Tiểu luận Thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ của Việt Nam thời kỳ 2008 - 2012

Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, đây là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào các thỏa thuận thương mại tự do song phương, khu vực và thế giới. Xu thế toàn cầu hóa khiến cho sự ảnh hưởng lẫn nhau của các nước lớn hơn, nhất là sự ảnh hưởng từ những nước mạnh. Trong giai đoạn 2008-2012, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước được xem là một trong những công cụ sắc bén để nhà nước can thiệp toàn diện vào nến kinh tế. Thông qua ngân sách Nhà nước sẽ tham gia vào viện điều chỉnh những vấn đề lớn của nền kinh tế như: Tích lũy và tiêu dùng, xuất và nhập khẩu Thâm hụt ngân sách sẽ gây sức ép làm tăng lãi suất thị trường, do đó cản trở nhu cầu đầu tư của các nhà kinh doanh làm giảm sự tăng trưởng kinh tế, lãi suất tăng làm giá trị đồng nội tệ tăng, dẫn đến tình trạng siêu nhập. Ngoài ra thâm hụt ngân sách còn ảnh hưởng tới tình trạng lạm phát, sự ổn định xã hội.Vì vậy ngân sách và vấn đề thâm hụt ngân sách là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia Hiện nay, thâm hụt ngân sách nhà nước là vấn đề nan giải mà có thể nói chưa có một giải pháp nào hữu hiệu nhất để chống lại nó bởi vì hầu hết những giải pháp đưa ra đều để lại những hệ lụy về sau. Để hiểu rõ vấn đề thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2008-2012 đến nay như thế nào, trong bài tiểu luận "Thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ của Việt Nam thời kỳ 2008-2012”.

doc19 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 9688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ của Việt Nam thời kỳ 2008 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, đây là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào các thỏa thuận thương mại tự do song phương, khu vực và thế giới. Xu thế toàn cầu hóa khiến cho sự ảnh hưởng lẫn nhau của các nước lớn hơn, nhất là sự ảnh hưởng từ những nước mạnh. Trong giai đoạn 2008-2012, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước được xem là một trong những công cụ sắc bén để nhà nước can thiệp toàn diện vào nến kinh tế. Thông qua ngân sách Nhà nước sẽ tham gia vào viện điều chỉnh những vấn đề lớn của nền kinh tế như: Tích lũy và tiêu dùng, xuất và nhập khẩuThâm hụt ngân sách sẽ gây sức ép làm tăng lãi suất thị trường, do đó cản trở nhu cầu đầu tư của các nhà kinh doanh làm giảm sự tăng trưởng kinh tế, lãi suất tăng làm giá trị đồng nội tệ tăng, dẫn đến tình trạng siêu nhập. Ngoài ra thâm hụt ngân sách còn ảnh hưởng tới tình trạng lạm phát, sự ổn định xã hội...Vì vậy ngân sách và vấn đề thâm hụt ngân sách là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia Hiện nay, thâm hụt ngân sách nhà nước là vấn đề nan giải mà có thể nói chưa có một giải pháp nào hữu hiệu nhất để chống lại nó bởi vì hầu hết những giải pháp đưa ra đều để lại những hệ lụy về sau. Để hiểu rõ vấn đề thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2008-2012 đến nay như thế nào, trong bài tiểu luận "Thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ của Việt Nam thời kỳ 2008-2012”. Phần 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. 1. Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước: là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước; các quan hệ kinh tế tài chính giữa nhà nước với nền kinh tế trong quá trình phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính và quản lý nhà nước. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất, để đảm bảo nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại đất nước. Là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, được biểu hiện trên 3 khía cạnh: - Kích thích sự tăng trưởng kinh tế (vai trò điều tiết trong lĩnh vực kinh tế), chống độc quyền. - Giải quyết các vấn đề xã hội (vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội) - Góp phần ổn định thị trường giá cả, chống lạm phát 1.2. Thâm hụt ngân sách nhà nước Thâm hụt Ngân sách nhà nước hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình trạng tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu không mang tính hoàn trả của Ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế tùy theo tỷ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt. Nếu tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây Thâm hụt NSNN gồm: Thâm hụt cơ cấu:  là các khoản thâm hụt được quyết định bởi các chính sách tùy biến của chính phủ như quyết định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm hay quy mô chi tiêu cho gia đình, quốc phòng Thâm hụt chu kì: là khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kì kinh tế, nghĩa là mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ: khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thât nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp tăng lên. Thâm hụt NSNN gồm: 1.3. Nợ chính phủ Nợ chính phủ là một phần thuộc Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nợ chính phủ thường được phân loại như sau: - Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). - Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm). Tác động của nợ chính phủ Về tính trung lập của nợ chính phủ Có hai quan điểm chính về việc nợ chính phủ có tác động đến nền kinh tế: - Quan điểm truyền thống cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ -kích thích tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc dân. Sự gia tăng tiêu dùng làm tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn nhưng dẫn đến khối lượng tư bản ít hơn (do đầu tư giảm) và thu nhập quốc dân thấp hơn trong dài hạn. - Quan điểm Barro-Ricardo lại cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà nó chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Các cá nhân dự tính rằng, hiện giờ chính phủ giảm thuế và phát hành trái phiếu bù đắp thâm hụt, thì đến một thời điểm trong tương lai chính phủ sẽ lại tăng thuế để có tiền trả nợ hoặc in tiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng tốc); do đó, người ta tiết kiệm hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc mua hàng hóa và dịch vụ sẽ lên giá. Hai quan điểm nói trên tuy khác nhau nhưng cùng xuất phát từ hành vi của người tiêu dùng và do vậy khi áp dụng cần nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng. Về hiệu suất của tác động từ nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau: - Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút. - Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư. - Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là một tổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội. - Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out (đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên). - Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành trái phiếu chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư. Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu ròng. Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, song mức tăng không lớn vì có những tác động phụ làm giảm tổng cầu. - Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng cầu nhận được tác động tích cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát hành công trái) và tăng tiêu dùng nói trên. Phần 2 THỤC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ NỢ CHÍNH PHỦ THỜI KỲ 2008-2012 2.1 Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam giai đoạn 2008-2012 2. 1.1 Tình hình thế giới Giai đoạn 2008-2012 thực sự là thời kỳ khó khăn của nền kinh tế thế giới với cuộc đại suy thoái giai đoạn 2008-2009 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài đã 4 năm vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại: - Tình trạng sản xuất trì trệ lan rộng trên tất cả các nền kinh tế các nước, kể cả các nền kinh tế lớn của thế giới như Mỹ; Trung Quốc; nhiều doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ người mất việc làm tăng cao... dẫn đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có nhiều nền kinh tế đã sa vào suy thoái kép, nhiều Quốc gia không có đủ sức lực để giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế và việc làm. - Khủng hoảng tài chính toàn cầu đặc biệt tại khu vực được coi là thành trì vững chắc về kinh tế của thế giới là Châu Âu đầu năm 2012 rơi vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng nợ công với rất nhiều hệ lụy, rủi ro ngày càng lớn: nguy cơ tan vỡ chính liên minh khu vực đồng Euro mạnh nhất thế giới, sự mong manh của các tập đoàn tài chính mạnh, các chính sách kinh tế, các giải pháp tình thế trong cuộc khủng hoảng, các biện pháp thắt lưng buộc bụng càng làm nền kinh tế trì trệ, không thể tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao. 2.1.2 Tình hình kinh tế ViệtNam Nền kinh tế Việt nam đã được hội nhập sâu rộng với Thế giới, chịu các tác động kể cả thuận lợi và khó khăn của nền kinh tế thế giới, điều đó được thể hiện rất rõ qua các năm: - Giá cả vật tư nguyên liệu không ổn định, lạm phát các năm luôn ở mức 2 con số; lãi suất cho vay của Ngân hàng có thời điểm tới 25%; đồng tiền Việt nam liên tục mất giá so với các đồng tiền mạnh của Thế giới: năm 2008 khoảng 16.000VNĐ/1USD tăng dần lên 19.000VNĐ năm 2009; có thời điểm tới 23.000VNĐ/1USD năm 2010 và đang đứng ở mức gần 21.000VNĐ/1USD năm 2012. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tăng 5,03% so với năm 2011. Con số này thấp hơn so với mức dự báo được đưa ra trước đó là 5,2 – 5,5% và càng thấp hơn mục tiêu đặt ra cho năm 2012 là 6,4%. Nếu xét trong bối cảnh kinh tế hiện tại, với mục tiêu trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì việc tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt hơn 5% Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001-2012 2.2. Thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam thời kỳ 2008-2012 Thâm hụt ngân sách là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào thời điểm cuối năm 2012, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước ước đạt 741,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,14% so với dự toán và tăng 5,3% so với năm 2011. Trong khi đó, tổng chi ngân sách Nhà nước là 904,1 ngàn tỷ đồng, tăng 0,11% so với dự toán và tăng 14,6% so với năm 2011. Như vậy bội chi ngân sách nhà nước bằng 4,8% GDP. Cụ thể: 2.2.1. Thu ngân sách nhà nước Theo Quyết toán NSNN của MoF, trung bình giai đoạn 2007-2011, tổng thu ngân sách nhà nước của Việt Nam khá ổn định và vào khoảng 29,0% GDP. Theo số liệu thống kê từ đầu năm đến 15/8/2012 tổng thu NSNN ước tính đạt 418.500 tỷ đồng, bằng 56,5% dự toán năm Hình 1: Các nguồn thu trong NSNN của Việt Nam (% GDP) Nguồn: Quyết toán và Dự toán NSNN 2003-2012 Theo Ủy ban Tài chính ngân sách (TCNS), thu ngân sách tính đến hết tháng 9.2012 vẫn chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên (dầu khí), còn thu nội địa và thu cân đối xuất nhập khẩu giảm mạnh (tổng số giảm 25.500 tỉ đồng). Thu nội địa: Năm 2011 thu nội địa ước 390.000 tỷ đồng, đạt 102% dự toán năm, tăng 16,6% so cùng kỳ 2010 (trong đó: tính đến hết tháng 11/2011, thu từ kinh tế quốc doanh đạt 89,1% dự toán, tăng 12,1% so cùng kỳ. Khoản thu đáng lưu ý trong giai đoạn 2008-2012 là thu từ thuế phí, tác động lớn đến NSNN cũng như đến toàn xã hội. Tổng thu thuế và phí của nước ta chủ yếu đến từ 3 nguồn chính là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu. Trong đó, tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng giảm dần từ 36% trong giai đoạn 2006 - 2008 xuống còn 28% trong giai đoạn 2009 - 2011. Trong khi đó, tỷ trọng thu từ thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu đang tăng nhanh. Sự gia tăng tỷ trọng các khoản thu từ thuế XNK và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu đang từ 10% trong năm 2006 lên 18,4% trong năm 2009 và 14,5% trong năm 2010. Kết quả này cho thấy sự phụ thuộc lớn vào nguồn thuế này khi lộ trình cắt giảm thuế được thực hiện theo cam kết với WTO sẽ khiến cho mức độ thâm hụt ngân sách của Việt Nam có thể trở nên trầm trọng hơn trong những năm tới. Tỷ trọng các loại thuế trong tổng thu thuế và phí Mức thu từ thuế và phí, không kể thu từ dầu thô của Việt Nam là rất cao so với các nước khác trong khu vực. Cụ thể, tính đến năm 2010 tỷ lệ thu từ thuế và phí/GDP của Việt Nam là 21,6% , Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Ma-lay-xi-a xấp xỉ 15,5%, Phi-líp-pin là 13,0%, In-đô-nê-xia là 12.1%, và của Ấn Độ chỉ là 7,8%.(Nguồn: ADB Key Economic Indicator for Asia and the Pacific (2011)) Ngoại trừ năm 2009 khi Chính phủ thực hiện hàng loạt các biện pháp cắt và miễn giảm thuế nhằm kích thích tổng cầu thì thu thuế và phí, không kể dầu thô, của Việt Nam chưa có dấu hiệu giảm. Những ước tính sơ bộ của năm 2010 và 2011 từ Quyết toán NSNN cho thấy tỷ lệ này tiếp tục duy trì ở mức cao và thậm chí còn gia tăng, lần lượt khoảng 22,6% và 24,4% GDP. Như vậy, ngoài việc chịu “thuế lạm phát” hàng năm ở mức hai con số, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực. Thu ngân sách thiếu bền vững Các khoản thu không bền vững gồm thu từ viện trợ, thu từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và giao đất, thu từ dầu thô Trong đó, thu từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất đang có xu hướng ngày càng giảm dần về quy mô tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong tổng thu và viện trợ, từ 9,3% năm 2007 xuống khoảng 6,6% trong năm 2011, khi các tài sản loại này thuộc sỡ hữu nhà nước đang dần cạn. Thu từ việc khai thác dầu thô và các tài nguyên khác cũng có bản chất giống các khoản thu từ việc bán tài sản quốc gia và không bền vững do nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn. Cụ thể, thu từ dầu thô đã có tỷ trọng liên tục giảm trong những năm qua trong tổng thu NSNN. Khoản thu này từ chiếm tới 28,8% trong tổng thu ngân sách năm 2006 đã giảm xuống chỉ còn 11,6% trong năm 2011. Năm 2012 thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, dầu thô chỉ đạt dưới 70% dự toán. Ngoài ra, thu từ viện trợ không hoàn lại cũng nên được loại trừ khi tính toán thâm hụt ngân sách hàng năm do bản chất ngắn hạn không ổn định của chúng. 2.2.2. Chi ngân sách nhà nước Chi đầu tư phát triển: Tính sơ bộ trong khoảng 5 năm (2008-2012) tổng vốn đầu tư phát triển mà ngân sách nhà nước đã cấp ra ước khoảng 782.825 tỷ đồng chiếm trên 20% tổng chi NSNN đặc biệt là vào năm 2009 chiếm khoảng 27,4% tổng chi NSNN. Theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 thì chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm nhẹ về tỉ trọng trong tổng chi ngân sách, từ 28,3% năm 2010 xuống khoảng 24,6% trong năm 2011 nhờ việc nỗ lực cắt giảm chi tiêu công nhằm bình ổn nền kinh tế. Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 cho biết, trong khi nhiều khoản thu ngân sách thiếu tính bền vững, thì chi tiêu ngân sách của Việt Nam lại luôn ở mức cao và kéo dài nhiều năm, quy mô chi tiêu ngân sách của Việt Nam chiếm tới hơn 30% GDP trong những năm gần đây. Đáng chú ý là trong tổng chi tiêu ngân sách thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn, chi đầu tư phát triển lại chiếm tỉ trọng nhỏ hơn rất nhiều và đang có xu hướng giảm. Báo cáo nhấn mạnh chi thường xuyên đang tăng, từ mức 63,2% trong tổng chi ngân sách năm 2003 lên 71,8% trong năm 2010 và 75,4% trong năm 2011. Điều này phần nào cho thấy sự cồng kềnh và chi tiêu tốn kém của bộ máy công quyền. Nguồn: Quyết toán và dự toán NSNN các năm của Bộ Tài chính   Chi đầu phát triển càng ngày được chú trọng, tuy nhiên cũng còn hạn chế trong việc giám sát chặt chẽ việc chi các khoản tiền. Năm 2011, nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đưa vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2011 đạt khoảng 34,5%GDP, góp phần tăng thêm năng lực mới cho nền kinh tế. 9 tháng đầu năm 2012 ước tính tăng 5% so với cùng kỳ. Thực tế việc thực hiện chi ngân sách vẫn có thất thoát, làm lãng phí nguồn ngân sách và chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Chi thường xuyên Tỷ trọng chi thường xuyên đã tăng hơn 10 điểm % trong giai đoạn 2005- 2012. Sự gia tăng tỷ trọng chi thường xuyên cũng có nghĩa là khó giảm thâm hụt ngân sách giai đoạn tới hơn vì chi thường xuyên khó cắt giảm hơn chi cho đầu tư phát triển. Chi tiêu cho quản lý hành chính liên tục tăng với tốc độ tăng giai đoạn 2008-2012 là 31,7 % mỗi năm trong khi con số này giai đoạn 2001-2005 chỉ là 17 %. Ví dụ riêng số chi quản lý hành chính cho các cơ quan trung ương đã tăng hơn 11 lần từ 3.000 tỉ đồng năm 2004 lên 34.000 tỉ năm 2013 (dự toán). Điều này cho thấy Việt Nam không đạt được kết quả tốt trong việc cải cách bộ máy hành chính để giảm chi tiêu công. Năm 2012, 9 tháng đầu năm ước tính chi thường xuyên tăng 20,5%. Trong tổng mức chi NSNN 9 tháng 605.000 tỉ đồng, chi thường xuyên chiếm tới hơn 70% (hơn 477.000 tỉ đồng), riêng chi quản lý hành chính gần 58.000 tỉ đồng. Chi thường xuyên đang là nỗi lo lớn, việc tiêu xài hoang phí, “vung tay quá trán”, lạm chi đang khá phổ biến đặc biệt chi cho lễ hội, khánh tiết, hội họp, đi công tác nước ngoài.. Chi trả nợ và viện trợ Trong quá trình phát triển, nước ta vẫn luôn cố gắng đảm bảo các khoản thanh toán nợ đầy đủ và đúng kì hạn cùng với việc viện trợ khi cần cần thiết. Số tiền này tăng từ 58.390 tỷ đồng năm 2008 đến 101.000 tỷ đồng năm 2011 nhằm đảm bảo tăng chi trả nợ ngoài nước do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và tăng trả nợ gốc đối với các khoản vay ngắn hạn để giảm áp lực bố trí trả nợ các năm sau. Việt Nam đang ngày càng chú trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước(DNNN). Hầu hết các DNNN hoạt động vẫn chưa có hiệu quả, thay vì tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi thì các tập đoàn này lại phát triển thành mạng lưới chằng chịt với hàng trăm các tổng công ty, công ty con và công ty liên doanh. Điển hình như tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội Từ năm 2008 đến năm 2010 Chính phủ đã giải ngân được khoảng 31.690 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ, đạt 79,21%. Các dự án y tế kế hoạch vốn Chính phủ giao là 5.600 tỷ đồng, số vốn giải ngân là 4.315,9 tỷ đồng đạt 77,07%; Các dự án giáo dục kế hoạch vốn Chính phủ giao là 6.180 tỷ đồng, số vốn giải ngân là 4.600 tỷ đồng đạt 74,43%; dự án giao thông đạt 73%; dự án thủy lợi gần 65%, nâng cấp bệnh viện đạt gần 73%; kiên cố trường lớp, nhà công vụ cho giáo viên gần 86%. Ngoài ra, Bộ Tài chính còn triển khai tổ chức thực hiện ứng chi 6.467,5 tỷ để bổ sung vốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2010. Trong đó, đã trích dự phòng ngân sách trung ương 730 tỷ đồng và xuất cấp 14.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả bão lũ; cứu đói, hỗ trợ dân sinh; khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các vùng bị thiên tai... Chi chương trình mục tiêu quốc gia Nhà nước ta đang chú trọng phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia vì mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững. Tất cả các mục chi tiêu của chương trình đều tăng hơn 25% so với năm 2008. Trong đó, các khoản chi cho chương trình an toàn thực phẩm và chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia tăng nhanh và mạnh. Với chương trình an toàn thực phẩm, năm 2009 tăng khoảng 57.5% và năm 2010 tăng gần 164 % so với năm 2008. Còn với chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năm 2009 – 2010, tăng 2,2 – 3,3 lần so với năm 2008. Chi cải cách tiền lương Từ năm 2008 đến năm 2011
Luận văn liên quan