Tiểu luận Tác động của nền kinh tế toàn cầu hóa đối với môi trường

Ngày nay, toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành xu thế của sự phát triển kinh tế thế giới. Với phương châm: "Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ” và “sẵn sàng làm bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Tất cả các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đang tích cực thiết lập quan hệ, tham gia vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế trên khu vực và thế giới.

ppt45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8978 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tác động của nền kinh tế toàn cầu hóa đối với môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận: Tác động của nền kinh tế toàn cầu hóa đối với môi trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Khoa Hóa GVHD: Phùng Khánh Chuyên SVTH: Nhóm – Lớp 09CQM I. Giới thiệu: Ngày nay, toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành xu thế của sự phát triển kinh tế thế giới. Với phương châm: "Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ” và “sẵn sàng làm bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Tất cả các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đang tích cực thiết lập quan hệ, tham gia vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế trên khu vực và thế giới. * Theo xu thế đó, các quốc gia kém phát triển sẽ có những cơ hội phát triển tốt hơn, sẽ bắt kịp với tốc độ phát triển các quốc gia khác. Nhưng sự thực có phải mọi quốc gia mở cửa mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng, gắn kết chặt chẽ, đều sẽ hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa? Toàn cầu hóa liệu có là phép mầu để biến một quốc gia từ đang phát triển trở thành một con rồng vươn mình bay lên? Vậy bản chất, những đặc điểm của nền kinh tế toàn cầu hóa là gì? Những tác động của nó đối với xã hội, đặc biệt là tác động của nó đối với môi trường như thế nào? II. Khái niệm về toàn cầu hóa, toàn cầu hóa kinh tế : 1. Toàn cầu hóa Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v... trên quy mô toàn cầu. Tác động của toàn cầu hóa: * TOÀN CẦU HÓA Kinh tế Chính trị Văn hóa xã hội 2. Toàn cầu hóa kinh tế: Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất. Những lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu hóa: Kinh tế toàn cầu hóa Công nghiệp Đô thị hóa Nông – Lâm – Ngư nghiệp Các dịch vụ khác Môi trường III. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường: Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. * Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau: Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người. Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người. Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển. Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển. * IV. Tác động của nền kinh tế toàn cầu đối với môi trường Tác động tích cực : Thúc đẩy quá trình tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lượng mới sạch hơn, an toàn hơn cho môi trường, tận dụng nhiều nguồn năng lượng từ tự nhiên như NL Mặt Trời, năng lượng gió. Gắn kết các quốc gia cùng giải quyết vấn đề mang tính toàn cầu như những căn bệnh hiểm nghèo (lao, AIDS, ung thư…), chiến tranh, ô nhiễm môi trường…. Thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao, nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ. Đẩy mạnh tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế. …... Tác động tiêu cực : Toàn cầu hóa kinh tế không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn, không chỉ có tác động tích cực mà còn có tác động tiêu cực. Sự phát triển kinh tế toàn cầu đã và đang tác động đến môi trường, nhất là ở các nước đang phát triển. Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa ở các nước làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến lũ lụt lớn thường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng thiếu nước sinh hoạt, sa mạc hóa đất đai... đe dọa an toàn cuộc sống con người và ảnh hướng xấu đến các hoạt động kinh tế-xã hội. * Sản xuất công nghiệp ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa cao làm: Khí thải độc ra từ các khu công nghiệp càng nhiều, gây ô nhiễm không khí. Phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng. Suy thoái các nguồn tài nguyên: nguồn tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản( một loại tài nguyên không thể tái sinh) Mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia và đến đời sống của nhân dân. Bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng. Đô thị hóa làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường Công nghiệp hóa - Đô thị hóa Tốc độ đô thị hóa Mặt trái của đô thị hóa về nhà ở và môi trường * Khí thải từ các khu công nhiệp Nước thải từ các khu công nghiệp * Nông – Lâm nghiệp Thái hóa đất do kỹ thuật tưới tiêu không hợp lý. Xâm nhập mặn và xa mạc hóa tăng do phá rừng. Nguồn nước và môi trường đất, không khí trong NN ngày càng có nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng do: + Gia tăng các loại chất thải rắn sinh hoạt. + Nước thải và khí thải từ các chuồng trại gia súc. + Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học.  * Môi trường chịu ảnh hưởng Bởi chất thải từ nông nghiệp Tình trạng phá rừng lấy đất, và gỗ * Ngư nghiệp- Nuôi trồng thủy sản Hoạt động khai thác quá mức làm cạn kiệt tài nguyên sinh vật biển. Lượng dầu mỡ chưa được xử lý, rác thải đổ trực tiếp xuống biển trong quá trình đánh bắt dài ngày gây ô nhiễm nước. Làm gia tăng mặn hóa ở các vùng ven biển do phá lúa nuôi trồng thủy sản quy mô lớn. Dịch bệnh và ô nhiễm môi trường do quá trình vệ sinh ao nuôi và quá trình đào đắp. Các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng gây ô nhiễm đất. * Ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản Ô nhiễm biển do dầu mỡ của tàu thuyền Các dịch vụ khác: * Du lịch Giao thông Ô nhiễm môi trường nước do các nguồn nước thải từ các nhà hàng, khách sạn. Phát sinh nhiều rác thải, mất cảnh quan và mất vệ sinh do du khách gây nên. Ô nhiễm phong cảnh do xây dựng kiến trúc không hợp lý. Tiêu tốn nhiều năng lượng. Làm nhiễu loạn hệ sinh thái. Gây ô nhiễm tiếng ồn lớn do tiếng động cơ, tiếng còi, ống xả, tiếng rít của phanh và rung động của các bộ phận của phương tiện. Ô nhiễm không khí: Khí thải từ các phương tiện giao thông. Du lịch Giao thông Ngoài các tác động mà nền kinh tế đến môi trường nêu trên, thì nền kinh tế còn dẫn đến một số vấn đề sau : Bùng nổ dân số. Vấn đề tăng dân số khu vực nông thôn, di dân tự do làm phá vỡ cân bằng sinh thái. Ô nhiễm do nghèo đói. Ô nhiễm do dư thừa. V. Một số vấn đề cấp bách hiện nay: 1. Bối cảnh hiện nay : Trên thực tế, nền kinh tế toàn cầu trong thời gian qua đã có những bước tiến vượt bậc, xong cùng với quá trình ấy, thì trong lĩnh vực môi trường sinh thái hay mối quan hệ giữa con người, xã hôi và tự nhiên đang nổi lên những vấn đề cấp bách : Nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt nguồn tài nguyên không tái sinh. Nạn ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm nước không khí, đất, nước…là nguyên nhân gây nên những dich bệnh, đời sống của con người không được đảm bảo. Suy thoái tầng ozon, lớp vỏ bảo vệ Trái Đất khỏi những tia cực tím đang dần bị đe dọa. Hiêụ ứng nhà kính đang làm tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu gây nên hiện tượng băng tan, biển ngày càng lấn vào đất liền……… Mưa axit ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái nông nghiệp, giảm sút mùa màng, giảm chất lượng cây trồng và vật nuôi, phá hoại các cánh rừng ôn đới bắc bán cầu, làm hư hỏng vật liệu xây dựng, di tích lịch sử, ô nhiễm nước….. Mất rừng gây nên lũ lụt, mất nơi trú ở của nhiều động vật cơ sở để điều tiết không khí hay lượng nước chống xói mòn mất dần….. Mất rừng cùng với hiệu ứng nhà kính và mưa axit là nguyên nhân quang trọng dẫn đến sa mạc hóa với diên tích ngày càng tăng. Biến đổi khí hậu Suy thoái tầng ozon Mưa axit Sa mạc hóa 2. Nguyên nhân: Những vấn đề cấp bách về môi trường sinh thái có tác động toàn cầu đều bắt nguồn từ đời sống xã hội, sự phát triễn kinh tế của toàn cầu: Hậu quả tất yếu của những quan điểm sai lầm của con người về tự nhiên, về mối quan hệ của con người và tự nhiên dẫn dến việc khai thác tài nguyên quá mức góp phần phát triễn công nghiệp đồng thời tăng cường độ bóc lọt của tự nhiên. Sự chưa hoàn thiện và không đồng bộ của kỹ thuật và công nghệ gây nên sự lãng phí tài nguyên gây ô nhiễm môi trường. Sự tách rời giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái trong qúa trình phát triễn xã hội. VI. Các biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Giải pháp quy hoạch Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư. Tách hệ thống thoát nước mưa ra khỏi hệ thống thoát nước sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Xây dựng các bãi xử lý rác tiêu chuẩn. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Cải thiện hệ thống cây xanh đô thị. Giao đất trồng rừng. * Giải pháp quản lý Phát triển mạng lưới quan trắc giám sát môi trường đất, nước và không khí. Triễn khai và quản lý các chính sách và luật về thuế môi trường. Phát triển công tác giáo dục nâng cao nhận thức môi trường bằng những hình thức thích hợp. Xây dựng các chính sách quản lý khuyến khích các cơ sở công nghiệp tham gia công tác quản lý môi trường. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Giải pháp công nghệ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng các thành tựu trong lĩnh vực công nghệ môi trường, nhanh chóng làm chủ các công nghệ tiên tiến, phát huy tối đa các công nghệ truyền thống và tiến tới sáng tạo công nghệ mới theo các định hướng: Đa dạng hóa các loại hình công nghệ môi trường. Đặc biệt là trong xử lý chất thải. Ưu tiên phát triển công nghệ thân thiện với môi trường, tái sử dụng tái chế chất thải. Tiến hành những hoạt động có ý thức nhằm tái xuất và tiến đến tái sản xuất mở rộng chất lượng môi trường sinh thái. Hướng mọi hoạt động của con người vào mục đích phát triễn bền vững của xã hội. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch như Mặt trời, gió…… Sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và muc tiêu sinh thái. Giải pháp kinh tế Trong các giải pháp trên thì sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa là con đường tích cực nhất, mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Đó cũng chính là con đường dẫn đến sự phát triễn bền vững, là mục tiêu phát triễn của nhiều nước hướng tới : sự phồn thịnh về kinh tế, sự công bằng về xã hội và sự trong sạch về môi trường sinh thái. Sơ đồ về biểu thị về mối quan hệ giữa mục tiêu kinh. tế và mục tiêu sinh thái : Kinh tế Kinh tế Hóa sinh thái Sinh thái Sinh thái hóa Kinh tế Tương quan Giữa các Hệ thống Những đặc điểm sinh thái Những đặc điểm kinh tế Hòa Hợp Đối với nước ta, xuất phát từ một nước nông nghiệp, vừa mới bước vào công nghiệp hóa, thì môi trường là một nguồn vốn rất quý. Khi công nghiệp hóa, đô thị hóa bước vào thời kỳ đẩy mạnh trong lúc nguồn vốn để bảo vệ, khắc phục sự ô nhiễm, suy thoái môi trường chưa đủ lớn, thì việc gìn giữ môi trường là hết sức quan trọng. Quan trọng bởi việc gìn giữ đó vừa bảo vệ được môi trường, vừa không để xảy ra tốn kém. Do vậy, bảo vệ và cải thiện môi trường là một trong ba trụ cột của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những nội dung quan trọng của sự phát triển bền vững mà nước ta theo đuổi. VII. Môi trường và sự phát triển bền vững: Khái niệm PTBV được ủy ban môi trường và phát triễn thế giới ( WCED ) thông qua năm 1987: “ Phát triễn bền vững là sự phát triễn thỏa mãn những nhu cầu trong hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai ” . Cho đến nay, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng hầu hết đều công nhận : “PTBV là sự phát triễn hài hòa giữa mục tiêu tăng cường kinh tế với mục tiêu xã hội và PTBV ”. Vì vậy, sự phát triễn bền vững là mục tiêu mà nhiều nước đã và đang theo đuổi, là cơ sở để các nước cùng chung tay bảo vệ hành tinh này. Phát triển bền vững là một quá trình dàn xếp thỏa hiệp giữa các hệ thống : Xã hội bền vững Kinh tế bền vững Môi trường bền vững PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Công nghệ bền vững * Môi trường bền vững Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái. Bảo vệ đa dạng sinh học. Bảo vệ tầng ô zôn. Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm. Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục những khu vực ô nhiễm. Kinh tế bền vững Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghiệ tiết kiệm và thay đổi lối sống. Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường. Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các tài nguyên , mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục. Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối. Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng. Xã hội bền vững Ổn định dân số. Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị. Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa. Nâng cao học vấn xóa mù chữ. Bảo vệ đa dạng văn hóa. Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới. Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định. Công nghệ bền vững. Giảm phát thải CO2., loại bỏ sử dụng CFCS . Chuyển dịch sang nền công nghệ sạch, có hiệu suất hơn. Tìm ra nguồn năng lượng mới thay cho chất lượng hóa thạch. Bảo tồn các kỹ thuật truyền thống với ít chất thải và chất ô nhiễm, kỹ thuật tái chế chất thải và phù hợp hoặc hỗ trợ các hệ tự nhiên. Nhanh chóng ứng dụng các kỹ thuật đã được cải tiến, các quy chế của Chính phủ đã được cải thiện và việc thực hiên chúng. Trong mối tương tác, thỏa hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu của phát triễn bền vững, mỗi hệ thống lại xuất hiên các lĩnh vực ( hệ thống cấp hai ) đòi hỏi những yêu cầu cho việc phát triễn của mỗi lĩnh vực, để cùng đạt được mục tiêu phát triễn bền vững. Để điều hòa được những vấn đề đa dạng ấy thực sự là một thách thức lớn đối với tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triễn trước nhu cầu để phát triễn kinh tê và khai thác tiềm năng ở môi trường. VIII. Kết luận: Tóm lại, môi trường hiện giờ ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng và thế hệ tương lai – buộc chúng ta phải xem xét lại thước đo cho sự phát triễn của nền kinh tế toàn cầu, giữa lợi ích mà nền kinh tế mang lại và đi đôi với nó là việc dùng chính sự phát triển của kinh tế để bù vào các khoảng phí như phí môi trường, phí bảo vệ thực vật...Và thời gian mà để giải quyết hậu quả môi trường là một dấu chấm hỏi lớn? Môi trường vừa là tác nhân vừa là nạn nhân của nền kinh tế toàn cầu hóa! Mỗi một tác động không chú trọng chiều sâu có thể là khơi nguồn cho những mối đe dọa nguy hiểm mà con người có thể không ngờ tới. Vì thế chúng ta song song với viêc phát triễn kinh tế chúng ta phải biết giữ gìn môi trường sinh thái * * Danh sách nhóm cùng thực hiện : Thiết kế slide : LÊ THỊ SƯƠNG Thuyết trình : 1. LÊ THỊ SƯƠNG. 2. NGUYỄN THỊ BIÊN 3. LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO 4. NGUYỄN THỊ THANH VÂN 5. LÊ HOÀNG ANH THƯ 6. TRẦN THỊ TUYẾT