Hội nhập quốc tếlà xu thếtất yếu trong giai đoạn hiện nay. Sựkiện Việt
Nam gia nhập tổchức thương mại thếgiới (WTO) là bước ngoặc lịch sửcủa đất
nước, có ý nghĩa rất to lớn vì đây là sân chơi mang tính toàn cầu.
Trong những năm vừa qua, nền Tài chính của Việt Nam đã có những thay
đổi đáng kểtheo hướng vừa phù hợp với các quan hệsong phương và đa phương,
vừa đảm bảo phát triển kinh tếxã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Nhận thấy
đềtài “Tài chính trong xu thếhội nhập quốc tế” là đềtài hay, mang tính thực
tiễn nên nhóm 8 đã quyết định chọn đểnghiên cứu.
Thông qua việc tìm hiểu bối cảnh quốc tếvà những tác động đến tài chính
thếgiới nói chung và nền tài chính Việt Nam nói riêng, nhóm tác giảphân tích
tình hình tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế, rút ra được
những tồn tại cũng nhưnhững điểm chưa phù hợp với xu thếphát triển, từ đó đề
xuất các giải pháp đểtháo gỡkhó khăn mà nền tài chính nước nhà đang gặp phải.
Mặc dù có nhiều cốgắng, nỗlực trong quá trình nghiên cứu nhưng do đây
là một đềtài rộng, có nhiều quan điểm chưa thống nhất và thời gian nghiên cứu
hạn hẹp nên không thểtránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Do đó nhóm rất
mong nhận được sự đóng góp của Cô và các bạn để đềtài có thểhoàn thiện và
mang tính thực tiễn cao hơn.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS VũThịMinh Hằng đã gợi ý tên đềtài và
hướng dẫn tận tình trong quá trình nhóm thực hiện đềtài này.
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3016 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tài chính trong xu thế hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
---------- Y Z ----------
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Đề tài:
TÀI CHÍNH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ
Giảng Viên: PGS.TS Vũ Thị Minh Hằng
Nhóm 8 Đêm 1 – K19
1 Nguyễn Việt Anh 17/09/1977
2 Nguyễn Tấn Bửu 26/01/1984
3 Đinh Thị Thu Hân 27/04/1983
4 Đặng Thị Thanh Hương 08/12/1965
5 Trần Đăng Khoa (Nhóm trưởng) 19/05/1985
6 Trần Hoài Ân 24/12/1985
7 Lại Thành Phương 20/10/1979
8 Lê Ngọc Khánh 17/05/1984
9 Trương Hoàng Chính 05/05/1971
10 Nguyễn Ngọc Hào 05/02/1981
Tp Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2010
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN
TÀI CHÍNH.
1. Bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay............................................................................. 1
1.1. Vòng đàm phán Doha .................................................................................................. 1
1.2. Hội nghị thượng đỉnh tài chính .................................................................................. 1
2. Những xu hướng tài chính trên thế giới ...................................................................... 2
2.1. Tự do hoá dịch vụ tài chính – tiền tệ và hoạt động đầu tư ........................................ 2
2.1.1. Tự do hoá dịch vụ tài chính – tiền tệ ......................................................................... 2
2.1.2. Tự do hoá hoạt động đầu tư ....................................................................................... 3
2.2. Đa cực hóa, sáp nhập và tái cơ cấu theo định hướng toàn cầu hóa các định chế tài
chính, tín dụng .................................................................................................................... 4
2.2.1. Quốc tế hóa, đa cực hóa các đồng tiền và thị trường tài chính, tiền tệ ..................... 4
2.2.2. Sáp nhập và tái cơ cấu theo định hướng toàn cầu hóa các định chế tài chính, tín
dụng ...................................................................................................................................... 4
2.3. Chuẩn hóa và hiện đại hóa thị trường tài chính – tiền tệ .......................................... 4
2.4. Bất ổn hóa thị trường tài chính ................................................................................... 4
3. Những tác động tích cực và tiêu cực đối với nền tài chính Việt Nam trong xu thế
hội nhập quốc tế ................................................................................................................. 5
3.1. Những tác động tích cực ............................................................................................. 5
3.2. Những tác động tiêu cực ............................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Thị trường tài chính ....................................................................................................... 8
1.1. Thị trường tiền tệ ......................................................................................................... 8
1.2. Thị trường vốn ........................................................................................................... 10
2. Các chủ thể tài chính ................................................................................................... 12
2.1. Tài chính công ........................................................................................................... 12
2.2. Tài chính doanh nghiệp ............................................................................................ 12
2.3. Các trung gian tài chính ............................................................................................ 13
2.4. Tài chính cá nhân và hộ gia đình ............................................................................ 15
3. Cơ sở hạ tầng tài chính ................................................................................................ 16
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
1. Giải pháp từ phía NHTW............................................................................................ 18
2. Giải pháp từ phía các ngân hàng Thương mại ......................................................... 19
3. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp ................................................................................ 21
4. Các giải pháp khác từ phía Chính phủ ...................................................................... 23
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Sự kiện Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là bước ngoặc lịch sử của đất
nước, có ý nghĩa rất to lớn vì đây là sân chơi mang tính toàn cầu.
Trong những năm vừa qua, nền Tài chính của Việt Nam đã có những thay
đổi đáng kể theo hướng vừa phù hợp với các quan hệ song phương và đa phương,
vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Nhận thấy
đề tài “Tài chính trong xu thế hội nhập quốc tế” là đề tài hay, mang tính thực
tiễn nên nhóm 8 đã quyết định chọn để nghiên cứu.
Thông qua việc tìm hiểu bối cảnh quốc tế và những tác động đến tài chính
thế giới nói chung và nền tài chính Việt Nam nói riêng, nhóm tác giả phân tích
tình hình tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, rút ra được
những tồn tại cũng như những điểm chưa phù hợp với xu thế phát triển, từ đó đề
xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn mà nền tài chính nước nhà đang gặp phải.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nỗ lực trong quá trình nghiên cứu nhưng do đây
là một đề tài rộng, có nhiều quan điểm chưa thống nhất và thời gian nghiên cứu
hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Do đó nhóm rất
mong nhận được sự đóng góp của Cô và các bạn để đề tài có thể hoàn thiện và
mang tính thực tiễn cao hơn.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Vũ Thị Minh Hằng đã gợi ý tên đề tài và
hướng dẫn tận tình trong quá trình nhóm thực hiện đề tài này.
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN TÀI
CHÍNH.
1. Bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
1.1. Vòng đàm phán Doha:
Trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thương mại thế giới
đã bị ảnh hưởng nặng nề. Theo ước tính của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì
thương mại toàn cầu bị sụt giảm hơn 10% trong năm 2009; một con số trầm trọng nhất so
với nhiều thập niên qua. Mặc dù sự sụt giảm này là hệ quả của cuộc suy thoái, việc phục hồi
đẩy mạnh giao thương sẽ là một trong những đầu tàu quan trọng kéo nền kinh tế thế giới đi
lên. Hơn bao giờ hết, những diễn biến và xu hướng của thương mại quốc tế sẽ tạo ra những
ảnh hưởng nhất định trong nền kinh tế và tài chính thế giới. Trong Hội nghị Bộ trưởng
Thương mại của các nước thành viên WTO vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2009,
nhiều nước đã kêu gọi cần kết thúc vòng Doha trong năm 2010. Nhưng khả năng này phụ
thuộc rất lớn vào động thái của Mỹ. Do đó, liệu Mỹ có đủ quyết tâm chính trị để giúp đạt
được một kết cục trong năm 2010 hay không là câu hỏi đang được đặt ra.
Những khó khăn trong đàm phán đa phương toàn cầu đã thúc đẩy các nước chọn
phương pháp mở rộng giao thương tương đối dễ hơn thông qua con đường ký kết các hiệp
định thương mại tự do song phương hoặc trong khu vực. Và hiện tượng này đã tăng mạnh
trong những năm gần đây, đã có hơn 200 hiệp định thương mại tự do đang có hiệu lực đã
được thông báo với WTO. Sự thông qua của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
gần đây cũng nằm trong xu hướng này.
Thông qua các vòng đàm phán đã kết thúc, các nước thành viên WTO đã đi đến nhiều
cam kết ràng buộc nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại ngày càng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên,
sự trì trệ của vòng đàm phán Doha trong hơn chín năm qua đã cho thấy những giới hạn nhất
định của việc thúc đẩy tự do hóa thương mại đa phương. Mặc dù vòng Doha được cho là để
giúp đỡ các nước đang phát triển hưởng được nhiều lợi ích hơn từ thương mại, những bất
đồng về tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn quá lớn để đi đến một thỏa hiệp thật sự vì
mục đích phát triển.
1.2. Hội nghị thượng đỉnh tài chính.
Hội nghị thượng đỉnh tài chính G20 tại Washington, ngày 15/11/2008 các nhà lãnh
đạo thế giới đã ủng hộ một kế hoạch hành động nhanh đối với cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, nhất trí về việc cần phải có các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, có các quy định về
1
thị trường tài chính tốt hơn và trao vai trò lớn hơn cho các nước đang nổi lên. Lãnh đạo các
nước tuyên bố quyết tâm phối hợp để đạt được những cải tổ cần thiết cho hệ thống tài chính
toàn cầu.
Thủ tướng Anh Gordon Brown nói, thoả thuận mà các bên đạt được mang tính lịch sử.
Tổng thống Bush thì tuyên bố, từ bây giờ, các bộ trưởng tài chính sẽ vạch ra các đề xuất cải
tổ chi tiết và sau đó báo cáo lại.
Hội nghị thượng đỉnh tài chính có sự góp mặt của các nước công nghiệp hàng đầu như
Mỹ, Nhật, Đức và các nước đang nổi lên như Trung Quốc, Ấn Độ, Argentina, Brazil và
nhiều quốc gia khác, đại diện cho 85% nền kinh tế thế giới. Với những nền kinh tế đang nổi
lên, ý nghĩa của hội nghị thượng đỉnh G20 đã rõ ràng, từ nay họ sẽ có vai trò lớn hơn trong
việc quản lý kinh tế toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường sự minh bạch của thị trường tài chính và
đảm bảo việc công bố chính xác và đầy đủ thông tin liên quan đến các Ngân hàng và các
công ty Tài chính. Bên cạnh đó các bộ trưởng tài chính cũng cần vạch ra một danh sách các
tổ chức tài chính mà sự sụp đổ của nó sẽ đe doạ hệ thống kinh tế toàn cầu, nhằm kiểm soát
tốt hơn đối với các tổ chức này.
Hội nghị thượng đỉnh tài chính G20 tại thành phố Pittsburgh (Mỹ), ngày 24/09/2009
chủ yếu xoay quanh việc có duy trì hay không các gói kích thích kinh tế. Theo các đại biểu,
trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay khi mà vẫn còn đâu đó tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro
trong quá trình hồi phục, có lẽ sẽ là an toàn nhất cho các nước khi vẫn tiếp tục hoãn thời
điểm rút lui các gói giải cứu của mình. Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ Quốc cũng lên tiếng bày tỏ
quan ngại về tài chính chính phủ. Tổ chức này cho hay, nợ chính phủ ở 20 quốc gia phát
triển có nguy cơ đạt mức 118% thu nhập quốc dân hàng năm (GDP) vào năm 2014. Và, sẽ
phải mất nhiều năm cắt giảm chi tiêu và đánh thuế cao để giảm nợ xuống mức an toàn của
IMF.
2. Những xu hướng tài chính trên thế giới.
2.1. Tự do hoá dịch vụ tài chính – tiền tệ và hoạt động đầu tư.
2.1.1. Tự do hoá dịch vụ tài chính – tiền tệ.
Đây là xu hướng được khởi xướng và thực hiện từ khi chế độ kiểm soát vốn Bretton
Woods sụp đổ, nhưng cho đến nay nó đã cuốn hút tất cả các nước như một tất yếu của hội
nhập kinh tế quốc tế. Tự do hoá dịch vụ tài chính – tiền tệ là quá trình mà các hoạt động này
vận động tuân theo quy luật khách quan của thị trường, nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử
2
hay can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính. Tự do hóa dịch vụ tài chính – tiền tệ được xem
xét chủ yếu trên những khía cạnh sau:
- Tự do hóa hoạt động dịch vụ ngoại hối: là việc giảm thiểu các hạn chế về quản lý
ngoại hối và điều hành theo tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt. Thực tế ở các nước công
nghiệp phát triển cho thấy việc tự do chuyển đổi không điều kiện, không giới hạn đã khiến
cho quá trình lưu chuyển dòng vốn ở các nước này diễn ra mạnh mẽ.
- Tự do hóa lãi suất và các loại chi phí dịch vụ tài chính: Là cho phép các ngân hàng,
các tổ chức tài chính được quyền tự do xác định các mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay
cũng như tự do ấn định các mức phí đối với hoạt định dịch vụ tài chính của mình. Sự phát
triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin đã khiến cho các thị
trường tài chính trên thế giới xích lại gần nhau hơn, các dòng vốn chu chuyển nhanh hơn,
với quy mô lớn hơn.
- Tự do hóa hoạt động dịch vụ tín dụng: Là việc các thị trường tài chính quốc gia, khu
vực và quốc tế xóa bỏ các hạn chế và ràng buộc về số lượng tín dụng được phân phối cho
các thành phần kinh tế. Tự do hóa hoạt động tín dụng sẽ giúp các Tổ chức tín dụng chủ
động trong huy động vốn, đa dạng hóa phương thức, đối tượng và thời gian cho vay. Tự do
hóa tín dụng sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng từ đó tạo điều
kiện để nền kinh tế phát triển hơn.
- Tự do hóa hoạt động dịch vụ của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính: là
việc xóa bỏ những hạn chế về phạm vi hoạt động, phạm vi kinh doanh của các tổ chức tài
chính. Sẽ không thể tiến tới xu hướng tự do hóa dịch vụ tài chính nếu thiếu điều kiện tự do
hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng. Xu hướng này giúp nâng cao và thúc đẩy mạnh mẽ
quá trình đổi mới về cơ cấu tổ chức, hình thức tổ chức, và loại hình sở hữu của các tổ chức
tài chính.
2.1.2. Tự do hoá hoạt động đầu tư.
Trong những thập niên gần đây, dòng vốn đầu tư quốc tế giữa các quốc gia và các khu
vực trên thế giới ngày càng tăng lên mạnh mẽ cả số lượng lẫn khối lượng, trung bình hằng
năm tăng lên khoản 20%. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan
trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đối với các nước đang phát triển trong đó có nước ta.
Vì vậy, tự do hóa đầu tư được xem như là biện pháp giúp khơi thông dòng chảy của dòng
vốn đầu tư trên thế giới
3
2.2. Đa cực hóa, sáp nhập và tái cơ cấu theo định hướng toàn cầu hóa các định chế tài
chính, tín dụng.
2.2.1. Quốc tế hóa, đa cực hóa các đồng tiền và thị trường tài chính, tiền tệ.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, với sự lớn mạnh của nền kinh tế Nhật, nền kinh tế
của liên minh Châu Âu và các nền kinh tế mới nổi như: Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, … thì
xu thế quốc tế hóa, đa dạng hóa các đồng tiền trên thị trường tiền tệ thế giới như là sự tất
yếu trên thị trường tài chính thế giới.
2.2.2. Sáp nhập và tái cơ cấu theo định hướng toàn cầu hóa các định chế tài chính, tín
dụng.
Xu hướng sáp nhập và tái cơ cấu theo định hướng toàn cầu hóa các định chế tài chính
và các tổ chức tài chính tín dụng lớn trên thế giới đang là một xu thế dễ nhận thấy trong thời
gian gần đây như: ngân hàng Kogyo, ngân hàng Daichi Kangyo và ngân hàng Fuji của Nhật
Bản hợp nhất vào năm 1999 với số vốn 141 ngàn tỷ yên; vào năm 2004 tập đoàn J.P
Morgan Chase & Co. đã sáp nhập với Bank One Corp; …. Việc sáp nhập và hợp nhất các
tập đoàn tài chính tín dụng sẽ giúp các tập đoàn giảm chi phí kinh doanh, tận dụng được
những lợi thế của nhau từ đó giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của mình.Việc tăng khả
năng cạnh tranh là yếu tố quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt hiện nay trên thế giới.
2.3. Chuẩn hóa và hiện đại hóa thị trường tài chính – tiền tệ.
Chuẩn hóa thị trường tài chính – tiền tệ: Trong xu hướng hội nhập quốc tế, các Tổ
chức tài chính ngày càng lệ thuộc vào nhau, gắn bó lẫn nhau nên đòi hỏi phải có một chuẩn
mực chung giúp các Tổ chức tài chính quốc tế hoạt động hiệu quà. Vì vậy, chuẩn hóa thị
trường tài chính - tiền tệ quốc tế như là xu thế tất yếu trong xu hướng hội nhập quốc tế.
Hiện đại hóa thị trường tài chính – tiền tệ: cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong khoa
học công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin đã thúc đẩy thị trường tài chính -
tiền tệ - ngân hàng phát triển vượt bậc. Những công nghệ về phần mềm tài chính, mạng
internet,… đã giúp nâng cao khả năng xử lý các số liệu tài chính giúp dòng chu chuyển vốn
trong một Tổ chức tài chính hay giữa các Tổ chức tài chính với nhau được thực hiện chính
xác, nhanh chóng từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động của các Tổ chức tài chính.
2.4. Bất ổn hóa thị trường tài chính.
Sự bất ổn của thị trường tài chính là vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trên thế giới.
Khủng hoảng kinh tế thế giới được bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ đã lan
4
rộng ra khắp thế giới, không có một quốc gia nào có thể nói mình không hề bị ảnh hưởng
bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong điều kiện hội nhập hiện nay. Khủng hoảng
kinh tế thế giới là hậu quả của tự do hóa thương mại toàn cầu, vì vậy mỗi quốc gia phải tự
tìm biện pháp phù hợp với tình hình điều kiện của quốc gia mình để giảm sự ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
3. Những tác động tích cực và tiêu cực đối với nền tài chính Việt Nam trong xu thế hội
nhập quốc tế.
3.1. Những tác động tích cực.
Tất cả các xu hướng tài chính trong hội nhập quốc tế đều vận động theo hướng bổ
sung, thúc đẩy và tác động mạnh mẽ lẫn nhau nhằm góp phần tạo dựng nên một nền kinh tế
thế giới toàn cầu thống nhất và thị trường tài chính thế giới toàn cầu lành mạnh. Các xu
hướng còn góp phần làm thay đổi các phương thức giao dịch, giảm nhiều khó khăn về địa lý,
cũng như về sự khác biệt về điều kiện kinh tế- chính trị. Dưới tác động của xu hướng này,
tất cả các thị trường tài chính quốc tế và khu vực, trong đó có Việt Nam đều có quyền trở
thành chủ thể tích cực của thị trường tài chính thế giới, bất luận thuộc trình độ phát triển nào
về kinh tế, bất luận màu da, sắc tộc và tôn giáo nào. Tham gia vào quá trình này, Việt Nam
có những cơ hội đón nhận những vận hội mới, góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa
diễn ra một cách toàn diện và sâu sắc hơn nữa .
Các xu hướng mới của thị trường tài chính thế giới đã làm thúc đẩy nhanh tốc độ, làm
thay đổi về chất lẫn lượng của nền kinh tế thế giới . Dưới tác động của các xu hướng này,
các nguồn vốn trên thế giới sẽ được phân bổ một cách hiệu quả hơn trên phạm vi quốc tế,
làm tăng cường khả năng huy động vốn trên thị trường tài chính quốc gia và quốc tế. Hệ quả
này là một trong những nguyên nhân khiến lượng vốn đầu tư đổ vào nước ta với số lượng
ngày càng nhiều và quy mô ngày càng lớn. Với tốc độ tăng lên nhanh chóng của các dòng
vốn; đặc biệt dòng vốn đầu tư quốc tế đã góp phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa cũng như phát triển các ngành công nghệ cao cần một lượng vốn lớn ở các
nước đang phát triển hiện nay.
Các xu hướng này góp phần làm thay đổi quan điểm và phương thức tư duy cũ của nền
kinh tế thế giới, của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nhà làm chính sách. Sẽ không thể có một
quốc gia nào, thị trường tài chính nào có thể tồn tại và phát triển được nếu đứng ngoài vòng
vận động khách quan của thị trường tài chính thế giới, Việt Nam cũng vậy. Các xu thế mới
này thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam hoàn thiện hệ thống tài chính và xây dựng nền
5
tài chính vững mạnh. Cụ thể trong quá trình hội nhập vào thị trường tài chính thế giới, thị
trường tài chính Việt Nam phải hoàn thiện và nâng cao hệ thống pháp luật có liên quan các
vấn đề tài chính - tiền tệ; xây dựng hệ thống kiểm soát, giám sát tài chính có hiệu quả, đồng
thời phát triển các loại hình dịch vụ tài chính như: bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, dịch vụ về
thị trường chứng khoán…
Những thay đổi về mặt tổ chức và kết cấu của thị trường tài chính và các công ty, tập
đoàn tài chính góp phần mở rộng quan hệ song phương, đa phương hợp tác giữa Việt Nam
và các quốc gia và tổ chức tài chính quốc tế, góp phần nâng cao vị thế thị trường tài chính
Việt Nam trong xu thế hội nhập vào xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới. Ngoài ra các
xu thế đã thúc đẩy sự vận động và lưu chuyển vốn ở Việt Nam nói riêng và quốc tế nói
chung một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Các dòng vốn trở thành yếu tố thiết yếu tạo đà
cho sự phát triển khoa học kỹ thuật và lực lượng sản xuất.
3.2. Tác động tiêu cực.
Mặt dù có những tác động hết sức tích cực như trên, nhưng do nhiều nguyên nhân,
trong đó có những nguyên nhân chủ quan cũng như là khách quan, bởi vậy các xu hướng
của thị trường tài chính thế giới cũng tác động tiêu cực vào nền kinh tế thế giới. Những tác
động này cụ thể như sau:
Dưới tác động của xu hướng được phân tích như t