Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tài chính trung gian với chức năng chính
là huy động vốn để cho vay; trong những năm qua, hệ thống các NHTM ở nước ta đã có
bước phát triển đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, cũng như góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội. Những mặt đạt được
của hệ thống ngân hàng đã được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận, song bên cạnh
những kết quả đạt được thì hệ thống NHTM vẫn còn nhiều mặt tồn tại như: nợ xấu tăng cao,
thanh khoản của hệ thống chưa thực sự ổn định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chưa thực sự
vững chắc Do đó, để hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả, an toàn hơn thì việc tái cơ cấu
lại hệ thống các NHTM là một việc cần thiết phải làm trong giai đoạn hiện nay.
40 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3682 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
thương mại
2
LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tài chính trung gian với chức năng chính
là huy động vốn để cho vay; trong những năm qua, hệ thống các NHTM ở nước ta đã có
bước phát triển đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, cũng như góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội. Những mặt đạt được
của hệ thống ngân hàng đã được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận, song bên cạnh
những kết quả đạt được thì hệ thống NHTM vẫn còn nhiều mặt tồn tại như: nợ xấu tăng cao,
thanh khoản của hệ thống chưa thực sự ổn định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chưa thực sự
vững chắc…Do đó, để hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả, an toàn hơn thì việc tái cơ cấu
lại hệ thống các NHTM là một việc cần thiết phải làm trong giai đoạn hiện nay.
I. TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG
1.1. Tái cấu trúc nền kinh tế
Hiểu một cách tổng quát, thì tái cấu trúc nền kinh tế là v iệc bố trí, sắp xếp lại các
doanh nghiệp (DN), các tổ chức kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các
thành phần kinh tế, từ đó thúc đẩy được nền kinh tế phát triển đồng bộ, toàn diện và có
hiệu quả trên phạm vi từng địa phương cũng như trên phạm vị cả nước.
Tái cấu trúc nền kinh tế cũng là một y êu cầu cấp bách đối với một nền kinh t ế ở
một quốc gia. Đặc biệt đối với nền kinh tế các nước kém phát triển như nền kinh tế ở nước
ta thì tái cấu trúc nền kinh tế sẽ đưa đến những kết quả thay đổi về cơ bản nhìn từ góc độ
các DN và toàn bộ nền kinh t ế.
Nền kinh tế được bố trí, sắp xếp lại theo hướng cân đối về sự phát triển giữa các
ngành kinh tế, vùng kinh t ế từ địa phương đến trung ương, từ đó tạo ra khả năng liên kết
ngành, vùng và địa phương trong việc tổ chức sản xuất ra các sản phẩm chủ lực cho xuất
khẩu, cho yêu cầu tiêu dùng trong nước.
Tạo ra sự sắp xếp, sàng lọc lực lượng lao động có chuyên môn, có kỹ thuật, từ đó
thúc đẩy được cải tiến kỹ thuật và t ăng năng suất lao động trong từng DN và trong toàn bộ
nền kinh tế.
Tái cấu trúc nền kinh t ế, để xác định các DN chủ lực, đơn vị then chốt của nền kinh
tế quốc dân, những DN này phải có tiềm lực vốn lớn, đủ sức cạnh tranh và hội nhập với
kinh t ế các nước trong khu vực và các nước trên toàn thế giới.
Tái cấu trúc nền kinh tế nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các
ngành, các DN, từ đó đưa cạnh tranh thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển của từng
DN, từng ngành và từng vùng đạt hiệu quả cao nhất.
Tóm lại: Nền kinh t ế là một hệ thống tổ chức để s ản xuất, phân phối và t iêu dùng
của các DN trong một lãnh thổ quốc gia. Thành phần của nó là các DN, các cá nhân kinh
doanh thực hiện sản xuất, phân phối sản phẩm và tiêu thụ trong nền kinh tế. Như vậy, tái
cấu trúc nền kinh tế nó không đơn thuần là việc của Nhà nư ớc, song Nhà nước có vai trò
rất quan trọng trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế ở nước t a.
1.2. Tái cấu trúc hệ thống NHTM
1.2.1. Tái cấu trúc hệ thống NHTM là gì?
Theo định nghĩa của World Bank (1998), tái cấu trúc ngân hàng bao gồm một loạt
các biện pháp được phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả
năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống
tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
Trên một cách tiếp cận khác, Claudia Dziobek và Ceyla Pazarbasioglu cho rằng tái
cấu trúc ngân hàng là biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của ngân
hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt
3
động của toàn hệ thống ngân hàng để làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính và
khôi phục lòng tin của công chúng.
Thực chất của tái cấu trúc hệ thống NHTM là thực hiện một khâu trong tái cấu trúc
nền kinh tế. Đó là v iệc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống NHTM sao cho hợp lý, đảm bảo cho
NHTM trong nền kinh tế hoạt động theo pháp luật, phục vụ tốt nhất cho yêu cầu phát triển
của ngành ngân hàng và của nền kinh tế.
1.2.2. Động cơ tái cấu trúc – Các vấn đề đi ển hình
Kinh nghiệm của nhiều nền kinh tế cho thấy, các quốc gia thường chỉ tiến hành tái
cấu trúc khi có những vấn đề điển hình nổi lên trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt
động của các NHTM nói riêng.
Báo cáo nghiên cứu của World Bank (Sameer Goyal, 2011) đã chỉ ra một số động
cơ của việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hay nói cách khác, một quốc gia sẽ tiến hành
tái cấu trúc khi vấp phải những vấn đề đối với hệ thống ngân hàng của mình. Các động cơ
này bao gồm:
- Khủng hoảng tài chính kinh t ế – các vấn đề của khu vực kinh tế t hực.
- Nợ xấu gia t ăng (căng thẳng của khu vực thực và rủi ro quá mức đối với lĩnh vực
bất động sản, ngoại hối, các doanh nghiệp thua lỗ (kể cả doanh nghiệp nhà nước), cho vay
bên quen biết…).
- M ức vốn yếu so với rủi ro-lo sợ mất khả năng trả nợ.
- Trung gian không hiệu quả-luồng tín dụng không đủ, theo đuổi rủi ro quá mức của
các ngân hàng (nhanh, tăng trưởng tín dụng không được kiểm tra), lãi suất bị bóp méo,
tiền nóng...).
- Khuôn khổ giám sát và quản lý yếu.
- Thiếu niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
1.2.3. Mục tiêu của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Theo World Bank (Sameer Goyal-2011), việc tái cấu trúc nhằm hướng đến các mục
tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhằm giải quyết các y êu cầu về một hệ thống ngân
hàng “khỏe mạnh”, đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Các mục tiêu ngắn và trung hạn:
+ Thứ nhất, duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh
khoản,chi trả và hoạt động của các trung gian tài chính không bị đình trệ. Đây là mục tiêu
cơ bản nhất của việc tái cấu trúc nhằm bảo đảm tính ổn định trong hoạt động của hệ t hống
ngân hàng và của cả nền kinh tế.
+ Thứ hai, giải quyết các vấn đề một cách kịp thời nhằm ngăn ngừa sự lây lan
hoặc các vấn đề mang tính hệ thống.
+ Thứ ba, khôi phục lại niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng. Khi
hệ thống ngân hàng đựợc cơ cấu lại, tính thanh khoản của cả hệ thống ổn định, mức độ t ín
nhiệm của ngân hàng được nâng cao sẽ tạo lòng tin của các thành phần kinh tế đối với hệ
thống ngân hàng.
+ Thứ tư, tối thiểu hóa chi phí tái cấu trúc đối với Ngân hành trung ương
(NHTW), bảo hiểm tiền gửi hay Chính phủ. Song song với những mục tiêu củng cố sức
mạnh cho hệ thống ngân hàng thì việc tái cơ cấu cũng nhằm mục đích giảm thiểu tới mức
nhỏ nhất các chi phí liên quan đến NHTW, bảo hiểm tiền gửi hay Chính phủ, để mang lại
hiệu quả cao nhất cho quá trình t ái cấu trúc.
- Các mục tiêu dài hạn:
+ Thứ nhất, tạo ra một khuôn khổ quản lý nhà nước mới, phát triển phương cách
quản trị theo hướng phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế, ngày càng đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu của nền kinh tế. Theo đó, cần phải bảo đảm các nguyên tắc khi cho vay của ngân
4
hàng và khuyến khích các nguồn vốn mới của khu vực tư nhân, đồng thời phân bố thiệt hại
cho cổ đông.
+ Thứ hai, xây dựng tính cạnh tranh và khả năng chống chịu của hệ thống ngân
hàng; bảo đảm hệ thống ngân hàng đủ tiềm lực để có thể đạt các chuẩn mực của quốc tế;
tăng cường sức mạnh nội tại của ngân hàng, chống lại các mầm mống bất ổn và khủng
hoảng.
+ Thứ 3, tăng cường cơ sở hạ tầng tổng t hể của hệ thống tài chính; góp phần thúc
đẩy hệ thống tài chính phát triển, tạo cơ sở cho sự ổn định lâu dài của toàn bộ nền kinh tế.
Đồng thời góp phần nâng cấp việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính.
1.2.4. Đối tượng tái cấu trúc”
Đối tượng của t ái cấu trúc hệ thống ngân hàng thường được hiểu theo 02 nghĩa
rộng và hẹp.
- Xét theo nghĩa rộng, t ái cấu trúc hệ thống ngân hàng là quá trình tái cấu trúc tất cả
các bộ phận cấu thành của hệ thống, bao gồm: (1) NHTW; (2) hệ thống ngân hàng thương
mại; (3) hệ thống ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng phát triển; và (4) hệ thống các
tổ chức tín dụng (TCTD) vi mô.
- Xét theo nghĩa hẹ p, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng chỉ bao gồm việc giải quyết
những vấn đề của một trong những cấu phần nói trên của hệ thống, hoặc thậm chí là một
ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ ngay trong điều kiện hệ thống ngân hàng vẫn đang hoạt động
hiệu quả (Waxman, 1998).
1.2.5. Thực hi ện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng - bắt đầu từ đâu?
M ột khi đã có mục tiêu tổng thể rõ ràng và phương hướng cho việc tái cấu trúc –
“bạn muốn tới đâu”, để hiểu bản chất, phạm vi và mức độ của các vấn đề - “ xác định nơi
chúng ta bắt đầu”.
- Chẩn đoán/ Đánh giá:
+ Đánh giá sức khỏe tài chính của các tổ chức (trạng thái vốn, nợ xấu, thanh
khoản, khả năng thu lợi nhuận...)
Hệ thống ngân hàng yếu kém thường được biểu hiện qua các hiện tượng như tăng
tưởng tín dụng nóng, tiêu chuẩn tín dụng không chặt chẽ, tỷ trọng cho vay cao so với huy
động, nợ xấu cao…
Xác định chính xác nguyên nhân gây nên yếu kém của hệ thống ngân hàng có một
vai trò rất quan trọng vì chỉ khi hiểu rõ nguyên nhân mới có thể đưa ra giải pháp hợp lý.
Nguy ên nhân gây nên tình trạng khó khăn của hệ thống ngân hàng thường tập trung ở
những vấn đề như không đánh giá đúng mức rủi ro tín dụng, không đa dạng hóa hoạt
động, rủi ro sai lệch tiền t ệ, gia t ăng chi phí hoạt động. N goài ra, còn có nguyên nhân khác
như tỷ giá hối đoái biến động, giảm giá tài sản, các biến động có tính chất chu kỳ của nền
kinh t ế.
Sau khi đã tìm ra những nguyên nhân của nợ xấu, các quốc gia đều phải t iến hành
ước tính về nợ xấu và phân loại các khoản nợ xấu. Việc ước tính và phân loại các khoản
nợ càng chính xác bao nhiêu thì càng giúp cho việc thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro và
các hỗ trợ tài chính chính xác bấy nhiêu. Tuy nhiên, trên thực tế do những khác biệt về
quy định nợ xấu, quy định về đánh giá lại nợ theo giá thị trường, sự yếu kém của các thị
trường giao dịch tài chính… khiến cho tính toán dự phòng nợ xấu cho cả hệ thống ngân
hàng cũng như cho từng ngân hàng riêng là rất khó chính xác.
Kinh nghiệm giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới cho thấy việc
xác định kịp thời nợ xấu nợ dưới chuẩn, nhanh chóng xử lý các khoản nợ này và thực
hiện các biện pháp mạnh trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là yếu tố thúc đẩy
nhanh kinh tế nhanh hồi phục và khôi phục lại năng lực cho vay của lĩnh vực ngân hàng.
Thời gian qua, các tổ chức xếp hạng hàng đầu trên thế giới đã liên tục hạ mức tín
5
dụng của hàng loạt ngân hàng lớn trên thế giới. Hầu hết các ngân hàng Châu Âu đang đối
mặt với nguy cơ thua lỗ khổng lồ do đang sở hữu quá nhiều trái phiếu Chính phủ của
các nước khu vực euro, một số ngân hàng lớn lo ngại sẽ bị phá sản do các Chính phủ
châu Âu đã suy kiệt và đang dốc sức để chống suy thoái kinh tế.
Để tái cấu trúc hệ t hống ngân hàng, Hàn Quốc đưa ra chương trình rà soát theo
chuẩn quốc tế, phân loại những mầm mống nguy hiểm nhất. Bộ khung tiêu chí được
sử dụng để “khám sức khỏe” hệ thống ngân hàng tạm gọi là PCA (Prompt Corective
Actiosn) với những nội dung xoay quanh hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng.
Nhóm những ngân hàng yếu kém nhất không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an
toàn vốn theo Basel I (CAR 8%) bị buộc chấm dứt hoạt động độc lập, sáp nhập với ngân
hàng có tình hình tài chính tốt hơn. Với nhóm ngân hàng thứ hai, dù hệ số CAR 8%
nhưng có khả năng phục hồi, được yêu cầu sáp nhập với nhau.
Những ngân hàng có tình hình tài chính tốt cũng được khuyến khích sáp nhập để
hình thành ngân hàng mới có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp đa dạng
các dịch vụ và đủ sức phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Cũng từ đây, số lượng ngân hàng Hàn Quốc sau tái cấu trúc đã giảm 40%, từ 33
ngân hàng (năm 1997) xuống còn 19 ngân hàng (năm 2002) nhưng quy mô vốn, chất
lượng tài sản trên bảng cân đối kế toán, năng lực cạnh tranh và khả năng s inh lợi được gia
tăng rõ rệt.
Tiếp theo đó, Chính phủ Hàn Quốc có một loạt động thái cải tổ chính sách nhằm
hướng tới gia t ăng sức mạnh và tính hiệu quả cho ngành ngân hàng.
+ Hiểu được các vấn đề cụ thể về tổ chức và cấu trúc như các hạn chế về hệ thống
quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị, cấu trúc hệ thống IT...
+ Rà soát khuôn khổ giám sát, quản lý và luật pháp
+ Hiểu được năng lực thể chế tại các tổ chức và các cơ quan quản lý
+ Chuẩn bị kết hoạch tái cấu trúc
- Lựa chọn giải pháp tái cấu trúc:
+ Nhiều giải pháp để giải quyết các vấn đề hệ thống/cụ thể:
Dấu hiệu/ chỉ số C ác phản ứng có thể có
Mức vốn của hệ thống
thấp (lo ngại mất khả
năng thanh toán)
Tiếp cận có điều kiện với các quỹ tái cấp vốn; hỗ trợ việc tiếp cận của
nhà đầu tư (ví dụ; cho phép các nhà đầu tư nước ngoà i tham gia nhiều
hơn, chẳng hạn như Thái Lan trong khủng hoảng những năm 1990 ), cổ
phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước
Nợ xấu tăng một cách
có hệ thống
Các yêu cầu về dự phòng và vốn cao hơn, Các công ty Quản lý Tài sản-
AMC (tập tung hóa hoặc ngân hàng cụ thể), Mô hình Ngân hàng xấu –
Ngân hàng tốt, tái cấu trúc doanh nghiệp
Ngân hàng khó khăn
trong việc huy động
vốn (tiền gửi) và hỗ
trợ cho vay
Tạm thời cung cấp cửa sổ thanh khoản (chức năng người cho vay cuối
cùng của NHTW); Tăng cường bảo vệ người gửi tiền để tái lập niềm tin
công chúng (ví dụ khủng hoảng năm 2009 đã thúc đẩy một số quốc gia
tăng hạn mức BHT G)
+ M ột số giải pháp khác:
Sáp nhập, hợp nhất
M ua lại, sáp nhập, hợp nhất để hình thành những định chế hoặc những tổ hợp tài
chính lớn hơn, mạnh hơn thông qua việc tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, đồng
thời tạo lợi thế cạnh tranh nhờ việc gia tăng thị phần hoạt động là một xu thế phổ
biến và diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, và cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu
trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại nhiều quốc gia.
Có thể kể đến một số thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính
6
ngân hàng. Đầu t iên là vụ sáp nhập lớn chưa từng t hấy trong lịch sử ngành ngân hàng
Châu Âu nói riêng và trong ngành công nghiệp tài chính toàn cầu nói chung của 02 ngân
hàng ABN AMRO của Hà Lan và Barclays PLC của Anh, hình thành nên t ập đoàn ngân
hàng hàng đầu thế giới tính theo số vốn thị trường. Kế tiếp là vụ sáp nhập của Bank of
America với Merrill Lynch, giúp Bank of America đạt tham vọng đứng đầu ngành ngân
hàng nội địa của M ỹ xét theo tiêu chí tiền gửi và lượng vốn hóa thị trường.
Ngoài ra, có thể kể đến vụ sáp nhập của Wells Fargo với Wachovia giúp Wells
Fargo nâng tầm, đứng ngang hàng với các đối thủ tên tuổi khác tại Mỹ như JP M organ
Chase và Bank of America. Hoặc vụ sáp nhập của UFJ Holding với M itsubishi Tokyo
Financial Group để hình thành Mitsubishi UFJ Financial Gropup hùng mạnh nhất thế
giới, vượt qua Citigroup về giá trị tài sản
Đầu tư vốn trực tiếp của Nhà nước vào các TCTD
Chính phủ có thể đầu tư vào vốn cổ phần của các ngân hàng. Đây là giải pháp đã
được thực hiện tại Mỹ và nhiều nước Châu Âu. Khởi đầu tại Anh, Chính phủ đã mua
cổ phiếu Royal Bank of Scotland (RBS) với giá 50,5 xu/cổ phiếu và sở hữu 67% ngân
hàng này. Chính phủ Anh hiện cũng sở hữu 43% ngân hàng Lloyds. Chính phủ Hà Lan
hiện sở hữu ngân hàng ABN Amro.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào các NHTM chỉ là tạm thời, Chính phủ có chiến lược
bán lại cổ phiếu cho khối tư nhân khi 02 ngân hàng này hồi phục. Thực tế trước đó,
RBS đã lỗ kỷ lục 24,1 tỷ bảng (34,2 tỷ) USD trong năm 2008. Hậu quả là tỷ lệ an toàn
vốn CAR thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 8% theo yêu cầu và mức 10% theo kỳ
vọng của thị trường.
Khi RBS có hệ số CAR rất thấp thì các ngân hàng và định chế tài chính khác sẽ cắt
đứt quan hệ t ín dụng với RBS và RBS sẽ mất khả năng vay vốn trên thị trường liên ngân
hàng. Trong tình huống này, RBS mất thanh khoản hoàn toàn và lẽ đương nhiên, Chính
phủ Anh đã ra t ay thay vì để phá sản như Lehman Brothers. Chính phủ Anh ra tay bằng
cách mua cổ phiếu của ngân hàng với giá rất rẻ (50 xu/cổ phiếu) và yêu cầu RBS thực hiện
chương trình tái cấu trúc tài sản và nguồn vốn trong đó bao gồm bán đi hết các tài sản
không thuộc phạm vi hoạt động cốt lõi. Tương tự, ngân hàng Lloyds đã phải đóng cửa
nhiều chi nhánh ở nước ngoài và bán 300 tỷ bảng tài sản (25% tổng tài sản) không nằm
trong hoạt động cốt lõi.
Tạo niềm tin
M ột trong những nhân tố tác động đến quá trình tái cơ cấu chính là niềm tin của
người dân, bởi vì một khi đã thực h iện việc sáp nhập, hợp nhất sẽ làm cho người dân lo
lắng về một hệ thống bất ổn, phải cơ cấu lại. Nếu NHNN không có các biện pháp kịp thời
thực h iện đồng thời để duy trì lòng tin của người dân. Theo kinh nghiệm tái cơ cấu TCTD
của M alaysia, một nước có điều kiện kinh t ế xã hội tương đồng với Việt Nam đã thực hiện
thành công tái cơ cấu khu vực tài chính, là cần phải có lộ trình hợp lý và thực hiện theo kế
hoạch toàn diện, minh bạch, cập nhật trên các trang mạng của cơ quan tái cơ cấu nợ nhà
nước là Danaharta. Đặc biệt, hệ thống dữ liệu được công khai phải tạo niềm tin cho người
dân.
Ngoài ra, tại một số nước, Chính p hủ có thể xem xét tăng mức bảo hiểm tiền gửi
lên để gia tăng lòng tin của công chúng. Anh đã gia tăng mức bảo hiểm tiền gửi tối đa từ
35.000 GBP (55.000 USD) lên 85.000 GBP (135.000 USD) sau khủng hoảng t ài chính
năm 2008. Tại Philippines, mức bảo bảo hiểm tiền gửi là 500.000 p eso (12.000 USD).
Hiện nay, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, Chính phủ
Việt Nam đã chỉ đạo việc xây dựng đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-
2015 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, quản trị tốt hơn, đa dạng hóa sản phẩm và dịch
vụ, từng bước nâng cao tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh; không còn TCTD yếu
7
kém kéo dài, ảnh hưởng xấu đến nền kinh t ế.
Giải pháp hay phản ứng mà một Chính phủ chọn phụ thuộc vào một số yếu tố- kinh
tế chính trị, phạm vi và mức độ nghiêm trọng của vấn đề, các điều kiện kinh tế hiện tại, tình
trạng tài chính của các ngân hàng và Chính phủ, các hạn chế của khuôn khổ quản lý và
pháp luật (kể cả luật phá sản và các luật liên quan khác), năng lực về tổ chức của các tổ
chức liên quan... Các giải pháp này không nên được xem xét một cách biệt lập.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng:
1.3.1. Tổng hợp các biện pháp tái cấu trúc của m ột số quốc gia.
1.3.1.1. Tái cấu trúc nợ của khu vực doanh nghiệp
Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, bao giờ cũng phải giải quyết vấn đề
nợ xấu đối với khu vực doanh nghiệp (DN). Thông thường, tỷ lệ vay nợ của khu vực DN
bao giờ cũng chiếm m ột tỷ trọng lớn trong tổng cho vay của hệ thống ngân hàng. Để giải
quyết vấn đề này có nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Nếu DN lâm vào tình trạng khó khăn tạm thời, không trả nợ và lãi đúng hạn do lãi
suất t ăng cao và do những bất lợi khách quan khác nhưng về lâu dài DN vẫn có triển vọng
phát triển, thì ngân hàng có thể tạo điều kiện cho DN cơ cấu lại các khoản nợ để DN có
thể tiếp tục hoạt động được. Điều này không chỉ giúp bản thân DN mà còn có thể giúp
chính ngân hàng bảo toàn được các khoản cho vay, hơn là cho các DN phá sản và ngân
hàng chỉ thu lại được khoản nợ của mình trong quá trình thanh lý tài sản.
Nếu tình hình nợ xấu của DN có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế nói
chung thì những sự hỗ trợ chính thức từ nhà nước là rất cần thiết. Thực tế tại tại Nhật Bản
cho thấy, theo Chương trình phục hồi công nghiệp và tài chính giai đoạn cuối 1990–2006,
song song hỗ trợ ngân hàng, Chính phủ nước này đã tiến hành hỗ trợ DN, đặc biệt hỗ trợ
điều chỉnh chiến lược kinh doanh, các DN tập trung vào các ngành kinh doanh chính và
thoái vốn khỏi những ngành không mang lại hiệu quả. T rung Quốc trong giai đoạn cuối
những năm 1990 lại xử lý nợ của DN nhà nước thông qua phương thức khá hiệu quả là
hoán đổi nợ của DN thành vốn cổ phần của bốn công ty quản lý tài sản nhà nước. Tại
M exico, năm 1983, Chính phủ nước này đã thành lập quỹ tín thác FICORCA do NHTW
quản lý, nhằm hỗ trợ các DN trong quá trình