Thuật ngữ “thẩm quyền” bắt nguồn từ tiếng La Tinh là “compotentia”, có hai nghĩa là:
1) Phạm vi các quyền hạn của các cơ quan hoặc người có chức vụ nào đó;
2) Phạm vi những kiến thức và kinh nghiệm mà ai đó có
Ý nghĩa đầu trong khoa học pháp lý và quản lý thường được biểu thị bằng thuật ngữ “thẩm quyền pháp lý”, ý nghĩa thứ hai – “thẩm quyền chuyên môn”.
- “Thẩm quyền chuyên môn” và “thẩm quyền pháp lý” đều quan trọng đối với quản lý nhà nước và có quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
=> Thẩm quyền chuyên môn của cơ quan thực chất được bảo đảm thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ theo các tiêu chuẩn, yêu cầu nhất định và cũng dần dần được thể chế hoá thành pháp luật ở một mức độ nào đấy.
Tuy nhiên trong khoa học, pháp luật và thực tiễn thuật ngữ “thẩm quyền” thường vẫn được hiểu với nghĩa là thẩm quyền pháp lý
Thẩm quyền với nghĩa thẩm quyền pháp lý cũng không đơn nhất. Do tính phức tạp và tồn tại nhiều khái niệm gần gũi, quan hệ chặt chẽ với nó, nên có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thẩm quyền.
=> Thẩm quyền là việc pháp luật cho phép hay qui định bổn phận (trách nhiệm) cho một cá nhân, một tổ chức được (hay phải) làm một việc gì đó. thẩm quyền luôn phải được kèm theo một mức độ quyền lực để làm tăng tính thực thi cho thẩm quyền trước những cản trở có thể.
59 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9260 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của tòa án nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN
BỘ MÔN: TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
ĐỀ TÀI: THẨM QUYỀN XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.1 Khái niệm thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân
1.1.1 Định nghĩa thẩm quyền………………………………………………...4
1.1.2 Định nghĩa thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân………………………………………………………………………………..5
1.1.3 Sự phát triển của thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính của tòa án nhân dân……………………………………………………………………..5
1.2. Thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính theo pháp luật hiện hành.
1.2.1. Thẩm quyền theo loại việc bị khiếu kiện…………………………8
1.2.2. Thẩm quyền theo các cấp Tòa án và theo lãnh thổ……………..10
1.2.3. Giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa Tòa án với Tòa án và giữa Tòa án với cơ quan giải quyết khiếu nại……………………………….12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THẨM QUYỀN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN
2.1 Thực trạng về thẩm quyền xét xử xác vụ án hành chính
2.1.1 Thực trạng quy định của pháp luật về thẩm quyền………………13 2.1.2 Thực tiển áp dụng pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính……………………………………………………………………………...37
2.2 Một số kiến nghị về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính.
2.2.1 Kiến nghị về sử đổi quy định của pháp luật………………………52
2.2.2 Kiến nghị về áp dụng pháp luật…………………………………….54
Chương 1: Khái quát về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân
1.1 Khái niệm thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân.
1.1.1 Định nghĩa thẩm quyền.
- Thuật ngữ “thẩm quyền” bắt nguồn từ tiếng La Tinh là “compotentia”, có hai nghĩa là:
1) Phạm vi các quyền hạn của các cơ quan hoặc người có chức vụ nào đó;
2) Phạm vi những kiến thức và kinh nghiệm mà ai đó có
Ý nghĩa đầu trong khoa học pháp lý và quản lý thường được biểu thị bằng thuật ngữ “thẩm quyền pháp lý”, ý nghĩa thứ hai – “thẩm quyền chuyên môn”.
- “Thẩm quyền chuyên môn” và “thẩm quyền pháp lý” đều quan trọng đối với quản lý nhà nước và có quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
=> Thẩm quyền chuyên môn của cơ quan thực chất được bảo đảm thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ theo các tiêu chuẩn, yêu cầu nhất định và cũng dần dần được thể chế hoá thành pháp luật ở một mức độ nào đấy.
Tuy nhiên trong khoa học, pháp luật và thực tiễn thuật ngữ “thẩm quyền” thường vẫn được hiểu với nghĩa là thẩm quyền pháp lý
Thẩm quyền với nghĩa thẩm quyền pháp lý cũng không đơn nhất. Do tính phức tạp và tồn tại nhiều khái niệm gần gũi, quan hệ chặt chẽ với nó, nên có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thẩm quyền.
=> Thẩm quyền là việc pháp luật cho phép hay qui định bổn phận (trách nhiệm) cho một cá nhân, một tổ chức được (hay phải) làm một việc gì đó. thẩm quyền luôn phải được kèm theo một mức độ quyền lực để làm tăng tính thực thi cho thẩm quyền trước những cản trở có thể.
1.1.2 Định nghĩa thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân.
Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân là quyền và nghĩa vụ của Tòa án nhân dân trong việc thụ lý và giải quyết các vụ án hành chính
1.1.3 Sự phát triển của thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính của tòa án nhân dân
- Sau 12 năm đi vào hoạt động và giải quyết các vụ án hành chính, Tòa án các cấp góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Nếu như trước đây, trong quá trình quản lý, điều hành Nhà nước, cơ quan hành chính chỉ căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân một cách chung chung để ban hành các quyết định hành chính, thì nay đã căn cứ cụ thể vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để ban hành quyết định hành chính theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật đã quy định. Việc thành lập Tòa Hành chính đã góp phần thúc đẩy quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước, buộc các cơ quan Nhà nước phải tự nâng cao năng lực quản lý và ý thức trách nhiệm; làm cho các cơ quan quản lý hành chính phải thận trọng, cân nhắc hơn khi ban hành một quyết định hành chính hay có hành vi hành chính.
- Sau 12 năm hoạt động, Tòa Hành chính các cấp đã khẳng định được vị trí của mình trong đời sống xã hội và là công cụ không thể thiếu được trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kết quả giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án các cấp đã khẳng định vai trò to lớn của quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính bằng con đường tư pháp.
Thông qua hoạt động của Tòa Hành chính các cấp, về phía người dân đã quan tâm và tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới nói chung và đổi mới pháp luật nói riêng, xem đây là một bước phát triển của cải cách tư pháp phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước. Sau khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có hiệu lực thi hành, người dân rất hy vọng và tin tưởng vào sự phán xét của Tòa hành chính. Nhân dân và công luận quan tâm đến tính công khai, minh bạch của phiên tòa xét xử. Các quyết định của cơ quan hành chính được ban hành không đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và nội dung mà pháp luật quy định khi bị Tòa án tuyên xử hủy bỏ là thực tế minh chứng cho sự cần thiết của phán quyết hành chính. Ngược lại, khi các yêu cầu khởi kiện của công dân không được Toà án chấp nhận cũng giúp cho người khởi kiện hiểu biết và nắm vững hơn pháp luật, thông suốt những quyết định của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, từ đó tự nguyện thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Mặt khác đó cũng là sự cân nhắc, thận trọng của những người khiếu kiện khác.
- Tuy nhiên trong thời gian qua chất lượng giải quyết các vụ án hành chính vẫn còn những tồn tại vì việc xét xử các vụ án hành chính là một lĩnh vực rất mới. Đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức của Tòa Hành chính Tòa án nhân dân các cấp chưa được đào tạo, bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính cũng như kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước có liên quan đến những lĩnh vực mà Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Vẫn còn có cán bộ Tòa án chưa thực sự nắm vững các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; một số Thẩm phán chưa quan tâm một cách đầy đủ các văn bản pháp luật về quản lý hành chính Nhà nước liên quan đến những loại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện mà mình đang thụ lý, giải quyết. Trong công tác chuyên môn còn vi phạm về điều kiện khởi kiện và điều kiện thụ lý, giải quyết các vụ án hành chính; có nhiều vụ việc chưa phân biệt thẩm quyền loại việc của cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan Tòa án; thời gian giải quyết các vụ án chưa đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Đường lối giải quyết một số vụ án không đúng dẫn đến đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để xét xử phúc thẩm, sơ thẩm lại vụ án. Vì vậy, có bộ phận công dân còn nghi ngại trước khi chọn con đường khởi kiện tại Tòa án
a) Về thẩm quyền theo loại việc bị khiếu kiện:
Hiện nay theo Luật TTHC, Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong mọi lĩnh vực quản lý nhà nước, loại trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức
Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã thể chế hoá những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án tại Điều 28, đó là:
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
- Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
-Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây,
loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án chỉ được quy định tại Điều 11 gồm 22 khoản. Nay Luật Tố tụng hành chính 2010 quy định về thẩm quyền của Toà án theo phương pháp loại trừ như quy định trên thì phạm vi thẩm quyền được mở rộng, do vậy có rất nhiều loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Ví dụ: Theo quy định tại Điều 264 Luật Tố tụng hành chính 2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2003 thì việc tranh chấp quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì sau khi tranh chấp được Chủ tịch UBND cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đã giải quyết mà các bên đương sự không đồng ý giải quyết thì có quyền khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện tới Tòa án.
E Trước đây, khi Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án Hành chính vẫn được áp dụng thì loại việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước. Nay Luật tố tụng hành chính 2010 có hiệu lực thì loại việc trên lại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án và thuộc nhóm việc quy định tại khoản 1 Điều 28.
b) Về thẩm quyền theo các cấp Tòa án và theo lãnh thổ :
Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trường hợp người khỏi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
Đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khỏi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Luật TTHC có sự phân biệt rõ ràng trong trường hợp khiếu kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức, đối với quyết định buộc thôi việc đối với công chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống ban hành thì kiện tại Tòa án trên cùng phạm vi địa giới hành chính với cơ quan, tổ chức của người có thẩm quyền ra quyết định. Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương thì kiện tại Tòa an nơi mà người khởi kiện làm việc.
1.2. Thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính theo pháp luật hiện hành.
1.2.1. Thẩm quyền theo loại việc bị khiếu kiện.
Thẩm quyền theo loại việc bị khiếu kiện xác định các loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng hành chính.
Theo quy định của Điều 28 Luật TTHC quy định về những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, cụ thể:
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong cac lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao thao danh mục đó Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Như vậy, khác với quy định của Pháp lệnh TTGCVAHC trước đây khi quy định về thẩm quyền theo loại việc đó chính là sự giới hạn 22 lĩnh vực được quyền khiếu nại theo thủ tục tố tụng hành chính. Hiện nay theo Luật TTHC, Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong mọi lĩnh vực quản lý nhà nước, loại trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đây là loại việc đặc biệt đuôc Luật TTHC liệt kê trong một khỏa riêng của Điều luật. Đối tượng khiếu kiện ở đây chính là danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đối với loại việc này thì công dân chỉ được thực hiện quyền khởi kiện tại Tòa án sau khi thực hiện thủ tục khiếu nại hành chính. Bên cạnh d0o1 công dân chỉ có quyền khởi kiện về việc không có tên trong danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà không có quyền khởi kiện về tư cách các ứng cử viên đại biểu, các hoạt động liên quan đến bầu cử hay kết quả bầu cử…
Do trong quá trình giải quyết của Tòa án đối với loại khiếu kiện này có nhiều điểm khác biệt so với các loại việc khác nên được Luật TTHC quy định tại chương XI của Luật TTHC.
Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
Phạm vi các quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức có thể bị khiếu kiện là rất rộng. Phạm vi này chỉ bị giới hạn bởi đối tượng bị kỷ luật là “công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống” mà không phụ thuộc vào cơ quan làm việc của công chức.
Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Đây là loại việc đặc biệt vì đối tượng khởi kiện là quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính là quyết định của Hội đống cạnh tranh, của Bộ trưởng Bộ Công thương khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại mục 7 chương V của Luật cạnh tranh, bao gồm:
Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh đối với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;
Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Công thương đối với quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
1.2.2. Thẩm quyền theo các cấp Tòa án và theo lãnh thổ.
Cơ sở pháp lý: Điều 29 và Điều 39 Luật TTHC, thẩm quyền theo các cấp Tòa án và theo lãnh thổ được hiểu như sau:
+ Đối với thẩm quyền theo các cấp Tòa án: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những khiếu kiện của cá nhân, tổ chức mà người bị kiện trong vụ án là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước cấp huyện trở xuống, đồng thời giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội và danh sách bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân. Đối với những khiếu kiện mà người bị khiếu kiện là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp trung ương ( gồm các quyết định hành chính, hành vi hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phóng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của ngưới có thẩm quyền trong cơ quan đó; các quyết định hành, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước vừa nêu trên và quyết định hành chính, hành vi hành chính của ngưới có thẩm quyền trong các cơ quan đó) thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
+ Đối với thẩm quyền theo lãnh thổ: Nếu người bị kiện thuộc cơ quan nhà hước cấp địa phương (bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã…) thì kiện tại Tòa án trên cùng lãnh thổ với cơ quan bị kiện (hoặc cơ quan có cán bộ, công chức bị kiện trong trường hợp người bị kiện là người có thẩm quyền). Nếu người bị kiện là cơ quan nhà nước cấp trung ương hoặc ngưới có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước này thì người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở ở đâu thì kiện tại Tòa án nơi đó.
Ngoài ra Luật TTHC đã bổ sung thêm một số quy định mới mà trong Pháp lệnh TTGQCVAHC trước đây chưa quy định:
Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi có cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
Đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của ngưới có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Tòa án có thẩm quyền là Tóa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;
Bên cạnh đó, có một điểm khác biệt rất lớn trong việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ giữa Pháp lệnh TTGQCVAHC và Luật TTHC trong trường hợp đối với khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối cới công chức. Theo Pháp lệnh TTGQCVAHC trường hợp khiếu kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải khiếu kiện tại Tòa án trên cùng lãnh thổ với cơ quan của người đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc mà không phân biệt quyết định kỷ luật buộc thôi việc đó do n người có thẩm quyền cơ quan nhà nước cấp nào ban hành. Luật TTHC thì có sự phân biệt rõ vấn đề này, đối với quyết định buộc thôi việc đối với công chức do người đúng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống ban hành thì kiện tại Tòa án trên cùng phạm vi địa giới hành chính với cơ quan, tổ chức của người có thẩm quyền ra quyết định. Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người dứng dầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương thì kiện tại Tòa án nơi mà người khởi kiện làm việc.
Trường hợp cần thiết Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện quy định tại điểm g khoản 1 Điều 30 Luật TTHC.
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp.
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện mà các Thẩm phán của Tòa án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp hải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
Vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cớ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.
1.2.3. Giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa Tòa án với Tòa án và giữa Tòa án với cơ quan giải quyết khiếu nại.
a. Tranh chấp giữa Tòa án nhân dân với nhau (khoản 2 Điểu 32 Luật TTHC).
- Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án cấp tỉnh giải quyết.
- Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.
b. Tranh chấp giữa Tòa án nhân dân với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (Điều 31 Luật TTHC).
Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện.
(Xem hướng dẫn tại Điều 5 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP)
Chương 2: Thực trạng về thẩm quyền và một số kiến nghị.
2.1 Thực trạng về thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính.
2.1.1 Thực trạng quy định của pháp luật về thẩm quyền.
a. Ưu điểm
Về thẩm quyền của Tòa án nhân dân, Điều 28 Luật Tố tụng hành chính quy định những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo hướng loại trừ, cụ thể là Tòa án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện sau đây:
- Khiếu kiện quyết định hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
- Khiếu kiệ