Chịu ảnh hưởng nặng nể của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp trong nước đang đứng trên bờ vực phá sản trong khi giá cả đầu vào,lãi suất,tiền lương,các loại thuế.tăng cao. Những tháng đầu năm 2012, khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm phát triển kinh tế năm 2011 mới bắt đầu lộ rõ. Chưa có thời điểm nào mà con số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, thua lỗ và có nguy cơ phá sản lại nhiều như hiện nay. Không chỉ các doanh nghiệp bất động sản rơi vào khủng hoảng mà một loạt các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh khác cũng suy thoái và khó phục hồi sớm khi thị trường gặp khó khăn. Doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh sẽ không chỉ là vấn đề của riêng doanh nghiệp mà sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội tiêu cực do người lao động mất việc làm, giảm thu nhập. Trước tình hình này, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường nằm cứu các doanh nghiệp trong thời khốn khó. Nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, Nghị quyết 13 của Chính phủ đã ra đời với nhiều giải pháp “cứu” doanh nghiệp. Các giải pháp thiết thực như gia hạn nộp thuế, giảm tiền thuê đất theo từng loại hình doanh nghiệp, hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
17 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác động của Nghị quyết 13 đối với doang nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
E&F
Chịu ảnh hưởng nặng nể của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp trong nước đang đứng trên bờ vực phá sản trong khi giá cả đầu vào,lãi suất,tiền lương,các loại thuế....tăng cao. Những tháng đầu năm 2012, khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm phát triển kinh tế năm 2011 mới bắt đầu lộ rõ. Chưa có thời điểm nào mà con số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, thua lỗ và có nguy cơ phá sản lại nhiều như hiện nay. Không chỉ các doanh nghiệp bất động sản rơi vào khủng hoảng mà một loạt các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh khác cũng suy thoái và khó phục hồi sớm khi thị trường gặp khó khăn. Doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh sẽ không chỉ là vấn đề của riêng doanh nghiệp mà sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội tiêu cực do người lao động mất việc làm, giảm thu nhập. Trước tình hình này, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường nằm cứu các doanh nghiệp trong thời khốn khó. Nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, Nghị quyết 13 của Chính phủ đã ra đời với nhiều giải pháp “cứu” doanh nghiệp. Các giải pháp thiết thực như gia hạn nộp thuế, giảm tiền thuê đất theo từng loại hình doanh nghiệp, hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Để hiểu rỏ sâu hơn về vấn đề này tôi xin chon đề tài “ Tác động của Nghị quyết 13 đối với doang nghiệp”
Bố cục bài tiểu luận có 3 phần chính :
Bức tranh kinh tế doang nghiệp Việt Nam đầu năm 2012.
Tác động của Nghị quyết 13 đối với doanh nghiệp.
Một số đề xuất để chính sách thực sự là đòn bẩy của doanh nghiệp.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của giáo viên cùng các bạn để bài làm được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
I. BỨC TRANH KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẦU NĂM 2012
1. Bức tranh toàn cảnh
Thực tế kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm 2012 cho thấy những tín hiệu khả quan nhất định về: kiềm chế lạm phát(tháng 4.2012 là tháng thứ 9 liên tiếp CPI tăng chậm lại so với tháng 12.2010. CPI trong 4 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 2,6% so với tháng 12.2011 và tăng 10,54% so cùng kỳ năm trước); về giảm nhập siêu trong 4 tháng đầu năm 2012, tổng nhập siêu khoảng 176 triệu USD, bằng khoảng 0,53% tổng kim ngạch xuất khẩu, mức thấp hơn nhiều so với cùng kỳ nhiều năm gần đây); cải thiện chất lượng thu hút FDI cả về nguồn vốn và lĩnh vực thu hút; về cải thiện sản xuất điện (tăng 15,1%), khai thác dầu thô (tăng 10,3%), phát triển nông nghiệp, tính thanh khoản ngân hàng và dự trữ ngoại hối cũng được ghi nhận.
Đặc biệt, bức tranh toàn cảnh doanh nghiệp năm 2012 đang đậm dần xu hướng tăng nhanh trên phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương số lượng các doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, với đủ loại hình và quy mô, gặp khó khăn, phải giải thể, dừng hoạt động có thời hạn hoặc không phát sinh doanh thu, thua lỗ, phá sản, nợ nần chồng chất và thu hẹp sản xuất - kinh doanh, hàng tồn kho lớn, thị trường xuất khẩu khó khăn trong khi sức mua và thị phần trong nước thu hẹp... Nhiều doanh nghiệp không nộp thuế, bỏ trốn hoặc không thực hiện nổi các nghĩa vụ tài chính, kéo theo nhiều hệ lụy kinh tế - xã hội ở cả cấp vĩ mô và vi mô.
Về triển vọng, đến cuối quý II năm 2012, làn sóng doanh nghiệp trong nước phá sản, dừng hoạt động và không nộp thuế sẽ tiếp tục gia tăng (VCCI cho biết, có 68,5% số doanh nghiệp được hỏi có kế hoạch duy trì và mở rộng sản xuất, trong khi 31,5% cho biết sẽ thu hẹp mô hình, ngừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2012). Việc gia tăng doanh nghiệp phá sản hay thu hẹp hoạt động vì không chịu nổi chi phí vốn và sản xuất cao sẽ làm tăng áp lực thất nghiệp và an sinh xã hội, giảm thu nhập, giảm sức mua thị trường và căng thẳng cân đối NSNN như một vòng xoáy lặp lại với mức độ ngày càng cao. Điều đó, có thể làm tăng bất ổn kinh tế - xã hội vĩ mô do nguy cơ vỡ nợ doanh nghiệp và ngân hàng, tăng sức ép thất nghiệp và an sinh xã hội, tăng các tranh chấp kinh tế và lao động, cũng như nguy cơ sụt giảm mạnh động lực tăng trưởng, thậm chí đứt gẫy các chuỗi giá trị gia tăng trong guồng máy tái sản xuất trong nước, cũng như quốc tế; cũng như tăng làn sóng thâu tóm các doanh nghiệp và thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư ngoại trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ bên ngoài.
2. Doanh nghiệp nội suy kiệt.
Trong 6 tháng đầu năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, nhập khẩu đã giảm tốc mạnh, chỉ đạt 53,8 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ sau năm 2009 là năm suy giảm kinh tế đến nay.
Diễn biến này đã kéo theo nhập siêu giảm thấp kỷ lục, trong nửa đầu năm chỉ ở mức 685 triệu USD, bằng 1,3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Trong khi đó, nhập siêu cùng kỳ năm trước là 6,7 tỷ USD, bằng 15,7% kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là mức nhập siêu thấp nhất trong nhiều năm qua.
Đáng chú ý, ở nhiều ngành hàng, tăng trưởng xuất khẩu đều tập trung chính là của khu vực FDI, như điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện, hàng dệt may... Có mặt hàng, FDI xuất khẩu chiếm tỷ trọng tới 60-70% như giày dép.., có mặt hàng tỷ trọng của FDI là gần 100% như điện tử. Mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của khu vực này đóng góp 20,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong khi đó khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 1,8 điểm phần trăm. Đồng điệu với xu hướng này, nhập khẩu nguyên vật liệu của doanh nghiệp trong nước giảm mạnh tới 8,2%. Riêng khu vực FDI vẫn nhập khẩu tăng tới tăng 26,1%. Ngay cả con số nhập siêu giảm cũng chưa hẳn đáng mừng,cơ cấu thị trường nhập khẩu vẫn không thay đổi. Trung Quốc vẫn là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất, trong 6 tháng nhập tới 13,2 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ. Vốn dĩ Việt Nam vẫn là nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, với đa phần nguyên vật liệu, thiết bị máy móc cho sản xuất đều là nhập khẩu. Do vậy, nhập siêu thấp còn là tín hiệu cho thấy sản xuất suy giảm mạnh nên nhu cầu đầu vào mới giảm hoặc không tăng.
3. Tồn kho cao
Ông Phạm Đức Thúy, Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, Tổng Cục Thống kê cho hay, hiện, công nghiệp Việt Nam chiếm 34% GDP. Trong 6 tháng đầu năm, công nghiệp tăng thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6 chỉ tăng 2% so với tháng trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2011, thấp hơn nhiều mức tăng 9,7% của cùng kỳ năm 2011 và mức tăng 8,9% của cùng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, theo ông Thúy, quý II, tình hình sản xuất công nghiệp có vẻ tích cực hơn, dự kiến sẽ tăng 8% so với cùng kỳ các năm trước.
Lý giải về kỳ vọng này, ông Thúy cho biết, Chính phủ đã có nhiều chính sách giúp tháo gỡ khó khăn cho DN. Trong đó có giải pháp đẩy mạnh đầu tư công, vốn kích cầu sản phẩm công nghiệp.
Điều đáng lo ngại nhất là vấn đề tồn kho cao, tiêu thụ chậm. Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến 5 tháng đầu năm chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức 17,5% của cùng kỳ năm trước. Do tiêu thụ chậm nên tồn kho cao. Tại thời điểm 01/6/2012, tồn kho ngành công nghiệp chế biến tăng 26% so với cùng thời điểm năm trước, trong khi tại thời điểm năm trước là 15,9
4. Doanh nghiệp ngoài Nhà nước phá sản , giải thể lớn nhất
Từ kết quả điều tra 8.373 doanh nghiệp trên khắp cả nước, Tổng cục Thống kê cho biết số doanh nghiệp thực tế còn hoạt động chiếm 91,6%. Số doanh nghiệp phá sản, giải thể và doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh đang hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 8,4%, trong đó số doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 4,1%; số doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm gần 4,3%.
Do vậy, Cần phải quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp và giữ được ổn định, duy trì được sản xuất bằng nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có giải pháp tài chính.
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ QUYẾT 13 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.
Tác động chung .
Trong bối cảnh kinh tế và doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, ngày 10.5.2012 Chính phủ đã thông qua Nghị quyết 13 về tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh gắn với hỗ trợ phát triển thị trường. với các nội dung chủ yếu sau đây : áp dụng việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động các ngành nông lâm thủy sản, dệt may, da giày...; gia hạn 2 tháng đối với thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khó khăn về tài chính; gia hạn 6 tháng đối với thuế VAT phải tháng 4,5,6/2012; miễn thuế VAT cho các hộ kinh doanh nhà trọ tại khu công nghiệp; giảm 50% tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp dịch vụ, thương mai, du lịch có tổng số lên tới 25 ngàn tỷ đồng.
Trước hết, cần khẳng định, tinh thần và nội dung Nghị quyết 13 là cần thiết, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và phù hợp với xu hướng thế giới chuyển dần từ chính sách vĩ mô có tính chất “thắt lưng buộc bụng” sang “kích thích tăng trưởng”, với những điểm nhấn đáng chú ý sau:
P Thứ nhất, Nghị quyết đưa ra các giải pháp có tính toàn diện và khá đồng bộ, tập trung giảm tải 3 gánh nặng cho doanh nghiệp.
Giảm gánh nặng tài chính và bổ sung vốn dự án đầu tư. Thực hiện quyền hạn của mình trong khuôn khổ phân cấp hiện hành, Chính phủ quyết định giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp qua việc: gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của quý II.2012 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động đang thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong một số lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; gia hạn 9 tháng thời hạn nộp đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 trở về trước mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước
Giảm gánh nặng lãi suất và cơ cấu lại nợ. Trong khi yêu cầu sử dụng chủ động, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán hợp lý để thực hiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất cho vay phù hợp với diễn biến lạm phát; ưu tiên đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ và các giải pháp khác cần thiết, phù hợp với từng loại hình, lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhưng đang gặp khó khăn về tài chính.
Giảm gánh nặng thể chế và tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại. Chính phủ yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, xóa bỏ các rào cản đầu tư bất hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi về hạ tầng, mặt bằng, nguồn nhân lực; phấn đấu giảm 10 - 15% chi phí thủ tục hành chính thuế, hải quan cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nhờ thuận lợi hóa thủ tục về thuế và hải quan, rút ngắn thời gian thông quan, tăng cường công tác khai thuế điện tử qua mạng, đẩy mạnh triển khai nộp thuế qua hệ thống ngân hàng, tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế và hải quan; chủ động tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, dịch vụ một cách chuyên nghiệp, hiệu quả; đồng thời, chủ trương sớm ký các hiệp định thương mại với các đối tác, mở rộng thị trường có tiềm năng.
P Thứ hai, Nghị quyết phân công nhiệm vụ cụ thể và đòi hỏi sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các cấp ngành, đơn vị quản lý nhà nước.
Để bảo đảm mục tiêu và hiệu quả chính sách chung, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ chủ động bám sát tình hình thực tế, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Nghị quyết 13, cũng như theo Nghị quyết của Đảng, QH... về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Đồng thời, Chính phủ cũng nhấn mạnh yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân; thực hiện cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công; bảo đảm bám sát tình hình thực tế, chủ động theo dõi, đánh giá để có biện pháp xử lý linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
P Thứ ba, Nghị quyết khẳng định và đòi hỏi sự nhất quán và hài hòa mục tiêu trong điều hành của Chính phủ.
Cần thấy rằng, khác với các gói kích cầu trước đây, Nghị quyết 13/NQ-CP chủ yếu nghiêng về chính sách chứ không nặng về tung tiền giải cứu doanh nghiệp. Việc tháo gỡ khó khăn không chỉ ở đầu vào, mà cả ở đầu ra, không chỉ là lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mà cả người tiêu dùng thông qua việc hỗ trợ thị trường. Việc hỗ trợ không có tính tràn lan, mà đòi hỏi phải đúng đối tượng. Các đối tượng tiếp nhận chính sách không chỉ bao gồm các doanh nghiệp, mà còn cả làng nghề, hộ cá thể; không chỉ các thành phần kinh tế trong nước, mà còn cả đầu tư từ nước ngoài; đặc biệt ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế, nhất là nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, trong đó chú trọng thu hút làn sóng đầu tư mới, quy mô lớn và công nghệ cao.
Bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Nghị quyết 13/NQ-CP cũng đòi hỏi các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, bảo đảm chất lượng và giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá sữa, giá thuốc chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ động vật, thực vật, phân bón
Điều cần nhấn mạnh là mục tiêu ưu tiên và xuyên suốt của Nghị quyết 13 là tiếp tục nhất quán để bảo đảm thực hiện đạt mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 đã đề ra; hướng vào trọng tâm ưu tiên hài hòa các mục tiêu kinh tế với xã hội; tăng trưởng với kiềm chế lạm phát; giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp với đảm bảo khả năng cân đối ngân sách; sự ổn định khu vực doanh nghiệp và ngân hàng với ổn định kinh tế vĩ mô, yêu cầu hoàn thiện cơ chế theo nguyên tắc thị trường; tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường cả trong nước và quốc tế; hỗ trợ đúng đối tượng, đúng địa chỉ, đúng mục tiêu và kịp thời theo mức độ khó khăn của doanh nghiệp, đồng thời góp phần định huớng và thúc đẩy quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp và cơ cấu lại sản xuất kinh doanh, cũng như quá trình tái cấu trúc nền kinh tế phù hợp với lợi thế cạnh tranh, quy hoạch, triển vọng phát triển ngành của Chính phủ đã nêu...
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, trong Nghị quyết 13/NQ-CP nói riêng và trong quản lý nhà nước nói chung, có thể và cần bổ sung, hoàn thiện những giải pháp, chính sách liên quan, mang tính đột phá và mạnh mẽ hơn, như áp lại trần lãi suất cho vay bám sát trần lãi suất huy động không quá 3%; tăng cường sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc và mua bảo hiểm tiền gửi tùy theo quy mô và tính chất tín dụng của ngân hàng; tăng mức bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ lợi ích và củng cố lòng tin người gửi tiền, giảm thiểu nguy cơ giảm sút và rút tiền gửi khỏi ngân hàng; hạ nhanh và nhiều hơn mức thuế các loại, trong đó có hạ mức thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ, từ mức 25% xuống 20%), áp dụng một loại mức chung thuế VAT (ví dụ 5%). Đặc biệt, cần giảm tải nhiều hơn gánh nặng thể chế cho doanh nghiệp và xã hội thông qua nhiều đột phá cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa về phân cấp và trách nhiệm cá nhân trong quản lý nhà nước, đơn giản hóa thủ tục và gia tăng các chế tài trừng phạt các hành vi nhũng nhiễu làm tăng các chi phí trung gian, phi chính thức cho doanh nghiệp và người dân. Ngoài ra, cũng cần xác định rõ tiêu chí (với mức ưu tiên các doanh nghiệp tùy thuộc vào hợp đồng tiêu thụ, kết quả nộp thuế và trả nợ ngân hàng...) và cách thức cụ thể để các doanh nghiệp tiếp cận được với các trợ giúp một cách rõ ràng và đầy đủ hơn, giảm thiểu tình trạng thiếu công bằng, lạm dụng cơ chế xin – cho và tham nhũng có thể xảy ra...
Tóm lại, các biện pháp mà Nghị quyết 13 đề ra về cơ bản và tổng thể là có tính toàn diện và đồng bộ, bao quát cả xây dựng, triển khai, giám sát và điều chỉnh chính sách; tác động tích cực đến cả đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp; đề cao sự phối hợp giữa chính sách tài chính - chính sách tiền tệ và giữa các ngành, các cấp quản lý, giữa Trung ương và địa phương. Quy mô của gói hỗ trợ về vật chất là không lớn, nhưng ghi nhận sự linh hoạt, kịp thời, trách nhiệm, sự chia sẻ, phối hợp trong quản lý Nhà nước với doanh nghiệp, giúp cho sản xuất kinh doanh và thị trường giảm bớt gánh nặng tài chính, lãi suất, thể chế để thêm sức mạnh và động lực vượt qua khó khăn và phát triển ổn định, bền vững hơn
2. Tác động cụ thể .
P Giảm áp lực thiếu vốn cho doanh nghiệp
Đánh giá về các giải pháp hỗ trợ DN trong Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường mà Chính phủ vừa đưa ra, ông Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, đây là những giải pháp tập trung nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN và được triển khai đồng thời với việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới DN Nhà nước, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và hệ thống ngân hàng; đổi mới chính sách chi tiêu công và đồng bộ với giải pháp Chính phủ đã và đang chỉ đạo thực hiện từ đầu năm 2012 để đảm bảo tính nhất quán trong điều hành kinh tế vĩ mô.
Nghị quyết 13/NQ-CP đã nêu rõ tình hình khó khăn của DN hiện nay. Các giải pháp trong Nghị quyết không chỉ thể hiện sự chia sẻ khó khăn với cộng đồng DN mà còn thể hiện quyết tâm của Chính phủ để vực dậy nền kinh tế.
Theo ông Thăng, gói hỗ trợ của Chính phủ chủ yếu tập trung vào các hỗ trợ về thuế như miễn, giảm thuế thu nhập DN, giãn thuế giá trị gia tăng, giảm 50% tiền thuê đất của DN thể hiện sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. “Có duy trì được mức lạm phát thấp, ổn định, chúng ta mới hạ được mặt bằng lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận tín dụng với chi phí thấp để có thể giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh”, ông Thăng chia sẻ quan điểm.
Hoan nghênh các giải pháp Chính phủ vừa đưa ra nhằm hỗ trợ DN, ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam cho rằng đây là việc làm thể hiện bàn tay hữu hình của Nhà nước trong điều hành kinh tế đất nước. Gói giải pháp này sẽ tháo gỡ khó khăn cho DN, tuy có việc tháo gỡ nhiều, có việc tháo gỡ ít. Đáng chú ý, việc gia hạn thuế giá trị gia tăng coi như cho DN được vay với lãi suất bằng 0% trong 6 tháng để có vốn duy trì sản xuất kinh doanh. Theo ông Thụ, có thể coi giải pháp gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng là thiết thực nhất với DN trong thời điểm hiện nay.
“Giải pháp của Chính phủ lúc này là điều các DN xi măng đang mong đợi”, ông Đỗ Đức Oanh, Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam bày tỏ. Hiện nay các DN sản xuất xi măng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Theo Nghị quyết 13/NQ-CP, các DN xi măng cũng là một trong những đối tượng được hỗ trợ. “Hy vọng khi Nghị quyết đi vào thực thi thì các DN xi măng sẽ được hưởng lợi nếu được vay vốn cho sản xuất kinh doanh với lãi suất 15% (giải pháp 8b) và được cơ cấu lại nợ, giãn thời hạn trả nợ đầu tư (giải pháp 8c)”, ông Oanh nói.
Một trong những giải pháp được nhiều DN mong đợi nữa đó là việc giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012 cho DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Theo ông Đoàn Đức Mậu, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Chiếu sáng & Thiết bị Đô thị (Hapulico), giải pháp đề ra là kịp thời, đúng mục tiêu và đối tượng chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Điều này thể hiện chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm giảm bớt những khó khăn cho DN trong giai đoạn hiện nay. Tiền thuê đất được giảm cũng l