giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động
1.4.1. Giải quyết việc làm cho nền kinh tế
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động hiện đang được toàn xã hội quan tâm và coi đây là yếu tố co sự phát triển bền vững xã hội. Việc giảm tỉ lệ thất nghiệp tạo ra những hiệu ứng tích cực, giảm các tệ nạn xã hội… Hoạt động FDI ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài không những trực tiếp thu hút và sử dụng lao động mà còn giải quyêt được việc làm gián tiếp.
- Đối với việc giải quyết việc làm trực tiếp. Lực lượng lao động trong các dự án có vốn FDI ngày càng tăng qua các năm. Năm 1994 là 8,8 vạn lao động. Nhưng đến năm 2001 đã thu hút thêm 6,9 vạn; năm 2002 có thêm 17,5 vạn lao động vào khu vực FDI; năm 2003 thu hút thêm 7,5 vạn lao động.
- Đối với giải quyết việc làm cho người lao động của khu vực FDI thông qua tác động gián tiếp. Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, một số khu vực sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khu vựcnày thuộc các thành phần kinh tế khác cũng phát triển theo. Hiện nay với chính sách tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các doanh nghiệp có vốn FDI đã hình thành nên các doanh nghiệp vệ tinh cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. Chính sự thành lập các doanh nghiệp này đã thu hút được rất nhiều lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Như vậy ngài khả năng thu hút lao động trực tiếp thì khu vực FDI đã đóng vai trò quan trọng đối với thu hút lao động gián tiếp của các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế.
1.4.2. Nâng cao chất lượng lao động
Có thể nhận thấy rằng chất lượng lao động trong khu vực FDI cao hơn so với khu vực thuộc các thành phần kinh tế khác. Thông qua hoạt động FDI, người lao động đã được đào tạo nâng cao về trình độ khoa học công nghệ và và quản lý, đủ sức thay thế được chuyên gia nước ngoài được tiếp thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, được làm việc trong môi trường thuận lợi hơn; được rèn luyện tác phong làm việc; thu nhập ngày càng cao hơn. Sau đây là những đánh giá cụ thể:
Thứ nhất: yêu cầu và trình độ người lao động.
Yêu cầu về trình độ lao động trong khu vực FDI cao hơn nhiều đối với doanh nghiệp trong nước. Yêu cầu này gián tiếp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam. Mặt khác yêu cầu này còn khuyến khích, nâng cao ý thức rèn luyện và trình độ của người lao động trước khi tham gia vào khu vực FDI. Có thể đánh giá trình độ của người lao động trước khi tham gia vào khu vực FDI. Có thể đánh giá