Thanh tra là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc
thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ
chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình
tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt
động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở
hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác.
Hiện nay, với sự phát triển của đất nước thì các
vụ vi phạm pháp luật ngày càng nhiều hơn, nên
công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng cần thiết
hơn để phát hiện và xử lý vi phạm, đem lại sự
công bằng cho toàn xã hội
54 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3250 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thanh tra và kiểm toán môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: THANH TRA VÀ KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG GV: ThS. Dương Thị Thanh Hà Nhóm Sinh viên thục hiện: Nhóm 7 Lớp: 40MT(N02) DANH SÁCH NHÓM 7 TÔ THỊ THẮM HOÀNG NGỌC TRÂM HOÀNG THỊ HẬU NGUYỄN TRỌNG TIẾN LÊ TUẤN DŨNG PHẠM VĂN TRỌNG NGUYỄN KIÊN CƯỜNG LÊ ANH HÙNG Thanh tra là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác. Hiện nay, với sự phát triển của đất nước thì các vụ vi phạm pháp luật ngày càng nhiều hơn, nên công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng cần thiết hơn để phát hiện và xử lý vi phạm, đem lại sự công bằng cho toàn xã hội THANH TRA MÔI TRƯỜNG Thanh tra, kiểm tra hành vi vi phạm về xả thải ở làng bún Yên Ninh, Ninh Bình Xử lý vi phạm của KCN Đông An(Bình Dương) Thanh tra việc sử dụng thuốc BVTV của Hợp tác xã rau Minh Tiến, huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn Thanh tra, kiểm tra hành vi vi phạm về xả thải ở làng bún Yên Ninh, Ninh Bình I. MỞ ĐẦU Trong những năm qua, phát huy truyền thống của ngành, Thanh tra Sở TN &MT tỉnh Ninh Bình đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác: Thanh tra, kiểm tra môi trường; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (KN-TC) của công dân. Kết quả công tác thanh tra đã phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT góp phần tạo môi trường xanh, sạch, đẹp. Một số ví dụ điển hình về công tác Thanh tra, kiểm tra môi trường của đoàn thanh tra Sở TN &MT Ninh Bình là vụ việc “Thanh tra, kiểm tra hành vi vi phạm về xả thải ở làng bún Yên Ninh” Cơ sở sản xuất bún thủ công Yên Ninh II. NỘI DUNG TÌNH TIẾT VỤ VIỆC KẾT QUẢ THANH TRA MỨC ĐỘ VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT THẨM QUYỀN XỬ PHẠT Sau khi nhận được những đơn khiếu tố của người dân thôn 3, xã Yên Ninh gửi tới Sở TN &MT Ninh Bình về việc nước thải của làng nghề bún bánh Yên Ninh thải ra môi trường, ứ đọng trong hệ thống cống rãnh, ao hồ làm nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng nguyên nhân phát sinh nhiều dịch bệnh. 1. TÌNH TIẾT VỤ VIỆC Ngày 20/1/2010, Đoàn thanh tra Sở TN &MT tỉnh Ninh Bình do ông Nguyễn Bảo, Phó Chánh Thanh tra làm trưởng đoàn đã làm việc với Phòng TN &MT về việc xả thải của làng bún Yên Ninh. Đoàn đã lấy mẫu nước thải tại các cống xả thải của các hộ làm bún đem xét nghiệm. 2. KẾT QUẢ THANH TRA Qua thanh tra, kiểm tra làng bún Yên Ninh của đoàn thanh tra Sở TN &MT Ninh Bình tại 300 trên tổng số 600 hộ làm nghề bún đã phát hiện làng nghề có hành vi vi phạm hành chính xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra môi trường. Với 3/5 chỉ tiêu đã phân tích vượt giới tiêu chuẩn môi trường cho phép: hàm lượng chất rắn (TSS) cao gấp 2,15 lần tiêu chuẩn, các chất ô nhiễm hữu cơ (COD, BOD5 ) cao hơn 2,3 đến 3,7 lần cho phép trong trường hợp lượng nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500m3/ngày (24 giờ). Ước tính trong làng có khoảng 10 đến 15% người dân mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá, bệnh ngoài da. Hệ thống tiêu thoát nước, xử lý nước thải làng nghề vẫn chưa đạt tiêu chuẩn, hệ thống mương, cống không có lối thoát, nắp đậy, nước thải ứ đọng, tràn ra đường nắng lên thì mùi hôi thối nồng nặc rất khó chịu. 3. MỨC ĐỘ VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT Với hành vi trên, làng bún Yên Ninh đã vi phạm khoản 2c, điều 10 trong nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Điều 10. Vi phạm các quy định về xả nước thải. 2. Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 5 lần thì xử phạt. c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500m3/ngày (24 giờ). Như vậy, làng bún Yên Ninh sẽ bị xử phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Điều 10. Vi phạm các quy định về xả nước thải. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra. - Làng phải có hệ thống tiêu thoát, xử lý nước thải, đảm bảo nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn theo quy định. - Phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. . Bên cạnh đó Làng bún Yên Ninh cũng vi phạm khoản 3, điều 14 trong nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Điều 14. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước hoặc không khí. 3. Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10; Điều 11; khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 16; điểm a khoản 3 Điều 17; điểm b và điểm d khoản 3 Điều 19; Điều 22; khoản 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 23; khoản 2 và khoản 3 Điều 31 mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường xung quanh đến dưới 3 lần đối với thông số nguy hại hoặc dưới 5 lần đối với thông số khác. Làng bún Yên Ninh sẽ bị xử phạt thêm từ 20% đến 30% số tiền mà làng bún đã bị xử phạt khi vi phạm điều 10. Như vậy 4. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT Theo quy định hiện hành Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền: Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; ( Theo khoản 2b,2e và 2g, điều 42 của Nghị định 117/2009/NĐ-CP). III. KIẾN NGHỊ Dựa theo Luật bảo vệ môi trường 2005 chúng ta cần có các biện pháp bảo vệ, khắc phục môi trường làng nghề: Điều 38. Bảo vệ môi trường đối với làng nghề 1. Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường. Nhà nước khuyến khích phát triển khu, cụm công nghiệp làng nghề có chung hệ thống kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường. 2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề bằng các biện pháp sau đây: a) Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; b) Xây dựng khu tập kết chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, bố trí thiết bị đáp ứng yêu cầu thu gom chất thải và phù hợp với việc phân loại tại nguồn phục vụ cho việc xử lý tập trung; c) Quy hoạch khu, cụm công nghiệp làng nghề để di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư; d) Tuyên truyền, phổ biến để nhân dân biết và áp dụng công nghệ mới ít gây ô nhiễm. 3. Cơ sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp làng nghề phải thực hiện các yêu cầu sau đây về bảo vệ môi trường: a) Nước thải phải được thu gom và chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung; trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải có biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải; b) Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn và chuyển về khu tập kết chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải; trường hợp chất thải rắn có yếu tố nguy hại thì phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại; c) Đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường và nộp đầy đủ phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. VI PHẠM CỦA KCN ĐÔNG AN (BÌNH DƯƠNG) 1.Giới thiệu chung về KCN Đông An 2.Tình hình vi phạm của KCN Đông An 3.Biện pháp xử lý vi phạm 4. Thẩm quyền xử phạt 5. Ý kiến của KCN Đông An Tổng diện tích: 122,5 ha Quyết định số: 01/GP ĐTTN ngày 14/11/1996mcủa Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư Địa điểm: xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương 1.Giới thiệu chung về KCN Đông An 1.Giới thiệu chung về KCN Đông An KCN có vị trí địa lý gần sông Sài Gòn Lĩnh vực đầu tư : Hóa chất. Cơ khí nông nghiệp và giao thông vận tải. Dệt, may mặc, giày da. Lâm sản mỹ nghệ. Điện, điện tử. Ngày 6-12-2010, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Bình Dương cùng Thanh tra Sở Tài nguyên – Môi trường đã kiểm tra đột xuất việc xử lý nước thải ở KCN Đông An. Tại thời điểm kiểm tra, trời không mưa nhưng cống thoát nước mưa trên đường số 5 và 6 của KCN lại phát sinh một lượng lớn nước thải (khoảng 1.000m³/ngày) có màu nâu đen, váng dầu mỡ và mùi hôi, chảy lẫn trong đường ống thoát nước mưa để thải ra kênh D676, chảy thẳng ra sông Sài Gòn 2.Tình hình vi phạm của KCN Đông An 2.Tình hình vi phạm của KCN Đông An Lực lượng chức năng đã lấy 2 mẫu nước thải tại cống thoát nước mưa số 5 và 6 để giám định mức độ ô nhiễm môi trường các tiêu chuẩn đều vượt quá TCCP gần 10 lần Hành vi vi phạm của khu công nghiệp: KCN Đông An đã có hành vi không Báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và xả nước thải vượt tiêu chuẩn kỹ thuật 3.Biện pháp xử lý vi phạm Đối với hành vi xả thải vượt mức theo Điều 10 khoản3 Điểm d Nghị định 117 phạt tiền từ 50.000.000 đến 100.000.000 đồng và biện pháp khắc phục hậu quả Theo điều 10 khoản 8: buộc trong thời hạn của người co thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do hành vi vi phạm quy dịnh tại điều này gây ra. Đối với hành vi không báo cáo ĐTM đựoc cơ quan nhà nước co thẩm quyền phê duyệt theo điều 8 khoản 4 điểm b Nghị định 117 sẽ bị phạt từ 70.000.000 đến 100.000.000 đồng và buộc khắc phục hậu quả theo điều 8 khoản 7 điểm a. 4. Thẩm quyền xử phạt Do số tiền nộp phạt lớn nằm ngoài phạm vi của đoàn thanh tra nên phải gửi trình lên đề nghị Chủ tịch Tỉnh Bình Dương, tránh thanh tra Bộ TN-MT, Cục Trưởng, tránh thanh tra Cục môi trường ra quyết định xử phạt. 5.Ý kiến của KCN Đông An. Họ đã thừa nhận hành vi xả thải trái phép của mình và cam kết thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước chức năng đã đưa ra. THANH TRA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VÂT Ở HỢP TÁC XÃ RAU MINH TIẾN XÃ QUANG LANG, HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Mặt trái của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khoẻ cộng đồng và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái Nhu cầu sử dụng rau sạch là rất cần thiết đối với mỗi người, mỗi gia đình. Thanh tra việc sử dụng thuốc BVTV ở HTX Minh Tiến Xã Quang Lang, Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Xuất xứ sự việc Kiểm tra, xác minh tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm Lập kế hoạch thanh tra Tiến hành thanh tra Tổ chức các buổi họp báo Xử lý vi phạm, thẩm quyền xử lý vi phạm Kiến nghị 2 1 3 4 7 6 5 Trình tự các bước 2.1. Xuất xứ sự việc Ngày 04/08/2010 sở TN&MT Lạng Sơn nhận được đơn thư của nhân dân xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đề nghị xem xét giải quyết việc nông trường sản xuất rau sạch của HTX rau Minh Tiến gây ô nhiễm môi trường do dử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp rau và sản phẩm nông nghiệp không đạt tiêu chuẩn. 2.1. Kiểm tra, xác minh tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm Ngày 15/08/2010 Sở TN&MT Lạng Sơn đã tổ chức thanh tra đột xuất về việc sử dụng thuốc BVTV của HTX với sự tham gia UBND huyện Chi Lăng, UBND xã Quang Lang. 2.1. Kiểm tra, xác minh tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm Đoàn thanh tra đã thu thập được các thông tin ban đầu như HTX sử dụng các loại thuốc như Diazinon, Voophatoc, DDT, các loại thuốc chưa rõ xuất xứ để trừ sâu, trừ cỏ. Theo phản ánh của người dân sống xung quanh HTX thì HTX đã lạm dụng thuốc BVTV quá nhiều, gây mùi khó chịu, nguồn nước ngầm của các giếng xung quanh đó bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cơ sở không có giấy phép quản lý chất thải nguy hại, khôngcó cam kết BVMT 2.1. Kiểm tra, xác minh tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm Đoàn Thanh tra đã lập biên bản và kết luận: Việc sản xuất rau không đạt yêu cầu của HTX là có thật, HTX còn làm ảnh hưởng đến môi trường và đến sức khỏe của người dân xung quanh. Yêu cầu HTX dừng ngay việc sản xuất rau và sử dụng thuốc BVTV quá mức. Phải hoàn thiện thủ tục hành chính, Yêu cầu khắc phục chất lượng môi trường quanh khu vực HTX 2.2. Lập kế hoạch thanh tra Tổ chức nhiều nhóm chuyên môn thực hiện có nhiệm vụ khác nhau: Làm việc với lãnh đạo HTX Lấy mẫu đất ở HTX và mẫu nước phân tích Khảo sát hiện trường về hiện trạng sử dụng,Thuốc BVTV, xử lý sau sử dụng thuốc Lấy thông tin từ người dân trong xã về hoạt động của HTX Làm việc với cơ quan chuyên môn để cón những nhận xét đánh giá ban đầu 2.3. Tiến hành thanh tra Công bố quyết định thanh tra Làm việc tại HTX để nắm tình hình sản xuất rau, các biện pháp phòng ngừa và xử lý chất thải Kiểm tra hiện trường Lấy mẫu nước và đất phân tích 3 lần trong suốt quá trình Thanh tra Làm việc với người dân về quá trình sản xuất của HTX Lập biên bản thanh tra cụ thể từng buổi làm việc 2.4. Tổ chức các buổi họp báo Thảo luận và đánh giá tình hình xảy ra Nghe phản ánh của người dân bị thiệt hại Thảo luận với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện của UBND huyện, UBND xã 2.5. Xử lý vi phạm, thẩm quyền xử lý vi phạm Sau 4 tháng làm việc kết quả vụ việc được xác minh rõ. Đoàn thanh tra đã họp với lãnh đạo Sở thống nhất nội dung công bố kết quả thanh tra: HTX Minh Tiến đã sử dụng các loại thuốc BVTV bừa bãi nhằm mang lại lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, sức khỏe của người sử dụng, ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra HTX còn sử dụng loại thuốc bị cẩm sử dụng và thuốc không rõ xuất xứ. Qua phân tích mẫu rau mà HTX đã sản xuất, thấy rằng rau không đạt tiêu chuẩn chất lượng Nước ngầm của các hộ dân xung quanh HTX bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường đất cũng bị nhiễm các chất độc hại rất nhiều. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân trong khu vực xã. Chai lọ, các chất thải rắn không được xử lý như chôn lấp mà vứt bừa bãi Như vậy, HTX Minh Tiến đã vi phạm QCVN15/2008 BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về dư lượng hóa chất BVTV trong đất. Vi phạm Luật BVMT 2005 Hình thức xử lý vi phạm. Theo Nghị định 117/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT Phạt tiền 15.000.000 đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.(Khoản 4, điều 7) Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm điều 19 Phạt tiền từ 55.000.000 đối với hành vi vi phạm Điều 30 Vi phạm quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong các Khoản 5d,đ điều 7, khoản 5 điều 19, khoản 4 điều 30 2.5. Xử lý vi phạm, thẩm quyền xử lý vi phạm THẨM QUYỀN XỬ PHẠT Với tổng số tiền phạt là 100.000.000đ thì Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Cục trưởng cục Cảnh sát môi trường, Chánh thanh tra Tổng cục môi trường có quyền xử phạt HTX trên 3. Kiến nghị UBND huyện Chi Lăng điều tra thống kê chính xác thiệt hại mà các hộ gia đình xung quanh HTX đã phải chịu Đề nghị UBND huyện yêu cầu HTX Minh Tiến nhanh chóng giải quyết việc thỏa thuận đền bù cho dân, thời hạn 16/04/2011 KẾT LUẬN CHUNG Với việc xử lý các vụ vi phạm pháp luật đã trình bày trên một cách hợp tình hợp lý, chúng ta thấy vai trò của công tác thanh tra đối với công tác quản lý Môi trường nói riêng và quản lý xã hội nói riêng là rất cần thiết. Để có cuộc sống an toàn và chất lượng, người dân nên có cách nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của công tác thanh tra, hợp tác nghiêm túc với các cơ quan chức năng để phát hiện và xử lý kịp thời những vụ vi phạm pháp luật. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Thanh tra và kiểm toán Môi trường (ThS. Dương Thị Thanh Hà Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!!!