. Lí do chọn đề tài [4], [14]
Xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ càng lập gia đình muộn và tuổi bắt đầu mong con cũng muộn hơn. Sau 30 tuổi, buồng trứng của người phụ nữ bắt đầu suy giảm chức năng và khả năng có thai cũng giảm dần. Sau 35 tuổi khả năng có thai giảm càng nhanh hơn và đến 40 tuổi, hơn 1/3 phụ nữ đã không còn khả năng có thai tự nhiên, chủ yếu do sự suy giảm chức năng buồng trứng. Ngoài ra, một số bệnh lý hoặc các phẫu thuật trên buồng trứng khiến buồng trứng suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sớm hơn.
Với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, các phụ nữ bất hạnh trên có thể mang thai, sinh nở và làm mẹ bằng cách xin trứng của những người hiến tặng.
Tỉ lệ vô sinh nam chiếm từ 30-40% trường hợp vô sinh, trong đó chủ yếu là thiểu năng tinh trùng. Nhiều báo cáo trên thế giới cho thấy chất lượng tinh trùng của nam giới ngày càng giảm. Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) hiện nay là một kỹ thuật không thể thiếu ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản. Ở Việt nam, kỹ thuật này được thực hiện vào tháng 5/1998 và đứa bé đầu tiên ra đời vào tháng 2/1999. Việc đánh giá kết quả và tìm hiểu các yếu tố liên quan là cần thiết để góp phần củng cố chương trình và phổ biến kinh nghiệm.
86 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3001 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thành tựu của sinh sản hữu tính có hỗ trợ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Thành tựu của sinh sản hữu tính có hỗ trợ ở Việt Nam
Phạm Văn Thương
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài [4], [14]
Xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ càng lập gia đình muộn và tuổi bắt đầu mong con cũng muộn hơn. Sau 30 tuổi, buồng trứng của người phụ nữ bắt đầu suy giảm chức năng và khả năng có thai cũng giảm dần. Sau 35 tuổi khả năng có thai giảm càng nhanh hơn và đến 40 tuổi, hơn 1/3 phụ nữ đã không còn khả năng có thai tự nhiên, chủ yếu do sự suy giảm chức năng buồng trứng. Ngoài ra, một số bệnh lý hoặc các phẫu thuật trên buồng trứng khiến buồng trứng suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sớm hơn.
Với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, các phụ nữ bất hạnh trên có thể mang thai, sinh nở và làm mẹ bằng cách xin trứng của những người hiến tặng.
Tỉ lệ vô sinh nam chiếm từ 30-40% trường hợp vô sinh, trong đó chủ yếu là thiểu năng tinh trùng. Nhiều báo cáo trên thế giới cho thấy chất lượng tinh trùng của nam giới ngày càng giảm. Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) hiện nay là một kỹ thuật không thể thiếu ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản. Ở Việt nam, kỹ thuật này được thực hiện vào tháng 5/1998 và đứa bé đầu tiên ra đời vào tháng 2/1999. Việc đánh giá kết quả và tìm hiểu các yếu tố liên quan là cần thiết để góp phần củng cố chương trình và phổ biến kinh nghiệm.
Hơn 20 năm qua, thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đã gặt hái rất nhiều thành công trong điều trị hiếm muộn do vòi trứng, hiếm muộn vô căn hoặc do chồng. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công của TTTON với nguyên nhân do chồng thấp hơn so với trường hợp tinh trùng chồng bình thường. Nếu tinh trùng chồng có vấn đề, tỉ lệ TTTON chỉ đạt khoảng 20-30% (bình thường 60-70%) và khoảng 1/3 bệnh nhân hoàn toàn không có hiện tượng thụ tinh giữa tinh trùng và trứng. Đa số các trung tâm TTTON đều có tiêu chuẩn nhất định cho tinh trùng khi nhận bệnh nhân làm TTTON (trên 0,5 triệu tinh trùng di động tốt sau rửa).
Do đó, nhiều cố gắng nhằm cải thiện tỉ lệ thụ tinh cho những trường hợp tinh trùng yếu đã được thử nghiệm trong những năm gần đây. Năm 1991, Ng và cộng sự (Singapore) báo cáo trường hợp thành công đầu tiên bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào khoang quanh noãn (SUZI). Năm 1992, Cohen và cộng sự (Mỹ) công bố trường hợp thành công đầu tiên bằng phương pháp tạo lỗ thủng nhân tạo ở zona pellucida (PZD). Tuy nhiên hai phương pháp nêu trên vẫn không làm tăng đáng kể tỉ lện thụ tinh ở những trường hợp tinh trùng chồng yếu. Cũng vào năm 1992, phương pháp ICSI được giới thiệu sau một loạt những trường hợp thành công của Palermo (Bỉ) và cộng sự khi tiêm tinh trùng trưc tiếp vào bào tương trứng. Từ đó đến nay, kỹ thuật ICSI đã không ngừng được cải tiến và áp dụng ngày càng rộng rãi. Ở Mỹ, năm 1996, ICSI đã chiếm hơn 30% các chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Hiện nay tỉ lệ này có thể còn cao hơn. ICSI là kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng in-vitro. Khi điều trị với ICSI, các bước tiến hành hoàn toàn tương tượng như TTTON thông thường, chỉ khác ở giai đoạn thụ tinh, 1 tinh trùng được tiêm trực tiếp vào trứng dưới sự hỗ trợ của hệ thống vi thao tác.
Việc thành công của kỹ thuật ICSI đã tạo một tiếng vang lớn và làm thay đổi nhiều quan niệm về quá trình thụ tinh ở người và động vật nói chung. Kỹ thuật ICSI từ khi thành công đã được xem là một cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh nam. Trong một khảo sát về ICSI với qui mô lớn nhất cho đến nay của Hiệp hội sinh sản người và Phôi học Châu Âu (ESHRE) báo cáo năm 1998, tỉ lệ thụ tinh của noãn sau khi tiêm tinhg trùng vào bào tương noãn của 174 bệnh nhân là 55,4%; tỉ lệ noãn thụ tinh tiếp tục phát triển là 44,0% (số liệu năm 1994, số liệu từ 30 trung tâm khác nhau).
Các em bé sinh ra do thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 4 năm 1998 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Đây cũng là nơi đầu tiên ở Việt Nam thực hiên thành công kỹ thuật tiêm trùng vào bào tương trứng năm 1998, em bé đầu tiên được sinh ra kỹ thuật này vào tháng 2/1999. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào báo cáo về khả năng ứng dụng và kết quả kỹ thuật ICSI trong điều trị vô sinh nam tại Việt Nam.
→ Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: "Thành tựu của sinh sản hữu tính có hỗ trợ ở Việt Nam".
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về thành tựu của sinh sản hữu tính có hỗ trợ ở Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lịch sử phát triển của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
- Tìm hiểu về cơ sở lí luận của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
- Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
- Thành tựu của sinh sản hữu tính có hỗ trợ ở Việt Nam
4. Giới hạn nghiên cứu
- Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thông dụng và có hiệu quả cao hiện nay
5. Đối tượng nghiên cứu
- Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
7. Lịch sử phát triển của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trên thế giới và tại Việt nam
7.1. Trên thế giới [9]
- 1959, Chang lần đầu tiên thành công trong việc cho thụ tinh giữa tinh trùng và trứng động vật có vú (thỏ) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Đây được xem là thành tựu quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Nó chứng tỏ trứng và tinh trùng của động vật có thể thụ tinh được bên ngoài cơ thể. Từ sau thí nghiệm này TTTON đã được nghiên cứu trên nhiều loài động vật khác nhau, kể cả người.
- 1966, các bác sĩ người Mỹ và nhà khoa học người Anh RG Edwards lần đầu tiên công bố trường hợp lấy được trứng người qua phẫu thuật nội soi tại Mỹ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu này thất bại trong việc chứng minh trứng và tinh trùng người có thể thụ tinh được bên ngoài cơ thể.
-1971, Steptoe và Edwards ở Anh bắt đầu báo cáo nuôi cấy được phôi nang người trong ống nghiệm và chuyển phôi vào buồng tử cung.
- 1976, trường hợp có thai đầu tiên từ TTTON trên thế giới được ghi nhận tại Anh do Steptoe và Edwards công bố. Tuy nhiên, rất tiếc đây lại là một trường hợp thai ngoài tử cung.
- 1978, em bé đầu tiên từ TTTON, Louis Brown, ra đời đánh dấu bước đầu cho sự phát triển của TTTON trên người. Sau đó, 2 trường hợp sanh khác từ TTTON cũng đã được báo cáo tại Anh. Sau đó, chương trình này tại Anh bị gián đoạn trong 2 năm.
- 1980, em bé TTTON thứ tư trên thế giới được sinh ra tại Úc. Trung tâm Monash ở Úc được ghi nhận là nơi thứ hai trên thế giới thực hiện thành công TTTON. Trung tâm này sau đó liên tục báo cáo các trường hợp sanh sau TTTON. Do trung tâm TTTON đầu tiên ở Anh tạm ngưng hoạt động sau trường hợp sanh đầu tiên, người ta ghi nhận rằng 12 trong số 15 em bé TTTON đầu tiên trên thế giới được ra đời từ trung tâm Monash ở Úc.
- 1981, em bé TTTON đầu tiên ở Mỹ ra đời. Đây cũng là trường hợp TTTON đầu tiên sử dụng gonadotropin để kích thích buồng trứng.
- Sau đó, trong những năm 80, kỹ thuật TTTON đã phát triển rất mạnh và lần lượt được báo cáo thành công tại nhiều nước trên thế giới, kể cả ở Châu Á. Trong đó, Singapore được ghi nhận là nơi thực hiện thành công TTTON đầu tiên ở Châu Á vào năm 1983 bởi nhóm nghiên cứu của SC Ng và cộng sự.
- 1983, siêu âm đầu dò âm đạo được giới thiệu và kỹ thuật chọc hút trứng qua ngả âm đạo với với hướng dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo được giới thiệu lần đầu tiên và thay thế hoàn toàn việc chọc hút trứng quan nội soi tốn kém, nguy hiểm và kém hiệu quả.
- 1984, kỹ thuật chuyển giao tử vào vòi trứng (GIFT) được báo cáo thành công tại Mỹ.
- 1984, em bé đầu tiên ra đời từ trường hợp một phụ nữ không còn buồng trứng, thực hiện xin trứng-TTTON tại Úc.
- 1984, em bé đầu tiên sinh ra từ phôi người đông lạnh được báo cáo ở Úc bởi Trounson và Mohr.
- 1986, Chen báo cáo trường hợp có thai từ trứng người sau đông lạnh và rã đông tại Úc. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công được báo cáo rất thấp.
- 1988, trường hợp tiêm tinh trùng vào dưới màng trong suốt (SUZI) được báo cáo thành công lần đầu tiên tại Singapore bởi SC Ng và cộng sự.
- 1989, kỹ thuật đục thủng màng trong suốt (PZD) để hỗ trợ thụ tinh được giới thiệu ở Mỹ bời Cohen.
- 1992, kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng được báo cáo thànnh công lần đầu tiên tại Bỉ bởi Palermo và cộng sự.
- 1994, trường hợp có thai đầu tiên từ trứng non trưởng thành trong ống nghiệm (IVM) được báo cáo tại Úc.
- 1994, các trường hợp MESA-ICSI (hút tinh trùng từ mào tinh qua vi phẫu và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) đầu tiên được báo cáo.
- 1995, kỹ thuật PESA-ICSI (chọc hút tinh trùng từ mào tinh xuyên da và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) được giới thiệu .
- 1995, kỹ thuật TESE-ICSI (phân lập tinh trùng từ tinh hoàn ở những trường hợp giảm sinh tinh tại tinh hoàn và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) được báo cáo thành công.
- 1997, trường hợp có thai ở phụ nữ 63 tuổi với kỹ thuật xin trứng-TTTON được báo cáo.
- 1997, trường hợp có thai đầu tiên từ trứng trữ lạnh và rã đông của Mỹ được báo cáo. 11 năm sau trường hợp đầu tiên trên thế giới được báo cáo.
- 2001, phác đồ mới trong kỹ thuật trữ trứng được báo cáo, cải thiện đáng kể tỉ lệ thành công. Đồng thời, những trường hợp sinh đầu tiên từ cả trứng và tinh trùng đông lạnh được báo cáo tại Ý.
7.2. Tại Việt Nam [9]
TTTON được thực hiện thành công tại Việt nam khá muộn so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được những bước tiến nhanh và vững chắc. Hiện nay, chúng ta đã thực hiện thành công các kỹ hỗ trợ sinh sản phổ biến trên thế giới hiện nay với tỉ lệ thành công khá cao và ổn định.
Trung tâm TTTON tại Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ hiện được ghi nhận là trung tâm lớn nhất khu vực Đông Nam Á và là một trong những trung tâm hàng đầu ở Châu Á. Uy tín của ngành hỗ trợ sinh sản Việt nam đã bắt đầu được ghi nhận trong khu vực và trên thế giới trong những năm qua. Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ đã có hơn 10 báo cáo khoa học về lãnh vực này tại các hội nghị khoa học trong vùng và trên thế giới. Trong thời gian qua, chúng tôi đã thu hút được trên 100 trường hợp người ở nước ngoài đến điều trị. Năm 2004, chúng ta cũng bắt đầu thu hút được bác sĩ từ các nước đến học hỏi kinh nghiệm trong lãnh vực này.
* Sự phát triển của TTTON tại Việt nam từ 1997 đến nay
- 1997, Bệnh viện phụ Sản Từ Dũ bắt đầu thực hiện TTTON.
- 30/4/1998, 3 em bé TTTON đầu tiên ra đời ở Việt nam.
-1998-2000, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ bước đầu đào tạo và chuyển giao công nghệ cho học viện Quân Y về kỹ thuật lọc rửa tinh trùng, trữ lạnh tinh trùng, TTTON.
- 1999, Bệnh viện Hùng Vương bắt đầu thực hiện TTTON.
- 1999-2000, Bệnh viện Từ Dũ bắt đầu đào tạo và chuyển giao công nghệ cho viện Bảo vệ bà mẹ và sơ sinh. Trong thời gian này, 6 bác sĩ và 2 kỹ thuật viên của Viện BVBMSS đã được đào tạo tại Bệnh viện Từ Dũ.
- Cũng trong thời gian này, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ đã đào tạo các kỹ thuật viên của Viện BVBMSS kỹ thuật thực hiện tinh dịch đồ theo tiêu chẩn của WHO và kỹ thuật lọc rửa tinh trùng. Nhờ đó, trước khi thực hiện được TTTON Viện BVBMSS cũng đã triển khai được kỹ thuật IUI với tinh trùng lọc rửa thay vì bơm tinh dịch trực tiếp vào tử cung.
- Từ 4/1999 đến hết năm 2001, 2 bác sĩ Huỳnh Thanh Liêm và Nguyễn Việt Quang được Sở Y tế Cần thơ cử đến đào tạo chuyên sâu tại Bệnh viện Từ Dũ về các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Cuối năm 2000, Bệnh viện Từ Dũ hỗ trợ về kỹ thuật trong thời gian chuẩn bị và cử bác sĩ giúp Viện BVBMSS thực hiện các trường hợp TTTON đầu tiên. Trong thời gian 3 tháng đầu thực hiện chương trình, bác sĩ Huỳnh Thanh Liêm đã ở hẳn tại Viện BVBMSS để trực tiếp tham gia và hướng dẫn cán bộ của Viện BVBMSS thực hiện các trường hợp đầu tiên.
- 2001, em bé đầu tiên ra đời tại Viện BVBMSS.
- Sau thời gian gửi cán bộ đào tạo tại Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ và tích lũy được kinh nghiệm, Học viện quân Y bắt đầu thực hiện các trường hợp TTTON đầu tiên với sự hỗ trợ của Bệnh viện Từ Dũ và Viện BVBMSS.
- Cuối năm 2001, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ hỗ trợ Bệnh viện Phụ Sản quốc tế thực hiện các trường hợp TTTON đầu tiên.
- Đầu năm 2002, tạp chí định kỳ “Sinh sản & sức khỏe” ra mắt số đầu tiên. Tạp chí đã đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần phổ biến kiến thức liên quan đến hiếm muộn – vô sinh và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đến các cán bộ y tế, nhân dân và các đối tượng quan tâm trong cả nước.
- 2002, các em bé TTTON đầu tiên ra đời tại Học viện quân Y và Bệnh viện Phụ Sản quốc tế.
- Khóa đào tạo “Sơ bộ chuyên khoa về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” đầu tiên được khai giảng tại Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ.
- 2/2003, Nghị định của Chính phủ về sinh và con theo phương pháp khoa học được ban hành.
- Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ 1999 đến nay, qua các khóa đào tạo thường xuyên, Bệnh viện Từ Dũ đã giúp đào tạo nhân sự cho các chương trình điều trị hiếm muộn và TTTON của nhiều đơn vị khác trong cả nước như: Trường Đại học Y Hà nội, Bệnh viện Phụ Sản Hà nội, Bệnh đa khoa Thái Nguyên, Bệnh viện Phụ Sản Hải phòng, Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa, Bệnh viện TW Huế, Bệnh viện Trường đại học Y Huế, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Sản Phụ khoa Bình Dương, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện đa khoa Cần Thơ.
- Cho đến năm 2003, đa số các tỉnh thành phía Nam (khoảng 90%) đã xây dựng được các đơn vị chuyên biệt khám, chẩn đoán và điều trị hiếm muộn theo quan điểm hiện đại và thực hiện được kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung với tinh trùng lọc rửa.
- 2004, website đầu tiên cung cấp thông tin, kiến thức về hiếm muộn-vô sinh và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời: www.ivftudu.com.vn .
- Với sự quan tâm của ngành y tế nhiều địa phương và sự chuẩn bị tích cực trong việc đào tạo nhân sự cũng như sự phát triển nhanh chóng của lãnh vực này tại Việt nam trong thời gian qua, hy vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ tiếp tục đón nhận sự ra đời của nhiều trung tâm TTTON mới trong cả nước.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là gì? [4]
1.1. Khái niệm:
- Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) bao gồm các kỹ thuật giúp tăng khả năng sinh sản của người.
- Theo định nghĩa, ART là những kỹ thuật trong đó có thực hiện đem tế bào trứng người ra khỏi cơ thể. Đây là những kỹ thuật được phát triển cơ bản dựa trên kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) trên người.
1.2. Một số từ viết tắt thường dùng trong hỗ trợ sinh sản [17]
- AI (Art ificial ensemination) - Thụ tinh nhân tạo: Kỹ thuật đưa tinh trùng vào đường sinh dục người phụ nữ để điều trị vô sinh. Hiện nay chủ yếu thực hiện bằng cách bơm tinh trùng đã chuẩn bị vào buồng tử cung.
- AID, DI (artificial insemination using donor sperm, donor insemination)-Thụ tinh nhân tạo với tinh trùng người cho: Hiện nay thường sử dụng thuật ngữ DI để thay thế cho AID.
- AIH (artificial insemination with husband’s sperm) - Thụ tinh nhân tạo với tinh trùng chồng.
- ET ( embryo transfer) - Kỹ thuật chuyển phôi vào buồng tử cung, được thực hiện bằng cách đưa một catheter qua cổ tử cung để bơm phôi vào buồng tử cung.
- FER ( frozen embryo replacement) - Kỹ thuật chuyển phôi vào buồng tử cung, trong đó các phôi được chuyển là những phôi được trữ lạnh (cryopreserve) và sau đó rã đông (thaw).
- GIFT ( gamete intra-fallopian transfer)- Chuyển giao tử vào vòi trứng: đây là một kỹ thuật HTSS hiện nay ít được sử dụng. Trong kỹ thuật này, tinh trùng được chuẩn bị, trứng được chọc hút ra ngoài, sau đó, tinh trùng và trứng được bơm vào vòi trứng. GIFT được thực hiện qua nội soi ổ bụng.
- ICSI ( intracytoplasmic sperm injection) - Kỹ thuật hỗ trợ sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. ICSI được thực hiện bằng cách tiêm một tinh trùng vào bào tương của trứng để thụ tinh trứng và tạo phôi. Sau đó phôi được chuyển vào buồng tử cung. Đây là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản.
- IUI ( intra-uterine insemination) - Bơm tinh trùng vào buồng tử cung: đây là một kỹ thuật phổ biến nhất và hiệu quả nhất để thực hiện thụ tinh nhân tạo. IUI được thực hiện bằng cách bơm tinh trùng đã được chuẩn bị vào buồng tử cung.
- IVF ( in-vitro fertilization) - Thụ tinh trong ống nghiệm: quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng diễn ra bên ngoài cơ thể. IVF là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được thực hiện nhiều nhất ở phần lớn các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới. Trong IVF, tinh trùng và trứng được cho nuôi cấy với nhau trong phòng thí nghiệm để tạo phôi.
- IVF-ET (in-vitro fertilization and embryo tranfer) - Thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi, thường được viết đơn giản là IVF.
1.3. Nguyên tắc cơ bản của TTTON [3]
- Tinh trùng và trứng được đem ra khỏi cơ thể người, sau đó được xử lý và nuôi cấy trong điều kiện phòng thí nghiệm. Quá trình tạo phôi và nuôi cấy phôi trong những ngày đầu cũng diễn ra bên ngoài cơ thể. Sau đó, phôi hình thành sẽ được chọn lựa để cấy trở lại vào buồng tử cung của người vợ. Sự phát triển và làm tổ của phôi, sự phát triển của thai sau đó diễn ra tương tự như những trường hợp có thai tự nhiên.
II. Các phương pháp sinh sản có hỗ trợ [1, 130], [3, 186]
- Các phương pháp này có hai đặc điểm:
+ Liên quan đến việc thao tác xử lí các giao tử và phôi trong ống nghiệm, bên ngoài cơ thể mẹ
+ Không cần có giao hợp giữa bố và mẹ
- Khi tình trạng vô sinh là kết quả của những bất thường ở bộ máy sinh dục nam hoặc nữ thì người ta sẽ sử dụng các giao tử của chính bố mẹ để tiến hành sinh sản có hỗ trợ. Biện pháp này có tên là thụ thai nhân tạo "trong hôn nhân". Nhưng nếu một trong hai người hoặc cả hai không có khả năng sản sinh giao tử hoạt động, hay có nguy cơ giao tử mang đột biến có hại thì biện pháp cho giao tử sẽ được sử dụng.
- Nói đến sinh sản hữu tính có hỗ trợ (SSHTCHT), người ta nghĩ ngay đến gieo tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm trước khi chuyển trứng thụ tinh vào tử cung.
2.1. Gieo tinh nhân tạo [1, 130], [3, 186]
- Tinh dịch tươi hay đã bảo quản lạnh, đã qua hay không qua xử lí tuỳ trường hợp sẽ được đưa vào đường sinh dục nữ.
- Vị trí đưa vào có thể là âm đạo, cổ tử cung, lòng tử cung hay trong màng bụng.
- Tỉ lệ thành công biến động rất lớn tuỳ thuộc nhiều yếu tố: mức độ nặng nhẹ của tình trạng hữu thụ hay vô sinh ở cả hai bên, tính chính xác của chẩn đoán, sự thành thạo trong thao tác...Tỉ lệ thành công cao nhất được tìm thấy ở biện pháp gieo tinh vào âm đạo. (25%)
2.2. Thụ tinh nhân tạo và chuyển trứng thụ tinh vào tử cung [1, 131], [3, 187-189]
- Biện pháp này bao gồm nhiều công đoạn:
+ Dự đoán hay chủ động kích thích rụng trứng. Thời điểm rụng trứng được dự đoán thông qua việc đo hàm lượng LH trong nước tiểu hay huyết tương. Hàm lượng LH tăng cao đột ngột báo trước thời điểm này. Trứng được hút khoảng 34-36 giờ sau đó.
Hiện nay, người ta chủ động kích thích rụng trứng bằng hoocmon như GnRH, FSH, HCG để kích thích sự phát triển của nang trứng và gây rụng trứng. Trước tiên sử dụng đều đặn một lượng chất tương đồng với GnRH để ức chế hoạt động kích dục tố của tuyến yên; đồng thời dùng một liều cao FSH để kích thích sự phát triển đồng loạt một số lượng lớn nang cho đến giai đoạn tiền rụng trứng; khi nang đã đủ lớn, tiêm một liều HCG duy nhất để hây rụng trứng. Các trứng được thu nhận 36 giờ sau khi tiêm.
+ Thu nhận và xử lí tinh dịch: Thao tác này được thực hiện 1 giờ trước khi hút thu trứng. Việc xử lí tinh dịch nhằm mục đích loại các nhân tố ức chế khả năng thụ tinh của tinh trùng trong tinh tương, chọn lọc các tinh trùng có khả năng chuyển động mạnh nhất, cô đặc lượng tinh trùng.
+ Hút nang chín và thu trứng: Thao tác được thực hiện với sự trợ giúp của kỹ thuật siêu âm. Mỗi lần thu trung bình 8 trứng.
+ Thụ tinh trong ống nghiệm: Trứng sau khi thụ tinh nhận được ủ trong môi trường nhân tạo để giúp nó hoàn tất quá trình thành thục. Sau đó, trứng được kết hợp với tinh trùng trong ống nghiệm. Khoảng 48 giờ sau khi phôi có từ 2-3 phôi bào sẽ được đưa vào tử cung.
- Tỷ lệ thành công của phương pháp này là trung bình có 17% mang thai và 12% sinh con. Đó là một tỷ lệ thấp. Tỉ lệ mang thai tăng tương ứng với số phôi được đưa vào: tỉ lệ là 15% với 2 phôi, 25% với 3 phôi, 30% với 4 phôi. Điều này làm tăng xác suất đậu thai nhiều (20% sinh đôi, 4% sinh ba, tư).
- Do đó, ngày nay người ta có thể tạo một khe hở trong vùng sáng để tinh trùng xâm nhập vào bên trong. Tuy nhiên, hai kỹ thuật đang áp dụng hiệu quả nhất h