Tiểu luận Tham quan khách sạn Vietsovpetro Đà Lạt

Hiện nay, du lịch là một nghành công nghiệp không khói đang rất được chú trọng phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ.Chúng ta đang cố gắng đưa du lịch trở thành nghành công nghiệp mũi nhọn, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.Để làm được điều đó thì cần phài có những chính sách kinh doanh hiệu quả, hấp dẫn các đối tượng khách.Và để nghành du lịch có thể phát triển không thể thiếu sự đóng góp to lớn của nghành kinh doanh khách sạn .Vì kinh doanh khách sạn là nghành kinh doanh tổng hợp nên khi nó phát triển thì các nghành kinh tế khác cũng có điều kiện thúc đẩy phát triển.Do đó, nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nghành du lịch nói riêng và nghành kinh tế khác nói chung. Mười năm trở lại đây, hệ thống khách sạn ở nước ta phát triển rất mạnh với sự xuất hiện các khách sạn lớn nhỏ ở các trung tâm thành phố.Trong đó có Đà Lạt.Thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển,có khí hậu quanh năm mát mẻ, với một sức sống căng tràn tuy e ấp nhưng mãnh liệt tạo bởi những thung lũng và thác nước hùng vĩ.Khách sạn Vietsovpetro mang kiến trúc Châu Âu,tọa lạc gần Hồ Xuân Hương trong không gian yên tĩnh và tầm nhìn lãn mạn.Là một đơn vị có vai trò to lớn trong nghành kinh doanh khách sạn ở Đà Lạt.

pdf42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3806 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tham quan khách sạn Vietsovpetro Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Tham quan khách sạn Vietsovpetro Đà Lạt ĐỀ TÀI: THAM QUAN KHÁCH SẠN VIETSOVPETRO ĐÀ LẠT GVHD: TH.S ĐẶNG THANH VŨ SVTH: TẠ NHƯ HUỆ, MSSV: 1054050203, LỚP: 10DQKS01 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH ĐÀ LẠT ..........................................2 1.1/ Điều kiện tự nhiên .......................................................................................2 1.1.1 /Vị trí địa lý .............................................................................................2 1.1.2/ Địa hình ................................................................................................2 1.1.3 /Khí hậu ..................................................................................................2 1.1.4 /Sinh vật..................................................................................................3 1.1.5 /Thủy văn ................................................................................................6 1.1.6 /Đất đai ...................................................................................................7 1.2/ Tài nguyên du lịch .......................................................................................7 1.3/ Cơ sở hạ tầng ...............................................................................................8 1.3.1Giao thông vận tải ...................................................................................8 1.3.2/ Cơ sở lưu trú ....................................................................................... 11 1.3.3 /Mạng lưới cửa hàng ăn uống và dịch vụ thương mại ......................... 12 1.3.4 /Cơ sở vui chơi giải trí .......................................................................... 16 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN VIETSOVPETRO DALAT ... 19 2.1/ Giới thiệu sơ lược về khách sạn Vietsovpetro đà lạt ............................... 19 2.1.1 /Vị trí của khách sạn ............................................................................ 19 2.1.2/ Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn ................................ 20 2.2 /Các loại phòng và tiện nghi của khách sạn .............................................. 20 2.3/ Nhà hàng và tiện nghi ............................................................................... 24 2.4 /Các dịch vụ khác ....................................................................................... 25 CHƯƠNG 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHÁCH SẠN VIETSOVPETRO DALAT ................................................................................................................. 27 3.1/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khâch sạn 4 sao VIETSOVPETRO DALAT .. 27 3.2 /Các bộ phận của Front Office .................................................................. 27 3.2.1/Cơ cấu tổ chức bộ phận Front Office .................................................. 27 3.2.2/ Nhiệm vụ của bộ phận lễ tân............................................................... 28 3.3/ Bộ phận buồng, phòng ............................................................................. 29 3.4 /Nhà hàng bar ............................................................................................. 30 3.5 /Bếp ............................................................................................................. 31 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN VIETSOVPETRO DALAT ............................................... 32 4.1/Kiến nghị của cá nhân đối với khách sạn .................................................. 32 4.2/ Giải pháp định hướng tới sự phát triển lâu dài ....................................... 33 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 35 HÌNH ẢNH MINH HỌA ..................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 40 ĐỀ TÀI: THAM QUAN KHÁCH SẠN VIETSOVPETRO ĐÀ LẠT GVHD: TH.S ĐẶNG THANH VŨ SVTH: TẠ NHƯ HUỆ, MSSV: 1054050203, LỚP: 10DQKS01 1 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, du lịch là một nghành công nghiệp không khói đang rất được chú trọng phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ.Chúng ta đang cố gắng đưa du lịch trở thành nghành công nghiệp mũi nhọn, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.Để làm được điều đó thì cần phài có những chính sách kinh doanh hiệu quả, hấp dẫn các đối tượng khách.Và để nghành du lịch có thể phát triển không thể thiếu sự đóng góp to lớn của nghành kinh doanh khách sạn .Vì kinh doanh khách sạn là nghành kinh doanh tổng hợp nên khi nó phát triển thì các nghành kinh tế khác cũng có điều kiện thúc đẩy phát triển.Do đó, nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nghành du lịch nói riêng và nghành kinh tế khác nói chung. Mười năm trở lại đây, hệ thống khách sạn ở nước ta phát triển rất mạnh với sự xuất hiện các khách sạn lớn nhỏ ở các trung tâm thành phố.Trong đó có Đà Lạt.Thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển,có khí hậu quanh năm mát mẻ, với một sức sống căng tràn tuy e ấp nhưng mãnh liệt tạo bởi những thung lũng và thác nước hùng vĩ.Khách sạn Vietsovpetro mang kiến trúc Châu Âu,tọa lạc gần Hồ Xuân Hương trong không gian yên tĩnh và tầm nhìn lãn mạn.Là một đơn vị có vai trò to lớn trong nghành kinh doanh khách sạn ở Đà Lạt. ĐỀ TÀI: THAM QUAN KHÁCH SẠN VIETSOVPETRO ĐÀ LẠT GVHD: TH.S ĐẶNG THANH VŨ SVTH: TẠ NHƯ HUỆ, MSSV: 1054050203, LỚP: 10DQKS01 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH ĐÀ LẠT 1.1/ Điều kiện tự nhiên 1.1.1 /Vị trí địa lý Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm viên, về phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà.. 1.1.2/ Địa hình Địa hình Đà Lạt thuộc dạng sơn nguyên với độ cao trung bình 1520m so với mực nước biển, cơ bản có thể phân làm 3 dạng: núi cao, đồi thấp và thung lũng.Nét đặc trưng của địa hình là mức độ phân cắt mạnh. Khu vực phía Bắc và Tây Bắc bị chắn bởi núi Lang Biang; phía Đông và Đông Nam thấp dần về thung lũng Đa Nhim; phía Tây và Tây Nam thấp dần về cao nguyên Di Linh.Các dãy núi cao khoảng 1.700m tạo thành một vành đai chắn gió che cho khu vực lòng chảo trung tâm. Dãy Lang Biang với đỉnh cao nhất là 1.167 mét như một bức tường thành khổng lồ ở hướng Bắc thành phố. Về phía nam, địa hình núi chuyển tiếp sang bậc địa hình thấp hơn, đặc trưng là khu vực đèo Prenn với các dãy núi cao xen kẽ những thung lũng sâu. Trung tâm Đà Lạt như một lòng chào với chiều dài khoảng 18km, chiều rộng 12km và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh. 1.1.3 /Khí hậu Đà Lạt nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi cao độ và địa hình tự nhiên nên khí hậu mang tính chất đặc thù so với những vùng lân cận.Nhiệt độ trung bình năm là 18-30 độ C, Nhiệt độ ở Đà Lạt kể cả ĐỀ TÀI: THAM QUAN KHÁCH SẠN VIETSOVPETRO ĐÀ LẠT GVHD: TH.S ĐẶNG THANH VŨ SVTH: TẠ NHƯ HUỆ, MSSV: 1054050203, LỚP: 10DQKS01 3 trong những ngày nóng nhất chưa bao giờ vượt quá 20 độ C. biên độ nhiệt trong ngày 11-20 độ C. Khí hậu Đà Lạt chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân hàng năm ở Đà Lạt đạt 1800 mm. Cường độ mưa tập trung vào các tháng 8,9 hàng năm.Mùa khô kiệt nuớc là tháng 12, 1 và2. Nhìn chung, Đà Lạt có khí hậu ôn hoà dịu mát quanh năm, mùa mưa nhiều, mùa khô ngắn, không có bão. Với khí hậu trong lành và lí tưởng như vậy, đây chính là lí do mà người Pháp đã chọn Đà Lạt là nơi để đầu tư, xây dựng nên thành một thành phố nghỉ dưỡng xinh đẹp. 1.1.4 /Sinh vật Các yếu tố tự nhiên từ bao đời nay góp phần hình thành nên một thảm thực vật đa dạng ở Đà Lạt với các kiều hình rừng khác nhau như: rừng lá kim, rừng thường xanh, rừng hỗn giao và trảng cỏ cây bụi. Về các loài thuộc ngành Dương xỉ, cao nguyên Lang Biang là một trong những trung tâm phong phú nhất về thành phần loài. Riêng họ Thông đất ở đây đã có 10 loài trong khi cả nước chỉ có 11 loài. Đặc biệt ngành Lá thông, cả Việt Nam chỉ có 1 loài đã được phát hiện ra tại Đà Lạt, đó là cây lõa tùng . Sự có mặt của những họ Nắp ấm, Chuối rừng, Mây nước, Dứa dại đã biểu hiện cho tính cổ nhiệt đới của hệ thực vật ở vùng cao nguyên này. Đáng chú ý là sự xuất hiện của loài Tuế lá chẻ, một đại diện cổ duy nhất của chi Tuế có kiểu lá chét chẻ đôi. Đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất của các loài thuộc ngành Hạt trần. Những loài thuộc họ Tuế, Dây gắm, Thông, Bụt mọc, Hoàng đàn, Kim giao, Đỉnh tùng, Dẻ tùng... chỉ với vài ba chục loài, nhưng các đại diện thuộc ngành hạt trần lại là thành phần quan trọng nhất cấu trúc nên các kiểu rừng ở cao nguyên Lang Biang, đặc biệt là rừng thưa thuần loại cây lá kim hoặc rừng hỗn giao với cây lá rộng... ĐỀ TÀI: THAM QUAN KHÁCH SẠN VIETSOVPETRO ĐÀ LẠT GVHD: TH.S ĐẶNG THANH VŨ SVTH: TẠ NHƯ HUỆ, MSSV: 1054050203, LỚP: 10DQKS01 4 Rừng lá kim ở Đà Lạt với những quần thụ Thông ba lá chiếm một diện tích đáng kể.Rừng thông trải dài trên các ngọn đồi trong thành phố.Chúng thường mọc ở độ cao từ 1.000 - 2.000m.Trong rừng thông có ít dây leo nhưng xuất hiện một số loài bì sinh như Dương xỉ, Địa y. Trên tầng mục, vào đầu mùa mưa, thường xuất hiện các loại nấm ăn thuộc lớp Nấm lỗ, chủ yếu là các giống Bôlê nổi tiếng như : Xép trắng, Xép nâu... Ký sinh trên thông già là các loại Linh chi được dùng làm thuốc. Người ta còn phát hiện được Phục linh trên những rễ thông vùng đồi cát phong hóa từ granit, là loại dược phẩm đầu vị quý giá. Ngoài Thông ba lá, Đà Lạt cũng có những dải rừng hẹp của thông hai lá. Đó là kiểu rừng thưa ở khu vực Trung tâm thực nghiệm lâm học Manline, quanh dãy You Lou Rouet và chân núi Pinhatt. Thông hai lá mọc tươi tốt ở độ cao 1.400m xen lẫn với Dầu Trà Beng. Đặc biệt, một loài thông đặc hữu của cả Tây Nguyên là Thông 5 lá chỉ mới tìm thấy ở một số chòm nhỏ vùng núi cao Lạc Dương, Bi Doup và Trại Mát. Bên cạnh rừng lá kim, rừng hỗn giao đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc rừng, với diện tích 2,682 ha, kiểu rừng này phân bố khắp các thung lũng quanh Đà Lạt, ven các khe suối. Rừng hỗn giao rất giàu về thành phần loài, mật độ cây phân bố dày đặc nhất là ở các thung lũng ven suối. Sự phân tầng khá rõ nét, tầng chiếm ưu thế sinh thái gồm các loài Dẻ, Kim giao, Thông lông gà, Thông tre, Long não, Giổi, Chò sót, Ngọc lan... Những cây này thân cao tới 30m với đường kính thân vượt quá 1,2m. Tầng gỗ nhỏ gồm các họ Na, Thầu dầu, Thị, Dung, Máu chó...phát triển, một số loài rất dễ gặp như: Ngũ gia bì, Thanh mai, Đỗ quyên, Bướm bạc, Trang bông trắng, Trang bông đỏ, tạo thành một tán rừng đều đặn. Tầng cây bụi gồm các loài Mua, Ngấy Hương, Dum nam, Dum mâm xôi. Tầng cỏ có nhiều loài Dương xỉ. Cỏ tranh, Cỏ lài, Cỏ đá. Những vùng đất ven suối, ven hồ dễ thấy các loài lau sậy, Chổi đót, cỏ Đuôi chồn, Dứa dại, Cói ĐỀ TÀI: THAM QUAN KHÁCH SẠN VIETSOVPETRO ĐÀ LẠT GVHD: TH.S ĐẶNG THANH VŨ SVTH: TẠ NHƯ HUỆ, MSSV: 1054050203, LỚP: 10DQKS01 5 chiếu, Ý dĩ, Cúc dại và các loài cây cỏ ăn côn trùng phát triển hỗn giao cũng là nơi tồn trữ những loài thực vật vi sinh như: Rêu, Địa y, Lan, Lớp bì sinh rất dày bao quanh thân cây gỗ như kiểu rừng rêu điển hình. Các loại nấm nổi tiếng như nấm hương nâu, hương trắng, mộc nhĩ, hoa đá, nấm mối, nấm sữa, nấm hột gà xuất hiện chủ yếu trong rừng hỗn giao nhiều cây họ Sồi, Dẻ, kiểu rừng hỗn giao thường xanh ở khu vực thác Dantanla, Mang Ling, Tà Nung, Núi Voi...ngoài những đặc điểm chung còn có nhiều loài gỗ quý: Trắc bách diệp núi, Hoàng đàn, Ngo tùng, Bách tùng, Thanh tùng. Phía Bắc và Đông Bắc Đà Lạt, trên núi Lang Biang, Bi Doup lại có những loài cây rất to như Chò sót, Chò nước, Pơ mu, cùng với nhiều cây gỗ quý: Thông nàng, Thông tràm, Thông 5 lá, Ngo tùng. Những cây này đường kính thường rất to so với ở các khu rừng khác. Thân cây cao trên 45m, đường kính đến 2m. Đặc biệt ở Yộ Đa Myút, Bidoup cũng xuất hiện loại thông 2 lá dẹt được coi là quý hiếm của cả thế giới, với đường kính thân có thể đến 4m và đoạn thân gỗ trước khi phân cành lên tới 20m. Thảm thực vật trên những đỉnh núi cao, gió mạnh, có lắm sương mù hình thành nên những trảng cây gỗ lùn. Những cây gỗ chỉ cao 3 - 5m gồm một số loài Dẻ, Đỗ quyên, Côm, Sến. Rừng này cũng có nhiều loài bì sinh như Rêu, Địa y, Dương xỉ, Lan và Tre trúc. Sinh cảnh cây bụi, trảng cỏ phân tán rải rác ở địa hình thấp thường xen kẽ và tiếp giáp với rừng hỗn giao có sự phân tầng đơn giản. ĐỀ TÀI: THAM QUAN KHÁCH SẠN VIETSOVPETRO ĐÀ LẠT GVHD: TH.S ĐẶNG THANH VŨ SVTH: TẠ NHƯ HUỆ, MSSV: 1054050203, LỚP: 10DQKS01 6 1.1.5 /Thủy văn Giữa các dãy đồi thấp ở vùng trung tâm và các đỉnh núi cao chung quanh Đà Lạt là dòng chảy hiền hòa của các sông suối thượng nguồn sông Đa Nhim, sông Đạ Đờng, sông Cam Ly.Ở đây nguồn nước phong phú trong mùa mưa nhưng rất nghèo trong mùa khô. Ở phía Bắc, các con suối đổ vào hồ Suối Vàng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc như suối Phước Thành bắt nguồn từ Tùng Lâm, suối Đa Phú bắt nguồn từ Đa Phú. Phía Đông có các con suối nhỏ chảy về sông Đa Nhim, phần thượng nguồn hồ Đơn Dương. Các con suối phía Nam chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đổ về suối Đạ Tam như suối Datanla, Đạ Prenn. Chảy qua trung tâm thành phố là suối Cam Ly có chiều dài 20 km trong địa phận Đà Lạt, với diện tích lưu vực xấp xỉ 50 km2. Mạng lưới suối nhỏ khá dày, các dòng suối nhỏ vào mùa khô rất ít nước hoặc khô cạn. Mật độ sông suối bình quân: 1,2 km/km2.Suối Cam Ly bắt nguồn từ phía Đông Bắc thành phố chảy qua hồ Than Thở, Mê Linh (cũ) đến hồ Xuân Hương, sau đó đổ về thác Cam Ly. Lượng nước bình quân năm tại thác này vào khoảng 1 m3/s. Lượng nước mưa là nguồn chủ yếu, bên cạnh đó còn có một lượng nước thải khoảng 0,46 m3/s, lượng nước này cũng bị tổn thất nhiều. Mùa mưa lượng nước trung bình lớn nhất vào tháng 9 - 10 từ 2 - 2,5 m3/s. Vào mùa khô, các suối hầu như cạn kiệt, lượng nước trung bình ở các tháng 2- 3 - 4 từ 80 - 90 lít/s và lượng nước kiệt nhất vào tháng 3 có khi xuống tới 40 lít/s. Hồ ở Đà Lạt, chủ yếu là hồ nhân tạo, phân bố rải rác. Hiện tại có trên dưới 16 ao hồ lớn nhỏ. Một số hồ theo thời gian bị bồi lấp dần hoặc đã trở thành vườn trồng rau như hồ Vạn Kiếp, Mê Linh, Đội Có...Các hồ lớn ở Đà Lạt được sử dụng vào ĐỀ TÀI: THAM QUAN KHÁCH SẠN VIETSOVPETRO ĐÀ LẠT GVHD: TH.S ĐẶNG THANH VŨ SVTH: TẠ NHƯ HUỆ, MSSV: 1054050203, LỚP: 10DQKS01 7 việc tạo thắng cảnh, tạo nguồn nước tưới: hồ Đa Thiện, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, hồ Xuân Hương... Hồ Suối Vàng được dùng trong việc tạo năng lượng điện. Hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố với diện tích ước chừng 0,38 km2, diện tích đã bị bồi lấp lên tới 0,06 km2. Độ rộng mặt hồ trung bình 200 m, diện tích lưu vực khoảng 21 km2. Lượng nước bình quân gia nhập vào hồ là 0,5m3/s. Mực nước mặt hồ được điều tiết vào thời gian có mưa lớn. Hồ Sương Mai nằm phía Bắc thành phố thuộc Thái Phiên với diện tích mặt hồ khoảng 0,09 km2. Hồ Đa Thiện có diện tích khoảng 0,06 km2, hồ Chiến Thắng khoảng 0,065 km2. Phía Nam, hồ Tuyền Lâm có diện tích mặt hồ khoảng 3,2 km2, đây là nguồn cung cấp nước tưới cho khu vực quanh hồ và vùng Định An, điều tiết nước suối Đạ Tam và hệ thống thủy lợi Quảng Hiệp - Đức Trọng. 1.1.6 /Đất đai Đất đai Đà Lạt được phong hoá từ nhiều nguồn khác nhau như đá macma, đá trầm tích, đá biến chất… Các loại đất thường gặp ở Đà Lạt là: đất feralit đỏ vàng (Fs), đất feralit vàng đỏ (Fa), đất mùn vàng xám (Fha), đất feralit nâu vàng (Fda), đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan (Fk), đất feralit nâu tím phát triển trên đá biến chất (Ft), đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fj), đất phù sa (P), đất dốc tụ (Dt). Nhìn chung, độ phì nhiêu đất đai ở Đà Lạt tương đối khá, diện tích đất bị thoái hoá không đáng kể, tầng dầy đất khá sâu. Mặt hạn chế là đất có độ dốc lớn nên rất dễ bị rữa trôi và xói mòn trong mùa mưa. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng không cao. 1.2/ Tài nguyên du lịch Ở Việt Nam, Đà Lạt từ lâu đã là một thành phố du lịch nổi tiếng. Khí hậu mát mẻ, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp thành phố mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. ĐỀ TÀI: THAM QUAN KHÁCH SẠN VIETSOVPETRO ĐÀ LẠT GVHD: TH.S ĐẶNG THANH VŨ SVTH: TẠ NHƯ HUỆ, MSSV: 1054050203, LỚP: 10DQKS01 8 So với các đô thị khác của Việt Nam, Đà Lạt là thành phố được thiên nhiên dành cho nhiều ưu ái. Những thắng cảnh của thành phố, nằm rải rác ở cả khu vực trung tâm lẫn vùng ngoại ô, như hồ Xuân Hương, đồi Cù, thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, thác Prenn... từ lâu đã trở nên nổi tiếng. Tuy vậy, không ít danh thắng và di tích của Đà Lạt hiện nay rơi vào tình trạng hoang tàn và đổ nát. Thác Cam Ly, dòng thác từng đi vào thi ca lãng mạn, không còn vẻ đẹp vốn có mà tràn ngập rác thải và bốc mùi hôi thối nồng nặc do nguồn nước bị ô nhiễm.Các địa điểm như thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở hay thác Prenn đã mất đi nét hoang sơ bởi sự xuất hiện của quá nhiều hàng quán, khu trò chơi và cây cảnh. Lịch sử đã để lại cho Đà Lạt không ít những công trình kiến trúc giá trị, như những công sở, trường học, nhà thờ, tu viện, chùa chiền, công trình công cộng... cùng hàng ngàn biệt thự xinh đẹp hiện diện khắp thành phố. Qua thời gian, những dinh thự, biệt điện xưa kia từng thuộc về các nhân vật quyền lực, ngày nay được mở cửa đón khách viếng thăm. Ba dinh thự nổi tiếng của Đà Lạt trước đây đều là địa điểm du lịch, nhưng hiện nay chỉ Dinh III còn giữ chức năng này và tiếp tục thu hút du khách. .Bên cạnh những di sản kiến trúc Pháp, một vài công trình xây dựng những thập niên gần đây như thiền viện Trúc Lâm, biệt thự Hằng Nga hay XQ Sử quán cũng đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn..Từ năm 2005, thành phố bắt đầu tổ chứcFestival Hoa Đà Lạt, một lễ hội với nhiều sự kiện cùng các hoạt động nghệ thuật nhằm giới thiệu các loài hoa địa phương cũng như từ những vùng miền khác. 1.3/ Cơ sở hạ tầng 1.3.1Giao thông vận tải Do đặc điểm địa hình, giao thông Đà Lạt chỉ gồm đường bộ, đường sắt và đường không, nhưng hiện nay chỉ giao thông đường bộ và đường hàng không thực sự hoạt động. Tuyến đường quan trọng nhất nối Đà Lạt với các thành phố ĐỀ TÀI: THAM QUAN KHÁCH SẠN VIETSOVPETRO ĐÀ LẠT GVHD: TH.S ĐẶNG THANH VŨ SVTH: TẠ NHƯ HUỆ, MSSV: 1054050203, LỚP: 10DQKS01 9 khác là quốc lộ 20. Con đường này giao với quốc lộ 1 tại ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai, từ đó hướng về Thành phố Hồ Chí Minh và nối với quốc lộ 27 tại D'Ran để về Phan Rang và các tỉnh Nam Trung Bộ.Quốc lộ 20 còn cắt qua Di Linh, từ đây theo quốc lộ 28 về hướng nam sẽ dẫn đến thành phố Phan Thiết. Xuất phát từ Đà Lạt, tuyến đường 723 đi xuyên qua các huyện Lạc Dương của Lâm Đồng và Khánh Vĩnh, Diên Khánh củaKhánh Hòa, tới thành phố Nha Trang. Con đường này được hoàn thành vào năm 2007, giúp hành trình giữa hai thành phố du lịch nổi tiếng chỉ còn khoảng 130 km, so với lộ trình cũ Đà Lạt – Phan Rang – Nha Trang dài 228 km.Đà Lạt còn một tuyến tỉnh lộ khác là đường 722 đi Đam Rông, nối thành phố với các vùng tây bắc của tỉnh Lâm Đồng.Giao thông nội thị, các tuyến xe buýt của thành phố hình thành vào năm 2006, với tuyến đầu tiên nối Đà Lạt với Đức Trọng.Thời điểm 2007, Đà Lạt có ba công ty kinh doanh vận tải xe buýt, gồm Công ty Cổ phần Vận tải Ô tô Lâm Đồng, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thái Hòa và Công ty Cổ phần Phương Trang, tổng cộng 79 đầu xe, khai thác các tuyến nội thị và từ Đà Lạt đến các huyện lân cận. Thành phố cũng có khoảng mười công ty
Luận văn liên quan