Từ một cậu bé sống trong một nông trại ở vùng ngoại ô bang Oklahoma, Sam
Walton trở thành người giàu nhất nước Mỹ vào những năm 1980 và tạo ra một cuộc cách
mạng trong lĩnh vực kinh doanh ở nước này vào thời đó. Những câu chuyện về ông vua
của ngành bán lẻ thế giới vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay, làm bài học cho những
thế hệ doanh nhân trẻ.
Nhìn lại toàn bộ quá trình trưởng thành của Sam, chúng ta có thể thấy rõ tại s ao
ông có thể thành công như vậy, và theo thời gian từ một cậu bé Sam nghèo khổ trong thị
trấn nhỏ trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.
Những bài học từ thành công của Sam Walton thực sự là kinh nghiệm quý giá, là
tấm gương sáng về nghị lực, lòng đam mê của một doanh nhân thực thụ. Sam Walton hội
đủ tố chất của một nhà lãnh đạo tài ba, bởi ông luôn sống thực với cái tâm và tài của
mình. Những nguyên tắc sống và kinh doanh đã làm nên một Sam Walton được vị nể:
không chỉ là một nhà kinh doanh có đầu óc chiến lược, mà hơn hết, ông tồn tại được và
gây dựng cơ nghiệp lớn mạnh như vậy là dựa vào một trí tuệ minh mẫn, phong cách giản
dị và sự lạc quan – sức sống một nhà lãnh đạo tài ba.
17 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3497 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tấm gương nhà lãnh đạo tài ba SAM WALTON, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
TẤM GƯƠNG NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA
SAM WALTON
Học viên: Nguyễn Thị Nga
Lớp: Cao học QTKD K6.2
STT: 66
Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy
Hà Nội, tháng 7 năm 2010
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 2
TẤM GƯƠNG NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA SAM WALTON .......................................... 3
Chương I: Sam Walton – ông vua ngành bán lẻ thế giới ....................................................... 3
1. Đôi nét về cuộc đời Sam Walton....................................................................................... 3
2. Wal-Mart – Niềm tự hào của Sam Walton........................................................................ 5
Chương II: Tố chất và phong cách lãnh đạo trong con người Sam Walton ........................ 6
1. Tính cách nổi bật .................................................................................................................. 6
2. Biết nắm bắt cơ hội .............................................................................................................. 7
3. Luôn tranh đấu và không bao giờ nói không thể.............................................................. 8
4. Sáng tạo không ngừng và có óc khôi hài........................................................................... 9
Chương III: Bài học từ thành công của Sam Walton ........................................................... 10
1. Mười nguyên tắc thành công của Sam Walton............................................................... 10
2. Bài học thành công từ Sam Walton ................................................................................. 12
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 16
2
LỜI MỞ ĐẦU
Từ một cậu bé sống trong một nông trại ở vùng ngoại ô bang Oklahoma, Sam
Walton trở thành người giàu nhất nước Mỹ vào những năm 1980 và tạo ra một cuộc cách
mạng trong lĩnh vực kinh doanh ở nước này vào thời đó. Những câu chuyện về ông vua
của ngành bán lẻ thế giới vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay, làm bài học cho những
thế hệ doanh nhân trẻ.
Nhìn lại toàn bộ quá trình trưởng thành của Sam, chúng ta có thể thấy rõ tại sao
ông có thể thành công như vậy, và theo thời gian từ một cậu bé Sam nghèo khổ trong thị
trấn nhỏ trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.
Những bài học từ thành công của Sam Walton thực sự là kinh nghiệm quý giá, là
tấm gương sáng về nghị lực, lòng đam mê của một doanh nhân thực thụ. Sam Walton hội
đủ tố chất của một nhà lãnh đạo tài ba, bởi ông luôn sống thực với cái tâm và tài của
mình. Những nguyên tắc sống và kinh doanh đã làm nên một Sam Walton được vị nể:
không chỉ là một nhà kinh doanh có đầu óc chiến lược, mà hơn hết, ông tồn tại được và
gây dựng cơ nghiệp lớn mạnh như vậy là dựa vào một trí tuệ minh mẫn, phong cách giản
dị và sự lạc quan – sức sống một nhà lãnh đạo tài ba.
3
TẤM GƯƠNG NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA SAM WALTON
Chương I: Sam Walton – ông vua ngành bán lẻ thế giới
1. Đôi nét về cuộc đời Sam Walton
Sam Walton sinh năm 1918 tại Kingfisher, Oklahoma trong một gia đình nông dân.
Nhận thấy nghề nông không thể đáp ứng được nhu cầu sinh sống của gia đình nên năm
1923, Thomas Gibson, cha của Walton quyết định chuyển nhà đến Misouri và mở cửa
hàng buôn bán.
Ngay từ nhỏ, Sam Walton đã sớm chứng tỏ khả năng tài giỏi hơn người. Năm lớp 8
tại Shelbina, ông là ứng cử viên nhỏ tuổi nhất đoạt giải Eagle Scout trong lịch sử Mỹ.
Không chỉ xuất sắc ở môn học vật lý, Sam Walton còn thể hiện được tài năng và
bản lĩnh của mình ở việc chơi bóng rổ, bóng đá… Năm 1935, ông đoạt giải quán quân ở
trường Columbia’s Hickman. Sam Walton luôn đạt điểm xuất sắc trong tất cả các môn
học. Ông được phong danh hiệu “anh hùng” trong giới học sinh.
Lớn lên trong suốt cuộc khủng hoảng những năm 1930 - 1950, Walton có một tuổi
thơ rất cơ cực. Ông phải làm đủ mọi việc để phụ giúp gia đình thoát cơn “bĩ cực”: vắt sữa
bò, đóng chai và phân phối đến tận tay khách hàng từng chai sữa; sau đó ông đi phát
báo… Cho đến khi tốt nghiệp, ông được chọn là “chàng trai năng nổ - hoạt bát nhất”.
Tốt nghiệp phổ thông, Walton thi vào khoa Kinh tế, Đại học Missouri. Trong suốt
thời sinh viên, ông cũng phải đi làm thêm đủ việc, kể cả việc lau dọn bàn ăn. Tốt nghiệp
đại học, ông được giới sinh viên phong tặng danh hiệu “Thủ lĩnh”.
Tốt nghiệp đại học, Walton gia nhập Tập đoàn JC Penney như một thực tập sinh
quản lý với mức lương 75 Đô-la/tháng.
Năm 1942, Walton xin nghỉ ở JC Penney và về làm cho Dulont - một Tập đoàn
chuyên cung ứng đạn dược gần Tulsa, Oklahoma. Tại đây, ông đã gặp người vợ tương lai
của mình, bà Helen Robson. Helen Robson từng là một sinh viên ưu tú, tốt nghiệp khoa
Thương mại, Đại học Oklahoma ở Norman. Bà và Sam Walton kết hôn vào tháng 2-
4
1943. Không bao lâu sau, Walton gia nhập quân đội Mỹ, làm chức vụ bảo trì động cơ
máy bay.
Năm 1945, Walton giải ngũ. Được người cha dượng cho mượn 20.000 Đô-la, cộng
với 5.000 Đô-la tiền dành dụm được khi còn trong quân ngũ, Walton mở một cửa hàng
buôn bán hàng hóa ở Newport, Arkansas. Ông là người có rất nhiều ý tưởng mới lạ,
không xáo mòn, rập khuôn. Với phương châm bán hàng giá rẻ, cửa hàng của ông tuy mở
ra sau những cửa hàng khác nhưng lại bán chạy nhất, đặc biệt là trong mùa Giáng sinh.
Ông luôn học hỏi cách làm của các cửa hàng khác, nhưng không học một cách rập khuôn
mà luôn vạch rõ cái hay, cái dở của họ rồi rút ra cho mình liệu pháp tối ưu nhất trong
cách thức tổ chức và quản lý cửa hàng. Chính điều này đã góp phần quan trọng cho thành
công của Walton.
Việc buôn bán của Walton đang trên đà phát triển tốt thì mặt bằng cửa hàng bị chủ
nhân của nó lấy lại. Walton buộc phải bán lại cửa hàng với giá 50.000 Đô-la. Ông đến
Bentowville, Arkansas và bắt đầu lại từ đầu. Ông mở một cửa hàng mới với tên gọi
“Walton 5 & 10”.
Năm 1954, Walton được bầu làm Chủ tịch Câu lạc bộ Rotary và Chủ tịch Quốc hội.
Ông cũng được chọn vào Hội đồng Nhân dân thành phố. Từ vị trí này, Walton đã làm
được rất nhiều việc cho cộng đồng: khám chữa bệnh miễn phí, tài trợ các chương trình
thể thao…
Cũng trong thời gian này, Walton cùng người anh rể của mình mở nhiều cửa hàng ở
Kansas, trong đó có một trung tâm mua sắm ở Ruskin Heights , Kansas. Sam Walton
quyết định tập trung mọi nguồn lực vào ngành kinh doanh bán lẻ này. Ông mở rộng các
trung tâm mua sắm, các cửa hàng dưới tên gọi “Đại gia đình Walton”.
Walton luôn tạo cơ hội thăng tiến cho những giám đốc, những chủ cửa hàng dưới
ông, cho họ góp vốn cổ đông để họ trở thành những ông chủ và có trách nhiệm hơn với
sự sống còn của cửa hàng mình.
5
Năm 1962, Walton cùng người anh trai của mình đã làm chủ 16 cửa hàng các loại,
kể cả trung tâm mua sắm ở Arkansas, Missouri và Kansas.
2. Wal-Mart – Niềm tự hào của Sam Walton
Năm 1962, siêu thị Wal-Mart đầu tiên được thành lập ở Arkansas với diện tích
18.000m2. Để mở siêu thị này, hai vợ chồng Walton đã phải bán hết mọi thứ, kể cả ngôi
nhà họ đang ở để có tiền đầu tư. Đến năm 1970, Wal-Mart đã có đến 18 chi nhánh, đem
về 44 triệu Đô-la tiền lợi nhuận cho ông chủ của nó. Wal-Mart nhanh chóng trở thành
“hiện tượng” của những năm 70 với các trung tâm phân phối tự động hóa, điện toán hóa
cao. Năm 1980, Wal-Mart mở rộng quy mô lên 276 siêu thị, cửa hàng với số lợi nhuận
thu về là 1,2 tỷ Đô-la.
Hiện nay, Wal-Mart có hơn 700.000 nhân viên với hơn 3.000 siêu thị, cửa hàng tại
50 quốc gia trên thế giới. Doanh thu của nó lên đến 104 tỷ Đô-la. Với bản lĩnh khiêm tốn,
siêng năng cần mẫn, Sam Walton đã đưa Tập đoàn Wal-Mart lên vị trí nhà phân phối bán
lẻ quy mô nhất, phát triển nhanh nhất và có lợi nhuận cao nhất thế giới.
Trung bình mỗi tuần, có khoảng 50.000.000 lượt khách mua sắm ở các Wal-Mart
trên khắp thế giới. “Mỗi cửa hàng, siêu thị Wal-Mart là kết quả phản ánh thị hiếu khách
hàng. Đây là nơi đáp ứng nhu cầu của cộng đồng trong mọi sinh hoạt. Wal-Mart đang cố
gắng trở thành ngôi nhà thân thiết của mọi gia đình. Nếu bạn tin vào những ước mơ của
mình, không gì có thể ngăn cản bạn biến những ước mơ thành hiện thực” - Walton phát
biểu.
Sam Walton được tôn vinh là nhà phân phối bán lẻ đầu tiên gây nhiều ảnh hưởng
tích cực đến người tiêu dùng của năm 1992. Ông từng được Tổng thống Mỹ George Bush
trao tặng bằng khen Tự do.
Sam Walton mất năm 1992, khi đó ông là tỷ phú thứ hai của thế giới, sau Bill Gates.
Tập đoàn Wal-Mart hùng mạnh được vợ và các con của ông tiếp tục lèo lái đến bến bờ
vinh quang. Còn cái tên Sam Walton trở thành một huyền thoại sống trong lòng người
dân nước Mỹ.
6
Chương II: Tố chất và phong cách lãnh đạo trong con người Sam Walton
1. Tính cách nổi bật
Sam Walton là người biết nắm bắt cơ hội. Ông là người luôn tranh đấu và không
bao giờ nói không thể. Ông có lối sống tằn tiện và chăm chỉ. Ông là mẫu người luôn cần
mẫn và biết làm cháy lên những hoài bão để đi đến thành công. Điều này có thể giúp
chúng ta giải thích tại sao ông có thể thành công từ việc kinh doanh với hai bàn tay trắng.
Lối sống tằn tiện và chăm chỉ: Triết lý 1 Đô-la
Vào khoảng đầu năm 1992, thời điểm Sam Walton còn điều hành Wal-Mart trước
khi qua đời, doanh thu của Wal-Mart đã lên tới 1 tỉ Đô-la/tuần. Như vậy, một phút Sam
có trong tay khoảng 100.000 Đô-la. Với số tiền thu về như vậy, giả sử có bắt gặp tờ 100
Đô-la đánh rơi trên đường, Sam có mất thời gian cúi xuống nhặt lên hay không? Chắc
chắn là có!
Đây là một câu chuyện thực mà Stephen Pumphrey - thợ chụp ảnh - kể lại: “Tôi nhớ
mãi cảnh một lần khi đang chuẩn bị chụp ảnh Sam Walton đứng trên đường băng tại một
sân bay nhỏ ở bang Missouri. Ông ấy đang nhìn đường băng và tôi làm như vô tình đánh
rơi đồng 5 xu, rồi quay sang đánh cá với trợ lý của tôi “hãy xem liệu ông ta có nhặt nó lên
không?”. Máy bay đang cất cánh và hạ cánh, còn Sam vội bước tới, chuẩn bị tư thế như
để chụp một bức ảnh khác. Ông nói: “Anh muốn tôi đứng phía nào trên đồng 5 xu đó?”.
Khi kiếm được nhiều tiền, rất nhiều người biến cuộc sống của họ thành xa hoa. Còn
Sam sống kín đáo và tiết kiệm đến mức khi tạp chí Forbes bầu ông là người giàu nhất
nước Mỹ vào năm 1985, các tờ báo và truyền hình khắp nước mới bắt đầu đặt câu hỏi:
“Đó là ai?”, “Ông ta sống ở đâu?”...
Tất cả tờ báo khắp nước Mỹ lúc đó đều đăng tải hình ảnh chụp lén người giàu nhất
nước Mỹ ngồi cắt tóc tại một cửa hiệu nhỏ nhoi, trông có vẻ tồi tàn tại quảng trường
thành phố. Đây là một tiệm cắt tóc quen thuộc của ông vì nó cắt đẹp và giá cả phải chăng.
Nhìn tấm ảnh đăng trên báo, ông ngửa mặt kêu trời: “Tại sao tin tôi cắt tóc lại là tin
nóng? Vậy tôi phải cắt tóc ở đâu đây ngoài tiệm cắt tóc?”.
7
Có lẽ lý do quan trọng nhất khiến tính cách này của Sam cũng như những người
trong gia đình bắt nguồn từ chính cuộc sống đầy khó khăn lúc nhỏ. Tuổi thơ của Sam rơi
vào giai đoạn đại khủng hoảng của nước Mỹ, gia đình Sam cũng như nhiều gia đình khác
đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Cha của Sam - ông Thomas Gibson Walton - bị thất nghiệp
trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, ông phải vào làm việc tại công ty của anh trai
- công ty cầm cố Walton. Vào thời kỳ 1929-1931, ông phải lấy lại hàng trăm trang trại từ
những người chủ sở hữu lâu đời nhưng vì khó khăn phải đem cầm cố.
Có mặt cùng cha trong những chuyến đi khó khăn này, Sam đã chứng kiến một hình
ảnh đầy đau đớn: những giọt nước mắt của người từng là chủ một nông trang nay không
còn “mảnh đất cắm dùi”. Ấn tượng này in đậm mãi mãi vào tâm trí của cậu bé Sam và
nung nấu cho Sam quyết tâm không bao giờ phải đối mặt với tình cảnh này trong cuộc
đời.
Đối với Sam, bài học để đánh giá giá trị 1 đồng Đô-la luôn ám ảnh trong cả đời
kiếm tiền của ông. Ông nói: “Chỉ khi biết đánh giá đúng giá trị của 1 đồng Đô-la, lúc
ấy mới có thể thu về những đồng Đô-la khác”.
Đúng như thế, 1 đồng Đô-la chi phí tiết kiệm được của 1 người làm v iệc tại Wal-
Mart là 1 đồng Đô-la làm lợi cho khách hàng. Chính nhờ khả năng giảm chi phí không
ngừng mà Wal-Mart luôn dẫn đầu trong ngành bán lẻ giảm giá và cung ứng cho khách
hàng các sản phẩm chất lượng tốt với mức giá thấp hơn tới mức có thể (Always low
price), đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Đó chính là cách ”Tiết kiệm tiền bạc cho khách
hàng” .
2. Biết nắm bắt cơ hội
Năm 1962, Sam Walton chỉ là một công nhân làm thuê cho tiệm giặt là tại thị trấn
Banton bang Florida nước Mỹ. Tại đây, anh thanh niên 28 tuổi Sam Walton có nhiệm vụ
hàng ngày cùng 3 nhân viên khác đem những món đồ đã được là ủi sạch sẽ trao tận tay
cho khách hàng. Khi đó thống trị hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Florida và các bang lân cận
là hai tập đoàn bán lẻ khổng lồ Kmart và Sears. Sam Walton sau nhiều lần đi giao hàng,
trực tiếp "va chạm" với đủ các loại khách hàng, anh phát hiện ra sở đoản của hai tập đoàn
8
trên là: các cửa hàng bán lẻ của Kmart và Sears không hề xuất hiện ở các thị trấn nhỏ bé
hẻo lánh như thị trấn Baton quê mình.
Với phản xạ kinh doanh nhậy bén, Sam Walton lập tức quyết định mạo hiểm dốc
toàn bộ số tiền 150 Đô-la thuê 8 công nhân và thành lập một cửa hàng bán lẻ lấy tên là
WalMart ngay tại thị trấn Banton quê ông. Sam Walton đã chinh phục thu hút số lượng
lớn khách hàng trong thị trấn bằng tác phong phục vụ nhiệt tình chu đáo, chất lượng hàng
bảo đảm, giá cả phải chăng. Cho tới năm 1965, Walmart đã trở thành một trong những
cửa hàng bán lẻ thu hút nhiều khách hàng tại thị trấn Banton. Từ đó, ông bắt đầu áp dụng
một chiến lược khôn ngoan cho con đường đi của mình: “Chiếm lĩnh toàn bộ thị trường
bằng cách trải rộng, sau đó tìm cách lấp đầy”. Tấn công vào những khu dân cư nhỏ bé, ít
người, chẳng có “đại gia bán lẻ” nào thèm quan tâm đến. Ở bất cứ nơi đâu, Wal-Mart đều
tiến những bước chậm rãi và chắc chắn, dần thiết lập một vành đai gồm các cửa hàng bao
quanh thành phố, chờ đợi cho đến khi thành phố phát triển đến tận nơi.
Ngoài ra, Sam Walton còn nhạy bén trong việc nắm bắt những công nghệ mới.
Walton là một trong những người đi tiên phong của thời đại thông tin. Ông là người đầu
tiên đầu tư xây dựng một trung tâm công nghệ lớn để ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý kho bãi và chuỗi các cửa hàng, đảm bảo việc xuất nhập kho và giao hàng được
nhanh chóng, tiện lợi, khoa học, tiết kiệm diện tích, tiết kiệm thời gian nhất. Chính nhờ
áp dụng công nghệ thông tin mà hệ thống Wal-Mart có thể phát triển nhanh và rộng đến
chóng mặt mà vẫn hiệu quả. “Anh không thể cứ làm hoài một cách cũ, bởi tất cả mọi thứ
xung quanh luôn luôn thay đổi. Để thành công, anh phải là người đi đầu trong những thay
đổi đó”, Walton nói. Hẳn bất cứ ai ngồi thống kê lại chặng đường phát triển của Wal-
Mart đều cảm thấy giật mình bởi tốc độ tiến xa quá nhanh của nó.
3. Luôn tranh đấu và không bao giờ nói không thể
Sam Walton nói: “Nếu phải chọn ra một đặc điểm nào đó tạo ra sự khác biệt của tôi
đối với người khác, đó chính là sự đam mê cạnh tranh. Nó giữ cho tôi luôn bận rộn, luôn
mong chờ những chuyến thăm các cửa hàng sắp mở, cửa hàng kế tiếp hay những hàng
9
hóa sắp đến… Và tôi không hiểu điều gì sẽ xảy ra với Wal-Mart nếu chúng tôi làm chậm
lại và không khuấy động sự cạnh tranh với nhiều công ty khác”.
Cuộc đời Sam Walton giống như cuộc đời của một võ sĩ quyền anh. Muốn trở thành
người vô địch, võ sĩ quyền anh phải liên tục thách đấu với những người giỏi và nổi tiếng
hơn mình. Chỉ khi thắng trận, họ mới giành được chiếc đai vô địch và đăng quang, thay
thế vị trí đứng đầu của kẻ vừa bị đánh bại. Sam Walton cũng như thế. Ông liên tục thách
đấu với các hãng khác, có thể lớn hơn Wal-Mart, để công ty mình có điều kiện phát triển
cao hơn. Không những thế, ông còn thách đấu với cả những tư duy kinh doanh cũ kỹ, lạc
hậu tồn tại bao đời, cũng như thách đấu với chính bản thân để tìm ra lối đi đúng đắn nhất
cho Wal-Mart.
Sau hàng loạt nỗ lực không mệt mỏi, mở được hàng loạt cửa hàng trong những thị
trấn ít dân tại nước Mỹ mới là lúc Wal-Mart phải bắt đầu cuộc cạnh tranh lớn nhất đời.
Những công ty bán lẻ bằng cách chiết khấu khác như Target, Woolco, Woolworth,
Kmart… đã bắt đầu chú ý đến Wal-Mart và tìm mọi cách ngăn chặn sự bành trướng của
nó. Sam Walton chỉ còn một con đường: thách đấu. Và ông đã thành công.
4. Sáng tạo không ngừng và có óc khôi hài
Thư ký của Sam Walton cho biết, ngày nào ông cũng nảy ra những ý tưởng mới. Và
mỗi khi nghĩ ra ý tưởng mới nào, ông nỗ lực không mệt mỏi cho việc thuyết phục các
cộng sự ứng dụng ngay nó vào thực tế. Walton là người đầu tiên đưa ra sáng kiến "Hãy
tiết kiệm tối đa tiền bạc cho khách hàng", ông cũng là người đề xướng hoạt động "giảm
giá hàng ngày" được thực hiện trong các ngày lễ lớn ở Mỹ và châu Âu. Do đó, số lượng
khách hàng đến mua ở WalMart ngày càng lớn vì họ không chỉ được ưu đãi về giá cả mà
hơn thế họ còn được tự tin, thoải mái như ở nhà.
“Đừng nên tỏ ra quá nghiêm trọng. Nên thoải mái một chút và mọi người xung
quanh anh cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng. Tôi luôn thấy tự hào khi phá vỡ những nguyên
tắc của người khác và tôi cũng luôn ủng hộ những người muốn thay đổi các nguyên tắc
của tôi”, Walton nói. Với quan niệm này, Walton đã làm cho các nhân viên của mình cảm
thấy thoải mái, vui vẻ khi đi làm mỗi ngày.
10
Chương III: Bài học từ thành công của Sam Walton
1. Mười nguyên tắc thành công của Sam Walton
- Nguyên tắc 1: Trung thành với mục tiêu kinh doanh của bạn. Hãy là người có
niềm tin lớn nhất vào mục tiêu này. Tôi nghĩ tôi có thể khắc phục tất cả những khiếm
khuyết của mình bằng niềm đam mê mãnh liệt với công việc.Tôi không biết niềm đam
mê ấy là thiên bẩm hay bạn có thể học nó. Nhưng tôi biết chắc bạn cần nó. Nếu bạn yêu
thích công việc của mình, bạn sẽ có mặt ở công ty mỗi ngày và cố gắng hết sức để làm
việc. Khi đó, niềm đam mê ấy sẽ nhanh chóng lan truyền sang mọi người xung quanh
bạn, giống như một loại virus.
- Nguyên tắc 2: Hãy sẻ chia lợi nhuận của bạn với tất cả đồng sự. Hãy xem họ như
là đối tác trước, rồi họ cũng sẽ xem bạn như vậy. Khi đó, tất cả mọi người sẽ cùng nhau
làm việc với hiệu quả vượt quá sự mong đợi của bạn. Hãy giữ nguyên mô hình tổ chức
của công ty và duy trì sự kiểm soát nếu bạn thích. Tuy nhiên, hãy cư xử như là một
"người lãnh đạo phục vụ" (servant leader) trong mối quan hệ đối tác. Hãy khuyến khích
các đồng sự của bạn nắm cổ phần trong công ty bằng cách bán cổ phiếu với giá ưu đãi và
trợ cấp cho họ cổ phiếu khi họ nghỉ hưu. Đó là điều tuyệt vời nhất chúng tôi từng làm.
- Nguyên tắc 3: Hãy luôn động viên nhân viên của bạn. Chỉ có tiền bạc và quyền sở
hữu thôi thì không đủ. Mỗi ngày, bạn nên cố gắng nghĩ ra những cách mới và thú vị hơn
để động viên và thử thách nhân viên. Hãy tạo ra những mục tiêu hấp dẫn, khuyến khích
sự cạnh tranh và… tính điểm, đồng thời chuẩn bị sẵn những khoản thưởng lớn. Nếu công
việc của các nhà quản lý bắt đầu trở nên nhàm chán, hãy cho phép họ hoán đổi công việc
với nhau để tiếp tục được thử thách. Hãy “bắt” mọi người phải đoán xem sắp tới bạn sẽ
có “trò” gì nữa. Đừng để họ đoán được quá dễ dàng!
- Nguyên tắc 4: Hãy chia sẻ mọi điều bạn có thể với cộng sự. Với nhiều thông tin,
họ sẽ hiểu nhiều hơn và chú tâm vào công việc hơn. Một khi họ đã chú tâm, không có gì
có thể ngăn cản họ được. Nếu bạn không tin tưởng các đồng sự đủ để cho biết tình hình,
họ sẽ biết ngay bạn không thật sự xem họ là cộng sự. Thông tin là sức mạnh, và việc giao
11
quyền cho đồng sự sẽ có lợi trong việc xử lý rủi ro nếu không may những thông tin đó lọt
vào tay đối thủ cạnh tranh của bạn.
- Nguyên tắc 5: Hãy trân trọng mọi đóng góp của đồng sự. Trong một