Tiểu luận Tài trợ xuất nhập khẩu

Trong thế giới hiện đại, việc sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng là không thể không sử dụng các loại dịch vụ tài chính khác nhau. Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực và Việt Nam tham gia tổ chức thương mại Thế giới, thương mại dịch vụ trong lĩnh vực tài chính chắc chắn sẽ phát triển ở nước ta bởi dịch vụ tài chính của ngân hàng hay của các công ty tài chính quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất cũng như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, thương mại quốc tế là một hoạt động phức tạp, do các chủ thể tham gia đều thuộc các quốc gia khác nhau nên có sự khác biệt về mặt ngôn ngữ, phong tục, tập quán, luật pháp cũng như về khoảng cách địa lý, là những rào cản khiến cho hoạt đọng ngoại thương giữa các bên trở nên khó khăn hơn. Mặt khác, hoạt động xuất nhập khẩu thường được thực hiện với giá trị lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro do đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình đã được quy định trong hợp đồng. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương, nhà sản xuất hay các thương nhân không phải lúc nào cũng có đủ vốn và uy tín để hoàn thành nghĩa vụ của mình hoặc để tạo niềm tin cho phía đối tác. Từ những lý do đó, trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp luôn cần có sự tham gia của Ngân hàng thương mại, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công. Chính vì vậy, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ra đời được xem là một đòi hỏi tất yếu của thương mại quốc tế. Tài trợ xuất nhập khẩu là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về mặt tài chính hoặc uy tín hoặc cả hai một cách trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh thương mại trong một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung úng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đich sinh lợi. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. - Giới thiệu đầy đủ hơn một số nội dung của hoạt đọng tài trợ xuất nhập khẩu. - Phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. - Phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu bản chất và các quy định của pháp luật về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của thế giới nói chung cũng như của Việt Nam nói riêng. Phương pháp nghiên cứu: - Tiếp cận, thu thập thông tin, tài liệu thông qua sách tham khảo, tài liệu học tập, các trang mạng xã hội uy tín, cũng như các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. - Tham khảo ý kiến của những người đi trước có kiến thức chuyên sâu về vấn đề này. - Phân tích, đối chiếu, so sánh tìm ra đối chiếu giữa những quy phạm pháp lý và thực tiễn của việc áp dụng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Kết cấu đề tài: Trong bài này, chúng tôi muốn đề cập đến một số loại giao dịch nhằm mục đích tài trợ tài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế bao gồm: Chương 1: Thuê tài chính. Chương 2: Bao thanh toán. Chương 3: Bảo lãnh ngân hàng.

docx56 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tài trợ xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT KINH TẾ žŸ­Ÿž Tiểu luận Môn Luật Hợp đồng thương mại quốc tế TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU GVHD: Vũ Kim Hạnh Dung Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Lớp K12502 Tp Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 05 năm 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trong thế giới hiện đại, việc sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng là không thể không sử dụng các loại dịch vụ tài chính khác nhau. Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực và Việt Nam tham gia tổ chức thương mại Thế giới, thương mại dịch vụ trong lĩnh vực tài chính chắc chắn sẽ phát triển ở nước ta bởi dịch vụ tài chính của ngân hàng hay của các công ty tài chính quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất cũng như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, thương mại quốc tế là một hoạt động phức tạp, do các chủ thể tham gia đều thuộc các quốc gia khác nhau nên có sự khác biệt về mặt ngôn ngữ, phong tục, tập quán, luật pháp cũng như về khoảng cách địa lý, là những rào cản khiến cho hoạt đọng ngoại thương giữa các bên trở nên khó khăn hơn. Mặt khác, hoạt động xuất nhập khẩu thường được thực hiện với giá trị lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro do đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình đã được quy định trong hợp đồng. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương, nhà sản xuất hay các thương nhân không phải lúc nào cũng có đủ vốn và uy tín để hoàn thành nghĩa vụ của mình hoặc để tạo niềm tin cho phía đối tác. Từ những lý do đó, trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp luôn cần có sự tham gia của Ngân hàng thương mại, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công. Chính vì vậy, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ra đời được xem là một đòi hỏi tất yếu của thương mại quốc tế. Tài trợ xuất nhập khẩu là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về mặt tài chính hoặc uy tín hoặc cả hai một cách trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh thương mại trong một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung úng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đich sinh lợi. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. - Giới thiệu đầy đủ hơn một số nội dung của hoạt đọng tài trợ xuất nhập khẩu. - Phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. - Phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu bản chất và các quy định của pháp luật về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của thế giới nói chung cũng như của Việt Nam nói riêng. Phương pháp nghiên cứu: - Tiếp cận, thu thập thông tin, tài liệu thông qua sách tham khảo, tài liệu học tập, các trang mạng xã hội uy tín, cũng như các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. - Tham khảo ý kiến của những người đi trước có kiến thức chuyên sâu về vấn đề này. - Phân tích, đối chiếu, so sánh tìm ra đối chiếu giữa những quy phạm pháp lý và thực tiễn của việc áp dụng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Kết cấu đề tài: Trong bài này, chúng tôi muốn đề cập đến một số loại giao dịch nhằm mục đích tài trợ tài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế bao gồm: Chương 1: Thuê tài chính. Chương 2: Bao thanh toán. Chương 3: Bảo lãnh ngân hàng. Thuê tài chính Khái niệm Trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, ngân hàng và các công ty tài chính thường được yêu cầu cung cấp tài chính cho những hợp đồng thuê tài sản – là những công cụ sản xuất như: máy bay, tàu thủy, container, Người sử dụng những thiết bị máy móc nói trên phải có nghĩa vụ thanh toán cho người cho thuê theo định kỳ.Bởi thời hạn thuê có thể kéo dài, do đó người cho thuê có thể phải chịu những rủi ro đáng kể về mặt tài chính. Nếu chủ sở hữu sẵn sàng chịu những rủi ro về mặt tài chính đó thì họ tham gia vào quan hệ hợp đồng với tư cách là người cho thuê. Trong trường hợp này, hợp đồng được ký kết giữa người cho thuê và người thuê được coi là hợp đồng thuê tài sản thông thường. Ví dụ: hợp đồng thuê tài sản được quy định tại mục 5 Chương 2 Bộ luật Dân sự Việt Nam. Nếu chủ sở hữu không muốn chịu rủi rotaif chính thì họ sẽ ký kết hợp đồng cho thuê tài chính trong thương mại quốc tế (Hợp đồng Leasing). Hợp đồng thuê tài chính là một đặc thù của hợp đồng thuê tài sản. Hợp đồng này được áp dụng trong hoạt động thương mại của Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ XIX và từ nửa sau thế kỷ XX bắt đầu sử dụng một cách rộng rãi trong hoạt động thương mại của các nước Tây Âu, Nhật Bản và hiện nay được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, các quan hệ thuê tài chính được pháp luật điều chỉnh còn ở mức độ hết sức khiêm tốn, mặc dù vậy một số công ty đã sử dụng hợp đồng này để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Ví dụ: nhiều máy bay mà Vietnam Airlines đang sử dụng hiện nay là đối tượng của hợp đồng thuê tài chính. Vậy, hợp đồng thuê tài chính và hợp đồng thuê tài chính quốc tế là gì? Bản chất pháp lý của chúng? Trên cơ sở kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong lĩnh vực thuê tài chính và tổng kết thực hiện hoạt động thuê tài chính ở các nước Châu Âu, LEASEUROPE năm 1983 đã đưa ra định nghĩa hợp đồng thuê tài chính, theo định nghĩa này, thuê tài chính động sản được đầu tư là máy móc thiết bị của nhà máy, xí nghiệp với mục đích sử dụng chuyên nghiệp. Những tài sản này trước hết được các công ty cho thuê tài chính mua riêng để cho thuê và vẫn thuộc sở hữu của người cho thuê trong thời gian hợp đồng. Như vậy: - Người thuê tài chính tự chọn đối tượng của thuê tài chính, tự lựa chọn người bán và sau đó sử dụng đối tượng này cho các mục đích kinh doanh thương mại của mình. - Người cho thuê mua đối tượng cho thuê và là chủ sở hữu của đối tượng này trong thời gian hợp đồng thuê tài chính có hiệu lực. - Người thuê phải chịu mọi rủi ro liên quan đến đối tượng và việc sử dụng đối tượng này. - Thời gian của hợp đồng thuê tài chính phụ thuộc vào thời gian hao mòn của máy móc thiết bị. - Khi hết thời hạn của hợp đồng, người thuê có quyền hoặc trả lại tài sản thuê, hoặc gia hạn hợp đồng, hoặc mua đứt tài sản. Định nghĩa hợp đồng thuê tài chính được soạn thảo với mục đích thể chế hóa hoạt động thuê tài chính trong phạm vi EU. Sau đó, trên cơ sở phân tích so sánh thực tiễn thuê tài chính của nhiều nước và kết quả nghiên cứu của UNIDROIT và Hiệp hội Thuê tài chính quốc tế trong lĩnh vực này, Trung tâm Các nghiệp đoàn đa quốc gia thuộc LHQ (UNCTC) năm 1984 cũng đưa ra định nghĩa hợp đồng thuê tài chính. Tuy nhiên, định nghĩa này không có nhiều khác biệt so với định nghĩa của LEASEUROPE. Trong thực tiễn cũng như khoa học pháp lý thì theo hợp đồng thuê tài chính, bên cho thuê có nghĩa vụ mua tài sản của người thứ ba xác định (người bán hay người sản xuất) theo sự chỉ định của người thuê và giao tài sản này cho người thuê chiếm hữu và sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại và người thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê tài sản. Điểm 1 Điều 1 Công ước Ottawa 1988 về thuê tài chính quốc tế quy định, hợp đồng thuê tài chính quốc tế là một giao dịch theo đó một bên (bên cho thuê – là ngân hàng hay các công ty tài chính) phù hợp với những đặc điểm và điều kiện được bên kia nhất trí (người thuê) ký kết hợp đồng mua bán với bên thứ ba (người bán) và theo hợp đồng này người cho thuê mua máy móc thiết bị công nghiệp hay những thiết bị khác và như vậy tham gia vào hợp đồng cho thuê tài chính với người thuê khi giao cho người thuê quyền sử dụng máy móc và được thanh toán theo định kỳ. Hợp đồng thuê tài chính là một giao dịch đặc biệt được sử dụng trong lĩnh vực hoạt động thương mại, vì thế chủ thể của nó là những chủ thể chuyên nghiệp trong lưu thông thương mại. Trong hợp đồng thuê tài chính có các chủ thể tham gia sau: Bên cho thuê thông thường là những công ty tài chính hay là ngân hàng, nói cách khác là những tổ chức thương mại được phép huy động vốn. Bên thuê tài chính là bên nhận tài sản để tạm thời chiếm hữu và sử dụng trên cơ sở hợp đồng thuê tài chính. Người bán là người ký kết hợp đồng mua bán tài sản với bên cho thuê và sau đó giao hàng cho người sử dụng. Ở đây, người bán được biết trước rằng người sử dụng tài sản này không phải là người đã trả tiền mua nó, người sở hữu nó mà là người thuê, người này có quyền trực tiếp có những yêu cầu đối với người bán liên quan đến chất lượng hàng hóa (máy móc thiết bị) hay là nghĩa vụ bảo lãnh của người bán. Như vậy, điểm đặc biệt của hợp đồng thuê tài chính quốc tế thể hiện ở chỗ: Người thuê tài sản không nằm trong mối liên hệ hợp đồng với người bán nhưng lại có một số quyền đối với người bán. Hợp đồng thuê tài chính nội địa và hợp đồng thuê tài chính quốc tế có nội dung và các dấu hiệu giống nhau. Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là trong hợp đồng thuê tài chính quốc tế trụ sở thương mại của bên cho thuê và trụ sở thương mại của bên thuê phải nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau (Điểm 2 Điều 1 Công ước Ottawa 1988). Dưới góc độ kinh tế, bản chất của hợp đồng thuê tài chính quốc tế là hợp đồng tín dụng tài chính, có nghĩa là người thuê muốn mua sắm máy móc, thiết bị của một người bán xác định. Tuy nhiên, không có khả năng tài chính để sở hữu chúng. Vì vậy, phải yêu cầu ngân hàng hay công ty tài chính thanh toán. Theo nguyên tắc thì tài chính có thể được cung cấp cho người thuê bằng hình thức khác. Ví dụ như cho người thuê vay, tuy nhiên trong trường hợp này người cho vay (ngân hàng hay công ty tài chính) phải thực hiện một số hoạt động nhất định và những hoạt động này thường gắn liền với nhiều thủ tục phức tạp để trong trường hợp không thu hồi được tiền cho vay có thể đòi lại được quyền sở hữu đối với máy móc thiết bị được chuyển giao. Thuê tài chính cho phép thực hiện việc cho vay trên thực tế nhưng người cho thuê vẫn giữ quyền sở hữu đối với đối tượng hợp đồng thuê tài chính, có nghĩa là người cho thuê chỉ cung cấp tài chính theo hợp đồng thuê tài chính và mối quan tâm chính của họ chỉ là thu lợi nhuận từ việc cho vay tài sản. Hợp đồng thuê tài chính được sử dụng một cách rộng rãi nhờ việc nó bảo đảm cho người thuê có khả năng được sử dụng những máy móc thiết bị công nghiệp và trong tương lai có thể được quyền sở hữu đối với máy móc thiết bị này mà không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho đầu tư ban đầu. Còn người cho thuê có thể dùng khả năng tài chính của mình để đầu tư một cách có hiệu quả bằng cách mua máy móc thiết bị sau đó cho thuê và thường là cho thuê dài hạn. Người cho thuê hoàn lại vốn đầu tư của mình, bao gồm cả lãi suất bằng cách nhận tiền do bên thuê thanh toán vì đã sử dụng tài sản. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, thường thì khi hợp đồng thuê tài chính hết thời hạn, bên thuê mua lại tài sản đã thuê. Thông thường cả bên cho thuê và bên thuê đề được hưởng ưu đãi về thuế, đây cũng là một trong những vấn đề làm cho hợp đồng thuê tài chính trở nên hấp dẫn trong hoạt động thương mại quốc tế. Đặc điểm Hợp đồng thuê tài chính là một loại của hợp đồng thuê tài sản, nó được đặc trưng bởi một số dấu hiệu đặc thù. Trên cơ sở công ước quốc tế về hợp đồng thuê tài chính quốc tế, pháp luật của một số nước cũng như thực tiễn áp dụng hợp đồng thuê tài chính có thể khái quát một số dấu hiệu của hợp đồng thuê tài chính như sau: Người cho thuê phải có mục đích cung cấp tài chính (đầu tư), có nghĩa là người cho thuê ký kết hợp đồng thuê tài chính với mục đích là đầu tư vào tài sản và sau đó cho thuê tài sản này, còn tiền do người thuê thanh toán theo bản chất là một hình thức thu nhập từ việc đầu tư. Rõ ràng là người cho thuê không cần tài sản trong hình thức vật chất tự nhiên của nó mà người cho thuê mua tài sản với mục đích cho thuê để thu lời. Ở đây, quyền lợi của người cho thuê dược bảo đảm bởi tài sản cho thuê thuộc sở hữu của họ, trong trường hợp người thuê không thực hiện nghĩa vụ của mình thì người cho thuê không cần yêu cầu thiệt hại mà chỉ đơn giản là yêu cầu trả lại tài sản. Như vậy, hợp đồng thuê tài chính còn thực hiện chức năng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Sau khi ký kết hợp đồng, bên cho thuê mua tài sản do người thuê lựa chọn của người bán cũng do người thuê chỉ định và giao tài sản đó cho bên thuê. Theo công ước Ottawa 1988 về thuê tài chính quốc tế thì đây là dấu hiệu chủ yếu của hợp đồng thuê tài chính. Trong trường hợp này, bên cho thuê không chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đối tượng của hợp đồng cũng như sự lựa chọn của người bán. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, hợp đồng thuê tài chính vẫn có dấu hiệu, theo đó bên cho thuê phải mua tài sản sau khi ký kết hợp đồng và việc mua tài sản này nhằm mục đích phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng thuê tài chính. Tài sản được bên thuê thuê chỉ để sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại. Cũng chính vì mục đích này mà hợp đồng được ký kết. Đây là một trong những điểm khác biệt quan trọng của hợp đồng thuê tài chính so với hợp đồng thuê tài sản. Thật vậy, hợp đồng thuê tài chính cho phép người có ít tiền có thể sử dụng tài sản lớn gấp nhiều lần tài sản của mình. Vì vậy, nếu tài sản không được sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại, tức là sinh lời, thì người thuê không thể có khả năng trả tiền thuê. Người thuê đồng thời vừa chiếm hữu vừa sử dụng tài sản được bên cho thuê giao theo hợp đồng thuê tài chính. Nếu người thuê chỉ sử dụng tài sản không thôi thì hợp đồng không còn ý nghĩa của hợp đồng thuê tài chính. Bởi vì, người cho thuê không cần thiết phải giữ lại quyền chiếm hữu đối với tài sản cho thuê. Mục đích của bên cho thuê trong hợp đồng thuê tài chính là thu lợi nhuận thông qua việc cho thuê tài sản. Vì vậy, việc chiếm hữu tài sản đã cho thuê có thể gặp nhiều vấn đề phức tạp, bởi vì trong nhiều trường hợp bên cho thuê có thể phải chịu một số chi phí bổ sung. Bên thuê có khả năng mua lại đối tượng thuê tài chính nếu việc mua lại này được quy định trong hợp đồng. Cũng phải nói rằng, quyền mua lại tài sản thuê cũng được quy định trong mọi hợp đồng thuê tài sản (Bộ luật Dân sự Việt Nam). Tuy nhiên, để mua lại tài sản, người thuê phải trả một khoản tiền mua đặc biệt được quy định trong hợp đồng thuê tài sản hay trong thỏa thuận bổ sung cho hợp đồng. Còn trong hợp đồng thuê tài chính, tiền thuê đồng thời cũng là tiền mua lại tài sản. Tất nhiên, khả năng mua lại đối tượng của hợp đồng thuê tài chính phải được quy định trực tiếp trong hợp đồng. Vì những dấu hiệu nói trên mà một số tác giả coi hợp đồng thuê tài chính là một giao dịch song vụ, gắn liền với hợp đồng mua bán tài sản cho thuê. Bên cho thuê theo hợp đồng thuê tài chính giao việc thực hiện một phần nghĩa vụ của mình cho người bán theo hợp đồng mua bán như là một sự ủy quyền thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, người bán phải chịu trách nhiệm trước người thuê về chất lượng của tài sản cho thuê. Về phần mình, hợp đồng mua bán được coi là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba – bên thuê. Phổ biến nhất vẫn là quan điểm theo đó hợp đồng thuê tài chính là hợp đồng ba bên, trong đó có: người bán, người cho thuê, người thuê, mỗi một người có quyền và nghĩa vụ của riêng mình. Quan điểm này được nhiều người ủng hộ và tìm được sự thể hiện của mình trong Công ước Ottawa 1988 về thuê tài chính quốc tế. Tuy nhiên, cấu trúc pháp lý của định nghĩa này không đặc trưng cho pháp luật của các nước Châu Âu lục địa. Bởi vì, luật pháp của các nước này chỉ công nhận sự tồn tại nghĩa vụ của nhiều bên trong giao dịch liên doanh liên kết. Vì vậy, đúng hơn hết không nên coi hợp đồng thuê tài chính quốc tế là hợp đồng giữa nhiều bên mà là loại hợp đồng phức tạp, trong đó có cả quan hệ mua bán và quan hệ thuê tài sản. Cơ sở pháp lý Hợp đồng thuê tài chính được công nhận trong thực tiễn xét xử của những quốc gia. Ở đó pháp luật không dành riêng những quy phạm để điều chỉnh loại hợp đồng này. Ví dụ: Hoa Kỳ, Nhật, Đức, Ở một số quốc gia khác, loại hợp đồng này được pháp luật điều chỉnh một cách đặc biệt. Ví dụ: ở Liên bang Nga được quy định trong Bộ luật Dân sự và luật thuê tài chính; ở Pháp luật thuê tài chính 1966; ở Anh – Luật về thuê bán năm 1965. Văn bản pháp luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh hợp đồng thuê tài chính quốc tế là công ước Ottawa được ký kết ngày 28-5-1988. Việc thông qua Công ước này tạo nên sự quan tâm đến vấn đề hệ thống hóa việc điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực thuê tài chính ở nhiều quốc gia. Liên minh Châu Âu mong muốn các thành viên tham gia Công ước này. Những quy định của Công ước Ottawa 1988 được Ủy ban Pháp luật của LEASEUROPE sử dụng để soạn thảo hợp đồng thuê tài chính mẫu áp dụng trong hoạt động thuê tài chính trong phạm vi Châu Âu. Hiện nay, số lượng quốc gia tham gia Công ước này không nhiều. Vì vậy, các quan hệ phát sinh từ hợp đồng thuê tài chính quốc tế được điều chỉnh bằng các quy phạm của luật quốc gia. Ở Việt Nam, hợp đồng thuê tài chính được Luật Các tổ chức tín dụng điều chỉnh (Điều 61, 62, 63). Tuy nhiên, văn bản pháp luật này chỉ dừng lại ở mức độ quy định quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê mà chưa nói rõ bản chất, đặc điểm của hợp đồng thuê tài chính cũng như mối quan hệ giữa người bán và người thuê. Việc pháp luật của Việt Nam chưa điều chỉnh một cách toàn diện những quan hệ phát sinh từ hợp đồng thuê tài chính cũng như chính bản thân hợp đồng thuê tài chính sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung hợp đồng thuê tài chính Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tài chính bao gồm các điều khoản chủ yếu về quyền và và nghĩa vụ của các bên. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thuê tài chính Đối tượng của hợp đồng thuê tài chính là mọi tài sản không phải hàng tiêu dùng, gồm có: nhà máy xí nghiệp, những loại tài sản khác như: máy móc thiết bị, các phương tiện vận tải, những tài sản là động sản hay bất động sản được sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại. Thông thường đối tượng của hợp đồng thuê tài chính là động sản vì những hoạt động thương mại có tính hệ thống đại trà thường mang lại nhiều lợi nhuận. Đất đai, mặt nước thường không thể là đối tượng của hợp đồng thuê tài chính quốc tế. Như vậy có thể nói rằng mọi đối tượng hợp đồng thuê tài chính quốc tế là tài sản là người thuê có thể sử dụng cho mục đích kinh doanh thương mại. Theo nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng thuê tài chính quốc tế là động sản, bất động sản, tuy nhiên theo Công ước Ottawa 1988 không coi bất động sản là đối tượng của hoạt động này do tính đặc thù của giao dịch này trong lưu thông quốc tế. Có thể nhận thấy rằng quy định về bất động sản và động sản trong Công ước Viên 1980 và trong Công ước Ottawa 1988 có một số điểm khác nhau. Ví dụ máy bay, tàu thủy, tàu hỏa là bất động sản theo quy định Công ước Viên nhưng trong thực tiễn thương mại các loại tài sản trên được coi là đối tượng của hợp đồng thuê tài chính quốc tế. Ở Việt Nam cũng có quy định tương tự như cho thuê tài chính quốc tế, pháp luật chỉ cho phép tín dụng tổ chức cho thuê tài chính với đối tượng là động sản. Sở dĩ bất động sản không là đối tượng của hoạt động chô thuê tài chính vì quy định tại Điều 73 Luật các tổ chức tín dụng mà theo đó, tổ chức tín dụng không được phép kinh doanh bất động sản. Để giải thích cho quy định này, có ba lý do chính được đưa ra: + Một là, thị trường bất động sản hiện nay ở Việt Nam qua thất thường, không có quy luật rõ ràng và tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. + Hai là, tính thanh khoản của thị trường bất đọng sản hiện nay ở thị trường Việt Nam hiện nay là quá kém. + Ba là, bất động sản là tài sản bảo đảm thông dụng, là việc để tổ chức tín dụng kinh doanh bất động sản có thể xảy ra các rủi ro về đạo đức. Đối tượng của hợp đồng thuê tài chính quốc tế sau khi được giao cho người thuê, vẫn thuộc sở hữu của ngươi cho thuê. Dưới góc độ kế toán việc tài sản cho thuê thuộc sở hữu của người cho thuê cần phải được thể hiện trong sổ sách kế toán của người thuê. Đây là sự khác biệt cơ bản của hợp đồng thuê tài sản thông thường. Quy định này thể hiện sự cần thiết để giải quyết vấn đề ai là người chịu khấu hao đối tượng của thuê tài chính. Trong
Luận văn liên quan