Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được thành lập từ tháng 7/2000. Qua
hơn 12 năm hoạt động, tuy còn non trẻ nhưng nó đã từng bước trở thành kênh dẫn vốn
trung và dài hạn của nền kinh tế, hỗ trợ tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,
đồng thời góp phần huy động vốn cho ngân sách nhà nước, và cho quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với sự
đi xuống theo chu kỳ của nền kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã
bộc lộ các điểm yếu kém cố hữu của mình. Đó là sự nghèo nàn của cơ sở hàng hoá,
nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp, các công ty chứng khoán ồ ạt mở ra nhưng hoạt động
không hiệu quả Để thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tiếp tục tồn tại và đóng
góp cho nền kinh tế, việc tái cấu trúc nó là tất yếu. Đứng trước tình hình đó, ngày 6 tháng
12 năm 2012, chính phủ đã ra quyết định số 1826/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cấu
trúc thị trường chứng khoán và doạnh nghiệp bảo hiểm. Theo đó, sẽ tập trung trên các
giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu:
Tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên thị trường chứng khoán.
Tái cấu trúc thị trường trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp
Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư.
Tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Tái cấu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm.
Tái cấu trúc các Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
42 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán theo đề án 1826, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỆ ĐÀOTẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN: MÔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Đề tài:
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
THEO ĐỀ ÁN 1826
GVHD: PGS. TS Bùi Kim Yến
Khóa 22 – Lớp NH Đêm 1 – Nhóm 5
TP.HCM, Tháng 10, năm 2013
Danh sách nhóm
1. Nguyễn Thị Dung
2. Nguyễn Thị Hoài Thương
3. Bùi Thị Thu Thủy
4. Nguyễn Mạnh Toàn
5. Nguyễn Phạm Nhã Trúc
6.Lê Thị Kim Tuyên
7.Đinh Hoàng Sơn
NHÓM 5 – CHNH ĐÊM 1 – K22 GVHD: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NĐT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826 Page 2
MỤC LỤC
I. Thực trạng nhà đầu tư Việt Nam hiện nay ............................................................ 6
1.1. Tổng quan về tình hình chứng khoán .............................................................. 6
1.1.1. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán .................................. 6
1.1.2. Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán: .......................................... 6
1.1.3. Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán .................................... 7
1.2. Tình hình chung về thị trường chứng khoán ở Việt Nam .............................. 8
1.3. Tổng quan nhà đầu tư ở Việt Nam ................................................................ 11
1.3.1. Thành tựu ................................................................................................. 11
1.3.2. Hạn chế ..................................................................................................... 11
II. Phân tích vấn đề tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư trong đề án 1826: .................. 14
2.1. Mục tiêu của việc tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư:........................................... 14
2.2. Các giải pháp thực hiện tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư: ................................ 14
2.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý ........................................................................ 14
2.2.2. Xây dựng các cơ chế, chính sách .............................................................. 16
2.2.3. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thị trường ....................................................... 24
2.2.4. Vấn đề công bố, minh bạch thông tin ....................................................... 26
2.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo tấp huấn ....................................................... 27
2.2.6. Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát .................................................... 32
2.2.7. Điều chỉnh tỉ lệ tham gia của các nhà đầu tư ........................................... 34
2.2.8. Phân định rõ hoạt động đầu tư và áp dụng các giải pháp kỹ thuật thu hút
dòng vốn đầu tư ..................................................................................................... 36
NHÓM 5 – CHNH ĐÊM 1 – K22 GVHD: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NĐT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826 Page 3
III. Lộ trình thực hiện tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư trong đề án 1826 và thực
trạng 37
3.1. Lộ trình thực hiện ........................................................................................... 37
3.2. Thực trạng ...................................................................................................... 37
NHÓM 5 – CHNH ĐÊM 1 – K22 GVHD: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NĐT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826 Page 4
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được thành lập từ tháng 7/2000. Qua
hơn 12 năm hoạt động, tuy còn non trẻ nhưng nó đã từng bước trở thành kênh dẫn vốn
trung và dài hạn của nền kinh tế, hỗ trợ tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,
đồng thời góp phần huy động vốn cho ngân sách nhà nước, và cho quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với sự
đi xuống theo chu kỳ của nền kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã
bộc lộ các điểm yếu kém cố hữu của mình. Đó là sự nghèo nàn của cơ sở hàng hoá,
nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp, các công ty chứng khoán ồ ạt mở ra nhưng hoạt động
không hiệu quả … Để thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tiếp tục tồn tại và đóng
góp cho nền kinh tế, việc tái cấu trúc nó là tất yếu. Đứng trước tình hình đó, ngày 6 tháng
12 năm 2012, chính phủ đã ra quyết định số 1826/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cấu
trúc thị trường chứng khoán và doạnh nghiệp bảo hiểm. Theo đó, sẽ tập trung trên các
giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu:
Tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên thị trường chứng khoán.
Tái cấu trúc thị trường trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp
Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư.
Tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Tái cấu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm.
Tái cấu trúc các Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
Việc thực hiện thành công đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán sẽ có vai trò
lớn, đóng góp vào chuỗi giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế Viêt Nam bao gồm: (1) Tái cấu
trúc đầu tư công, (2) tái cấu trúc hệ thông ngân hàng thương mại và (3) tái cấu trúc doanh
nghiệp nhà nước. Thực vậy, thị trường chứng khoán phát triển bền vững thì mới phát
huy kênh dẫn vốn trung và dài hạn để thay thế dần cho đầu tư công, giảm áp lực cho tín
NHÓM 5 – CHNH ĐÊM 1 – K22 GVHD: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NĐT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826 Page 5
dụng ngân hàng và rủi ro hệ thống của các ngân hàng; mặt khác, việc tái cấu trúc doanh
nghiệp Nhà nước chỉ thành công khi thị trường chứng khoán đủ hấp dẫn để tạo thuận lợi
cho tiến trình cổ phần hóa, huy động vốn và tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước.
Với sự tinh thần ham học hỏi tìm tòi nghiên cứu của các thành viên thực hiện đề
tài cùng sự phân công hướng dẫn của PGS.TS Bùi Kim Yến, nhóm chúng tôi đã thực
hiện đề tài nghiên cứu “VẤN ĐỀ TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826”. Cấu trúc chính của bài nghiên
cứu được chia thành 3 chương.
- Chương 1: Thực trạng nhà đầu tư Việt Nam hiện nay.
- Chương 2: Phân tích vấn đề tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư trong đề án 1826
- Chương 3: Lộ trình thực hiện tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư trong đề án 1826 và
thực trạng
NHÓM 5 – CHNH ĐÊM 1 – K22 GVHD: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NĐT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826 Page 6
I. Thực trạng nhà đầu tư Việt Nam hiện nay
1.1. Tổng quan về tình hình chứng khoán
1.1.1. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về TTCK, nhưng thị trường chứng
khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt
động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Chứng khoán được hiểu là các
loại giấy tờ có giá hoặc bút toán ghi sổ. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ
cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những
thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị
trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt
động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể
nắm giữ chứng khoán. Bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối
quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng
thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư.
1.1.2. Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán:
1.1.2.1. Vị trí của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính:
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính. Vị trí của thị
trường chứng khoán trong thị trường tài chính thể hiện:
- Thị trường chứng khoán là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn.
- Thị trường chứng khoán là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơi diễn
ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ nợ và các công cụ vốn (các công cụ
sở hữu).
1.1.2.2. Cấu trúc của thị trường chứng khoán:
NHÓM 5 – CHNH ĐÊM 1 – K22 GVHD: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NĐT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826 Page 7
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài
chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là
một số cách phân loại TTCK cơ bản.
a. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp: Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát
hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông
qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát
hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
b. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng
khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).
c. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ
phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.
Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại
cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái
phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô
thị và trái phiếu chính phủ.
Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Thị trường các chứng khoán phái sinh
là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ
phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn...
1.1.3. Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán
NHÓM 5 – CHNH ĐÊM 1 – K22 GVHD: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NĐT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826 Page 8
Thứ nhất, thị trường chứng khoán, với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản
cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế.
Thứ hai, thị trường cứng khoán góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn,
thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng.
Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc giữa sở hữu và quản lý.
Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hóa thị trường chứng khoán . Việc mở của thị trường
chứng khoán làm tăng tính thanh khoản và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thứ năm, thị trường cứng khoán tạo cơ hội cho Chính Phủ huy động các nguồn tài
chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện
chính sách tài chính tiền tệ của Chính Phủ.
1.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam
Việt Nam đã quyết đinh thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam với những
đặc thù riêng biệt: thành lập 2 trung tâm giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội, sau khi thị trường phát triển thì chuyển sang thành Sở giao dịch chứng
khoán.
.Các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm:
- Chủ thể phát hành
- Nhà đầu tư
- Các tổ chức quản lý và giám sát thị trường chứng khoán- Các tổ chức khác
1.2.1 Thành tựu thị trường chứng khoán việt nam.
TTCK VN bắt đầu hoạt động từ năm 2000, khởi thủy là sự kiện thành lập trung
tâm chứng khoán TPHCM ngày 11 tháng 7 năm 1998 theo quyết định số 127/1998/QĐ-
TTg. Tiếp theo đó, trung tâm chứng khoán Hà Nội thành lập vào ngày 08 tháng 03 năm
2005. Và sau này là các sự kiện thành lập Sở giao dịch chứng khoán TPHCM ngày 11
NHÓM 5 – CHNH ĐÊM 1 – K22 GVHD: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NĐT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826 Page 9
tháng 05 năm 2007 theo quyết định số 599/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ và Sở
giao dịch Hà Nội thuộc UBCK Nhà Nước nâng cấp hai trung tâm giao dịch.
Ban đầu, TTCK VN chỉ có 2 mã cổ phiếu niêm yết là SAM và REE, đến năm
2005, số công ty niêm yết đã lên đến 32, cho đến nay, số lượng đã vượt qua con số 700,
gồm các loại chứng khoán và chứng chỉ quỹ tổng trên cả 2 sàn niêm yết, với giá trị lên
đến hàng nghìn tỷ đồng.
Kết quả hoạt động thị trường chứng khoán được thể hiện trên các
phương diện chủ yếu sau:
a) Thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện cho Chính phủ, các doanh nghiệp
huy động vốn cho đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh
b) Quy mô và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán ngày một cải thiện, góp
phần thu hẹp thị trường tự do, thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước,
nước ngoài. Cho đến cuối năm 2010 đã có 647 công ty niêm yết, 05 loại
chứng chỉ quỹ đầu tư và 500 loại trái phiếu niêm yết trên các Sở giao dịch
chứng khoán (GDCK) với giá trị vốn hoá thị trường đạt 36,5% GDP năm
2010. Trong năm 2011, tổng số công ty niêm yết lên 699 công ty và 450
loại trái phiếu niêm yết. Tổng giá trị giao dịch giai đoạn 2006 – 2010 đạt 2.315
nghìn tỷ đồng, gấp 45 lần so với giai đoạn trước đó. Và năm 2012, số công ty
niêm yết là 702 công ty.
NHÓM 5 – CHNH ĐÊM 1 – K22 GVHD: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NĐT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826 Page 10
c) Thị trường chứng khoán đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài. Việc tham gia của các nhà đầu tư đã làm tăng khả năng luân
chuyển vốn trong nước, đồng thời đã huy động một lượng vốn đầu tư nước ngoài
đáng kể. Tính đến cuối năm 2011, giá trị danh mục đầu tư nước ngoài đạt 7 tỷ
USD.
d) Khung pháp luật về TTCK ngày càng được hoàn thiện góp phần hoàn chỉnh thể
chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Luật Chứng khoán đã được ban
hành năm 2006 và được bổ sung sửa đổi năm 2010, trên cơ sở đó Chính phủ, Bộ
Tài chính đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn Nghị định, thông tư, tạo
ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho thị trường hoạt động..
Như vậy, hoạt động thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã
có bước phát triển quan trọng, khẳng định vị trí và vai trò trong nền kinh tế
và từng bước trở thành kênh huy động, đầu tư vốn trong dài hạn, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội.
1.2.2 Hạn thị trường chứng khoán việt nam.
a) Về hàng hoá của thị trường:
Sản phẩm nghèo nàn: Số lượng chứng khoán nhiều nhưng chất lượng còn thấp,
sản phẩm thị trường nghèo nàn không đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà
đầu tư. Ngoài cổ phiếu và một số loại trái phiếu doanh nghiệp và chứng chỉ quỹ,
NHÓM 5 – CHNH ĐÊM 1 – K22 GVHD: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NĐT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826 Page 11
chưa có các sản phẩm phái sinh và các công cụ đầu tư khác, vì vậy cơ sở hàng
hoá thị trường còn khiếm khuyết, không có công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu
tư.
Đa số các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch là những công ty vừa và
nhỏ, chất lượng quản trị kém. Nguồn nhân lực cho hoạt động của thị trường còn hạn
chế cả về số lượng lẫn chất lượng.
b) Về cơ sở các nhà đầu tư:
Cơ sở nhà đầu tư chưa vững chắc do thiếu vắng nhà đầu tư có tổ chức làm nền
tảng. Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán nhiều song chủ
yếu là các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức chỉ chiếm 4% số lượng tài
khoản giao dịch và tập trung vào các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư.
Các loại hình công ty đầu tư chứng khoán, quỹ mở, quỹ hưu trí tự nguyện…
chưa được phát triển.
c) Về các tổ chức kinh doanh chứng khoán:
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán nhiều nhưng quy mô và năng lực tài
chính thấp, không đảm bảo hiệu quả hoạt động, tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Đặc biệt
có một số công ty chứng khoán có hạn chế về năng lực nghiệp vụ, kiểm soát nội
bộ và quản trị rủi ro dẫn đến tình trạng không hiệu quả (đặc biệt là hoạt động tự
doanh) dẫn đến tình trạng thua lỗ
Các công ty quản lý quỹ hoạt động không đồng đều, ngoại trừ các công ty
quản lý quỹ thuộc tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, các công ty quản lý quỹ
khác rất khó khăn trong việc huy động vốn
1.3 Tổng quan nhà đầu tư ở Việt Nam
1.3.1 Thành tựu
Tính đến cuối năm 2012, thị trường chứng khoán đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Cho đến nay, tổng số lượng tài khoản giao dịch hiện có của các nhà
NHÓM 5 – CHNH ĐÊM 1 – K22 GVHD: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NĐT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826 Page 12
đầu tư lên tới 1,262 triệu tài khoản, trong đó có hơn 5000 nhà đầu tư có tổ chức (chiếm
khoảng 4%). Việc tham gia của các nhà đầu tư đã làm tăng khả năng luân chuyển vốn
trong nước, đồng thời đã huy động một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể. Tính đến
cuối năm 2011, giá trị danh mục đầu tư nước ngoài đạt 7 tỷ USD. Vào năm 2012, dòng
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thuần đạt 300 triệu USD, tăng 25% so với năm 2011.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng lượng vốn đầu tư gián tiếp ước đạt 160 triệu USD,
tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
1.3.2 Hạn chế
Mặc dù TTCK Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong 12 năm qua và đạt được
nhiều thành tựu đáng khích lệ như trên, nhưng vẫn còn tồn tài một vài hạn chế về cơ sở
nhà đầu tư:
- Cơ sở nhà đầu tư thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức làm nền tảng cho sự phát
triển bền vững của TTCK, chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức.
Một phần nguyên nhân là do bị ảnh hưởng bởi những khó khăn chung của nền kinh tế thế
giới, một phần là vì Việt Nam chưa có cơ chế phát triển các nhà đầu tư có tổ chức. Theo
đó, quy mô giao dịch trên thị trường của các nhà đầu tư có tổ chức chưa cao. Trên thực
tế, những sản phẩm quỹ đầu tư, quỹ hưu trí... mà gần đây chúng ta đề cập đã xuất hiện từ
lâu và thậm chí một số sản phẩm đã có mặt tại Việt Nam nhưng hầu như đều huy động
dòng tiền từ nước ngoài. Lý giải điều này là do Việt Nam chưa ban hành những quy định
cụ thể về việc thành lập, quản lý quỹ, cũng như các quy định về tài sản đầu tư và các
quyền liên quan đến tài sản (quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng...) cũng như những
thuật ngữ về sản phẩm đó cũng chưa hề xuất hiện trong các văn bản pháp luật của Việt
Nam. Nhưng sau khi bắt đầu đưa ra đề án 1826 thì một loạt các thông tư hướng dẫn triển
khai các sản phẩm quỹ đầu tư mới như quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hoán đổi danh
mục,... được ban hành nhằm khuyến khích tạo lập nên các nhà đầu tư có tổ chức. Nhưng
những thông tư đó hầu như dựa vào kinh nghiệm trong việc hình thành quỹ của các nước
trên thế giới
- Các tổ chức tín dụng tham gia vào lĩnh vực chứng khoán với các hình thức khác
nhau như đầu tư vào trái phiếu, góp vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý
NHÓM 5 – CHNH ĐÊM 1 – K22 GVHD: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NĐT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826 Page 13
quỹ và uỷ thác đầu tư... Sự liên kết giữa tổ chức tín dụng với TTCK là cần thiết, tuy
nhiên cũng có rủi ro tiềm ẩn. Mặt khác, do lạm phát và lãi suất ngân hàng cao, làm cho
đầu tư chứng khoán trở nên không cạnh tranh dẫn đến khả năng thu hút vốn đầu tư trên
thị trường đã bị hạn chế rất nhiều.
- Các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ dễ bị tổn thương trước những tin đồn, đầu tư theo tâm
lý bầy đàn, cảm tính một cách ngẫu nhiên.
- Thông tin công bố không minh bạch. Xuất hiện nhiều hành vi thao túng thị trường,
giao dịch nội gián..nhất là trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như trong thời
gian qua đã làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường.
NHÓM 5 – CHNH ĐÊM 1 – K22 GVHD: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TÁI CẤU TRÚC CƠ SỞ NĐT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO ĐỀ ÁN 1826 Page 14
II. Phân tích vấn đề tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư trong đề án
1826:
2.1. Mục tiêu của việc tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư:
o Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, tập trung phát triển nhà đầu tư tổ chức, chuyên
nghiệp, nhằm tạo sức cầu ổn định, giúp thị trường phát triển lành mạnh, bền vững; củng
cố lòng tin và khuyến khích nhà đầu tư cá nhân tích cực tham gia thị trường, tăng thanh
khoản cho thị trường.
o Thu