Sự luân chuyển quốc tế mãnh liệt của vốn, lao động và hàng hóa làm gia tăng sự xáo trộn các phương thức thu thuế và phân phối thu nhập được yêu thích từ trước tới nay ở các quốc gia. Khối lượng đầu tư trực tiếp quốc tế tăng hơn 12 lần, khối lượng thương mại hàng hóa tăng hơn 3 lần trong 15 năm qua trên toàn thế giới. Giai đoạn 1983 – 1998, giá trị danh nghĩa của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng năm đã tăng từ dưới 50 tỷ USD năm 1983 lên hơn 600 tỷ USD năm 1998. Cũng trong giai đoạn này, tổng khối lượng xuất khẩu của thương mại hàng hóa quốc tế đã tăng từ 1,667 tỷ USD năm 1983 lên 5,377 tỷ USD năm 1998 (theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, 1990, 1999).
Toàn cầu hóa thị trường nội địa phá hủy hệ thống thuế thu nhập toàn phần dựa trên nguyên tắc cư trú, đe dọa hệ thống thuế thu nhập lũy tiến và hệ thống phúc lợi của các quốc gia. Việc trốn thuế thu nhập đối với thu nhập từ vốn đang gia tăng đáng kể, vì vốn có thể dễ dàng luân chuyển hơn trên phạm vi toàn cầu so với lao động và các nguồn lực tự nhiên.
Sự phân phối của các dịch vụ thương mại điện tử có thể được thực hiện thông qua truyền tin điện tử đã hoàn toàn thoát khỏi thuế gián thu và việc mua sắm xuyên biên giới cũng đe dọa thuế gián thu của mỗi quốc gia.
Để đối phó với các vấn đề trên, Scandinavian và Áo đã giới thiệu một hệ thống thuế được gọi là “hệ thống thuế thu nhập kép” vào thập niên 90. Nó đã mở ra một kỷ nguyên mới xuất phát từ chế độ thuế thu nhập toàn phần đã được thiết lập từ lâu, chế độ thuế áp dụng thuế suất lũy tiến trên toàn bộ thu nhập của một cá nhân.
Mặt khác, thuế thu nhập kép chia tổng thu nhập của một cá nhân thành hai phần. Thứ nhất, thu nhập từ vốn có thể di chuyển dễ dàng xuyên biên giới quốc tế. Thứ hai, thu nhập từ lao động không thể dễ dàng di chuyển xuyên biên giới. Hệ thống thuế này áp dụng một thuế suất lũy tiến trên thu nhập từ lao động và một thuế suất cố định trên thu nhập từ vốn. Thuế suất cố định có thể áp dụng cho thu nhập từ vốn được thiết lập bằng với thuế suất thấp nhất có thể áp dụng cho thu nhập từ lao động. Thuế suất thấp trên thu nhập từ vốn được thiết kế để ngăn chặn dòng chảy của vốn ra ngoài quốc tế. Một hệ thống thuế như vậy phản ánh tư duy tiến bộ của một hệ thống thuế tối ưu, nó cũng khuyên áp dụng một thuế suất ngược lại đối với các hàng hóa bị đánh thuế có cung co giãn.
Rõ ràng, dưới hệ thống thuế thu nhập kép, hệ thống phúc lợi mức độ cao được hỗ trợ bởi một mức thuế cao sẽ trở nên khó khăn. Việc lựa chọn áp dụng hệ thống thuế kép không phải là một sự lựa chọn mong muốn mà nó thể hiện một sự bắt buộc đối với các quốc gia nhằm thích ứng với hoàn cảnh. Nó là một quyết định cần thiết cho một nền kinh tế mở nhỏ để tồn tại dưới sự cạnh tranh vốn quốc tế khốc liệt trong nền kinh tế toàn cầu.
Tình hình thế giới đáng lo ngại hiện nay như chủ nghĩa khủng bố, xung đột khu vực và tình hình ở Afghanistan là một kết quả của xung đột này, phần lớn, tình trạng nghèo đói vẫn đang diễn tra ở nhiều khu vực trên thế giới và sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia. Theo truyền thống, hệ thống tài chính công gánh vác vai trò chính trong việc giải quyết sự mất cân đối, bất bình đẳng trong nội bộ từng quốc gia. Thực tế cho thấy rằng những áp lực của cạnh tranh toàn cầu hiện nay buộc tất cả các quốc gia từ bỏ chức năng tái phân phối thu nhập của hệ thống tài chính công hiện tại của họ thể hiện một vấn để nghiêm trọng đối với sự ổn định của thế giới.
9 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tài Chính Công - Nguyên tắc cư trú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu
Sự luân chuyển quốc tế mãnh liệt của vốn, lao động và hàng hóa làm gia tăng sự xáo trộn các phương thức thu thuế và phân phối thu nhập được yêu thích từ trước tới nay ở các quốc gia. Khối lượng đầu tư trực tiếp quốc tế tăng hơn 12 lần, khối lượng thương mại hàng hóa tăng hơn 3 lần trong 15 năm qua trên toàn thế giới. Giai đoạn 1983 – 1998, giá trị danh nghĩa của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng năm đã tăng từ dưới 50 tỷ USD năm 1983 lên hơn 600 tỷ USD năm 1998. Cũng trong giai đoạn này, tổng khối lượng xuất khẩu của thương mại hàng hóa quốc tế đã tăng từ 1,667 tỷ USD năm 1983 lên 5,377 tỷ USD năm 1998 (theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, 1990, 1999).
Toàn cầu hóa thị trường nội địa phá hủy hệ thống thuế thu nhập toàn phần dựa trên nguyên tắc cư trú, đe dọa hệ thống thuế thu nhập lũy tiến và hệ thống phúc lợi của các quốc gia. Việc trốn thuế thu nhập đối với thu nhập từ vốn đang gia tăng đáng kể, vì vốn có thể dễ dàng luân chuyển hơn trên phạm vi toàn cầu so với lao động và các nguồn lực tự nhiên.
Sự phân phối của các dịch vụ thương mại điện tử có thể được thực hiện thông qua truyền tin điện tử đã hoàn toàn thoát khỏi thuế gián thu và việc mua sắm xuyên biên giới cũng đe dọa thuế gián thu của mỗi quốc gia.
Để đối phó với các vấn đề trên, Scandinavian và Áo đã giới thiệu một hệ thống thuế được gọi là “hệ thống thuế thu nhập kép” vào thập niên 90. Nó đã mở ra một kỷ nguyên mới xuất phát từ chế độ thuế thu nhập toàn phần đã được thiết lập từ lâu, chế độ thuế áp dụng thuế suất lũy tiến trên toàn bộ thu nhập của một cá nhân.
Mặt khác, thuế thu nhập kép chia tổng thu nhập của một cá nhân thành hai phần. Thứ nhất, thu nhập từ vốn có thể di chuyển dễ dàng xuyên biên giới quốc tế. Thứ hai, thu nhập từ lao động không thể dễ dàng di chuyển xuyên biên giới. Hệ thống thuế này áp dụng một thuế suất lũy tiến trên thu nhập từ lao động và một thuế suất cố định trên thu nhập từ vốn. Thuế suất cố định có thể áp dụng cho thu nhập từ vốn được thiết lập bằng với thuế suất thấp nhất có thể áp dụng cho thu nhập từ lao động. Thuế suất thấp trên thu nhập từ vốn được thiết kế để ngăn chặn dòng chảy của vốn ra ngoài quốc tế. Một hệ thống thuế như vậy phản ánh tư duy tiến bộ của một hệ thống thuế tối ưu, nó cũng khuyên áp dụng một thuế suất ngược lại đối với các hàng hóa bị đánh thuế có cung co giãn.
Rõ ràng, dưới hệ thống thuế thu nhập kép, hệ thống phúc lợi mức độ cao được hỗ trợ bởi một mức thuế cao sẽ trở nên khó khăn. Việc lựa chọn áp dụng hệ thống thuế kép không phải là một sự lựa chọn mong muốn mà nó thể hiện một sự bắt buộc đối với các quốc gia nhằm thích ứng với hoàn cảnh. Nó là một quyết định cần thiết cho một nền kinh tế mở nhỏ để tồn tại dưới sự cạnh tranh vốn quốc tế khốc liệt trong nền kinh tế toàn cầu.
Tình hình thế giới đáng lo ngại hiện nay như chủ nghĩa khủng bố, xung đột khu vực và tình hình ở Afghanistan là một kết quả của xung đột này, phần lớn, tình trạng nghèo đói vẫn đang diễn tra ở nhiều khu vực trên thế giới và sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia. Theo truyền thống, hệ thống tài chính công gánh vác vai trò chính trong việc giải quyết sự mất cân đối, bất bình đẳng trong nội bộ từng quốc gia. Thực tế cho thấy rằng những áp lực của cạnh tranh toàn cầu hiện nay buộc tất cả các quốc gia từ bỏ chức năng tái phân phối thu nhập của hệ thống tài chính công hiện tại của họ thể hiện một vấn để nghiêm trọng đối với sự ổn định của thế giới.
Ưu điểm của Nguyên tắc cư trú
Nguyên tắc thu thuế là tất cả thu nhập của một cá nhân dù thu nhập đó phát sinh từ quốc gia nào đều phải được tập hợp lại trong quốc gia mà người đó đang cư trú và áp dụng biểu thuế suất lũy tiến của quốc gia này. Hệ thống thuế như vậy được gọi là Hệ thống thuế theo nguyên tắc cư trú.
Đương nhiên, quốc gia thu được thuế từ thu nhập đó và quốc gia nơi phát sinh ra thu nhập đó không nhất thiết là một. Do đó một hệ thống đánh thuế khác được sử dụng để thống nhất hai quốc gia này. Hệ thống thuế mà một quốc gia thu thuế trên thu nhập phát sinh bên trong quốc gia đó được gọi là hệ thống thu thuế tại nguồn. Theo nguyên tắc thu thuế này, khi các khoản thu nhập phát sinh ở các quốc gia khác nhau thì thu nhập đó không phản ánh được khả năng kiếm ra nó. Nếu mức thuế suất là cố định và bằng nhau giữa tất cả các quốc gia thì tổng số thuế phải nộp ở tất cả các quốc gia thay đổi khi sự phân phối thu nhập giữa các quốc gia thay đổi. Do đó, thu thuế tại nguồn không phản ánh được khả năng nộp thuế. Rõ ràng, một hệ thống thuế toàn diện dựa trên nguyên tắc cư trú để nhận diện khả năng chi trả thuế là cần thiết.
Hệ thống thu thuế tại nguồn cũng có nhược điểm là không sử dụng nguồn lực thế giới một cách hiệu quả trong khi tổng nguồn lực này là giới hạn. Ví dụ, một nhà đầu tư vốn muốn tối đa hóa lợi nhuận từ vốn sẽ phân phối vốn của mình giữa các quốc gia khác nhau sao cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư bằng nhau ở tất cả các quốc gia. Tỷ suất lợi nhuận mà nhà đầu tư đó sử dụng để tối đa hóa là lợi nhuận sau khi trừ thuế đã trả cho quốc gia nơi phát sinh thu nhập. Khi thuế suất tại các quốc gia phát sinh thu nhập khác nhau thì lợi nhuận trước thuế tại các quốc gia này cũng khác nhau. Nhưng sự phân phối hiệu quả tổng nguồn vốn giới hạn của thế giới lại đòi hỏi sự cân bằng về thuế và lợi nhuận từ vốn (lợi nhuận trước thuế). Vì vậy, hệ thống thu thuế tại nguồn mang lại một kết cục không mong muốn theo quan điểm phân phối nguồn lực hiệu quả.
Theo nguyên tắc cư trú, các khoản thuế mà một nhà đầu tư vốn phải chi trả là mức thuế của quốc gia mà mình đang cư trú và mức thuế này là thống nhất, không liên quan gì đến quốc gia mà khoản thu nhập ấy phát sinh. Do đó, mỗi nhà đầu tư có thể tối đa hóa được tổng lợi nhuận từ vốn của mình. Lợi nhuận trước thuế từ vốn phát sinh từ các quốc gia khác nhau là giống nhau. Vì vậy, tổng nguồn vốn của thế giới tự động được phân phối một cách hiệu quả giữa các quốc gia phát sinh thu nhập.
Thực tế, thuế suất ở các quốc gia khác nhau, nguyên tắc cư trú về lý thuyết có hai đặc điểm sau:
Mỗi quốc gia có thể độc lập sử dụng hệ thống thuế thu nhập lũy tiến mà mình mong muốn để theo đuổi chương trình phúc lợi quốc gia.
Nếu để mỗi cá nhân tự lựa chọn, nguồn lực của thế giới sẽ tự động được phân phối giữa các hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên sự cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế toàn cầu đã dần dần phá hủy hệ thống thu thuế theo nguyên tắc cư trú.
Nhược điểm của Nguyên tắc cư trú:
Hệ thống thu thuế theo nguyên tắc cư trú là một hệ thống ưa thích vì nó nhận diện được khả năng chi trả thuế và mang lại một sự sử dụng hiệu quả tổng nguồn lực có giới hạn của thế giới. Tuy nhiên trên thực tế hệ thống thuế của tất cả các quốc gia đều chuyển sang hệ thống thu thuế tại nguồn.
Nhìn chung, thuế bao gồm hai phần: một phần là tài trợ cho phần thu nhập chuyển từ người giàu sang người nghèo và một phần để tài trợ cho việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công như: đường cao tốc, bến cảng ... Sự sẵn sàng của hàng hóa và dịch vụ công ảnh hưởng đến năng suất và tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư. Vì thế, một quốc gia cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cho các nhà đầu tư không cư trú trên đất nước mình được thu thuế trên lợi nhuận của các nhà đầu tư này là hợp lý.
Mối quan hệ quốc tế về thuế được quản lý bởi các hệ thống hiệp định song phương sao cho không đánh thuế hai lần trên cùng một khoản thu nhập, dựa trên mô hình “Hiệp định quốc tế chống đánh thuế hai lần” của OECD. Hiệp định này cấp cho quốc gia nơi phát sinh thu nhập quyền thu thuế đối với thu nhập được tạo ra trên lãnh thổ mình.
Nếu quốc gia nơi nhà đầu tư cư trú đánh thuế trên thu nhập phát sinh từ quốc gia khác, theo hệ thống thu thuế theo nguyên tắc cư trú, thì nhà đầu tư bị đánh thuế hai lần trên cùng một khoản thu nhập. Việc hồi trả lại một khoản thuế bị thu hai lần này là cần thiết. Hiệp định trên đưa ra hai phương pháp để tránh thu thuế hai lần:
Loại trừ các khoản thu nhập phát sinh từ nước ngoài khỏi thu nhập chịu thuế trong quốc gia mà người chịu thuế cư trú.
Hồi trả lượng thuế đã trả cho các quốc gia nơi phát sinh thu nhập trong tổng số thuế mà người chịu thuế phải trả cho quốc gia mình cư trú đối với hệ thống thu thuế theo nguyên tắc cư trú.
Theo phương pháp đầu tiên, nếu một quốc gia tách các khoản thu nhập phát sinh từ nước ngoài ra khỏi cơ sở tính thuế thì hệ thống thu thuế của quốc gia đó trở thành hệ thống thu thuế tại nguồn. Theo phương pháp thứ hai, nếu có sự khác nhau về thuế suất giữa quốc gia nơi phát sinh thu nhập và quốc gia mà người chịu thuế cư trú thì xảy ra hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: khi thuế suất của quốc gia mà người chịu thuế cư trú lớn hơn thuế suất của quốc gia nơi phát sinh thu nhập, thì khoản tiền thu thuế sẽ được chia cho cả hai nước. Vì số tiền thuế được hồi trả tại quốc gia mà người chịu thuế cư trú bị hạn chế bởi số tiền thuế đã nộp cho quốc gia nơi phát sinh thu nhập, và số tiền thuế phải nộp cho quốc gia mà người chịu thuế cư trú vượt hơn số tiền thuế được hồi trả đã được giữ lại trong ngân quỹ của quốc gia này. Trường hợp này là nguyên tắc thu thuế theo nơi cư trú.
Trường hợp thứ hai: khi thuế suất của quốc gia nơi phát sinh thu nhập lớn hơn thuế suất của quốc gia mà người chịu thuế cư trú, thì số tiền thuế phải trả cho quốc gia mà người chịu thuế cư trú hoàn toàn được hoàn trả lại cho người chịu thuế, và nó là nguyên tắc thu thuế tại nguồn. Chỉ khi quốc gia mà người chịu thuế cư trú được hoàn trả lại toàn bộ số tiền thuế mà người chịu thuế đã nộp cho quốc gia nơi phát sinh thu nhập, thì nó sẽ là nguyên tắc thu thuế theo nơi cư trú. Nhưng thông thường, quốc gia mà người chịu thuế cư trú sẽ hạn chế số tiền hồi trả theo số lượng tương ứng với số tiền thuế mà quốc gia này đã thu được từ các khoản thu nhập phát sinh ở nước ngoài, và vì vậy số tiền thuế hồi trả thường nhỏ hơn toàn bộ số tiền thuế mà người chịu thuế đã nộp cho quốc gia nơi phát sinh thu nhập.
Trong trường hợp đầu tiên, các quốc gia nơi phát sinh thu nhập có động cơ mạnh mẽ để tăng thuế suất của mình ngang bằng với thuế suất của quốc gia mà người chịu thuế cư trú. Bởi vì, số tiền thuế mà quốc gia nơi phát sinh thu nhập thu được sẽ được hồi trả đầy đủ cho người chịu thuế tại quốc gia mà người chịu thuế cư trú, việc tăng thuế tại các quốc gia nơi phát sinh thu nhập sẽ không làm quốc gia này bị mất đi các khoản đầu tư của nước ngoài. Nếu tình huống này trở nên phổ biến thì quốc gia mà người chịu thuế cư trú sẽ bị mất hoàn toàn các khoản thu thuế từ thu nhập phát sinh ở nước ngoài. Quốc gia mà người chịu thuế cư trú sẽ không có khả năng đối phó với các quốc gia nơi phát sinh thu nhập trừ khi giảm thuế suất xuống bằng không hoặc cấm thu thuế theo nguyên tắc cư trú.
Xem xét trường hợp đầu tư thông qua một chi nhánh được thành lập ở quốc gia nơi phát sinh thu nhập: theo nguyên tắc thu thuế theo nơi cư trú, quốc gia mà người chịu thuế cư trú sẽ thu thuế trên công ty mẹ trong năm tài chính mà công ty con có lợi nhuận. Tuy nhiên, theo Luật quốc tế hiện hành thì thủ tục trên không thể thực hiện được vì luật này xem các chi nhánh kia như một công ty độc lập.
Với mong muốn hưởng lợi từ các nguồn đầu tư của nước ngoài, tất cả các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc thu thuế theo nơi cư trú. Nhưng việc thu thuế dựa trên lợi nhuận phát sinh ở nước ngoài rất khó thực hiện trong thực tế. Hiện nay, việc sử dụng tương đối phổ biến nguyên tắc thu thuế tại nguồn đối với lợi tức bằng các cách thức của một hệ thống thuế riêng.
Nhìn chung, Hiệp định chống đánh thuế hai lần hiện hành, Luật quốc tế liên quan đến các chi nhánh và các nhà quản lý thuế đều không ủng hộ cách thu thuế theo nơi cư trú. Nó làm cho các quốc gia thờ ơ trong việc áp dụng hệ thống thu thuế theo nguyên tắc cư trú.
Giảm thuế suất cạnh tranh
Trong thực tế, khi nguyên tắc thu thuế tại nguồn thật sự thay thế hệ thống nguyên tắc thu thuế theo nơi cư trú, thì việc cắt giảm thuế suất để cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt hơn. Theo nguyên tắc thu thuế tại nguồn, lợi suất đầu tư ròng là tỷ lệ được tính sau khi trừ thuế mà nhà đầu tư phải trả cho quốc gia nơi phát sinh thu nhập. Đương nhiên, trong việc cạnh tranh để thu hút đầu tư vốn nước ngoài, một quốc gia có thuế suất cao thì tương đối bất lợi hơn so với các quốc gia có thuế suất thấp. Tương tự đối với việc cạnh tranh về các yếu tố sản xuất dễ luân chuyển quốc tế như lao động lành nghề. Nhưng mức độ di chuyển của các nhân tố đó thì khác nhau phụ thuộc vào chi phí di chuyển. Vốn bằng tiền ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận. Sự phát triển của công nghệ thông tin góp phần làm cho vốn bằng tiền dễ dàng được phân phối trên phạm vi quốc tế một cách nhanh chóng với chi phí thấp đáng kể. Tính lưu động của lao động nhỏ hơn so với vốn bằng tiền. Đặc biệt lao động không lành nghề khó luân chuyển hơn vì sự khác nhau về thu nhập cũng như phù hợp với ít vị trí hơn so với lao động lành nghề, do đó khó có khả năng bù đắp chi phí vận chuyển hơn.
Các quốc gia cố gắng thu hút các nhân tố sản xuất vào lãnh thổ của họ cạnh tranh nhau về mức thuế suất hiệu dụng thấp đối với thu nhập được tạo ra từ các nhân tố sản xuất này. Một ví dụ giải thích ảnh hưởng của sự thay đổi thuế suất lên dòng vốn quốc tế: chính phủ Đức quyết định đánh thuế 10% trên thu nhập từ lãi vào năm 1989. Lượng vốn dài hạn đã di chuyển ra khỏi nước Đức để tránh bị đánh thuế lên đến 85 tỷ Mác. Kết quả là chính phủ Đức đã buộc phải từ bỏ sắc thuế này. Thay vào đó, chính phủ lại đưa vào một sắc thuế khác với mức thuế suất 30% đánh trên thu nhập từ lãi của công dân Đức. Tuy nhiên, những người nước ngoài được miễn sắc thuế này. Nhiều nước thành viên của EU cũng áp dụng luật thuế tương tự.
Sự thống nhất thị trường của các quốc gia gây ra sự dịch chuyển các nhân tố sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Nhưng mức độ dịch chuyển quốc tế khác nhau cơ sở thuế như lao động và vốn phần nào ảnh hưởng đến sự khác nhau của thuế. Do đó, gánh nặng thuế chuyển từ các nhân tố sản xuất dễ di chuyển như vốn bằng tiền sang những nhân tố sản xuất tương đối ít di chuyển như lao động không có chuyên môn. Một xu hướng như vậy tất nhiên làm tăng sự cách biệt về thu nhập giữa người giàu và người nghèo trong nhiều quốc gia và tạo ra sự mất cân bằng nghiêm trọng trong xã hội.
Thuế thu nhập kép
Các quốc gia Bắc Âu (Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan) và Áo đã từ bỏ hệ thống thuế thu nhập toàn phần riêng và mở đầu cho những hệ thống “thuế thu nhập kép” vào những năm 1990. Theo hệ thống thuế thu nhập kép, toàn bộ thu nhập từ tất cả các nguồn của một cá nhân được chia thành hai phần: một phần là thuế thu nhập từ vốn (tiền tệ và bất động sản) và một phần khác là thu nhập từ lao động. Một biểu thuế lũy tiến áp dụng cho thu nhập từ lao động và một thuế suất cố định được áp dụng cho thu nhập từ vốn với mức thuế suất cố định bằng với thuế suất thấp nhất có thể áp dụng cho thu nhập từ lao động.
Bởi vì, hệ thống thuế thu nhập kép áp dụng một mức thuế thấp trên thu nhập từ vốn, nhân tố sản xuất này có thể tránh thuế một cách dễ dàng bằng cách di chuyển ra khỏi quốc gia, về lý thuyết số thu từ thuế có thể suy giảm đáng kể. Đối với một quốc gia như Thụy Điển, quốc gia đã áp dụng một hệ thống thuế thu nhập toàn phần nghiêm khắc với một biểu thuế suất lũy tiến cao, nơi có phúc lợi xã hội rất cao dự trên hệ thống thuế cao nhằm hướng đến các chính sách hiệu quả của quốc gia.
Tuy nhiên, quyết định đó đơn giản là điều chỉnh theo sự thay đổi của thế giới. Nó dựa trên mong muốn giữ nguồn vốn nước ngoài ở lại trong nước bằng thuế suất thấp hơn là mất đi nguồn vốn đó do một thuế suất cao. Nếu không thể đánh thuế thu nhập từ vốn một cách hiệu quả trên các dòng vốn quốc tế; thì có thể đánh thuế hiệu quả hơn trên lao động vì nhân tố sản xuất này khó di chuyển hơn vốn.
Cạnh tranh thuế gián thu
Chúng ta đã thảo luận tầm quan trọng của cạnh tranh toàn cầu đối với thuế trực thu. Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang thuế gián thu. Có hai phương pháp đánh thuế gián thu trong môi trường thuế quốc tế. Phương pháp thứ nhất là đánh thuế trên hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng trong nước. Phương pháp này được gọi là nguyên tắc đánh thuế tại nơi tiêu thụ. Phương pháp thứ hai là đánh thuế trên hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước. Phương pháp này được gọi là nguyên tắc đánh thuế tại nơi sản xuất.
Theo phương pháp đánh thuế tại nơi tiêu thụ, khi hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu, tất cả các khoản thuế đã thu bởi nước xuất khẩu được hồi trả tại điểm xuất khẩu. Nước nhập khẩu thu những khoản thuế bằng với lượng thuế mà hàng hóa nội địa tương đương phải trả. Vì vậy thuế gián thu ở nước xuất khẩu khác với thuế gián thu ở nước nhập khẩu. Do đó, mỗi quốc gia có thể xây dựng thuế suất độc lập cho riêng mình.
Theo phương pháp đánh thuế theo nơi sản xuất, không có sự điều chỉnh thuế xảy ra tại điểm xuất khẩu và nhập khẩu. Trong thị trường nội địa của mỗi quốc gia, hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước chịu thuế trong nước cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa và dịch vụ ngoại nhập chịu thuế ở nước ngoài. Hàng hóa dịch vụ của quốc gia có mức thuế cao sẽ gặp những bất lợi khi cạnh tranh với các hàng hóa dịch vụ có mức thuế thấp từ các quốc gia khác. Mỗi quốc gia mất đi sự độc lập trong việc thiết lập các thuế suất vì không thể xác định thuế suất cho mình nếu không xem xét thuế suất của các quốc gia cạnh tranh. Vì vậy, để duy trì sự độc lập trong những chính sách tái phân phối thu nhập và phúc lợi nguyên tắc đánh thuế tại nơi tiêu thụ được ưa thích hơn nguyên tắc đánh thuế tại nơi sản xuất.
Tuy nhiên, sự duy trì kiểm soát biên giới chặt chẻ bằng thuế quan sẽ cản trở quá trình tự do hóa thương mại. Liên minh châu âu đang hướng đến bãi bỏ hoàn toàn sự kiểm soát biên giới đối với giao dịch nội khối và chuyển sang nguyên tắc thu thuế tại nơi sản xuất. Hiện nay, Liên minh châu âu đã xóa bỏ thuế qua biên giới trên hầu hết các hàng hóa ngoại từ xe hơi và thuyền bườm.
Đối với thương mại điện tử, việc đánh thuế gián thu rất khó khăn. Đặc biệt, trong những giao dịch liên quan đến phân phối điện tử. Vì sự cạnh tra giữa sản phẩm, dịch vụ trong nước và nước ngoài, thuế suất thuế gián thu trên hàng hóa và dịch vụ của tất cả các quốc gia có xu hướng tiền về mức thuế suất của quốc gia có mức thuế suất thấp nhất, và các quốc gia duy trì thuế suất cao có xu hướng thất thu thuế. Một báo cáo chỉ ra rằng trước giảm thuế thuốc lá vào năm 1994, 67% thuốc lá được tiêu dùng ở bang Quebec thuộc Canada được nhập lậu từ Mỹ.
Kết luận
Trong môi trường cạnh tranh quốc tế khốc liệt, cực kỳ khó để thu thuế đối với các nhân tố sản xuất có thể di chuyển trên phạm vi toàn cầu như vốn và lao động giỏi chuyên môn. Vì vậy, gánh nặng của thuế trên các nhân tố sản xuất tương đối ít di chuyển như lao động không có chuyên môn, nông dân ngày càng tăng. Nhưng nhiều trong số họ sẽ có được thu nhập chuyển giao từ thuế một vài năm sau đó. Thu nhập chuyển giao dựa trên nguồn thu thuế thu nhập chuyển giao đơn giản là chuyển giao thu nhập giữa những người có thu nhập thấp. Hệ thống chuyển giao đang tồn tại không phân phối sự cải thiện phúc lợi chung.
Nhưng chung ta phải nhận thấy ảnh hưởng của tự do thương mại và sự di chuyển tự do của vốn và lao động. Chúng phải cải tiến hiệu quả của tổng thể nền sản xuất thế giới. Vì vậy, khi nào tỷ tệ gia tăng dân số thế giới vượt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới, thì thu nhập trên mỗi đồng vốn phải gia tăng. Thực sự, nó là điều cốt yếu hoặc chỉ là sự chứng minh cho những chính sách toàn cầu với mục tiêu cải thiện hiệu quả.
Tuy nhiên, trong thực tế, khoảng cách thu nhập giữa giàu và nghèo trên thế giới dường như ngày càng mở rộng. Nó muốn nói lên rằng gia tăng trong thu nhập thế giới có được do cạnh tranh khốc liệt và sự cải thiện tính hiệu quả được nắm giữ bởi nhóm người có thu nhập cao.
Nhưng chúng ta gặp phải sự bế tắt, như đã trình bày, trong thị trường thế giới thống nhất rất khó cho một quốc gia nhỏ có nền kinh tế mở theo đuổi chính sách tái phân phối thu nhập và các chương trình phúc lợi của riêng mình một cách độc lập. Tuy vậy, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi dung .doc
- Bia.doc