Tiểu luận Thành tựu của văn hóa Trung Hoa thời trung đại

Trong thế giới cổ đại phương Đông xuất hiện bốn nền văn hóa lớn gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Sự xuất hiện của bốn trung tâm văn hóa lớn và những thành tựu văn hóa và các quốc gia cổ đại này đạt được đã đánh dấu một bước tiến dài của xã hội loài người trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại. Một trong bốn trung tâm văn hóa lớn đó là Trung Hoa. Mặc dù văn minh Trung Hoa được xem là nền văn minh xuất hiện sớm trên thế giới nhưng so với các trung tâm văn minh khác ở phương Đông thì xuất hiện muộn hơn (khoảng cuối thiên niên kỉ thứ III TCN). Tuy vậy, không trầm mặc, cổ kính như Ấn Độ, huyền bí như Ai Cập mà văn hóa của Trung Hoa thời cổ - trung đại này mang những sắc thái riêng và đậm màu sắc Trung Hoa (cổ - trung đại). Một nền văn hóa phát triển rực rỡ và những thành tựu văn hóa mà Trung Hoa đem lại không những có giá trị to lớn ở thời kì cổ trung đại mà còn có giá trị ở cả thời kì sau này. Điều này được thể hiện rõ khi nghiên cứu và làm rõ những giá trị của những thành tựu văn hóa cũng như sức ảnh hưởng của nó đến văn hoá của các quốc gia khá

doc66 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5854 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thành tựu của văn hóa Trung Hoa thời trung đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: Thành tựu của Văn Hóa Trung Hoa thời kỳ Trung đại THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI MỞ ĐẦU Trong thế giới cổ đại phương Đông xuất hiện bốn nền văn hóa lớn gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Sự xuất hiện của bốn trung tâm văn hóa lớn và những thành tựu văn hóa và các quốc gia cổ đại này đạt được đã đánh dấu một bước tiến dài của xã hội loài người trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại. Một trong bốn trung tâm văn hóa lớn đó là Trung Hoa. Mặc dù văn minh Trung Hoa được xem là nền văn minh xuất hiện sớm trên thế giới nhưng so với các trung tâm văn minh khác ở phương Đông thì xuất hiện muộn hơn (khoảng cuối thiên niên kỉ thứ III TCN). Tuy vậy, không trầm mặc, cổ kính như Ấn Độ, huyền bí như Ai Cập mà văn hóa của Trung Hoa thời cổ - trung đại này mang những sắc thái riêng và đậm màu sắc Trung Hoa (cổ - trung đại). Một nền văn hóa phát triển rực rỡ và những thành tựu văn hóa mà Trung Hoa đem lại không những có giá trị to lớn ở thời kì cổ trung đại mà còn có giá trị ở cả thời kì sau này. Điều này được thể hiện rõ khi nghiên cứu và làm rõ những giá trị của những thành tựu văn hóa cũng như sức ảnh hưởng của nó đến văn hoá của các quốc gia khá NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa và những thành tựu văn hóa Trung Hoa thời cổ - trung đại 1.1. Khái quát về cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa 1.1.1 Điều kiện tự nhiên Lãnh thổ Trung Hoa thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung Hoa đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.Trung Hoa có rất nhiều sông trong đó có hai con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây- đông. Những con sông này chảy qua đồng bằng làm cho đất đai phì nhiêu, tạo cơ sở cho kinh tế nông nghiệp sớm phát triển. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Hoa. Lịch sử cổ đại Trung Hoa kéo dài gần 2000 năm (từ khoảng thế kỉ XXI TCN đến năm 221 TCN). Trong quá trình đó, địa bàn của Trung Hoa từ lưu vực Hoàng Hà đã dần dần được mở rộng. Tuy vậy, cho đến thế kỉ III TCN, phía bắc cả biên giới Trung Hoa chưa vượt qua dãy Vạn lí Trường Thành ngày nay, phía tây mới đến tỉnh đông nam của tỉnh Cam Túc và phía Nam chỉ bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang. 1.1.2. Lịch sử Con người đã sinh sống ở đất Trung Hoa cách đây hàng triệu năm. Dấu tích người vượn ở hang Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh) có niên đại cách đây hơn 500.000 năm. Cách ngày nay khoảng hơn 5000 năm, xã hội nguyên thuỷ ở Trung Hoa bước vào giai đoạn tan rã, xã hội có giai cấp, nhà nước ra đời. Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Hoa chưa được ghi chép chính xác mà chỉ được chuyển tải bằng truyền thuyết. Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Trung Hoa là ở thời kì Tam Hoàng ( Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông ) và Ngũ Đế ( Hoàng đế, Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu đế, Thuấn đế ). Theo các nhà nghiên cứu, thực ra đây là giai đoạn cuối cùng của thời kì công xã nguyên thuỷ. 1.1.3. Dân tộc Trung Hoa có nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gốc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay.(Dân núi Hoa sông Hạ).có 100 dân tộc ở Trung Hoa ngày nay, có 5 dân tộc đông người nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Dưới thời quân chủ, ở Trung Hoa tên nước được gọi theo tên triều đại. Đồng thời người Trung Hoa cổ đại cho rằng nước họ là một quốc gia văn minh ở giữa xung quanh là các tộc người lạc hậu gọi là Man, Di, Nhung, Địch. Vì vậy, đất nước của họ còn được gọi là Trung Hoa hoặc Trung Hoa. Điều đó chứng tỏ tinh thần tự hào dân tộc sớm hình thành từ thời cổ đại. 1.2. Những thành tựu chủ yếu của Trung Hoa thời cổ trung đại Trung Hoa là một trong những nơi xuất hiện nền văn minh sớm thời cổ - trung đại. Văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại có ảnh hưởng rất lớn tới các nước phương đông. 1.2.1. Về chữ viết: Chữ viết ở Trung Hoa cũng phát triển qua các thời kì : Theo truyền thuyết, từ thời hoàng đế, sử quan Thương Hiệt đã sang tạo ra chữ viết. Sự thực, đến đời Thương, chữ viết của Trung Hoa mới ra đời. Loại chữ viết đầu tiên này khắc trên mai Rùa và xương thú, được phát hiện lần đầu tiên năm 1899 và được gọi là chữ giáp cốt. Sở dĩ chữ đời Thương được khắc trên mai Rùa và xương thú (chủ yếu là xương quạt của bò) vì đó là những quẻ bói. Người Trung Hoa lúc bấy giờ mỗi khi muốn bói việc gì thì khắc nhưng điều muốn bói lên vai giờ hoặc xương thú, đục lỗ lở giữa rồi nung, sau đó theo những đường rạn nứt để đoán ý của trời đất qủy thần. Phương pháp cấu tạo chữ giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng hình. Ví dụ: Chữ “nhật” (mặt trời) thì vẽ một vòng tròn nhỏ, ở giữa có một chấm. Chữ “ sơn” (núi) vẽ ba đỉnh núi. Chữ “ thủy” ( nước) thì vẽ ba lần sóng. Dần dần do yêu cầu ghi chép các động tác và các khái niệm trừu tượng trên cơ sở phương pháp tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và âm thanh. Cho đến nay đã phát hiện được hơn 100.000 mảnh mai Rùa Và xương thú có khắc chữ giáp cốt. Tổng số chữ giáp cốt đã phát hiện được có khoảng 4500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ. Chữ giáp cốt đã ghép được những đoạn văn tương đối dài, có đoạn dài trên 100 chữ. Đến thời Tây Chu số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản. Chữ viết tiêu biểu thời kì này là kim văn cũng gọi là chung đỉnh văn (chữ viết trên chuông đỉnh). Ngoài đồ đồng chữ viết thời Tây Chu còn được viết trên trống đá thẻ tre. Các loại chữ viết đầu tiên này được gọi chung là đại Triện cũng gọi là cổ văn thời Xuân thu - Chiên quốc do đất nước không thống nhất nên chữ viết cũng không thống nhất. Đến thời Tần, Lí Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với chữ của nước khác, cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ tiểu Triện. Cuối thời Tần Thủy Hoàng (221- 206 TCN) đến thời Hán Tuyên Đế (73- 49 TCN) xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là chữ lệ. Chữ lệ khác với chữ triện (còn giữ lại nhiều yếu tố tượng hình, do đó có nhiều nét cong, nét tròn ) còn chữ lệ thì biến những nét đó thành : ngang, bằng, sổ, thẳng, vuông khúc ngay ngắn. Thời gian sử dụng chữ lệ không lâu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ Chân tức là chữ Hán ngày nay. 1.2.2. Về văn học Văn học Trung Hoa là một nền văn học rất phong phú và đa dạng, phát triển linh hoạt qua mỗi thời kì lịch sử mỗi vương triều. * Thời cổ đại Trước khi thống nhất các vương triều, văn học thời kì này quen gọi là TiềnTần, trong nền văn học Trung Hoa đã xuất hiện nhiều tác phẩm kiệt xuất, trong đó nổi tiếng nhất là bộ Kinh Thi và sở Từ - Kinh thi là bộ tổng tập thơ ca đầu tiên của Trung Hoa, tập thơ cổ nhất của văn học Trung Hoa được viết dưới thời Chu. Kinh thi gồm những bài thơ, ca dao, dân ca, của nhân dân lao động và tầng lớp quý tộc (305 bài) ngoài ra có 6 bài gọi là Sinh thi (bài hát co tiếng sinh đệm theo) có đề mục mà không có lời. - Sở Từ là tác phẩm của nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên (340-278), người nước sở, vào thời Chiến quốc. Sở từ là một thể thơ mới sau Kinh thi. Thời bấy giờ, ở vùng Giang hán lưu hành một loại dân ca câu dài, câu ngắn với hình thức tương đối tự do, hay dùng chữ “Hề”. Khuất Nguyên đã dung hình tức ấy để sang tác Li Tao, đó là Sở từ hay cũng gọi là “Tao thể”. Sở từ gồm Li Tao, Cửu Chương, Cửu Ca, Thiên Vấn và Chiêu Hồn, trong đó giá trị nhất và hay được nhắc đến là Li Tao. Với di sản văn học để lại cho hậu thế Khuất Nguyên được khẳng định là nhà thơ vĩ đại đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Những bài thơ tràn đầy tình cảm nồng nhiệt của ông Tao thể” mà ông sang tạo đã làm cho sức biểu hiện thơ ca cực kì phong phú. Thủ pháp lãng mạn mà ông vận dụng trong Li Tao đã ảnh hưởng sâu xa đến sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học cổ điển Trung Hoa. Li tao đã trở thành biểu tượng của thơ ca Trung Hoa. * Thời kì trung đại: Văn học Trung Hoa phát triển đến đỉnh cao là ở thời kì này, với các thể loại nổi bật: Phú (Hán), thơ (Đường), Từ (Tống), Kịch (Nguyên), Tiểu thuyết (Minh- Thanh). Thơ Đường: chiếm vị trí nổi bật trong các thành tựu văn hóa Đường, là đỉnh cao của văn hóa Trung Hoa và nhân loại thời bấy giờ (VII-IX),với 50000 bài thơ của 2300 thi sĩ thể hiện bằng những quy phạm chặt chẽ. Trong hằng hà sa số các nhà thơ đó, nổi tiếng nhất là 3 nhà thơ lớn: Lý Bạch, Đỗ Phủ, và Bạch Cư Dị + Những kiệt tác của thơ đường tiêu biểu: “Trường hận ca” và “Tỳ Bà Hành”. - Tiểu thuyết: đặc biệt phát triển vào thế kỉ XIV-XVIII. Thời kì này thuộc hai triều đại Minh (1368-1644) và Thanh (1644-1911) bởi vậy còn gọi là tiểu thuyết Minh Thanh, hay tiểu thuyết chương hồi, vì thể loại của nó là chương hồi, mỗi hồi ứng với một buổi kể, nhiều hồi thành một chương, ứng với một câu chuyện. Từ đời Tống (thế kỉ 12, 13) đã xuất hiện các chuyện kể. Thời này kinh tế thương nghiệp phát triển, nhiều đô thị lớn hình thành. Trong các hội hè thường xuất hiện các nghệ nhân kể chuyện. Họ kể đủ thứ chuyện nhưng nhiều hơn cả là chuyện lịch sử xa xưa, chuyện các hảo hán anh hùng đã đi vào truyền thuyết, chuyện các nhà sư đến Ân Độ Mang kinh Phật về dịch và truyền bá, chuyện tình duyên của các tài tử giai nhân…Các nhà văn thời Minh và Thanh đã sưu tầm các chuyện kể ấy gia công thêm bất trâu văn chương, hình thành hàng rong hơn loạt bộ tiểu thuyết có giá trị. Trong hơn 300 bộ tiểu thuyết thời bấy giờ, có các tác phẩm lớn và nổi tiếng: + Thủy Hử (Thi Nại Am): truyện kể về một số nhân vật anh hùng cuối thời Bắc Tống, vạch trần tội ác của xã hội phong kiến; Biểu hiện lòng bất mãn và ý chí phản kháng của quần chúng nhân dân lao động. + Tam quốc chí diễn nghĩa (La Quán Trung): Tác phẩm được sáng tác trên cơ sở tiếp thu thành quả kể chuyện dân gian và nghệ nhân kể chuyện, cùng những căn cứ sự thật lịch sử. Tất nhiên, tác phẩm cũng không thiếu chỗ hư cấu, song hư cấu nhưng về cơ bản là hợp tình, hợp lí, và đậm đà tính nghệ thuật chân thực. Cho nên, có ý kiến cho rằng, trong Tam quốc chí diễn nghĩa “bảy phần sự thực, ba phần hư cấu”. Tác phẩm kể lại lịch sử gần một thế kỷ- từ năm 184- 280 SCN, chủ yếu khắc họa cuộc đấu tranh giữa ba tập đoàn chính trị: Ngụy, Thục, Ngô. + Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân): tác phẩm được sáng tác trên cơ sở câu truyện dân gian, với trí tưởng tượng phong phú, lạ lùng. Nội dung Tây Du Ký kể chuyện về Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung và thầy trò Đường Tăng, trải qua nghìn vạn khó khăn , hiểm trở đến Tây Thiên lấy kinh. + Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần). 1.2.3. Sử học Đến thời Tây Hán sử học mới trở thành một lĩnh vực độc lập mà người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Với tác phẩm Sử kí, bộ thông sử đầu tiên của Trung Hoa, Tư Mã Thiên đã ghi chép lịch sử 3000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế, trong đó chia làm năm phần là bản kỉ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện. Tuy rằng quan điểm lịch sử của Tư Mã Thiên chủ yếu là quan điểm của giai cấp phong kiến, nhưng qua sử kí, Tư Mã Thiên đã bộc lộ nhiều tình cảm với nhân dân, ca ngợi sự tích anh hung và mỉa mai châm biếm những việc làm bạo ngược của bọn vua chúa. Sau sử kí, trong giai đoạn từ Hán đến Nam- Bắc triều có hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Việp … Bắt đầu từ thời đường trên lĩnh vực sử học có hai vấn đề mới, đó là việc thành lập cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước- gọi là “ sử quán” và việc ra đời những tác phẩm lớn với những thể tài mới. Chính Quốc sử quán thời Đường đã soạn được cấc bộ sử Tấn thư, Luơng thư, Trần thư, Bắc Tề thư, Chu thư,…Từ đó về sau, các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn. Tông sử, Nguyên sử, Minh sử… Bên cạnh những bộ sử, các triều đại còn có một số tác phẩm lớn viết theo các thể tài khác như Sử thông của Lưu Tri Cô, Thông điển của Đỗ Hữu thời Đuờng, Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đời Tống. Thời Minh- Thanh, cơ quan chép sử của nhà nước cũng biên soạn được nhiều tác phẩm như: Minh thực lục, Minh sử, Đại Minh nhất thống chí, Thanh thực lục, Đại Thanh nhất thống chí,… Ngoài ra, những tác phẩm sử học do các sử gia khác viết theo các thể biên niên, kỉ sự bản mạt, tạp sự, bút kí…cũng rất nhiều. Những bộ sách trên là những di sản văn hoá vô cùng quý báu của Trung Hoa và có giá trị lịch sử rất lớn. 1.2.4. Về Tư tưởng - Triết học 1.2.4.1. Một số học thuyết tiêu biểu của Triết học Trung Hoa cổ- trung đại a. Thuyết Âm - Dương : Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài). Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương". Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật. Nói chung, cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm. Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương. + Ví dụ : về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối. Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ; Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh. Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm. + Tư tưởng triết học về Âm - Dương : Triết học Âm - Dương có thiên hướng suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn vật, đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau : Âm và Dương. + Âm - Dương thống nhất trong Thái cực (Thái cực được coi như nguyên lý của sự thống nhất của hai mặt đối lập là âm và dương). Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn, chỉnh thể, cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi. + Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Nguyên lý này nói lên khả năng biến đổi Âm - Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực. + Sự khái quát đồ hình Thái cực Âm - Dương còn bao hàm nguyên lý : Dương tiến đến đâu thì Âm lùi đến đó và ngược lại, đồng thời “Dương cực thì Âm sinh”, “Âm thịnh thì Dương khỏi”. Để giải thích sự biến dịch từ cái duy nhất thành cái nhiều, đa dạng, phong phú của vạn vật, phái Âm - Dương đã đưa ra cái lôgíc tất định : Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm - Dương); Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái Dương - Thiếu Âm - Thiếu Dương – Thái Âm) và Tứ tượng sinh Bát quái (Càn - Khảm - Cấn - Chấn -Tốn - Ly - Khôn - Đoài); Bát quái sinh vạn vật (vô cùng vô tận). Tư tưởng triết học về Âm - Dương đạt tới mức là một hệ thống hoàn chỉnh trong tác phẩm Kinh Dịch, trong đó gồm 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép là một động thái, một thời của vạn vật và nhân sinh, xã hội như : Kiền, Khôn, Bí, Thái, Truân, Ký tế, Vị tế… Sự chú giải Kinh Dịch không phải của một tác giả mà là của nhiều bậc trí thức ở nhiều thời đại với những xu hướng khác nhau. Điều đó tạo ra một “tập đại thành” của sự chú giải, bao hàm những tư tưởng triết học hết sức phong phú và sâu sắc. b. Thuyết Ngũ hành : Thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết âm dương, nhưng bổ xung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn. Ngũ hành là : Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên. Theo tính chất thì thuỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống. Hoả là lửa thì bùng cháy, bốc lên. Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng. Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay. Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được. Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật. - Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Theo luật tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ vệ hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ. Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau. - Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong qui luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậu lại tiếp diễn mái. Trong tình trạng bình thường, sự tưong khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường. Trong tương khắc, môĩ hành cũng lại có hai quan hệ:Giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Ví dụ mộc thì nó khắc thổ, nhưng lại bị kim khắc nó. Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển. - Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau. Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau. Quy luật chế hoá ngũ hành là: Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc. Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả. Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc khắc thổ. Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim. Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ. Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Coi bảng dưới đây chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt. Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc. Ví dụ: Mộc khắc thổ nhưng thổ sinh kim, kim lại khắc mộc. Vậy như nếu mộc khắc thổ một cách quá đáng, thì con của thổ là km tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu như con báo thù cho mẹ. Nghĩa là bản thân cái bị có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó.Cho nên, mộc khắc thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân bằng trong thiên nhiên. Cũng trong bảng quan hệ chế hoá, chúng ta thấy mộc sinh hoả; nếu chỉ nhìn hành mộc không thôi, thì như mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là hoả, nhưng nhờ có hoả mạnh, hạn chế bớt được sức của kim là một hành khắc mộc. Như vậy mộc sinh con là hoả, nhưng nhờ có con là hoả mạnh mà hạn chế bớt kim làm h
Luận văn liên quan