Tiểu luận Tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng và khả năng hoàn trả nợ nước ngoài tránh nguy cơ khủng hoảng nợ

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đang chồng chất lên vai các quốc gia gánh nặng nợ nần do họ phải đi vay để chi tiêu và giải cứu nền kinh tế. Hy Lạp đã chìm ngập trong khủng hoảng nợ, kéo theo nhiều nước trong khu vực đồng tiền chung Euro cũng có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ. Mức độ nợ của Việt Nam nếu tính trên GDP thì đang được đánh giá là vẫn ở mức an toàn. Tuy nhiên tấm gương khủng hoảng nợ của Argentina vẫn còn rất rõ ràng, mặc dù tỷ lệ nợ/GDP của Argentina còn thấp hơn so với ngưỡng an toàn nhưng do quản lý và sử dụng kém hiệu quả nên vẫn rơi vào khủng hoảng nợ. Vì thế, vấn đề cấp thiết đặt ra cho Việt Nam hiện nay là phải thực hiện quyết liệt việc nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài để tránh nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ. Chính vì thế nhóm 9 đã tìm hiểu đề tài: “Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài tránh nguy cơ khủng hoảng nợ”. Nội dung chính bao gồm 3 phần:  Phần 1: Tổng quan về nợ nước ngoài  Phần 2: Thực trạng quản lý và sử dụng nợ nước ngoài của Việt Nam  Phần 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nợ nước ngoài của Việt Nam. Mặc dù nhóm đã rất cố gắng tìm hiểu để thực hiện đề tài một cách tốt nhất, song vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của cô để có thể hoàn thiện thêm đề tài này

pdf36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng và khả năng hoàn trả nợ nước ngoài tránh nguy cơ khủng hoảng nợ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC    TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài: TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHẢ NĂNG HOÀN TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI TRÁNH NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG NỢ Thực hiện : Nhóm 9 – TCNH – CH21E Trần Diệu Hương Nguyễn Thị Huyền Trịnh Bá Thùy Tạ Thanh Tú Nguyễn Thị Trang HÀ NỘI, THÁNG 01- 2013 LỜI MỞ ĐẦU Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đang chồng chất lên vai các quốc gia gánh nặng nợ nần do họ phải đi vay để chi tiêu và giải cứu nền kinh tế. Hy Lạp đã chìm ngập trong khủng hoảng nợ, kéo theo nhiều nước trong khu vực đồng tiền chung Euro cũng có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ. Mức độ nợ của Việt Nam nếu tính trên GDP thì đang được đánh giá là vẫn ở mức an toàn. Tuy nhiên tấm gương khủng hoảng nợ của Argentina vẫn còn rất rõ ràng, mặc dù tỷ lệ nợ/GDP của Argentina còn thấp hơn so với ngưỡng an toàn nhưng do quản lý và sử dụng kém hiệu quả nên vẫn rơi vào khủng hoảng nợ. Vì thế, vấn đề cấp thiết đặt ra cho Việt Nam hiện nay là phải thực hiện quyết liệt việc nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài để tránh nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ. Chính vì thế nhóm 9 đã tìm hiểu đề tài: “Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài tránh nguy cơ khủng hoảng nợ”. Nội dung chính bao gồm 3 phần:  Phần 1: Tổng quan về nợ nước ngoài  Phần 2: Thực trạng quản lý và sử dụng nợ nước ngoài của Việt Nam  Phần 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nợ nước ngoài của Việt Nam. Mặc dù nhóm đã rất cố gắng tìm hiểu để thực hiện đề tài một cách tốt nhất, song vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của cô để có thể hoàn thiện thêm đề tài này. Nhóm em xin chân thành cảm ơn cô! PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm về nợ nước ngoài Theo khái niệm thông thường: nợ nước ngoài là tổng số tiền mà 1quốc gia có trách nhiệm và bị ràng buộc phải thanh toán cho các chủ thể có quyền sở hữu chính thức đối với khoản tiền đó. Đối với Việt Nam, Nợ nước ngoài là các khoản vay ngắn hạn, trung han hoặc dài hạn (có hoặc ko phải trả lãi) do Nhà nước VN, Chính phủ VN, hoặc DN là pháp nhân VN, kể cả DN có vốn ĐTNN vay của tổ chức quốc tế, của CP, của ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (bên cho vay nước ngoài). Theo Khoản 8 Điều 2 Quy chế vay và trả nợ nước ngoài (Ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ) thì: “Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân”. Nợ nước ngoài của khu vực công: bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài (nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước trực tiếp vay nước ngoài. Nợ nước ngoài của Chính phủ: là số dư mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ. Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân: là nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc khu vực tư nhân. Nghĩa vụ nợ dự phòng: là các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, hiện tại chưa phát sinh nhưng có thể phát sinh khi xảy ra một trong các điều kiện đã được xác định trước (ví dụ: khi người được bảo lãnh không trả được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nợ, bị phá sản ). Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình). Trong cuốn Thống kê nợ nước ngoài: Hướng dẫn tập hợp và sử dụng do nhóm công tác liên ngành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì khái niệm nợ nước ngoài được hiểu như sau: “Tổng nợ nước ngoài tại bất kỳ thời điểm nào là số dư nợ của các công nợ thường xuyên thực tế, không phải công nợ bất thường, đòi hỏi bên nợ phải thanh toán gốc và/hoặc lãi tại một (số) thời điểm trong tương lai, do đối tương cư trú tại một nền kinh tế nợ đối tượng không cư trú”. Theo khái niệm này, khái niệm nợ nước ngoài không tách rời khái niệm đối tượng cư trú. Như vậy xét về bản chất không có sự khác biệt đáng kể trong định nghĩa nợ nước ngoài của quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên định nghĩa về nợ nước ngoài của quốc tế rõ ràng hơn. 1.2 Phân loại nợ nước ngoài Việc phân loại nợ nước ngoài có một vai trò quan trọng trong việc công tác theo dõi, đánh giá và quản lý nợ có hiệu quả.  Phân loại theo chủ thể đi vay: nợ công và nợ tư nhân được Chính phủ bảo lãnh, nợ tư nhân. - Nợ công và nợ tư nhân được Chính phủ bảo lãnh Nợ công được định nghĩa là các nghĩa vụ nợ của các khu vực công và bao gồm nợ của khu vực công cùng với nợ của khu vực tư nhân được khu vực công bảo lãnh. Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xác định là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được bảo lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng một nền kinh tế với bên nợ đó. - Nợ tư nhân Loại nợ này bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vực công của nền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng. Về bản chất đây là các khoản nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả.  Phân loại theo thời hạn vay: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. - Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời gian đáo hạn từ một năm trở xuống. Vì thời gian đáo hạn ngắn, khối lượng thường không đáng kể, nợ ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn. Tuy nhiên nếu nợ ngắn hạn không trả được sẽ gây mất ổn định cho hệ thống ngân hàng. Đặc biệt khi tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ có xu hướng tăng phải hết sức thận trọng vì luồng vốn rút ra đột ngột có thể gây bất ổn cho nền tài chính quốc gia. - Nợ dài hạn Nợ dài hạn là những công nợ có thời gian đáo hạn gốc theo hợp đồng hoặc đã gia hạn kéo dài trên một năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đến hạn khoản thanh toán cuối cùng. Nợ dài hạn là loại nợ được quan tâm quản lý nhiều hơn do khả năng tác động lớn đến nền tài chính quốc gia.  Phân loại theo loại hình vay: vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại - Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chínhphủ) hoặc đa phương (từ các tổ chức quốc tế cho Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không phát triển chính thức đôi khi kèm theo những điều kiện ràng buộc khiến cái giá phải trả tăng lên đáng kể. - Vay thương mại: Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi cả về lãi suất và thời gian ân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường. Chính vì vậy, vay thương mại thường có giá khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro. Việc vay thương mại của Chính phủ phải được cân nhắc hết sức thận trọng và chi quyết định vay khi không còn cách nào khác.  Phân loại nợ theo chủ thể cho vay: Nợ đa phương và nợ song phương. Nợ đa phương đến chủ yếu từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trong khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên chính phủ. Trong khi đó, nợ song phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc tổ chức OECD và các nước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật. 1.3 Vai trò của nợ nước ngoài 1.3.1 Đối với kinh tế - xã hội trong nước  Tác động tích cực - Vay nợ nước ngoài tạo ra nguồn vốn bổ sung cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đối với các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa và thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo thì việc vay nợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu đó. - Góp phần hỗ trợ các nước vay nợ tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các nhà tài trợ nước ngoài. Do trình độ phát triển kinh tế- xã hội và gióa dục khoa học ở các nước đang phát triển rất thấp cho nên các nước này ít có khả năng phát triển công nghệ mới. Trong điều kiện đó, các nguồn công nghệ hiện đại được đưa vào thông qua nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đóng vai trò quan trọng: IDC Việt Nam đã dẫn số liệu thống kê trong một nghiên cứu mới nhất của Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC), mang tựa đề "Dự báo và phân tích xu hướng công nghệ thông tin, viễn thông Myanmar năm 2012 - 2016: Tổng quan về cơ hội công nghệ thông tin, viễn thông sắp tới". Dự báo tổng giá trị trường công nghệ thông tin sẽ đạt 268,45 triệu đô la Mỹ vào năm 2016, tương ứng tỷ lệ tăng trưởng trung bình hằng năm (CAGR) là 14% trong giai đoạn 2011-2016. - Việc vay nợ nước ngoài làm tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, góp phần thu hút, mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế ở các nước phát triển. Phần lớn các nguồn vốn vay nợ nước ngoài được đầu tư để xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế của các nước đi vay, tăng cường năng lực quản lý, do đó góp phần làm tăng mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư của các nước con nợ. Đối với các nước đang phát triển, do tỉ lệ tích lũy trong nước thấp cho nên nguồn vốn sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản, hoàn thiện khung pháp lý chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. - Việc vay nợ nước ngoài còn là yếu tố góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế và góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Việc vay nợ thường được tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành công nghệ cao, các ngành cần vốn đầu tư lớn, hình thành nền tảng cho việc phát triển những ngành mũi nhọn, các ngành có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh quốc tế cao. Việc vay vốn nước ngoài còn giúp vào việc bù đắp sự thâm hụt trong cán cân này nhằm bảo đảm cân bằng đối ngoại của các quốc gia. - Giúp thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết một phần nạn thất nghiệp  Những hạn chế - Các khoản vay có thể làm tăng gánh nặng nợ nần cho đất nước trong tương lai. Một nền kinh tế phát triển hướng ngoại đến mức phụ thuộc rất lớn vào các nguồn lực bên ngoài sẽ không được coi là một nền kinh tế phát triển bền vững. Nếu đầu tư không hiệu quả thì không những hoạt động đầu tư đó không mang lại hiệu quả theo mục tiêu định trước mà còn làm mất thêm phần của cải mà xã hội tạo ra. Hậu quả là nợ nước ngoài sẽ làm cho mức sống dân cư của nước con nợ vốn đã thấp lại càng thấp hơn và uy tín của quốc gia sẽ bị giảm sút trong các quan hệ quốc tế. - Việc vay nợ nước ngoài nhiều sẽ làm giảm trách nhiệm của Chính phủ và dân cư. Khi xuất hiện nhu cầu về vay vốn nước ngoài, thay vì việc khai thác các nguồn nội lực, các Chính phủ đi vay sẽ dễ dàng chọn phương án dựa vào các nguồn ngoại lực. Ngoài ra, sau khi vay được nguồn vốn nước ngoài, các nước đang phát triển và kém phát triển lại chi tiêu một cách lãng phí. - Việc vay nợ tràn lan không được tính toán kĩ lưỡng còn có thể gây ra sự phụ thuộc của nước con nợ vào nước chủ nợ. Các khoản nợ nước ngoài nhất là các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) luôn kèm theo những điều kiện ràng buộc về mục đích sử dụng, nguồn cung ứng, thời hạn… - Nguồn vốn đi vay nếu được sử dụng không có hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường và còn gây ra tình trạng nợ nần trong tương lai. Như vậy việc vay nợ tràn lan sẽ làm cho các nước đang và kém phát triển phá hủy tài nguyên hữu hạn của mình, đánh mất lợi thế vốn có khi tham gia vào phân công lao động quốc tế. - Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư với nhau, bất ổn xã hội càng lớn. - Có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội, dịch bệnh. 1.3.2 Đối với việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại Việc vay nợ nước ngoài góp phần thúc đẩy các quan hệ hợp tác và ràng buộc chặt chẽ giữa các quốc gia với nhau. Trước hết, đó là các quan hệ ràng buộc về mặt pháp lý giữa các quốc gia. Không phải các quốc gia nào cũng có thể dễ dàng vay nợ nước ngoài. Việc vay nợ thường kéo theo những cam kết chặt chẽ về mặt chính sách, tài sản hoặc các ràng buộc khác mà những cam kết này thường dễ dẫn các nước đi vay rơi vào tình trạng phụ thuộc vào các nước cho vay. Điều này đòi hỏi các nước đi vay phải có chiến lược vay nợ hợp lý. Đồng thời, các nước này cũng cần điều chỉnh các chính sách để phục vụ có hiệu quả cho việc vay trả nợ nước ngoài. Đây là quá trình gắn bó có hiệu quả các quan hệ kinh tế trong nước với các quan hệ kinh tế với bên ngoài, thúc đẩy việc phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng quá trình hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới. 1.4 Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài 1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài Để đánh giá mức độ nợ của nước ngoài, các chỉ tiêu thường được các tổ chức quốc tế thường dùng là:  Khả năng hoàn trả nợ vay nước ngoài Tổng nợ/Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá dịch vụ: Chỉ tiêu này biểu diễn tỷ lệ nợ nước ngoài bao gồm nợ tư nhân, nợ được Chính phủ bảo lãnh trên thu nhập xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm phản ánh nguồn thu xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ là phương tiện mà một quốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài. Những khó khăn khi sử dụng chỉ tiêu này là: Nguồn thu xuất khẩu dễ biến động từ năm này sang năm khác, ngoài ra cũng có những phương án khác để nước con nợ có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài mà không nhất thiết phải tăng xuất khẩu.  Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia Nợ/GNI: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua thu nhập quốc dân được tạo ra. Hay nói cách khác, nó phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài. Thông thường các nước đang phát triển thường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ đa tỷ giá dẫn tới làm giảm tình trạng trầm trọng của nợ. Do vậy, tình trạng nợ có thể không được đánh giá đúng mức.  Tỷ lệ trả nợ Tổng nợ phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu: Còn gọi là tỷ lệ dịch vụ nợ (nợ gốc và lãi phải thanh toán so với giá trị xuất khẩu). Đây là một tiêu chí quan trọng, phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ nợ phải trả so với năng lực xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đi vay.  Tỷ lệ trả lãi Tổng lãi phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu: Còn gọi là tỷ lệ dịch vụ lãi hay tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả so với kim ngạch xuất khẩu. Một quốc gia phải thanh toán lãi với mức lãi suất được quy định trong cam kết cho vay, thông thường lãi này được trích từ thu nhập xuất khẩu. Quốc gia mắc nợ trong quá khứ thì hiện tại và tương lai họ sẽ trích thu nhập từ xuất khẩu càng nhiều, hạn chế khối lượng ngoại tệ dành cho nhập khẩu. Đây là chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá nợ vì không đề cập đến gánh nặng nợ mà còn chỉ ra chi phí vay nợ, điều này ngầm hiểu như hiệu quả sử dụng vốn vay có cao hơn chi phí lãi vay hay không. 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ. Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ thương mại và tỷ lệ nợ song phương cao. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu gồm: - Nợ ngắn hạn/Tổng nợ: Phản ánh tỷ trọng các khoản nợ cần thanh toán trong thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ. Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợ càng lớn. - Nợ ưu đãi/Tổng nợ: Tỷ lệ này càng cao, gánh nặng nợ nước ngoài càng nhẹ. - Nợ đa phương/Tổng nợ: Các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ, ít mưu cầu về lợi nhuận, do đó việc tăng cường nợ đa phuơng trong tổng nợ phản ánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thay đổi theo chiều hướng tốt. PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VÀ HOÀN TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 2.1. Thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam 2.1.1 Quy mô nợ Trong cơ cấu nợ công Việt Nam thì có tới 30% vay nợ nước ngoài và 70% nợ nội địa. Theo Bản tin nợ nước ngoài số 7 do Bộ Tài chính vừa ban hành, Yên Nhật là đồng tiền vay chính của Việt Nam. Tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh năm 2010 hơn 32,5 tỷ USD, tăng 4,6 tỷ USD so với năm 2009. Trong đó, nợ của Chính phủ là 27,86 tỷ USD, bằng 85,7% tổng dư nợ. So với GDP 2010, tổng dư nợ nước ngoài chiếm 42,2%, tăng so với con số 39% của năm 2009. Đây cũng là tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP lớn nhất từ 2006. Trong cơ cấu nợ nước ngoài, nợ của khu vực công chiếm phần lớn và chiếm tới 31,1% GDP 2010. Cũng theo bản tin này, dự trữ ngoại hối năm 2010 chỉ bằng 187% tổng dư nợ ngắn hạn. Trong khi đó, con số này của năm 2009 là 290%, năm 2008 la 2.808% và năm 2007 lên tới 10.177%. Các khoản vay của nước ta chủ yếu có lãi suất cố định từ 1 - 2,99%/năm. Tuy nhiên, khoản vay có lãi suất cao từ 6 - 10%/năm trong năm 2010 đạt 1,89 tỷ USD, gấp hơn 2 lần năm 2009. Các chủ nợ chính của Chính phủ Việt Nam là Nhật Bản, Pháp, ADB, IDA... Trong đó, số nợ với những đơn vị nắm giữ trái phiếu Việt Năm năm 2010 đã tăng lên hơn 2 tỷ USD so với hơn 1 tỷ USD của năm 2009. Cũng theo bản tin này, tổng trả nợ 2010 của nước ta đạt 1,67 tỷ USD (con số năm 2009 là 1,29 tỷ USD), trong đó trả nợ lãi và phí là 616,2 triệu USD. - Tổng NNNG / GDP = 41.5 % (Nguồn: Bộ Tài Chính) tính đến 31/12/2011 - Tổng NNNG khu vực công/GDP >30% (Khu vực chính phủ và được chính phủ bảo lãnh. - So với GDP tỷ lệ NNNG tăng chậm đến 2007 và giảm xuống chạm đáy vào 2008 là 25.1%. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng TC từ Mỹ lan dần ra toàn thế giới, các nguồn vay trở nên khó khăn hơn hay bị cắt giảm đáng kể trong khi GDP vẫn tăng nhẹ. - Tuy nhiên, cùng với nhu cầu phục hồi kinh tế thế giới thì lượng vốn vay đã tăng trở lại do các nhà đầu tư tin tưởng hơn và cũng phải kể đến những nỗ lực của chính phủ trong mối quan hệ song , đa phương. - Nhưng từ 2010 đến nay tỷ lệ NNN có xu hướng giảm: 1 phần do GDP vẫn tăng trưởng mức 5%, ngoài ra tỉ lệ giải ngân ngày một thấp hơn do ... nc ta chuyển từ nc nghèo lên trung bình mức cam kết tài trợ giảm dần. Một nguyên nhân nữa do dự trữ ngoại hối đang trong těnh trạng thấp 187% so với - Như vậy việc nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn nằm trong phạm vi giới hạn an toàn theo Nghị quyết của Quốc hội (kiểm soát dư nợ công đến năm 2015 dưới 65% GDP, nợ Chính phủ, nợ quốc gia dưới 50% GDP). - “Theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, Việt Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ (HIPCs)”- Bộ Tài chính cho biết.Theo Ngân hàng Thế giới (tài liệu dùng cho cuộc họp Hội nghị các nhà tài trợ ngày 7 tháng 12 năm 2010),. Như vậy nợ công theo cách tính của Việt Nam nằm vào ranh giới của ngưỡng an toàn 50 %. 2.1.2 Cơ cấu nợ a) Theo chủ nợ: Nợ song phương và nợ đa phương chiếm tỷ trọng tuyệt đối. Theo báo cáo 31/12/2010 nợ song phương là 46,66%, nợ đa phương là 44,59%, người nắm giữ trái phiếu 7,26%, các ngân hàng thương mại 1,2 %, các chủ tư nhân khác là 0,3%.  Chủ nợ song phương (Đơn vị: Triệu USD) 2005 2006 2007 2008 2009 Angeri 158.3 127.82 96.71 42.6 66.6 Trung Quốc 128.25 141.53 169.94 186.41 359.08 Nhật Bản 3,945.55 4,526.02 5,449.99 6,773.66 8,290.94 Hàn Quốc 123.38 136.03 133.28 113.55 186.48 Hoa Kỳ 103.68 100.46 97.24 94.02 92.06
Luận văn liên quan