Tiểu luận Tập hợp của mỹ và liên xô trong chiến tranh lạnh 1945 - 1991

Trên một mức độ rất lớn, hành vi đối ngoại của một quốc gia bị chi phối bởi môi trường quốc tế, nhưng môi trường quốc tế lại không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến hành vi đối ngoại của một nước. Từ góc độ lý luận, môi trường quốc tế của thời kỳ đầu chiến tranh lạnh chỉ tạo điều kiện cho xung đột và đối kháng giữa hai cường quốc, biến chiến tranh lạnh thành khả năng chiến tranh nóng. Nhưng sự thực, hai nước Xô – Mỹ lại không lựa chọn phương thức hợp tác mà từng bước đi đến Chiến tranh lạnh. Đó là vì sự đối lập căn bản về ý thức hệ, sự khác biệt căn bản về lợi ích quốc gia của hai nước. Hay nói cách khác, động cơ hành vi của hai nước về cơ bản là triệt tiêu lẫn nhau. Sự đối lập đó đã có những biểu hiện rõ ràng trong thời kỳ “nghẹt thở” này. Liên Xô và Mỹ, một là nước Xã hội chủ nghĩa lớn nhất, một là nước Tư bản chủ nghĩa lớn nhất. Chịu sự chi phối của tín ngưỡng ý thức hệ, hai nước dựa vào tiến triển của Chiến tranh thế giới thứ 2 và cục diện sau chiến tranh để ra sức mở rộng phạm vi ảnh hưởng tín ngưỡng ý thức hệ của bản thân, Liên Xô kiên trì theo đuổi học thuyết Vùng Đất Trung Tâm (Heartland) còn Mỹ thì ngược lại với học thuyết Vùng Đất Rìa (Rimland), để ra sức mở rộng phạm vi ảnh hưởng tín ngưỡng ý thức hệ của bản thân, ở những khu vực mà khả năng cho phép đều xây dựng và duy trì chế độ giống như mình. Là một quốc gia tôn thờ Chủ nghĩa cộng sản, Liên Xô trong chính sách đối ngoại của mình cũng thể hiện rõ nét những tư duy về mặt ý thức hệ. Bắt đầu từ khoảng năm 1944, Hồng quân Liên Xô đã tiến hành phản công trên quy mô lớn, thu lại được những lãnh thổ đã bị mất trong trong thời kỳ đầu chiến tranh, và tiến mạnh ra ngoài biên giới. Trong quá trình phát triển ra bên ngoài của Hồng quân Liên Xô đã giúp đỡ những đảng cộng sản ở những nơi đó thành lập chính quyền ủng hộ lực lượng tiến bộ. Giống như Stalin nói với đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Nam Tư vào tháng 4-1945: “Chiến tranh lần này và trước kia là khác nhau: bất luận ai chiếm lĩnh đất đai thì đều áp đặt chế độ của mình ở đó. Không thể khác được”. Thời kỳ sau chiến tranh và thời kỳ đầu sau chiến tranh, Hồng quân Liên Xô đã giúp đỡ các nước Đông Âu như: Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani xây dựng chính quyề dân chủ nhân dân, Đảng Cộng sản Nam Tư và Anbania trong quá trình lập chính quyền cũng được Liên Xô giúp đỡ. Đương nhiên sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô đối với các nước Đông Âu, trên một mức độ rất lớn là tính đến lợi ích dân tộc của bản thân, nhưng không thể loại trừ trong đó có động cơ của chủ nghĩa quốc tế giai cấp vô sản. Sự ra đời của nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trên một mức độ rất lớn, đó chính là kết quả của sự mở rộng đến bán đảo Triều Tiên của Hồng quân Liên Xô. Stalin trong thời chiến đã từng có quan hệ trao đổi với Mỹ, coi Trung Quốc nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, hơn nữa còn nghi ngờ và không tin tưởng những người của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng cùng với sự p hát triển của tình hình Trung Quốc, thì Liên Xô lại dành một số sự giúp đỡ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, như sau khi Hồng quân Liên Xô chiếm được vùng Đông Bắc Trung Quốc, trên một mức độ nhất định đã ủng hộ Đảng Cộng sản ở Đông Bắc, và giao cho quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc một số lượng lớn trang bị vũ khí, khiến cho quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở vùng Đông Bắc trở thành một đội quân có 2 trang bị tốt nhất trong các khu giải phóng cả nước . Đối với các Đảng Cộng sản Tây Âu, Liên Xô lại không giành sự trợ giúp nào.

pdf25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4889 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tập hợp của mỹ và liên xô trong chiến tranh lạnh 1945 - 1991, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN Tập hợp của Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh lạnh 1945 -1991 1 Trên cơ sở lý thuyết Địa chính trị đã học, anh chị hãy so sánh quá trình triển khai, tập hợp lực lượng của Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945-1991). Bài làm Trên một mức độ rất lớn, hành vi đối ngoại của một quốc gia bị chi phối bởi môi trường quốc tế, nhưng môi trường quốc tế lại không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến hành vi đối ngoại của một nước. Từ góc độ lý luận, môi trường quốc tế của thời kỳ đầu chiến tranh lạnh chỉ tạo điều kiện cho xung đột và đối kháng giữa hai cường quốc, biến chiến tranh lạnh thành khả năng chiến tranh nóng. Nhưng sự thực, hai nước Xô – Mỹ lại không lựa chọn phương thức hợp tác mà từng bước đi đến Chiến tranh lạnh. Đó là vì sự đối lập căn bản về ý thức hệ, sự khác biệt căn bản về lợi ích quốc gia của hai nước. Hay nói cách khác, động cơ hành vi của hai nước về cơ bản là triệt tiêu lẫn nhau. Sự đối lập đó đã có những biểu hiện rõ ràng trong thời kỳ “nghẹt thở” này. Liên Xô và Mỹ, một là nước Xã hội chủ nghĩa lớn nhất, một là nước Tư bản chủ nghĩa lớn nhất. Chịu sự chi phối của tín ngưỡng ý thức hệ, hai nước dựa vào tiến triển của Chiến tranh thế giới thứ 2 và cục diện sau chiến tranh để ra sức mở rộng phạm vi ảnh hưởng tín ngưỡng ý thức hệ của bản thân, Liên Xô kiên trì theo đuổi học thuyết Vùng Đất Trung Tâm (Heartland) còn Mỹ thì ngược lại với học thuyết Vùng Đất Rìa (Rimland), để ra sức mở rộng phạm vi ảnh hưởng tín ngưỡng ý thức hệ của bản thân, ở những khu vực mà khả năng cho phép đều xây dựng và duy trì chế độ giống như mình. Là một quốc gia tôn thờ Chủ nghĩa cộng sản, Liên Xô trong chính sách đối ngoại của mình cũng thể hiện rõ nét những tư duy về mặt ý thức hệ. Bắt đầu từ khoảng năm 1944, Hồng quân Liên Xô đã tiến hành phản công trên quy mô lớn, thu lại được những lãnh thổ đã bị mất trong trong thời kỳ đầu chiến tranh, và tiến mạnh ra ngoài biên giới. Trong quá trình phát triển ra bên ngoài của Hồng quân Liên Xô đã giúp đỡ những đảng cộng sản ở những nơi đó thành lập chính quyền ủng hộ lực lượng tiến bộ. Giống như Stalin nói với đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Nam Tư vào tháng 4-1945: “Chiến tranh lần này và trước kia là khác nhau: bất luận ai chiếm lĩnh đất đai thì đều áp đặt chế độ của mình ở đó. Không thể khác được”. Thời kỳ sau chiến tranh và thời kỳ đầu sau chiến tranh, Hồng quân Liên Xô đã giúp đỡ các nước Đông Âu như: Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani xây dựng chính quyề dân chủ nhân dân, Đảng Cộng sản Nam Tư và Anbania trong quá trình lập chính quyền cũng được Liên Xô giúp đỡ. Đương nhiên sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô đối với các nước Đông Âu, trên một mức độ rất lớn là tính đến lợi ích dân tộc của bản thân, nhưng không thể loại trừ trong đó có động cơ của chủ nghĩa quốc tế giai cấp vô sản. Sự ra đời của nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trên một mức độ rất lớn, đó chính là kết quả của sự mở rộng đến bán đảo Triều Tiên của Hồng quân Liên Xô. Stalin trong thời chiến đã từng có quan hệ trao đổi với Mỹ, coi Trung Quốc nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, hơn nữa còn nghi ngờ và không tin tưởng những người của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng cùng với sự phát triển của tình hình Trung Quốc, thì Liên Xô lại dành một số sự giúp đỡ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, như sau khi Hồng quân Liên Xô chiếm được vùng Đông Bắc Trung Quốc, trên một mức độ nhất định đã ủng hộ Đảng Cộng sản ở Đông Bắc, và giao cho quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc một số lượng lớn trang bị vũ khí, khiến cho quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở vùng Đông Bắc trở thành một đội quân có 2 trang bị tốt nhất trong các khu giải phóng cả nước. Đối với các Đảng Cộng sản Tây Âu, Liên Xô lại không giành sự trợ giúp nào. Trong chiến tranh Thế giới thứ hai, Rudơven thực hiện chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa hiện thực, Mỹ và Liên Xô kết thành đồng minh chống phát xít, dòng chảy chính của quan hệ hai nước trong thời chiến là hữu hảo và hợp tác. Nhưng suy cho cùng, Rudơven vẫn là nhân vật đại diện cho giai cấp tư sản, trong quan hệ đối ngoại của ông ta không thể không có nhân tố ý thức hệ chống cộng, ông ta lại càng không thể là “phần tử đỏ trong Nhà Trắng”. Vì vậy, cùng với việc sắp sửa kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, xung đột ý thức hệ giữa Mỹ - Xô ngày càng bộ lộ rõ. Nhân tố ý thức hệ trong chính sách đối ngoại của Rudơven được phản ánh rõ nét trong chính sách đối với Đông Âu. Bề ngoài ông chủ trương chính sách tự quyết dân tộc ở Đông Âu, để nhân dân ở đó lựa chọn chính phủ của mình. Nhưng trên thực tế, mục đích của chính sách đó là biến khu vực này thành “phi chủ nghĩa cộng sản hoá”, làm suy yếu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội. Đối với mục tiêu ý thức hệ trong chính sách đối ngoại của Mỹ, trợ lý thân cận của Rudơven là Hopkin đã nói hết sức rõ ràng: “Cố gắng lợi dụng sức mạnh ngoại giao của chúng ta, thúc đẩy và khích lệ xây dựng chính quyền dân chủ trên toàn thế giới. Chúng ta không nên ngần ngại tỏ rõ lập trường của mình đối với thế giới, tức là yêu cầu nhân dân thế giới đều phải được hưởng quyền thành lập một chính phủ đích thực do dân bầu. Chúng ta tin tưởng, chính thể dân chủ có sức sống của chúng ta là tốt nhất trên thế giới”. Còn đối với Mỹ, luôn đi theo quan điểm học thuyết Vùng đất Rìa, đã tìm mọi cách cô lập Liên Xô. Mỹ cố gắng áp đặt tầm ảnh hưởng của mình lên những vùng đất đối chọi lại những vùng đất chịu ảnh hưởng của Liên Xô, cố gắng cô lập Liên Xô một cách tốt nhất có thể. Sau khi Rudơven mất, đặc biệt là sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, động cơ ý thức hệ chống cộng thúc đẩy chế độ xã hội, và quan niệm giá trị của Mỹ ngày càng được biểu hiện rõ ràng trong quan chính sách đối ngoại của Mỹ. Sau khi nhậm chức tổng thống, tư tưởng chống cộng, chống Xô và đẩy mạnh chế độ xã hội Mỹ của Truman được thể hiện nhiều trong lời nói, đồng thời biểu hiện cụ thể trong chính sách của ông ta. Ông ta cho rằng: “Toàn thế giới nên áp dụng chế độ Mỹ”. Chính sự thúc đẩy của hệ tư tưởng đó, ngay sau chiến tranh, Mỹ đã đứng về một bên các nước đế quốc chủ nghĩa như Anh, Pháp, Hà Lan để kìm chế và tiêu diệt đảng cộng sản cũng như lực lượng cánh tả khác của một số nước và ủng hộ lực lượng bảo thủ ở đó bằng mọi hình thức. Tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương – Mc.Authur tiến hành “cải cách dân chủ” ở Nhật Bản, thiết lập một chế độ chính trị giống ở Mỹ. Ở Trung Quốc, Mỹ ủng hộ Chính phủ Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Tại Nam Triều Tiên, Mỹ đưa phần tử cánh hữu của giai cấp tư sản – Lý Thừa Vãn trở về để tổ chức chính phủ. Ở Đông Nam Á, Mỹ ủng hộ Anh, Pháp, Hà Lan đàn áp lực lượng tiến bộ ở đó. Tại Tây Âu, Mỹ ra sức viện trợ kinh tế để ổn định tình hình chính trị, và ủng hộ chính quyền các nước Tây Âu loại trừ những người cộng sản. Ở Đông Âu, chính quyền của Truman kế thừa chính sách của người tiền nhiệm, kiên trì “tự quyết dân tộc” và “tuyển cử tự do”, chỉ trích Liên Xô không thực hiện “thoả thuận Yalta” và “tuyên ngôn châu Âu được giải phóng” và ủng hộ thế lực phản động ở đó. Hình thái ý thức mà Xô – Mỹ tôn thờ căn bản là đối lập nhau, lợi ích quốc gia cũng khác nhau cơ bản. Chính sách mà hai bên áp dụng để thực hiệ lợi ích cho mình cũng triệt tiêu lẫn nhau. Liên Xô muốn thiết lập và bảo vệ một “phạm vi thế lực” để bảo 3 đảm an ninh quốc gia và mở rộng phạm vi thế lực của mình, trong đó lấy Liên Xô làm nòng cốt, vùng đất trung tâm của mọi vùng đất; còn Mỹ chống lại “sự uy hiếp của chủ nghĩa cộng sản” và “lãnh đạo thế giới” hòng làm suy yếu, thậm chí đánh đổ Liên Xô. Và có thể nói, Chiến tranh lạnh vẫn chưa có hồi kết, cho đến khi nào một trong hai nước bị sụp đổ. XUNG ĐỘT ĐÔNG TÂY TRONG CHIẾN TRANH LẠNH Lấy bài diễn văn của “chủ nghĩa Truman” vào tháng 3-1947 làm mốc, chiến tranh lạnh Đông – Tây được triển khai toàn diện. Chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm, trong thời gian đó xuất hiện mấy giai đoạn, và không ngừng phát triển và thay đổi. Dưới đây là một số ví dụ về sự kiện xung đột Đông – Tây được coi là quan trọng nhất, điển hình nhất. Đó là: phong toả Berlin và khủng hoảng Berlin; Khủng hoảng tên lửa Cuba; Chiến tranh Triều Tiên; Chiến tranh Việt Nam; Nội chiến Angôla và việc Liên Xô đưa quân vào Ápganixtan. Xung đột Đông – Tây đại thể có thể chia làm hai loại, loại thứ nhất là đối kháng căng thẳng trực tiếp giữa hai siêu cường, như sự Phong toả Berlin và khủng hoảng Berlin, Khủng hoảng tên lửa Cuba; thứ hai là đối kháng gián tiếp giữa hai nước lớn siêu cường, hoặc là nói sự giao tranh căng thẳng giữa đồng minh của siêu cường này với siêu cường kia: chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, nội chiến Angôla và việc Liên Xô đưa quân vào Ápganixtan. Những cuộc giao tranh này, dù thuộc loại thứ nhất, hay loại thứ hai đều có đặc điểm chung là diễn ra trên những khu vực nhạy cảm. Và nếu siêu cường nào thiết lập được tầm ảnh hưởng của mình lên khu vực đó, sẽ là một khó khăn lớn đối với siêu cường kia. LIÊN MINH PHÒNG THỦ VARXAVA VÀ HIỆP ƢỚC BẮC ĐẠI TÂY DƢƠNG (NATO) Dưới đây là bảng so sánh về hai tổ chức quân sự lớn nhất lúc bấy giờ. Tiêu chí so sánh Liên minh phòng thủ Vacxava Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng (NATO) Hoàn cảnh - Vào năm 1955 thì khối NATO đã phê chuẩn hiệp ước Pari (1954) nhằm tái vũ trang cho Tây Đức, đưa Tây Đức gia nhập khối NATO nhằm chống lại Liên Xô, chống CHDC Đức. - Việc làm này đã làm cho hoà bình và an ninh châu Âu bị uy hiếp nghiêm trọng. - Sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu. - Các nước Đông Âu được sự giúp đỡ của Liên Xô, đang xây dựng chủ nghiã xã hội. Làn sóng của chủ nghĩa cộng sản có thể lan tràn ra khắp châu Âu. Thành lập - Thành lập 14/5/1955 gồm 8 nước Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Anbani, Bungari, Rumani. - Thành lập ngày 4/4/1949 tại thủ đô Oasinhtơn (Mỹ) gồm có Mỹ và 11 nước phương Tây (Anh, Pháp, Canada, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Đan Mạch, Na Uy, Aixơlen, Bồ Đào Nha. Sau này kết nạp thêm nhiều thành viên mới, hiện nay có tới 20 nước tham gia. 4 Mục đích - Giữ gìn hoà bình an ninh của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, nhằm giữ gìn an ninh cho các nước thành viên, duy trì hoà bình ở Đông Âu và cũng cố tình hữu nghị, sự hợp tác của các nước Chủ nghĩa xã hội. - Ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Tính chất Liên minh phòng thủ quân sự, chính trị. Liên minh phòng thủ quân sự, chính trị. Vai trò và tác dụng - Tăng cường sức mạnh quân sự cho các nước Đông Âu giữ gìn hoà bình, an ninh của Liên Xô và các nước Đông Âu. Đối phó với mọi âm mưu gây chiến của bọn Đế quốc. Tạo thế cân bằng chiến lược về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa với các nước đế quốc. Tiêu biểu như ở Hungari (1956), Tiệp Khắc (1968), Ba Lan..... - Nhằm xây dựng một lực lượng quân sự mạnh cho đất nước tư bản chủ nghĩa ở Âu Châu để ngăn cản “làn sóng cộng sản chủ nghĩa” có thể lan sang các nước Tây Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước đồng minh của Mỹ. Kết quả - Ngày 31/3/1991, tổ chức hiệp ước Vacsava giải thể vì những biến đổi chính trị ở Liên Xô và Đông Âu và do Xô - Mỹ thoả thuận về việc chấm dứt “Chiến tranh lạnh”. - Trong khi Liên minh phòng thủ Vacxava bị giải thể thì NATO vẫn tồn tại cho đến hiện nay. - Tổ chức NATO đã vượt ra khỏi phạm vi phòng vệ, mà trở thành một khối quân sự đe doạ hoà bình và an ninh thế giới. PHONG TOẢ BERLIN VÀ KHỦNG HOẢNG BERLIN Cuộc phong toả Berlin kéo dài từ ngày 24 tháng 6, 1948 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949, là một trong những cuộc khủng hoảng đầu tiên của Chiến tranh Lạnh, khi chính quyền Xô Viết quyết định phong toả tất cả các đường giao thông vận tải nối khu Tây Berlin, lúc bấy giờ do Anh, Mỹ và Pháp chia nhau kiểm soát sau chiến tranh và nằm lọt thỏm giữa vùng Đông Đức do chính quyền Xô Viết kiểm soát, với phần còn lại của nước Đức. Cuộc phong toả đã dẫn đến quyết định của ba nước Anh-Pháp-Mỹ để lập ra một cầu hàng không có quy mô nhất lúc bấy giờ để tiếp tế nhu yếu phẩm cho cư dân của phần thành phố này. Sau hơn 11 tháng, lãnh đạo Stalin đã quyết định dỡ bỏ cuộc phong toả, mở đầu cho cuộc đối đầu mới giữa khối Cộng sản và các nước phương Tây. Nguồn gốc mâu thuẫn Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, theo tinh thần của hiệp ước Postdam giữa phe Đồng minh, nước Đức bị chia làm bốn vùng chiếm đóng bởi quân đội các nước Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô. Riêng vùng Berlin cũng bị chia ra tương tự nhưng do vị trí của thành phố trong nước Đức nên vùng kiểm soát bởi liên quân Anh- 5 Pháp-Mỹ (Tây Berlin) bị nằm lọt thỏm bên trong khu vực do Liên Xô kiểm soát. Thành phố Berlin bị chia làm hai phần và mâu thuẫn giữa quân đội chiếm đóng ba nước phương Tây và quân đội Liên Xô ngày càng sâu sắc, cùng với quan hệ giữa hai đồng minh thế chiến là Hoa Kỳ và Liên Xô ngày càng xuống dốc. Do có quan điểm khác nhau về việc điều hành một nước Đức thống nhất trong tương lai, hai phía Liên Xô và Mỹ Ngày 7 tháng 3 năm 1948, hội nghị London giữa 3 nước phương Tây đưa ra nghị quyết hợp nhất ba vùng chiếm đóng phía Tây thành một chính quyền liên bang độc lập Ngày 20 tháng 6 năm 1948, phần phía Tây của Berlin bắt đầu sử dụng Đồng Mark làm đơn vị tiền tệ chung Về mặt pháp lý, Tây Berlin cũng không là một phần của Cộng hoà Liên bang Đức trong khi Đông Berlin trở thành thủ đô của Cộng hoà Dân chủ Đức. Năm 1948, Stalin muốn giành toàn bộ thành phố này cho Đông Đức nên đã ra lệnh phong tỏa tất cả đường bộ từ phía Tây Đức đến Berlin. Phương Tây cũng không vừa, họ thiết lập một cầu không vận, vận chuyển 1,5 triệu tấn lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm,... cho người dân phần Tây Berlin, tính ra trên 120.000 chuyến bay đến thành phố này trong vòng 10 tháng. Phong tỏa Berlin thất bại. Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là "Tường thành bảo vệ chống phát xít" và bị người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là "Bức tường ô nhục" là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức. Khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm trong khoảng từ 86 đến 200 người. Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt, nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng theo Hội nghị Yalta, do các nước Đồng Minh (Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp) kiểm soát và quản lý. Berlin, đã từng là thủ đô của Đế chế Đức, cũng bị chia làm bốn khu vực tương tự như nước Đức. Cùng lúc đó cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Đông và Tây cũng đã bắt đầu trên nhiều bình diện khác nhau. Berlin trở thành trung tâm của cuộc chiến giữa các cơ quan tình báo của cả hai phe. Trong năm 1948 Cuộc phong tỏa Berlin của Liên bang Xô Viết là một trong những cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Trong năm 1949, khi nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập trong ba vùng chiếm đóng ở phía tây và ngay sau đó là nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) được thành lập trong vùng chiếm đóng của Liên bang Xô Viết, biên giới bắt đầu được cả hai bên tăng cường củng cố và canh phòng. Hai quốc gia được thành lập đã tạo nền tảng cho việc chia cắt nước Đức về chính trị. Đầu tiên, chỉ có cảnh sát biên phòng và lực lượng quân đội biên phòng được giao nhiệm vụ canh gác giữa Đông Đức và Tây Đức, sau đấy Đông Đức bắt đầu xây dựng nhiều rào chắn. Về mặt hình thức, Berlin mang thể chế của một thành phố bao gồm bốn khu vực và là thành phố phi quân sự đối với quân đội Đức, đồng thời cũng là một thành phố độc lập so với cả hai quốc gia Đức – những điều thật ra không còn giá trị trong thực tế. Trên nhiều phương diện, Tây Berlin gần như mang thể chế của một tiểu bang, thí dụ như việc có đại diện 6 (nhưng không có quyền bỏ phiếu) trong Quốc hội Liên bang Đức. Đi ngược lại hiệp định đã được ký kết, Đông Berlin trở thành thủ đô của nước Đông Đức. Khi cuộc Chiến tranh Lạnh leo thang dẫn đến nhiều việc như cấm vận kỹ thuật cao COCOM cho khối Đông Âu, chiến tranh ngoại giao liên tục và đe dọa về quân sự, phía Đông đã tăng cường đóng kín biên giới. Vì thế biên giới này không còn chỉ là một biên giới giữa hai phần nước Đức mà đã trở thành biên giới giữa Hội đồng Tương trợ Kinh tế và Cộng đồng châu Âu, giữa khối NATO và khối Warszawa, tức là giữa hai thế lực khác nhau về tư tưởng chính trị, kinh tế và văn hóa, đã chính thức đối mặt thù địch nhau trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Từ khi Đông Đức được thành lập, người Đông Đức chạy sang Tây Đức ngày càng nhiều. Bắt đầu từ năm 1952 biên giới giữa hai nước Đức được bảo vệ bằng hàng rào và có lực lượng canh phòng. Một khu vực cấm dọc theo biên giới có chiều ngang 5 km được thành lập, người dân chỉ được phép đi vào khi có giấy phép đặc biệt – thông thường là chỉ cho những người dân cư trong vùng. Về hướng biên giới là một giải đất bảo vệ rộng 500 m và tiếp theo ngay sau đó, trực tiếp cạnh biên giới, là một giải đất canh phòng có chiều ngang 10 m. Ngược lại, ranh giới của các khu vực chiếm đóng giữa Tây Berlin và Đông Berlin lại vẫn còn bỏ ngỏ, vì thế mà gần như không thể kiểm soát được và trở thành một lỗ hổng để người dân chạy qua Tây Berlin. Từ 1949 cho đến 1961 khoảng 2,6 triệu người đã rời bỏ Đông Đức và Đông Berlin, trong số đó vẫn còn 47.433 người chạy trốn chỉ riêng trong hai tuần đầu của tháng 8 năm 1961. Ngoài ra Tây Berlin cũng là cửa ngỏ đi đến phương Tây cho nhiều người Ba Lan và Tiệp Khắc. Vì những người này thường là những người trẻ tuổi và được đào tạo tốt nên việc di dân này là mối đe dọa cho sức mạnh kinh tế của Đông Đức và cuối cùng là cho sự tồn tại của quốc gia này. Thêm vào đó khoảng 50.000 người dân Đông Berlin tuy hằng ngày làm việc ở Tây Berlin nhưng lại sinh sống và cư ngụ dưới những điều kiện rẻ tiền hơn ở Đông Berlin hay ở những vùng ngoại thành Berlin. Vào ngày 4 tháng 8 năm 1961 Hội đồng thành phố Berlin (Đông) ban quy định bắt buộc những người này phải đăng ký và phải trả tiền nhà cũng như những phí tổn phụ (điện, nước) bằng tiền Deutsche Mark của Tây Đức. Trước khi bức tường được xây dựng, lực lượng Công an Nhân dân của Đông Đức trong Đông Berlin cũng đã kiểm soát nghiêm ngặt các con đường và phương tiện giao thông đi qua phần phía tây của thành phố để ngăn chặn những người "chạy trốn cộng hòa" và "buôn lậu". Ngoài ra, nhiều người ở Tây Berlin và người Đông Berlin nhưng làm việc tại Tây Berlin đã dùng tiền Mark Đông Đức được đổi với giá rẻ trên thị trường ngoại tệ chợ đen – tỷ giá hối đoái thời điểm đấy là 1:4 – để mua lương thực thực phẩm tương đối rẻ và các hàng hóa tiêu dùng cao cấp ít ỏi ở Đông Berlin. Qua đó hệ thống kinh tế theo chế độ kinh tế kế hoạch của Đông Đức lại càng suy yếu đi. Bức tường được xây dựng để phục vụ cho ý định của những người cầm quyền Đông Đức, đóng kín cửa biên giới để chấm dứt cái được gọi một cách bình dân là "bỏ phiếu bằng chân" – rời bỏ "quốc gia công nông xã hội chủ nghĩa". Bức tường được xây dựng theo chỉ thị của lãnh đạo Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức, dưới sự bảo vệ và canh phòng của lực lượng Công an Nhân dân và Quân đội Nhân dân Quốc gia – trái với những lời cam đoan của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước của Đông Đức, Walter Ulbricht, người trong một cuộc họp báo quốc tế tại Đông 7 Berlin vào ngày 15 tháng 6 năm 1961 đã trả lời câu hỏi của nữ nhà báo Tây Đức Annamarie Doherr: "Tôi hiểu câu hỏi của bà là có những người ở Tây Đức muốn chúng